Thứ Sáu, Tháng Ba 29, 2024
Trang chủLý LuậnMozart, Beethoven, Haydn hay những người thích đùa

Mozart, Beethoven, Haydn hay những người thích đùa

20

(Tác giả: Hiền Trang)

“Cuộc đời là một bi kịch với những kẻ biết cảm nhận và là một hài kịch với những kẻ biết tư duy”, nhà hài kịch Molière từng nói.

Nhạc sĩ Mozart

Góc độ nghiêm túc của những người thích đùa

Một người nghệ sĩ dương cầm bước vào sân khấu, cúi chào khán giả rồi ngay ngắn ngồi vào cây đàn. Ông mở bản nhạc, đeo kính, rồi đưa tay như chuẩn bị nhấn phím, nhưng không, ông ngồi yên bất động, và cứ bất động như thế vừa đúng 4 phút 33 giây, hoàn toàn không một âm thanh phát ra, rồi ông đứng lên, cúi chào khán giả, ra khỏi cánh gà.

Tưởng là đùa, mà lại là thật.  4’33’, một bản nhạc hoàn toàn yên lặng lại là tác phẩm được biết tới nhiều nhất của John Cage – một trong những nhà soạn nhạc lớn của nửa sau thế kỷ 20. Buồn cười không? Quả là rất buồn cười. Nhưng nếu Cage có khiếu hài hước thì đó chẳng qua cũng là một khiếu hài hước được thừa kế từ truyền thống của những nhà soạn nhạc vĩ đại đi trước đó thôi.

“Cuộc đời là một bi kịch với những kẻ biết cảm nhận và là một hài kịch với những kẻ biết tư duy”, nhà hài kịch Molière từng nói. Mặc dù vậy, rất thường xuyên, chúng ta từ chối thừa nhận khả năng “tư duy” của những nghệ sĩ vĩ đại. Kiểu như không ai tin rằng những tác phẩm của Kafka thực sự rất buồn cười.

Nói về Kafka là nói về bi kịch của sự cô đơn, bi kịch của cái phi lý, thế nhưng chuyện kể rằng khi Kafka lần đầu đọc những trang viết đầu trong tiểu thuyết Vụ án cho những người bạn nghe, ai nấy đều bò lăn ra cười ở đoạn anh chàng K. bị bắt mà không biết mình mắc tội gì.

Phần lớn thời gian, con người không thể tin rằng cái hài hước bông lơn có thể đi kèm những suy nghĩ nghiêm túc và sâu sắc. Điều đó dường như càng đúng đắn hơn trong địa hạt nhạc cổ điển – thể loại nhạc mà khi nghĩ đến nó, cái ta nghĩ đến ngay lập tức sẽ là không gian nhà hát quý tộc, những nghệ sĩ diễn tấu ăn mặc trang trọng, thứ âm nhạc phức tạp khó hiểu chỉ dành cho số ít những trí thức và giới thượng lưu.

Mozart trong bộ phim “Amadeus” – một trong 100 phim hay nhất của lịch sử Hollywood theo Viện phim Mỹ năm 1997.

András Schiff, một nghệ sĩ dương cầm và chỉ huy dàn nhạc nổi tiếng từng kể lại chuyện một lần biểu diễn bản Symphony số 80 cung Rê thứ. Đó vốn dĩ là một bản nhạc cực kỳ dí dỏm với đầy những bất ngờ được cài cắm từ chương đầu tới tận chương cuối, chẳng hạn, đang trong một đoạn bão táp và xung kích, đột ngột nhạc chuyển thành giai điệu êm du  dương, hay ở chương cuối Presto, Haydn nhấn nhịp rất mơ hồ, khán giả không tài nào đoán được phách mạnh ở đâu và phách yếu ở đâu, cứ thế đến hết 32 ô nhịp mới trở lại bình thường. Thế nhưng, khán giả chỉ chăm chú lắng nghe (hoặc họ giả vờ thế), chứ không ai cất tiếng cười.

“Đến mỉm cười cũng không”, Schiff mô tả. Không biết từ bao giờ, những trải nghiệm âm nhạc cổ điển bị đóng vào khuôn phép, người đến nghe chỉ cần phát ra một tiếng động đã bị người bên cạnh lườm nguýt và nhắc nhở, và họ quên mất rằng, âm nhạc cổ điển cũng được quyền gây cười.

Thế là đa phần hậu bối sau này chỉ nhớ Haydn như là cha đẻ của giao hưởng, cha đẻ của tứ tấu dây, thầy dạy và thần tượng của cả Mozart và Beethoven, nhưng quên béng mất ông là một thiên tài hài hước và khoái “chơi khăm” khán giả. (Một lưu ý tinh tế khác, bạn có để ý rằng tiểu thuyết gia đầu tiên của phương Tây – Miguel Cervantes – cũng là một tác giả cực kỳ hài hước, có vẻ như những người khai sinh ra một bộ môn nghệ thuật nào đó đều có khiếu hài hước bẩm sinh).

Franz Joseph Haydn sinh ngày 31/3/1732 trong một gia đình thợ thủ công tại Rohrau , miền Nam nước Áo. Mặc dầu cậu bé Haydn được sinh ra trong một gia đình không có truyền thống về âm nhạc nhưng với chất giọng thiên phú, cậu được gửi đi học ông Johann Matthias Franck, Hainburg. Khả năng ca hát và cảm thụ âm nhạc của Haydn đã khiến nhà soạn nhạc Georg von Reutter chú ý tới. Georg vốn là người chỉ huy và dàn dựng dàn hợp xướng của nhà thờ thánh Stephen ở Vienna; tại đây Haydn hát bè soprano trong suốt 11 năm tiếp theo cho đên khi ông bị vỡ giọng năm 1749.

