Ban biên tập chương trình Giới thiệu Tác phẩm mới – Hội Âm nhạc Hà Nội (HAN)
Xin trân trọng thông báo tới các nhạc sĩ hội viên:
Hội Âm nhạc Hà Nội sẽ có 2 hoạt động kết hợp trong một chương trình sẽ được diễn ra vào 09h00 ngày 15/11/2024.
* Phần 1: Tặng hoa và quà các hội viên trong ngành giáo dục
Nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), Ban Lãnh đạo Hội Âm nhạc Hà Nội sẽ tặng hoa và quà cho các nhạc sĩ, nghệ sĩ hội viên là các thầy giáo, cô giáo – hoạt động trong ngành giáo dục.
Cùng với đó là những tiết mục văn nghệ do các ca sĩ, nghệ sĩ ngẫu hứng biểu diễn các ca khúc về đề tài thầy giáo, cô giáo và mái trường…
* Phần 2: Chương trình Tác phẩm mới
Trong tháng 11/2024, Ban biên tập chương trình Giới thiệu Tác phẩm mới – Hội Âm nhạc Hà Nội (HAN) đã nhận được các tác phẩm của các nhạc sĩ hội viên gửi về và lựa chọn ra 09 ca khúc có chất lượng.
Chương trình Giới thiệu Tác phẩm mới của Hội Âm nhạc Hà Nội với chủ đề: “HÀ NỘI PHỐ XƯA” nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) với những ca khúc viết về Lãnh tụ, Hà Nội và quê hương.
Chương trình sẽ được tổ chức vào 09h00 ngày 15/11/2024, tại Hội trường Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội số 19 – Hàng Buồm – Hà Nội.
Chủ đề: Hà Nội Phố Xưa
Thời gian: 09h00 ngày 15/11/2024
Địa điểm: 19 Hàng Buồm – HN
Biên tập: Vũ Thiết – Tiến Mạnh – Giáng Son
MC: Tiến Mạnh
Những bài hát gồm file Audio, Video và PDF đủ chất lượng sẽ được chuyển lên Kênh Youtube Hội Âm nhạc Hà Nội và trang Website: (https://hoiamnhachanoi.org/).
Kính mời các nhạc sĩ, nghệ sĩ hội viên đến tham dự đầy đủ, đặc biệt là các nhạc sĩ có bài hát được giới thiệu trong chương trình.
Đơn vị tổ chức: Hội NSVN – Hội Âm nhạc Hà Nội – UBND Thị xã Sơn Tây
Thời gian: 31/10 đến 02/11/2024
Địa điểm: Trung tâm Văn hóa Thông tin & Thể thao Thị xã Sơn Tây
Thông tin liên hệ:
Hội NSVN – Ban tổ chức Liên hoan Ban nhạc toàn quốc 2024
– NS Giáng Son – PGĐ Trung tâm Âm nhạc trẻ Hội NSVN.
+ ĐT, Zalo, Facebook: 0913344244
– Phòng công tác Hội viên Hội NSVN, 51 Trần Hưng Đạo – HN
Hội Âm nhạc Hà Nội, 19 Hàng Buồm – HN
– NS Nguyễn Tiến Mạnh – PCT Hội Âm nhạc Hà Nội – Phó Ban Tổ chức Liên hoan Ban nhạc toàn quốc 2024.
+ ĐT, Zalo, Facebook: 0962109649
Trung tâm Văn hóa Thông tin & Thể thao Thị xã Sơn Tây, số 49 Nguyễn Thái Học, Phường Quang Trung, thị Xã Sơn Tây – HN
– Đ/C Lê Tuấn Đạt – Cán bộ Trung tâm Văn hóa Thông tin & Thể thao Thị xã Sơn Tây – thành viên BTC
+ ĐT, Zalo, Facebook: 0983615505
Thông tin chi tiết xin trong “Thể lệ” Liên hoan Ban nhạc toàn quốc 2024
T/M BTC
NSND Phạm Ngọc Khôi, NS Nguyễn Tiến Mạnh, NS Lê Đại Thăng, Tuấn Đạt
Vào chiều ngày 22/10/2024 tại UBND Thị xã Sơn Tây đã diễn ra cuộc Họp báo Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024.
