Thứ Bảy, Tháng Mười Một 23, 2024
Trang chủLý LuậnVì sao nhạc cổ điển là loại nhạc của giới thượng lưu?

Vì sao nhạc cổ điển là loại nhạc của giới thượng lưu?

21

Tác giả: Tú Bùi

Ban đầu và có thể cả ở bây giờ, bạn “đốt đuốc” cũng khó tìm những người thực sự yêu thích và hiểu được nội dung của nhạc cổ điển.

Âm nhạc cổ điển về cơ bản luôn thuộc quyền sở hữu của giới thượng lưu giàu có. Các nhà soạn nhạc và nhạc sĩ theo cách nào đó, thường là bề tôi của các vị vua, hoàng thân, tổng giám mục và các thương gia hàng đầu. Ở mức độ mà công việc tự do thực sự tồn tại trong thời kỳ hoàng kim, nhạc cổ điển là thứ được tầng lớp quý tộc bảo trợ.

Điều này chỉ bắt đầu thay đổi đáng kể vào giữa đến cuối thế kỷ 19, khi nền văn hóa cung đình cũ ngày càng mai một theo sự suy yếu của các hoàng gia và cuối cùng “tuyệt chủng”. Sự phát triển của công nghệ và kinh tế thời kỳ tư bản đã tạo ra sự bùng nổ trong đào tạo các nhạc công nghiệp dư hay gọi cách khác là tiền chuyên nghiệp. Cùng lúc đó, nền âm nhạc dân sự bắt đầu phát triển khắp phương Tây, thay thế các cơ sở thường thuộc về tầng lớp quý tộc.

Nhưng ngay cả sau khi dân chủ hóa vĩ đại này, nghệ thuật vẫn giữ lại những dấu tích của truyền thống trước đó. Điều này chủ yếu là do dàn nhạc, hợp xướng và các tổ chức biểu diễn nghệ thuật khác cần sự hỗ trợ tài chính, giống như các bảo tàng. Với một số trường hợp ngoại lệ, doanh thu phòng vé hầu không đủ. Ngay cả những dàn nhạc nổi tiếng khi biểu diễn cũng chỉ có thể trang trải được khoảng 30% hóa đơn nhờ tiền bán vé.

Ngay tại đất nước giàu có như Mỹ thì sự ủng hộ của chính phủ đối với nghệ thuật đang thiếu máu trầm trọng lại không cao. Điều rất ngạc nhiên là tại Liên Xô trước đây, nghệ thuật thượng lưu này lại sống rất ổn nhờ được đầu tư rất nhiều. Điều này khá giống với thời hoàng kim của nhạc cổ điển được sự ưu ái bởi giới quý tộc.

Những buổi biểu diễn nhạc cổ điển rất tốn kém – Ảnh: Internet

Các tổ chức nghệ thuật theo chủ nghĩa tư bản thị trường tự do có xu hướng phụ thuộc nhiều vào các nhà tài trợ giàu có và những nhà hảo tâm này tham gia vì nhiều lý do: họ yêu thích âm nhạc hoặc muốn đánh bóng trong mối quan hệ công chúng và tạo ra hình ảnh thượng lưu cho bản thân. Nếu bạn giàu có mà chưa được công nhận là quý tộc, ít nhất bạn có thể dùng tiền để có những chỗ ngồi tuyệt vời trên thính phòng và thường xuyên vỗ tay đầy lịch lãm khi kết thúc một buổi biểu diễn.

Tuy nhiên, quan điểm nhạc cổ điển giờ chỉ dành cho giới thượng lưu giờ đã không còn chính xác. Những chiếc ghế (vị trí ngồi) ít tiền thường được nhồi nhét trong khán phòng cho những người dân ở mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp. Và nói thực, ban đầu và có thể cả ở bây giờ, bạn “đốt đuốc” cũng khó tìm những người thực sự yêu thích và hiểu được nội dung của nhạc cổ điển. Trên thực tế, họ không phải là những người giữ cho ngọn lửa âm nhạc luôn sáng.

Vì vậy, ngày nay chúng ta đang ở một giai đoạn đáng tìm hiểu: ngày càng có nhiều người tiếp cận và thẩm thấu âm nhạc cổ điển hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, thị trường cho âm nhạc cổ điển hiện giờ cũng không khác mấy ở thế kỷ 17, nhất là xét thuần túy về tài chính.

Nhạc cổ điển – về bản chất là một thứ nghệ thuật đắt tiền. Ví dụ: một ban nhạc rock có rất ít nhạc công và hàng đống thiết bị cứ cắm điện là chạy, nhưng một dàn nhạc giao hưởng khó có thể thuê cả trăm nhạc công chuyên nghiệp. Cần phải trả công cho họ trong nhiều buổi tập với cái giá chắc cũng không rẻ. Nói một cách thô nhưng thật là có một sự khác biệt rất lớn là trong nhạc bình dân và nhạc cổ điển.

Với pop, rock hay jazz ngày nay, bạn chỉ bởi tiền mua một sản phẩm như bao người tiêu dùng khác. Còn trong âm nhạc cổ điển đích thực ngồi giữa thính phòng, về cơ bản bạn phải trả tiền cho từng nhạc công. Bỏ tiền lớn để thưởng thức nghệ thuật không bao giờ là sự lựa chọn của giới bình dân.

Cũng may giờ thì nhạc cổ điển cũng được “bình dân hóa” rồi. Chúng ta có thể thưởng thức thứ nhạc thượng lưu này trong một căn phòng có dàn âm thanh tốt. Nhưng tất nhiên nó không bao giờ bằng được nghe nhạc giao hưởng trực tiếp. Và bạn cũng đừng thắc mắc vì sao ngày nay không có những bản nhạc giao hưởng hợp xướng hoành tráng như trước kia.

Pyotr Tchaikovsky (1840-  1893) là nhà soạn nhạc thiên tài người Nga nổi tiếng

với những tác phẩm dành cho giao hưởng

Có lẽ trên thế giới, lớp thượng lưu quý tộc yêu nhạc cổ điển ngày càng ít mà lớp giàu mới nổi ngày càng nhiều. Lớp giàu mới không phải là giới tinh hoa yêu nghệ thuật như trước. Dẫu Pyotr Tchaikovsky có sống lại thì cũng không thể viết được 1812 Overture hay Slave March, khi âm nhạc của Tchaikovsky rất tốn nhạc công hay nói cách khác là rất tốn tiền mà chỉ tay chơi như cỡ Sa Hoàng mới chịu được.

Hôm 29 Tết vừa qua, cũng có một số chương trình ca nhạc trước giao thừa phát trên kênh truyền hình hàng đầu. Tuy nhiên, đó không phải là giao hưởng hợp xướng như tôi biết mà đó chỉ là người ta dựng khá gượng ép lấy dàn nhạc làm nền cho ca sĩ nhún nhảy biểu diễn, còn chất nhạc rất nhạt nhòa vì cơ bản thì các ca khúc đó không viết cho dàn nhạc giao hưởng hợp xướng. Nhưng mà thôi, cuối năm người ta xem vui là chính chứ mấy ai nghe thưởng thức.

(Nguồn: https://1thegioi.vn/)

Bài trước
Bài tiếp theo
BÀI LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

PHỔ BIẾN

BÌNH LUẬN