Haydn đã có nhiều kinh nghiệm và am hiểu đối với âm nhạc tôn giáo trong thời gian còn tham dự trong dàn hợp xướng đó. Nhưng rồi ông sớm nhận thấy rằng vì chỉ là một ca sĩ nên ông còn phải học hỏi rất nhiều những thầy giáo có trình độ đề bù đắp lượng kiến thức âm nhạc còn thiếu. Lúc này cuộc sống của ông rất khó khăn nhưng ông đã học rất chăm chỉ và bắt đầu sáng tác nhạc theo hợp đồng. Nhưng chỉ còn lại bản Missa brevis cung Fa trưởng ( 1749-50) trong giai đoạn này là còn lại. Có lẽ nó được sáng tác một thời gian ngắn sau các Missa khác và bản Salve regina viết cho soprano, hợp xướng và dàn nhạc dây.

Năm 1751 Haydn đã gây tiếng vang với vở Der krumme Teufel, libretto do Joseph F.Kurz viết dựa trên Le diable boiteux của Lesage. Tác phẩm xuất sắc với các cảnh hài này giúp ông có kinh nghiệm giá trị trong việc sáng tác thể loại opera buffa. Thời gian này ông sống trên một gác xép của một căn nhà – nơi thi sĩ Pietro Metastasio người Ý sống dưới tầng một. Điều này mang lại lợi ích to lớn cho chính Haydn vì Metastasio đã giới thiệu ông cho Maria Anna Martinez với tư cách là một giáo viên dạy đàn phím. Những năm tiếp theo thú vị và thuận lợi cho Haydn khi ông được gặp những nhân vật quan trọng trong giới âm nhạc: Ông gặp Popora – giảng viên thanh nhạc, Gluck và Karl Ditters von Dittersdorf – một nhà soạn nhạc và nghệ sĩ biểu diễn violin ; ông được giới thiệu với giáo viên dạy harpsichord Wagensei; ngoài ra ông có vinh dự được gặp gỡ Maria Theresia của Áo. Haydn đã tiếp thu mọi thể loại âm nhạc khác nhau từ opera seria của Ý cho tới phong cách giao hưởng kiểu Đức. Những tác phẩm trong giai đoạn này bao gồm: 1 giao hưởng, nhiều divertimento cho nhạc cụ, và sonate cho đàn phím đầu tiên. Sáu bản tứ tấu dây đầu tiên của ông được sáng tác từ năm 1755 đến 1760; những bản này mang mọi yếu tố trong phong cách sáng tác đặc thù của Haydn hướng đến thể loại mới này.

Năm 1759 Haydn đảm nhiệm hai chức vụ quan trọng: chỉ huy âm nhạc và nhà soạn nhạc thính phòng. Ông làm việc cho bá tước Ferdinand Maximilian Morzin, dành phần lớn thời gian tại Vienna và nghỉ ngơi tại vùng đất của bá tước ở Bohemia – nơi có dàn nhạc dây và sáo được thành lập. Bản giao hưởng số 1, 2, 5 đã được viết cho dàn nhạc ở đây chơi. Haydn giữ chức vụ này trong suốt 2 năm cho đến khi Bá tước yêu cầu giải thể dàn nhạc vì lý do tài chính. Cuộc đời của nhà soạn nhạc đã có một bước ngoặt mới. Vào ngày 1/5/1761, ông đã kí hợp đồng với Paul Anton Esterhazy. Nhưng ít sáng suốt hơn, ông cũng đính ước một cuộc hôn nhân không hạnh phúc. Các Ông hoàng Esterhazy đã có một mối quan hệ thân thiết với vương triều Hapsburg hùng mạnh. Họ là những người thuộc dòng dõi quý tộc mà cung điện của họ tại Eisenstadt rất tráng lệ với cả một quân đội riêng. Khi Paul Anton chết vào năm 1762, quyền lực trao lại cho người anh Nikolas có biệt danh “Người vĩ đại“ bởi những suy nghĩ, ý tưởng lớn lao.

Haydn đã được phong làm vice -Kapellmeister (phụ tá chỉ huy dàn nhạc và hợp xướng) ở Eisenstadt. Việc này đã khiến ông được toàn bộ thành viên trong dàn nhạc kính nể cho dù Kapellmeister tỏ thái độ thù nghịch đối với ông. Mối quan hệ mới với ông hoàng này không phải lúc nào cũng suôn sẻ, nhưng với niềm đam mê âm nhạc đã giúp Haydn có thêm nhiều kinh nghiệm sáng tác và chỉ huy, bởi dù sao ông cũng không còn lo lắng về tài chính nữa. Ông hoàng mới tỏ ra yêu thích “đàn barytone“ , một kiểu đàn viola da gamba đang là mốt thời đó và không có gì đáng ngạc nhiên khi Haydn viết 126 trios và 25 duets cho đàn barytone và dàn nhạc dây. Điều này cũng phù hợp với thị hiếu âm nhạc và trình độ của nhạc công thời bấy giờ.

Những tác phẩm quan trọng hơn của Haydn thời kì này bao gồm 3 giao hưởng có tiêu đề: Số 6 “Buổi sáng“, số 7 “Buổi trưa“, số 8 “Buổi tối”; cũng như các giao hưởng số 13, 22, 31 và 40. Tất cả những tác phẩm trên được viết cho đàn dây, bè trầm đánh số, một số ít nhạc cụ gỗ. Một số các concerto được viết ra nhằm trưng trỗ kĩ thuật của nhạc công mà Haydn có thể sử dụng ở bất kì một sự kiện nào đó, ví dụ cho các buổi trình diễn âm nhạc hằng ngày của Nikolas. Haydn đã sáng tác ít nhất là 100 trio cho Nikolas trong suốt thời gian sống tại Eisenstadt.