Tham dự chương trình là các nhạc sĩ đại diện cho Ban Chỉ đạo và Ban Tổ chức của Liên hoan, gồm có: Ông Lê Đại Thăng – Phó Chủ tịch UBND thị xã Sơn Tây; NSND Phạm Ngọc Khôi – Phó Chủ tịch Hội NSVN; NS Nguyễn Tiến Mạnh – Phó Chủ tịch Hội Âm nhạc Hà Nội và đồng chí Lê Tuấn Đạt – Cán bộ Trung Tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao xã Sơn Tây – Thành viên Ban tổ chức.
Dưới đây là thông tin chi tiết về Thể lệ Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024
Thực hiện kế hoạch số 217/KH-UBND ngày 12/8/2022 của UBND Thành phố Hà Nội về thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22/02/2022 của Thành ủy Hà Nội về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 30/8/2024 của UBND thị xã Sơn Tây về việc tổ chức Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024 Chào mừng kỷ niệm 70 năm giải phóng Thủ đô;.
Hội Nhạc sỹ Việt Nam phối hợp Hội Âm nhạc Hà Nội và UBND thị xã Sơn Tây tổ chức Liên hoan Ban nhạc toàn quốc dự kiến diễn ra vào đầu tháng 11 năm 2024 tại thị xã Sơn Tây cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA:
“Liên hoan ban nhạc toàn quốc năm 2024” là chuỗi hoạt động nằm trong khuôn khổ các hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô Hà Nội, là hoạt động văn hóa nghệ thuật đem đến cho Nhân dân Thủ Đô Hà Nội và các vùng lân cận những chương trình hòa tấu âm nhạc phong phú, đa dạng, có chất lượng nghệ thuật cao nhằm duy trì, phát triển phong trào văn hóa, nghệ thuật trong cộng đồng, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho Nhân dân, qua đó góp phần tuyên truyền, giáo dục và lan tỏa hình ảnh về tình yêu quê hương, đất nước, con người Việt Nam trong thời đại mới.
Liên hoan Ban nhạc còn là dịp để các nghệ sĩ đến từ mọi miền cả nước quy tụ gặp gỡ, giao lưu học hỏi, chia sẻ và trao đổi những kinh nghiệm trong hoạt động nghệ thuật, nhằm nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, tiếp tục tạo ra những sản phẩm nghệ thuật có chất lượng phục vụ xã hội, đồng thời Liên hoan cũng là dịp để các nghệ sĩ có cơ hội toả sáng.
BAN NHẠC MAKESENSE
II. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM
Thời gian: Từ ngày 31/10 đến 2 tháng 11 năm 2024.
Địa điểm: Tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao thị xã Sơn Tây.
– 20h00 ngày 2/11/2024 công diễn các tiết mục đặc sắc, Lễ công bố, trao giải, (Dự kiến) sẽ được truyền hình trực tiếp trên sóng HTV và các nền tảng mạng xã hội khác, như Tiktok, Yotube….
III. NỘI DUNG, HÌNH THỨC
Nội dung
Các tác phẩm tham gia Liên hoan là những tác phẩm có nội dung ca ngợi quê hương, đất nước, tình yêu, lao động, xây dựng và phát triển. Ưu tiên nội dung gắn liền với quá trình xây dựng và phát triển của Thủ đô Hà Nội, nhằm hưởng ứng chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024).
– Mỗi ban nhạc trình diễn 04 tiết mục, trong đó có 02 tiết mục hòa tấu (Được sử dụng 1 tác phẩm nước ngoài) và 02 ca khúc (Trong đó phải có 01ca khúc về Hà Nội) Tổng thời lượng cho 4 tiết mục của mỗi Ban nhạc không vượt quá 22 phút.
– Nội dung các tác phẩm tham gia Liên hoan đảm bảo thực hiện đúng Nghị định 144/2020/NĐ-CP quy định về hoạt động biểu diễn nghệ thuật và không vi phạm các quy định khác của pháp luật Việt Nam hiện hành.
Hình thức
– Các đơn vị trình diễn trực tiếp trên sân khấu nội dung đăng ký tham gia Liên hoan theo hình thức ban, nhóm tập thể, mỗi ban, nhóm nhiều nhất không quá 10 người (đã bao gồm cả ca sĩ).
– Với các phong cách trình diễn Pop, Rock, Jazz; hoặc thể loại phức hợp mới kết hợp khai thác hiệu ứng công nghệ khác. Các ban nhạc có thể sử dụng chất liệu âm nhạc và nhạc cụ truyền thống để kết hợp cùng các nhạc cụ khác biểu diễn. Ca sĩ biểu diễn có thể là thành viên hoặc cộng tác viên của ban nhạc trong chương trình.