Năm 1766 , Ông hoàng rời bỏ Eisenstadt đến Esterhaz, nơi một cung điện, một nhà hát, một nhà thờ và công viên được xây dựng mới. Để tương xứng với các công trình đồ sộ này, Nikolas đã quyết định tăng số lượng thành viên trong dàn nhạc lên 20 người với sự tham gia của trumpet, flute, basson và timpani. Được phong làm Kapellmeister (Nhạc trưởng) sau cái chết của Werne, giờ đây ông chịu trách nhiệm đối với toàn bộ các hoạt động âm nhạc tại đây. Khối lượng làm việc trong suôt 30 năm tại Esterhaz quả thật phi thường; thêm vào đó, ông còn dàn dựng vài trăm buổi biểu diễn opera Ý và viết 11 vở kịch melo (trong đó có vở Đảo hoang, libretto do Metastasio viết) và 5 opera cho nhà hát ở đây. Các tác phẩm tôn giáo của Haydn cũng khá nhiều (Missa Sancta Caeciliae, Missa Collensis, Stabat Mater), nhưng thể loại giao hưởng và tứ tấu vẫn chiếm vai trò chính trong các công trình sáng tạo của ông. Các bản giao hưởng nổi tiếng nhất được viết tại Esterhaz gồm có số 44 (Trauersymphonie – Giao hưởng tang lễ), số 45 (Tạm biệt), số 49 (Say mê), số 73 (Đi săn). Âm nhạc của Haydn đã được biết đến trên toàn châu Âu; uy tín và tiếng tăm của ông đã được xác nhận khi các tác phẩm bắt đầu được trình diễn thường xuyên tại Paris, Amsterdam, Vienna và Berlin.

Khi dàn nhạc giải thể sau cái chết của Nikolas năm 1790, Haydn không mấy khó khăn để tìm một công việc mới. Johann Peter Salomon – nghệ sĩ violin Đức và người tổ chức chương trình âm nhạc đã nhanh chóng thuyết phục ông tham gia. Trong suốt chuyến viếng thăm ngắn ngủi tại London lần đầu tiên (từ tháng 1/1791 đến tháng 6/1792) Haydn đã chỉ huy nhiều buổi hòa nhạc của Salomon, được giới thiệu tại hoàng cung, được nghe thanh xướng kịch của Handel cũng như được trao học vị tiến sĩ âm nhạc bởi trường Đại học Oxford. Nhân sự kiện trọng thể này, Haydn đã sửa đổi bản Giao hưởng số 92 của mình và nó đã được biết với cái tên: Giao hưởng Oxford. Nó đã được trình diễn trong một đêm hoà nhạc những tác phẩm của Haydn gồm có thêm madrigal cho hợp xướng và dàn nhạc (Cơn bão), Giao hưởng số 93, 98, Sinfonia concertante cho oboe, basson, violon, cello và dàn nhạc.

Rời London giữa năm 1792, Haydn quay trở lại Vienna và Bonn. Ông đã gặp và động viên Ludwig van Beethoven – người đã đi theo ông tới Vienna thời gian sau đó. Tuy nhiên ông không ở đó lâu dài. Sau khi viết xong Tứ tấu dây op.71 và 74, Các biến tấu cho đàn phím ( Fa thứ ), 1 giao hưởng… ông quay lại London vào năm 1794 và ở đó cho đến tháng 8/1795, cũng gây tiếng vang và thành công như chuyến thăm lần đầu tiên. Các giao hưởng của ông được trình diễn nhiều hơn: bản số 99 và 104 có lẽ là những bản giao hưởng lớn và vĩ đại nhất mà ông đã từng viết, chúng cũng mang tên: Những bản giao hưởng London (no.93 đến no.104) No. 94 “Ngạc nhiên”, No. 96 “Huyền diệu”, No. 100 “Nhà binh”, No. 101 “Đồng hồ”, No. 102 “Trống rung”, No. 104 “Salamon”. Ông cũng thử sức với các trio và sonata trong suốt thời gian ở London, cho ra đời Trio No.26 và 30, Sonata No 50 và 52. Khi quyết định quay về hẳn Vienna vào giữa năm 1795, Haydn bắt đầu lại công việc với vai trò chỉ đạo và điều hành âm nhạc cho gia đình Esterhazy, nhưng ông dành phần lớn thời gian tại Vienna sáng tác những tác phẩm nổi tiếng như Các Tứ tấu dây Op.76 (bản thứ ba mang tên Emperor Quartet), Ba tứ tấu dây Op.77 và Concerto cho Trumpet. Tuy nhiên nhạc tôn giáo chiếm phần lớn trong các tác phẩm cuối đời của nhạc sĩ bao gồm: 6 Masses lớn cho đơn ca, hợp xướng và dàn nhạc, 2 oratorio lớn: Đấng Sáng tạo (1798) và Các mùa (1801). Haydn bắt đầu viết một tứ tấu dây năm 1803 nhưng còn dang dở.

Ông được phong danh hiệu “công dân danh dự“ tại Vienna năm 1804 và được giới thiệu tại buổi trình diễn thanh xướng kịch Đấng Sáng tạo năm 1808 (chỉ huy: Salieri ). Haydn – cha đẻ của giao hưởng – qua đời tại Vienna vào ngày 31/5/1809.

Thể loại giao hưởng vẫn còn khá mới mẻ khi Haydn bắt tay vào sáng tác năm 1759 (khoảng 5 đến 6 năm trước Mozart). Về cơ bản nó gồm có 3 chương có nguồn gốc từ các khúc nhạc mở đầu, các overture cho opera (thực tế overture vẫn được gọi là giao hưởng: sinfonie – symphonies tại Ý ). Những bản giao hưởng thời kì đầu đuợc trình diễn ở phần đầu và cuối của các buổi hòa nhạc, trong khi đó các chương trình chính dành cho các solist, đơn ca, hoặc các nhóm hoà tấu.