IV. ĐỐI TƯỢNG THAM GIA
Các ban nhạc thuộc các đơn vị nghệ thuật trong và ngoài công lập; các nhóm nhạc tư nhân, các tổ chức xã hội trên toàn quốc, trong đó các thành viên tham gia là người Việt Nam, người nước ngoài đang học tập, làm ăn sinh sống hợp pháp tại Việt Nam.
Cá nhân có đủ điều kiện năng lực điều khiển hành vi cá nhân để thực hiện các nội dung của chương trình Liên hoan.
Các đối tượng không thuộc các trường hợp được quy định trên không được tham gia Liên hoan.
Ban Tổ chức sẽ chia 2 bảng dành cho các đối tượng tham gia Liên hoan.
+ Bảng A dành cho các Ban nhạc thuộc các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp trong và ngoài công lập.
+ Bảng B dành cho các Ban, nhóm nhạc không chuyên, các Ban, nhóm nhạc tư nhân; các Ban, nhóm nhạc thuộc các tổ chức xã hội khác.
V. HỘI ĐỒNG GIÁM KHẢO
Hội đồng Giám khảo sẽ gồm 5 người (01 Chủ tịch và 4 thành viên), là các nhạc sỹ, nhà sản xuất âm nhạc, giảng viên, ca sĩ nổi tiếng, có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động nghệ thuật, hoạt động thẩm định sẽ do Hội Âm nhạc Hà Nội, Trung tâm Âm nhạc trẻ – Hội Nhạc sỹ Việt Nam lựa chọn và quyết định của Ban Tổ chức Liên hoan.
Hội đồng Giám khảo sẽ làm việc theo quy chế của Ban Tổ chức, đảm bảo khách quan công bằng để đưa ra những kết quả chính xác giúp cho Ban Tổ chức định danh trao giải.
VI. KINH PHÍ TỔ CHỨC
1. Ban Tổ chức Liên hoan.
– Chịu trách nhiệm về địa điểm tổ chức Liên hoan và các điều kiện kỹ thuật kèm theo phục vụ Liên hoan; phương tiện vận chuyển đưa đón các đơn vị đến từ các địa phương không thuộc địa bàn Hà Nội tại một nơi tập kết từ trung tâm Thành phố Hà Nội về địa điểm Liên hoan, phục vụ vận chuyển trong quá trình diễn ra Liên hoan;
– Phối hợp bố trí nơi ăn nghỉ, hỗ trợ một phần kinh phí đi lại đối với các đơn vị từ các tỉnh thành phía Nam Việt Nam đến tham gia Liên hoan;
– Chịu trách nhiệm kinh phí tổ chức Liên hoan; Hội đồng Giám khảo; Thư ký và các công tác khác phục vụ Liên hoan;
– Chịu trách nhiệm lo kinh phí giải thưởng theo quy định.
– Tất cả các trường hợp phát sinh khác (nếu có) các đơn vị có nhu cầu phát sinh phải báo cáo Ban Tổ chức bằng văn bản. Ban Tổ chức sẽ căn cứ thực tế xem xét quyết định.
Đơn vị tham gia Liên hoan.
– Tự chịu trách nhiệm về kinh phí đầu tư; sáng tác; dàn dựng các tiết mục tham gia Liên hoan và tất cả trang phục, đạo cụ, nhạc cụ hoặc các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ khác cho các tiết mục của đơn vị mình;
– Tự chịu trách nhiệm về bản quyền và các quyền liên quan khác theo quy định của Pháp luật đối với các tác phẩm tham gia Liên hoan của đơn vị mình;
– Tự chịu trách nhiệm phương tiện vận chuyển; ăn nghỉ hoặc các chế độ bồi dưỡng khác của đơn vị mình trong toàn bộ quá trình tham gia Liên hoan;
– Tất cả các trường hợp phát sinh khác (nếu có) các đơn vị có nhu cầu phát sinh phải báo cáo Ban Tổ chức bằng văn bản. Ban Tổ chức sẽ căn cứ thực tế xem xét quyết định.