Khuôn khổ của giao hưởng Ý đã thay đổi ở Đức bởi số lượng dàn nhạc ở đây nhiều hơn và trình độ kĩ thuật cao hơn. Các nhà soạn nhạc người Đức có những quan niệm khác nhau về âm hưởng của dàn nhạc, bởi thế các tác phẩm của họ thường phức tạp hơn nhiều, các chủ đề biến tấu cũng đa dạng, phong phú hơn. Cấu trúc giao hưởng 3 chương đã được mở rộng, phát triển thành 4 chương (có thêm chương minuet hoặc scherzo). Dần dần, giao hưởng đã làm mờ đi vai trò của các tác phẩm cho đơn ca để trở thành phần trình diễn chính trong các buổi hòa nhạc, như trường hợp của các giao hưởng cuối cùng của Haydn, giao hưởng của Mozart sau năm 1786, cả 9 giao hưởng của Beethoven.

Haydn là một bậc thầy trong lĩnh vực Tứ tấu cho Đàn dây và ông đã đưa nó trở thành một trong các thể loại quan trọng bậc nhất trong toàn bộ sáng tác của mình. 82 tứ tấu của Haydn vẫn là một sự thách thức khó khăn cho tất cả các nhạc công chuyên nghiệp cũng như các nhà soạn nhạc khác về phong cách viết đối vị của ông. Sau thời của Haydn, Mozart, Beethoven các thể loại này phát triển lên một tầm cao mới.

Nhạc sĩ Haydn

Haydn có hẳn một bản tứ tâu dây được đặt biệt danh là The Joke – Trò đùa. Bản nhạc vờn giỡn với thính giả, trêu chọc họ một cách cố ý, nó được Haydn thêm vào những đoạn yên lặng dài khiến cho người nghe cứ tưởng như bản nhạc đã hết rồi, nhưng rồi lại bất ngờ quay trở lại bằng một nốt rền vang làm họ hoảng hồn. Trò đùa “kết thúc giả” còn được lặp lại thêm mấy lần nữa mới xuất hiện kết thúc thật. Ở khía cạnh này, Haydn cũng hài hước chẳng kém chi chú bé nói dối trong ngụ ngôn.

Thầy như thế thì trò chắc chắn cũng không thể không vui tính. Mozart hay Beethoven có thể sống cuộc đời nhiều đau khổ bệnh hoạn, thế nhưng ở một chừng mực nào đó, họ đều có nét vui tính của riêng mình, thậm chí nét hài hước của họ chẳng những không cao sang mà còn có phần hơi tục tằn nữa.

Những nhạc phẩm của Mozart thường đem lại một cảm giác tuyệt đẹp phi trần tục như được ban xuống từ thiên đường. Trong bộ phim tiểu sử Amadeus kể về nhà soạn nhạc từ điểm nhìn của “đối thủ” lớn nhất đời ông là Salieri, Salieri cảm thấy đố kỵ với Mozart vì làm sao Chúa có thể giao thứ âm nhạc thần thánh ấy cho một con người vô tổ chức, trác táng và đầy tật xấu như vậy. Song, Salieri ơi, xin ngài hãy ăn mừng đi, vì âm nhạc của Mozart không phải lúc nào cũng thuần khiết trong ngần.

Bản nhạc về cơn giận khi mất tiền của Beethoven.

Một trong những vấn đề gây tranh luận nhất về Mozart là những miếng hài thô thiển đường phố đôi khi xuất hiện trong nhạc phẩm của ông, như bản canon cung Si thứ mang tên Leck mich im Arsch, có nghĩa đen là “liếm mông tôi đi”.

Người ta cố gắng lý giải làm sao mà Mozart lại cợt nhả khiếm nhã như thế, có học giả thì cho rằng câu đó là một câu mà gia đình Mozart hay nói vui với nhau, có người thì bảo Mozart mắc bệnh tâm lý, lại có người bảo những bản canon đó Mozart sáng tác chơi cho vui thôi.

Những tác phẩm kiểu như vậy luôn được xếp ở ngoại vi trong di sản để lại của bậc thầy Mozart, nhưng bản thân Mozart không loại bỏ chúng mà vẫn đưa chúng vào danh mục sáng tác của mình, cho phép mọi người sao chép lại chúng và thích thú với chúng chẳng khác chi thích thú những tác phẩm thực sự quan trọng.

Người kế vị Mozart là Beethoven – một nhân vật mà thế hệ sau mỗi khi nhắc tới thường nghĩ về ông như một thiên tài khổ hạnh. Làm sao một người bị coi là kẻ ghét đời, người từng viết chúc thư Heiligenstadt bày tỏ sự nghiệt ngã mà số phận đã trao cho mình, tâm sự thống thiết rằng mình  “hầu như phải sống đơn độc, giống như một người bị lưu đày” và “không thể hòa nhập với xã hội dù chỉ ở mức thực sự cần thiết”, lại có thể có khiếu hài hước? Ông quá đau khổ để mà hài hước, nhưng ở chiều hướng ngược lại, ta có thể nghĩ rằng, chính vì ông quá đau khổ mà đôi khi ông phải hài hước.

Ludwig van Beethoven (SN 17/12/1770, mất ngày 26/3/1827) là một nhà soạn nhạc cổ điển người Đức. Ông là một hình tượng âm nhạc quan trọng trong giai đoạn giao thời từ thời kỳ âm nhạc cổ điển sang thời kỳ âm nhạc lãng mạn. Beethoven được khắp nơi công nhận là nhà soạn nhạc vĩ đại nhất, nổi tiếng nhất và có ảnh hưởng tới rất nhiều những nhà soạn nhạc, nhạc sĩ và khán giả về sau.