VII. GIẢI THƯỞNG LIÊN HOAN
Giải thưởng Liên hoan Ban nhạc toàn quốc 2024 là giải thưởng do Chủ tịch Hội Nhạc sỹ Việt Nam căn cứ các quy dịnh của Ban Tổ chức Liên hoan và kết quả thẩm định của Hội đồng Giám khảo quyết định.
Bảng A
– 1 Giải Nhất: Trị giá 30 triệu đồng.
– 2 Giải Nhì : Trị giá 20 triệu đồng.
– 3 Giải Ba : Trị giá 15 triệu đồng.
2. Bảng B
– 1 Giải Nhất: Trị giá 30 triệu đồng.
– 2 Giải Nhì : Trị giá 20 triệu đồng.
– 3 Giải Ba : Trị giá 15 triệu đồng.
Hội Nhạc sỹ Việt Nam và Hội Âm nhạc Hà Nội sẽ tặng các giải chuyên đề, giải riêng cho các cá nhân là thành viên các Ban nhạc có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng biểu diễn xuất sắc.
Ban Tổ chức sẽ tặng giải Khuyến khích cho tập thể và cá nhân tham gia có nhiều cố gắng đóng góp cho Liên hoan.
VIII. Thông tin liên hệ.
Các đơn vị có nhu cầu tham gia Liên hoan gửi bản đăng ký tham gia về Ban tổ chức chậm nhất trước ngày 22 tháng 10 năm 2024 theo các địa chỉ sau:
Hội Nhạc sỹ Việt Nam – Ban tổ chức Liên hoan Ban nhạc toàn Quốc 2024.
– Nhạc sỹ Giáng Son, Phó Giám đốc Trung tâm Âm nhạc trẻ Hội NSVN.
+ Phòng công tác Hội viên Hội NSVN số 51 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm Hà Nội. ĐT: 0913344244. Email: tagiangsol@gmail.com
Hội âm nhạc Hà Nội số 19 Hàng Buồm, Phường Hàng Buồm, Quận Hoàn Kiếm – Hà Nội.
– Nhạc sĩ Nguyễn Tiến Mạnh, Phó Chủ tịch Hội Âm nhạc HN, Phó Ban tổ chức Liên hoan Ban nhạc toàn Quốc 2024.
+ ĐT 0962109649, số Zalo, facebook 0962109649.
Trung Tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao xã Sơn Tây, số 49 Nguyễn Thái Học, Phường Quang Trung, thị xã Sơn Tây, Hà Nội.
Đ/c Lê Tuấn Đạt – Cán bộ Trung Tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao xã Sơn Tây – Thành viên Ban tổ chức Liên hoan Ban nhạc toàn Quốc 2024.
ĐT 0983615505, số Zalo, facebook 0983615505.
Các đơn vị đăng ký tham gia Liên hoan gửi bản danh sách các thành viên có xác nhận của cấp có thẩm quyền. (QĐ cử tham gia đơn vị các ban nhạc thuộc các đơn vị nghệ thuật trong và ngoài công lập, các cơ quan và các tổ chức xã hội khác).
– Mỗi đơn vị tham gia Liên hoan gửi văn bản cung cấp đầy đủ thông tin về tác phẩm sẽ tham gia Liên hoan, và tự chịu trách nhiệm về tính xác thực của thông tin đó.
– Trong quá trình diễn ra Liên hoan, Ban Chỉ đạo; Ban Tổ chức sẽ căn cứ tình hình thực tế để có những điều chỉnh phù hợp và sẽ thông báo cụ thể tới các đơn vị tham gia Liên hoan. Các đơn vị ham gia Liên hoan có trách nhiệm thực hiện các quy định, lịch thi, lịch biểu diễn do Ban Tổ chức sắp xếp.
Trên đây là Thể lệ tham gia Liên hoan Ban nhạc toàn quốc chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) để các cơ quan, đơn vị, liên quan và các ban nhạc triển khai thực hiện.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu phát hiện còn có những vấn đề chưa hợp lý, đại diện các đơn vị có ý kiến bằng văn bản gửi về Văn phòng Ban Tổ chức Liên hoan tại địa chỉ: Địa chỉ số 49 Nguyễn Thái Học, Phường Quang Trung, thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Văn phòng Ban Tổ chức Liên hoan có trách nhiệm tổng hợp ý kiến trình Lãnh đạo theo các khối chuyên ngành kèm theo đề xuất phương án xử lý (nếu có).
Đơn vị:………… CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ……………………….. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————–
BẢN ĐĂNG KÝ
Tham gia Liên hoan Ban nhạc toàn Quốc năm 2024
Sơn Tây – Hà Nội Kính gửi Ban tổ chức Liên hoan Ban nhạc toàn Quốc năm 2024. Ban nhạc:……………………………………………………………
Thuộc đơn vị:…………………………………………………………………………..
Địa chỉ:. ………………………………………………………………………………….
Người đại diện hợp pháp………………………….Chức vụ:………………
Ngày sinh: / / . CCCD:………………………….Cấp tại:………………………..
Nơi cư trú:………………………………………………………………………………..
Điện thoại liên hệ: .Email:
1. Đăng ký tham gia Liên hoan Ban nhạc toàn Quốc năm 2024 diễn ra từ ngày
31/10 đến 02/11/2024. tại Thị xã Sơn Tây -Thành phố Hà Nội.
2. Nội dung đăng ký tham gia Liên hoan gồm các tác phẩm sau:
TT
TÁC PHẨM
TÁC GIẢ
HÌNH THỨC
BIỂU DIỄN
1
2
3
4
Chúng tôi xin cam kết thực hiện đầy đủ các quy định tại Thể lệ của Liên hoan và đáp ứng các yêu cầu cũng như sự phân công của Ban tổ chức trong quá trình diễn ra Liên hoan Ban nhạc toàn Quốc năm 2024.
(Lưu ý: Hạn nộp bản đăng ký là 15h ngày 25 tháng 10 năm 2024 theo dấu Bưu điện hoặc trực tiếp với Ban tổ chức như đã thông báo trong Thể lệ)
………… Ngày tháng năm 2024.
Đại diện Lãnh đạo đơn vị hoặc trưởng ban nhạc
Từ bao đời nay, dân ca gắn bó với đời sống văn hóa và tinh thần của cộng đồng các dân tộc trên khắp dải đất Việt Nam. Nam Bộ – một vùng đất có phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, tài nguyên phong phú, con người Nam Bộ với tính tình cởi mở, nặng nghĩa nhiều tình. Đây là một vùng văn hóa còn giữ được nhiều giá trị truyền thống độc đáo như phong tục, tập quán, văn hóa làng nghề, ẩm thực… trong đó dân ca là một thành tố khá đặc biệt.
Dân ca Nam Bộ rất phong phú về thể loại như: Hò, Lý, Hát đưa em (Hát ru), Hát huê tình (giao duyên), hát Sắc bùa, hát vui chơi trẻ em (Đồng dao), nói thơ, nói vè… Tìm hiểu về dân ca Nam Bộ qua hai thể loại tiêu biểu đó là Hò và Lý được các nhạc sĩ thường sử dụng làm chất liệu khi sáng tác ca khúc về Nam Bộ.
Kế thừa và phát huy những giá trị âm nhạc cổ truyền, nhiều nhạc sĩ Việt Nam đã sáng tác ca khúc khai thác chất liệu từ dân ca Nam Bộ rất thành công. Dù ra đời trong bất cứ hoàn cảnh, thời điểm nào, thời chiến hay thời bình, các ca khúc đó đều mang một điểm chung là vừa mang bản sắc truyền thống, vừa mang tính thời đại, phù hợp với thị hiếu thẩm mỹ của quần chúng.
Việc giảng dạy các ca khúc sử dụng chất liệu dân ca Nam Bộ là một nội dung có trong chương trình đào tạo môn Hát tại Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội. Tuy nhiên, khi dạy và học môn Hát, giáo viên thường chú ý nhiều tới kỹ thuật hát phương Tây như âm vực, chất giọng của sinh viên có phù hợp với bài hát hay không, các kỹ thuật về hơi thở, cộng minh… như thế nào mà quan tâm chưa nhiều tới việc phân tích đặc điểm và cách hát bài có sử dụng chất liệu dân ca. Vì vậy tác giả bài viết xin đề xuất một số biện pháp dạy học hát các ca khúc sử dụng chất liệu dân ca Nam Bộ trong môn Hát cho sinh viên CĐSP Âm nhạc Trường CĐSP Hà Nội.
Một số đặc điểm âm nhạc của ca khúc sử dụng chất liệu dân ca Nam Bộ
Trong dạy học hát, việc nắm chắc và thể hiện vững vàng các kỹ thuật là tiêu chí quan trọng. Tuy nhiên, để việc dạy học hát đạt hiệu quả cao thì cũng cần hiểu biết thêm về cấu trúc, giai điệu, đặc trưng vùng miền của bài hát (nếu đó là bài mang âm hưởng dân ca).