Tuổi thơ cơ cực và nỗi đau khiếm thính

Beethoven sinh ra tại một ngôi làng nhỏ Rajna cạnh Bonn, nước Đức. Ông nội của ông là Louis van Beethoven, nhạc trưởng dàn nhạc cung đình Bonn. Bố của ông là Johann van Beethoven, lĩnh xướng cung đình. Gia đình Beethoven có 7 anh em, nhưng đã mất đi 4 người do nghèo đói và bệnh tật.

Người thầy dạy nhạc đầu tiên cho Beethoven chính là cha của ông. Cha ông rất ngưỡng mộ tài năng của nhà soạn nhạc Mozart. Người cha thường la mắng và ép ông luyện đàn suốt ngày đến nỗi ngón tay bị tê dại, sưng vù. Khi Beethoven được 11 tuổi, theo quyết định của cha, ông phải nghỉ học để tập trung vào âm nhạc.

Tài năng của Beethoven từ nhỏ đã được nhiều người chú ý. Lên 8 tuổi, Beenthoven đã thể hiện được năng khiếu bẩm sinh của mình qua việc chơi đàn piano. Ông đã biểu diễn như một nghệ sĩ piano điêu luyện tại Hà Lan khi 11 tuổi. Năm 14 tuổi, ông đã viết và biểu diễn thành công 3 bản sonata dành cho đàn piano.

Beethoven từ nhỏ đã có khiếu âm nhạc nhưng lại bị điếc cả hai tai
Beethoven từ nhỏ đã có khiếu âm nhạc nhưng lại bị điếc cả hai tai 

17 tuổi, ông đến Áo để học hỏi Mozart. Rủi thay, chưa được 3 tuần phải trở về Bonn chịu tang người mẹ hiền, ít nói, dịu dàng và rất mực thương con. Đau thương mất mát đó đã ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp sáng tác sau này của Beethoven. Mãi 1792 (22 tuổi) Beethoven một lần nữa từ giã nơi chôn rau cắt rốn của mình đến sống và làm việc ở Vienn, nhưng lúc này người thầy Mozart không còn nữa.

Cuộc sống của ông kém may mắn từ khi còn nhỏ. Đến khi trưởng thành, ông lại phải đối mặt với những nỗi đau về thể xác. Năm 1819, ông bị điếc hoàn toàn cả hai tai. Năm 1823, Beethoven bắt đầu bị mù mắt và bệnh thống phong. Năm 1825, ông phát hiện mình bị xơ gan cổ chướng. Năm 1826, ông mắc bệnh viêm phổi và phù toàn thân. Chính năm đó, Beethoven phải chịu 4 lần phẫu thuật đầy đau đớn.

Nghị lực sống phi thường và những tác phẩm bất hủ

Cuộc đời của Beethoven chẳng phải dài, 57 năm từ lúc sinh ra đến khi mất thiếu thốn về mọi mặt, thương tổn nặng nề về tinh thần và thể xác. Nhưng ở người nhạc sỹ thiên tài đó có nghị lực phi thường đã vượt lên tất cả để chiến thắng số phận cay đắng và nghiệt ngã của mình, đã cống hiến trọn đời mình cho nền âm nhạc thế giới.

Các nhạc phẩm ông sáng tác dành cho dàn nhạc bao gồm 9 bản giao hưởng được đánh số từ 1 đến 9, các bản khai khúc và bản Egmont. Trong đó, Beethoven viết bản giao hưởng số 3 “Anh hùng ca”, tác phẩm số 55 (No. III Symphony Eroica (Esz-dúr) op. 55) là một trong những giao hưởng nổi tiếng nhất, âm điệu khi trầm hùng, khi réo rắt, khi tha thiết ngợi ca các chiến sỹ cách mạng, ngợi ca nền cộng hoà đầu tiên của nước Pháp. Đó là cú đấm nặng nề giáng vào mặt Napoleon Bonapart trong buổi lễ phong vua.

Hơn ai hết, Beethoven là người yêu thiên nhiên tha thiết, yêu những làng quê êm đẹp, yêu mùa xuân, yêu những cánh rừng sắp sửa sang thu… thích tha thẩn ở những cánh rừng để nghe tiếng sào xạc của lá rừng, ở đồng nội để nghe khúc nhạc của đồng quê: Bản giao hưởng số 6 đồng nội, tác phẩm số 68 (No. VI Symphony “pastorale” op. 68), bản sonata “Ánh trăng” tác phẩm số 27 (sonata quasi una Fantasy, op. 27), bản sonata “Mùa xuân” tác phẩm số 24 (sonata op. 24)…

Những âm điệu dịu dàng đã làm tan biến những ảo tưởng, đưa chúng ta về những phút giây êm đẹp và thanh bình của cuộc sống: Bản giao hưởng số 7, tác phẩm số 92 (No. VII Symphony (A-dúr) op. 92), Bản giao hưởng số 9, tác phẩm số 125 (No. IX Symphony (d-moll) op. 125), nhưng âm điệu hùng tráng, réo rắt, chốc lát đã khơi dậy trong lòng người nghe niềm cảm hứng, dạt dào tình yêu thương, lòng khoan dung, niềm khát khao hy vọng… Đó là những âm điệu vẽ ra một tương lai sung sướng và hạnh phúc tràn trề đang vội vã đến với người nghe…

Bethoven để lại cho nhân loại hàng loạt tác phẩm bất hủ
 Bethoven để lại cho nhân loại hàng loạt tác phẩm bất hủ

Những ngày tháng cuối đời, Bethoven biết là tình hình không thể cứu vãn, tuy rằng vào thời kỳ đó cũng như bây giờ, bệnh điếc hầu như không chữa được. Khi thay đổi các bác sĩ, ông cũng không tin tưởng vào họ, nhưng đó vẫn là cơ hội để chữa bệnh. Thế nhưng đã không ai trong số họ chữa trị được.