Nhìn chung, ca khúc sử dụng chất liệu dân ca Nam Bộ được sáng tác theo phong cách âm nhạc châu Âu kết hợp sử dụng chất liệu dân ca. Phong cách châu Âu được thể hiện ở các yếu tố: cấu trúc, điệu thức, cách tiến hành giai điệu, cường độ, sắc thái… Chất liệu dân ca Nam Bộ được thể hiện qua việc sử dụng làn điệu, điệu thức, cấu trúc, các quãng đặc trưng trong giai điệu, phương ngữ Nam Bộ…
Ảnh: Một tiết mục biểu diễn dân ca Nam Bộ ( Nguồn: st)
Muốn đạt được mục tiêu đào tạo hát ca khúc sử dụng chất liệu dân ca Nam Bộ cho sinh viên có khả năng tư duy, năng động, sáng tạo, thì việc tìm hiểu đặc điểm ca khúc là điều tất yếu.
Cấu trúc
Ca khúc sử dụng chất liệu dân ca Nam Bộ thể hiện rõ sự kết hợp giữa cấu trúc của âm nhạc châu Âu với cấu trúc dân ca Nam Bộ. Cấu trúc âm nhạc châu Âu được thể hiện ở phương diện hình thức hai đoạn đơn, ba đoạn đơn hay hai phần…; cấu trúc dân ca ở phương diện như: xướng – xô; hò – kể; có 3 phần: mở, thân, đóng; nhắc lại một nét của câu thơ mở rộng câu nhạc…
Giai điệu
Đa số các ca khúc sử dụng chất liệu dân ca Nam Bộ lấy chất liệu từ Hò hoặc Lý, một số thể loại dân ca Nam Bộ khác cũng được khai thác song không nổi bật bằng hoặc một số ít bài chỉ có đặc trưng về các quãng hay điệu thức trong dân ca mà không rõ nét một làn điệu dân ca.
Điểm nổi bật nhất của sử dụng chất liệu Hò là âm hưởng làn điệu Hò trong phần cái kể – con xô hoặc hò – kể trong cấu trúc như đã phân tích ở trên; ở nhịp điệu tự do, nhịp độ chậm rãi; ở giai điệu bổng trầm, uốn lượn, trữ tình ngọt ngào, đằm thắm; cất câu hát lên dù không miêu tả cảnh sông nước nhưng người nghe vẫn cảm nhận được nét dàn trải, mênh mông đúng với chất Hò Nam Bộ.
Giai điệu sử dụng nhiều nốt ngân dài, đòi hỏi người hát phải có kỹ thuật thanh nhạc khá tốt về hơi thở.
Đường tuyến giai điệu uốn lượn, nhiều luyến láy, nhảy quãng xa nhưng vẫn đậm chất trữ tình do cách tiến hành quãng, nhịp độ…
Các bài sử dụng chất liệu Hò và Lý đều sử dụng điệu thức 5 âm trong dân ca Nam Bộ.
Ứng dụng kỹ thuật thanh nhạc vào dạy hát ca khúc sử dụng chất liệu dân caNamBộ
Ca khúc sử dụng chất liệu dân ca Nam Bộ là những sáng tác dựa trên chất liệu dân ca kết hợp với phong cách âm nhạc châu Âu, nên trong cách hát cũng cần có sự kết hợp giữa thanh nhạc cổ điển châu Âu với cách hát dân ca Nam Bộ.
Về kỹ thuật thanh nhạc châu Âu:
Nền thanh nhạc cổ điển châu Âu rất phát triển với nhiều kỹ thuật phong phú với phương thức luyện tập từ đơn giản đến phức tạp để phát triển giọng hát con người như: legato, staccato, nonlegato, ngân dài, xử lý sắc thái, cường độ, láy âm… mà lối hát bel canto là một trong những kỹ thuật tiêu biểu hiện được áp dụng trong dạy học thanh nhạc chuyên nghiệp ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Trong khi học thanh nhạc, dù là hát các bài có âm hưởng dân ca hay không thì người học cũng phải luyện tập đầy đủ các kỹ thuật thanh nhạc châu Âu như đã nêu trên nhằm phát triển giọng.
Về cách hát dân ca Nam Bộ:
Dân ca Nam Bộ chủ yếu có tính chất trữ tình, luyến láy nhiều, giàu màu sắc biểu cảm; nhiều bài có tầm âm rộng, ngân dài. Xét về mặt kỹ thuật thanh nhạc là tương đối khó, những đặc điểm này cũng khá tương đồng với hát bel canto châu Âu. Chính sự tương đồng này hoàn toàn có thể áp dụng lối bel canto cho dạy các bài hát mang âm hưởng dân ca Nam Bộ. Tuy nhiên, trong cách xử lý hơi thở, phát âm có những đặc điểm riêng vì phương ngữ Nam Bộ rất khác với các vùng miền và tạo nên khoảng vang không giống với hát bel canto, không sâu trong lồng ngực. Điều này chúng tôi sẽ dành nghiên cứu riêng ở mục phương ngữ.
Sau đây là vận dụng một số kỹ thuật thanh nhạc liên quan đến thể hiện ca khúc mang âm hưởng dân ca Nam Bộ:
Kỹ thuật legato (hát liền giọng)
Kỹ thuật luyến, láy
Kỹ thuật hát to, nhỏ
Kỹ thuật hát ngân dài
Một số vấn đề về phát âm, nhả chữ
Vấn đề về cách phát âm các phụ âm đầu và cuối, nhiều từ của tiếng Nam Bộ khi phát âm lại bị thay đổi và khác hẳn so với vùng miền khác song đặc điểm này chỉ thấy rõ trong hát dân ca và hầu như rất
ít ảnh hưởng tới ca khúc tân nhạc (các ca khúc sáng tác theo phong cách châu Âu). Chính người Sài Gòn (cũ) hay Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay cũng không sử dụng cách phát âm đặc trưng biến đổi từ của Nam Bộ khi hát các ca khúc tân nhạc. Thực tế có hai quan điểm về điều này:
Quan điểm thứ nhất: hoàn toàn phát âm các phụ âm như tiếng Hà Nội, được nhiều ca sĩ chuyên nghiệp hát không phát âm biến đổi từ theo tiếng Nam Bộ nhưng cũng vẫn rõ âm hưởng dân ca.
Quan điểm thứ hai: với những bài đậm chất dân ca Nam Bộ có thể phát âm một số phụ âm nào đó cho gần với người Nam Bộ. Tuy nhiên, để hát như vậy thì chỉ có người Nam Bộ mới thực hiện tốt được. Quan điểm của chúng tôi là không phản bác cách hát này, nếu người nào có khả năng bắt chước được tiếng Nam Bộ thì cũng có thể áp dụng vào bài hát mới nhưng không nên quá lạm dụng.
Với việc dạy hát cho sinh viên CĐSP Âm nhạc ở một trường của Hà Nội, được đào tạo môn Hát chủ yếu theo lối bel canto của phương Tây thì chúng tôi sử dụng cách hát theo quan điểm thứ nhất là cơ bản không phát âm biến đổi từ. Về kỹ thuật hát sử dụng kết hợp cách hát đẹp châu Âu với cách hát Nam Bộ (luyến láy mềm mại, thanh thoát) và tròn vành, rõ chữ trong tiếng Việt.
Hát tròn vành rõ nghĩa là sử dụng hơi thở ca hát của bản thân để phát âm các âm tiết và ca từ một cách đầy đặn, rõ ràng, vang sáng bằng cách phát huy và cộng hưởng các khoảng vang tự nhiên do cấu tạo sinh học của con người, còn tùy thuộc vào cấu tạo bẩm sinh của mỗi người.
Hát rõ chữ là lời ca phát ra phải rõ ràng, cụ thể, không bị mất nghĩa, lạc nghĩa của từ bởi các yếu tố khác chi phối như giai điệu, tiết tấu… mà người nghe có thể hiểu ngay được ngữ nghĩa của lời ca. Tiếng Việt có nhiều thanh, nghĩa của từ sẽ bị thay đổi nếu phát âm không đúng thanh, vì vậy phải hát cho rõ chữ. Trong ca hát truyền thống cũng như hiện đại, tròn vành – rõ chữ phải đi đôi với nhau, tác động và hỗ trợ lẫn nhau không thể tách rời.
Đối với ca hát truyền thống, ngoài những kỹ năng xử lý, sáng tạo, biến hóa thanh điệu, các nghệ nhân còn có kỹ năng bật từ, khởi thanh, nhả chữ, đóng chữ.