Càng ngày ông càng tách xa mọi người: “Cuộc đời của tôi thật đáng thương, Bethoven viết – đã 2 năm rồi tôi trốn tránh xã hội”. Có ai lại thích trò chuyện với người bị điếc khi cứ phải hét vào tai họ? Đành phải từ bỏ hy vọng lập gia đình, chẳng cô gái nào muốn lấy một người tai điếc làm chồng. Chỉ mới đó không lâu thôi Bethoven còn là một người lịch lãm, quảng giao, một quý tộc rất bảnh bao trong chiếc áo viền đăng-ten.

Ông là một nhạc sĩ tài năng, nổi tiếng là một nhà soạn nhạc cách tân mà các sáng tác của ông đã tạo ra những tranh luận sôi nổi. Ông đã có những người hâm mộ, còn giờ đây đành phải giấu mình đi và chìm vào nỗi đau khổ riêng. Điều khủng khiếp nhất là bệnh điếc đã phá ngang con đường âm nhạc. Dẫu sao thì lúc đầu Bethoven vẫn cố gắng giấu giếm chứng bệnh của mình.Ông gắng gỏi thu nhận từng mẩu âm thanh, cố nghe thật chăm chú, học cách hiểu qua khẩu hình và khuôn mặt của người đối thoại. Nhưng rồi cũng đành bất lực. Năm 1806 ông đã viết: “Thôi thì cứ để cho bệnh điếc của mình không còn là bí mật nữa, thậm chí cả trong nghệ thuật!”.

Lúc này khi vừa bị điếc, vừa bị mù, lúc lại quằn quại trong đớn đau vẫn soạn nhạc. Beethoven đã để lại một khối lượng sáng tác đồ sộ: 135 tác phẩm bao gồm các thể loại nhạc kịch (opera), nhạc múa (balett), 10 bản giao hưởng (symphony), nhạc thính phòng (camarazene), khúc cầu kinh (mise), song tấu (duo), tam tấu (trio), tứ tấu (kvartett), 15 bản sonata, tiền tấu, hát bè, phổ nhạc thơ… Ông sáng tác nhạc rất cẩn thẩn, kỹ lưỡng và khéo léo. Số lượng các tác phẩm nhìn chung không quá nhiều so với 57 năm cuộc đời nhưng đều có giá trị bất hủ.

Beethoven không chỉ là nhà nghệ sỹ tài ba piano, nhà soạn nhạc thiên tài, mà là người đầu tiên cảm nhận sâu sắc rằng: “Âm nhạc là tài sản văn hoá của nhân loại. Nó không phải là của riêng cho cung đình hay một nhóm người nào. Âm nhạc trước hết phục vụ quảng đại quần chúng”.

Sau một thời gian dài bệnh nặng lúc 6 giờ 45 phút ngày 26/3/1827, ông qua đời do bị viêm phổi và các bệnh về thận. Người ta cũng không phát hiện thấy dấu vết của các loại thuốc giảm đau, mặc dù cái chết của ông đã rất đau đớn. Điều này nói lên nghị lực thép của con người siêu phàm này.

Những nghiên cứu sau này cho thấy lượng chì tích tụ trong tế bào của Beethoven là quá cao, hơn mức bình thường tới 100 lần. Đây có lẽ mới là nguyên nhân chính dẫn đến cái chết của thiên tài.

Ba ngày sau hàng chục nghìn bạn bè, đồng nghiệp, những người ngưỡng mộ âm nhạc… trong số đó có nhạc sỹ thiên tài Schubert và nữ nghệ sỹ lỗi lạc tài ba Anschytz đưa tiễn Beethoven đến nghĩa trang Wahringer, Vienn. Mãi 61 năm sau (1888) hài cốt Beethoven mới được đưa về nơi trang trọng của nghĩa trang Zentral, Vienn với mộ chí giản đơn không, một dòng chữ nào, chỉ duy nhất một từ: “Beethoven”.

Nhạc sĩ Beethoven

Beethoven thực sự gây cười ngay trên chính những đớn đau thể xác hành hạ tra tấn mình. “Một con rồng bị thương, quằn quại ghê gớm mà không chịu chết, nhưng nó đang quằn quại trong cơn đau cuối, và ở chương 4, nó chảy máu tới chết” – đây là lời phê bình của một nhà phê bình từng viết về bản Giao hưởng số 2 của Beethoven.

Khi bản giao hưởng này ra mắt, nó đã gây ra một cơn chấn động, có thể hiểu theo cả nghĩa tích cực và tiêu cực. Nếu như chương chậm của Giao hưởng số 2 trở thành “tiêu chuẩn của cái đẹp và chất ngây thơ trong âm nhạc” thì chương kết lại bắt đầu bằng một âm hình quái đản, chuyển đột ngột từ những nốt cao nhất sang những nốt thấp nhất mà không có một phần đệm ở giữa.

Giai thoại kể rằng, âm hình kỳ quặc này thực chất là để mô tả chứng bệnh đầy hơi mà Beethoven đang mắc phải, hay nói cách khác, giống như một cú ợ hơi hay một cú xì hơi của nhà soạn nhạc, và giai thoại trên đã được truyền tai nhau ngay từ khi bản nhạc ra đời nhưng Beethoven chưa từng có ý định phủ nhận nó.

Nếu như giai thoại ấy vẫn chưa đủ sức nặng thì ta cũng có thể nhìn vào những tác phẩm nhỏ hơn của Beethoven, như bản rondo được đề tựa Rage over a lost penny, tạm dịch là cơn tức tối vì mất tiền.

Được viết ở tốc độ nhanh, bản nhạc tuôn ra hối hả nhưng một cơn giận dữ vô hại và hết sức đáng yêu, thể hiện khía cạnh rất con người của một đầu óc thiên tài, và nên nhớ rằng, ngoài đời, Beethoven luôn bị giằng xé bởi tinh thần tự do, sự ngang bướng không chịu khuất phục và những tính toán thực tế về chuyện tiền bạc vật chất.

Đôi khi, sự dí dóm là vũ khí duy nhất để các nhà soạn nhạc chống lại thế giới luôn cố gắng đầy đọa họ. Trong khi Beethoven dùng sự hài hước để đối đầu với bệnh tật, với những khó khăn về tài chính trong một vài thời điểm của cuộc đời thì Shostakovich lại dùng sự hài hước để đối đầu với những thế lực chính trị luôn o ép ông.

Khi buộc phải sáng tác một bản nhạc vinh quang ca ngợi chiến thắng của đất nước mình, ông đã sáng tác ra bản Giao hưởng số 9 tràn ngập sự mỉa mai và màu sắc của “uy-mua đen” bằng cách sử dụng âm nhạc để diễn tả những nỗi buồn sâu xa cất giấu dưới vẻ ngoài vui vẻ, hạnh phúc. Đáng buồn cười là khi bản nhạc mới được công bố, chẳng có nhà phê bình cánh hữu nào phát hiện ra tiếng cười khinh thị của nhà soạn nhạc.

Sự sùng bái hóa một nhân vật dường như không chỉ là một trào lưu nhất thời trong mấy mươi năm trở lại đây. Chúng ta vẫn thường nhìn người hâm mộ của các thần tượng Hàn Quốc một cách kỳ thị vì họ luôn đánh giá thần tượng của mình không theo tiêu chuẩn của một con người bằng xương bằng thịt. Nhưng chúng ta có khác hay không?

Chúng ta cũng thích hoàn mỹ hóa những thiên tài và coi họ như những siêu nhân, những mẫu hình lý tưởng đấy thôi! Xét cho cùng Haydn, Mozart hay Beethoven thì cũng được Thượng đế nặn nhào từ đất – như tất cả chúng ta – và tại sao lại tước đoạt cái quyền được nhả nhớt và bông lông của họ? Mà, cuộc đời là gì nếu không phải một trò cười?

“Khi nhìn gần thì đời là bi kịch mà khi nhìn xa thì nó là hài kịch”, Charlie Chaplin từng nói. Và nếu như nghệ thuật bắt rễ từ cuộc đời thì chính lúc này, khi nhạc cổ điển không thể khiến ta cười được nữa, khi ta nghe nó với sự e dè kính cẩn trọng vọng hơn là những cảm xúc thế tục, là lúc đáng để ta lo lắng cho tương lai của nó.

Một số thông tin về nhạc sĩ Mozart:

Mozart có lẽ là nhà soạn nhạc nổi tiếng nhất trong thời kỳ Âm nhạc Cổ Điển. Trong suốt cuộc đời mình ông viết hơn 600 tác phẩm, và đa phần trong số đó dành cho piano; một nhạc cụ mà ông chơi cực kỳ xuất sắc.

Những bản nhạc piano nổi tiếng của Mozart

1. Rondo a La Turka (từ Sonata cho Piano trong A Major; K. 331)

Tác phẩm Mozart cực kỳ nổi tiếng này trích 1 đoạn trong bản Piano Sonata A Major. Đây là bản Sonata thứ mười một mà Mozart viết cho nhạc cụ và thường bao gồm 3 chương theo kiểu nhanh-chậm-nhanh. Không giống như nhiều biệt danh, Mozart được cho là đã thực sự chọn chính mình Mạnh mẽ, Hạnh Phúc cho cao trào cuối, giống như âm thanh của ban nhạc Marching Thổ Nhĩ Kỳ.

Tác phẩm có chủ đề mở đầu hấp dẫn, khoảnh khắc nhẹ nhàng hơn. Hình thức Rondo cho phép Mozart thể hiện sức mạnh phát minh vô hạn của mình vì sau mỗi lần thematic restatement theo chủ đề, ông tạo ra một giai điệu mới khác. Phần Coda là phần cuối cùng của tác phẩm nhưng nó không mất đi tinh thần và năng lượng của nó khi kết thúc một bản sonata một cách tuyệt vời và thú vị.

2. Fantasia in D minor K.397

Được cho là do Mozart sáng tác vào năm 1782, tác phẩm piano ngắn này đã chứng tỏ là một trong những tác phẩm phổ biến nhất của nhà soạn nhạc. Đúng như tên gọi cho thấy một tác phẩm giả tưởng; có nghĩa là hình thức âm nhạc của nó chứa đầy những khúc quanh và khúc ngoặt; điều thường không thấy trong các tác phẩm Cổ điển. Fantasia được sáng tác theo một trong những phím tối hơn của Mozart và arpeggios mở đầu phản ánh sự không chắc chắn, dẫn đến một đoạn Adagio có cảm giác như một aria opera.

Sau đó đoạn bị ngắt đột ngột bởi một đoạn presto làm người nghe cảm nhận như trí tưởng tượng của Mozart dường như bay nhanh trước khi trở lại nhịp độ ban đầu.

Nhiều yếu tố theo chủ đề có thể tạo ấn tượng rằng tác phẩm có phần sơ sài, được liên kết cẩn thận và liên quan. Điều này chỉ trở nên rõ ràng khi bạn thực sự nắm rõ những giai điệu trong từng bản nhạc. Đáng buồn thay, những nốt cuối cùng của Fantasia đã không được Mozart hoàn thành, các tác phẩm bị bỏ dở vào thời điểm ông qua đời. Có lẽ Mozart có sáng tác những phần khác trong tâm trí hoặc một kết thúc theo một cách hoàn toàn khác; chúng ta sẽ không bao giờ biết

3. 12 Biến thể “À, con sẽ nói với mẹ”; K.265 – 12 Variations on “Ah, vous dirai-je, Maman”;  K.265

Tiêu đề của tác phẩm này có thể không quen thuộc với bạn cho đến khi bạn nghe những đoạn mở đầu và nhận ra bài hát thiếu nhi bất hủ Twinkle, twinkle, little star. Trong tác phẩm Mozart người ta dễ dàng nhìn Mozart trong những năm tháng tuổi trẻ, chúng ta cảm nhận nhà soạn nhạc trong tâm trạng vui vẻ thể hiện không chỉ kỹ năng sáng tác mà còn rõ ràng là những món quà piano của anh ấy. Giai điệu ban đầu không bao giờ bị mất hoàn toàn vì cả tay trái và tay phải lần lượt thay đổi chủ đề. Chỉ bằng biến thể tám, chúng ta bắt gặp một khoảnh khắc nhẹ nhàng hơn khi Mozart trở về những tháng năm thơ ấu.

Những đám mây sớm xuất hiện và Mozart đưa chúng ta trở lại giai điệu heeky canon ban đầu. Khi chúng ta đạt đến biến thể thứ mười một, Mozart đánh dấu nhịp độ là Adagio, cho phép một khoảnh khắc lắng dịu dàng ngắn gọn trước khi bước vào biến thể cuối cùng nhẹ nhàng và nhanh chóng hơn. Trong biến thể cuối cùng này, Mozart rút ra tất cả các điểm dừng âm nhạc ngay khi bạn có thể nghi ngờ anh ta đã hết ý tưởng, đưa tác phẩm đến kết thúc tuyệt vời.

4. Bản hòa tấu piano số 21 tại C Major K. 467

Sẽ không phải là không có lý khi có thể tuyên bố rằng Bản concerto này đã trở nên nổi tiếng vì những lý do khác hơn là sự đổi mới và tài năng. Việc sử dụng tình cảm quá mức trong bộ phim El Elira Madigan, có thể khiến người nghe chỉ đơn giản cho rằng đó là một tác phẩm đẹp nhưng không đáng chú ý. Điều này không hoàn toàn xuất phát từ sự thật. Từ đoạn mở đầu cho piano độc tấu, chúng tôi nhận thức sâu sắc về kỹ năng của Mozart như là một nhà soạn nhạc. Màn mở đầu của piano này là một cadenza ngắn tô điểm cho chủ đề đầu tiên.

Mozart khai thác triệt để cuộc đối thoại và phát triển chất liệu âm nhạc giữa nghệ sĩ độc tấu và dàn nhạc, với một số phần biểu cảm tuyệt vời cho phần wind. Andante ( phần movement thứ 2), tràn ngập sự đối lập được đặt cẩn thận làm tăng thêm sự kích tính của đoạn. Nó đầy ma thuật và bí ẩn, khác xa với tình cảm mà nó được liên kết. Trong phần Finale, Mozart cũng không thất vọng. Cảm giác của sức sống trong các đoạn độc tấu di chuyển nhanh được gạch chân với một chút tinh nghịch. Chromaticism được sử dụng để tạo hiệu ứng kịch tính tuyệt vời, nhưng cuối cùng, bản concerto quay trở lại một số thang âm chiến thắng.

5. Piano Sonata số 15, trong C K.545

Bản Sonata này có lẽ là bản Sonata nổi tiếng nhất trong tất cả các bản Sonata dành cho piano. Nó thường, và sai, khi nhiều người cho rằng tác phẩm này thích hợp cho nghệ sĩ piano mới bắt đầu. Điều này là để bỏ qua hình thức cấu trúc đáng chú ý của tác phẩm này khác với những bản Sonata cổ điển. Hãy xem xét thực tế rằng sự tái cấu trúc không trở lại trong khóa bổ âm mà trong sự chi phối của F chính. Điều đáng chú ý là Mozart cũng hoàn thành Bản giao hưởng số 39 của ở thời điểm tương tự; một công việc đáng chú ý theo đúng nghĩa của nó.

Sự đơn giản rõ ràng của Sonata này như một lời nhắc nhở nhiều tác phẩm của Mozart có thể lấp lánh với những giai điệu đáng nhớ nhưng có một chút nữa được xây dựng theo cách mới lạ và kỹ lưỡng. Sonata có ba phần Allegro; Andante và Rondo: Allegretto. Andante ở G Major và tìm thấy Mozart ở giai điệu hay nhất. Với dấu hiệu thời gian là ba / bốn tiếng vang nhỏ của một Minuet chậm đòi hỏi phải kiểm soát hoàn toàn cân bằng giữa hai tay. Đoạn kết Finale đưa chúng ta vào một bản rondo, có lẽ là hình thức âm nhạc yêu thích của Mozart vì nó mang đến cho ông cơ hội gần như vô tận để sáng tác chất liệu âm nhạc mới. Đó là một rondo thực sự đáng nhớ và có thể dễ dàng để chơi, hoạt bát nhưng luôn có một cảm giác trang trí tinh tế.

Các tác phẩm trên đây đại diện cho một phần rất nhỏ của âm nhạc piano mà Mozart sáng tác trong suốt cuộc đời ngắn ngủi của mình. Mỗi tác phẩm dường như rẽ sang một góc mới và mang đến cho bất kỳ nghệ sĩ piano đầy tham vọng nào một thử thách tuyệt vời.

(Nguồn: http://antgct.cand.com.vn/ & https://vietthuong.vn/)

 

 

 

 

BÀI LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

PHỔ BIẾN

BÌNH LUẬN