Cách lấy hơi trong hát cổ truyền gần giống với kỹ thuật lấy hơi trong phương pháp hát của châu Âu. Chỉ khác là sử dụng hơi ngực nhiều hơn và không lấy hơi quá nhiều. Với các ca khúc nhạc mới nói chung và ca khúc mang âm hưởng dân ca Nam Bộ nói riêng thì lấy hơi phải kết hợp giữa kỹ thuật châu Âu với cách hát cổ truyển. Lấy hơi nhẹ, không thô, nén giữ hơi phù hợp với câu hát. Điều khiển hơi hợp lý để cho câu hát được đầy đặn. Về khẩu hình cũng tùy bài có thể không quá mở dọc trong vòm họng sẽ biến âm thanh nghiêng về chất châu Âu, không ra chất dân ca Nam Bộ vì cách hát của dân ca Nam Bộ giống cách nói của tiếng Nam Bộ là thường nhẹ, âm phát ra phía ngoài, không sâu trong khoang ngực.
Các ca khúc sử dụng chất liệu dân ca Nam Bộ chính là sự kết hợp của âm nhạc phương Tây với âm nhạc dân gian Nam Bộ được biểu hiện cụ thể qua cấu trúc, giai điệu, điệu thức, tiết tấu… Vì vậy, để hát những bài này phải có sự kết hợp giữa cách hát châu Âu với cách hát cổ truyền mà chủ yếu là các kỹ thuật hát legato, luyến, láy, hát to nhỏ, kỹ thuật ngân dài. .. Điều quan trọng là phải kết hợp hài hòa làm sao vừa có chất Nam Bộ lại vừa có tính học thuật của hát ca khúc theo phong cách châu Âu và cuối cùng là mang lại cảm xúc thẩm mỹ cho người nghe./.
Nhìn chung:
Nói đến Nam Bộ, chúng ta nghĩ đến một vùng đất màu mỡ có phong cảnh thiên nhiên xinh đẹp hữu tình, có tài nguyên giàu có, trù phú. Không thể quên được con người Nam Bộ với tính tình cởi mở, hào hiệp, nặng nghĩa nhiều tình… mà hình như đất nước thiêng liêng đã dành riêng cho mảnh quê phương Nam này! Phải chăng phong cảnh thiên nhiên của thực tại vốn tràn đầy thơ mộng, nên càng khơi nguồn âm điệu dạt dào cho dân ca Nam Bộ giàu chất trữ tình, đậm màu thi vị… chắp cánh cho những hoài bão ước mơ sớm trở thành hiện thực…
Có thể nói dân ca là thứ tài sản tinh thần quí giá mà dễ truyền miệng, dễ mang theo nhất của các dòng người Việt di cư vào vùng đất Nam Bộ. Những thập niên cuối thế kỷ 20, nhiều công trình sưu tầm, nghiên cứu dân ca Nam Bộ của các nhạc sĩ: Trần Kiết Tường, Quách Vũ, Lư Nhất Vũ… nhà thơ Lê Giang và các nhóm tác giả hội viên Hội Văn Nghệ Dân Gian Việt Nam, có nhiều công trình nghiên cứu và sáng tác dựa trên nền tảng tục ngữ, ca dao, đồng dao, hò, vè, lý, hát ru, nói thơ…tuy có nhiều dị bản khác nhau, nhưng phần lớn có nguồn gốc xuất xứ từ Bắc Bộ và Trung Bộ. Đồng thời trong quá trình lưu truyền, phổ biến rộng rãi bằng phương thức truyền miệng trong lao động sản xuất, trong sinh hoạt văn hóa, lễ hội…người dân Nam Bộ còn sáng tạo thêm ngày càng nhiều sản phẩm mới làm phong phú thêm và tạo nên đặc trưng riêng của kho tàng dân ca Nam Bộ. Đây là một trong những nguồn cảm hứng sáng tạo góp phần quan trọng vào sự hình thành dòng âm nhạc tài tử Nam Bộ. Và cũng chính những làn điệu dân ca Nam Bộ đã góp phần hình thành ngữ điệu, giọng nói, giọng ca mang đặc trưng riêng của người Nam Bộ so với Bắc Bộ và Trung Bộ.
Dân ca Nam Bộ rất phong phú về thể loại như:
Hò
Lý
Hát ru
Hát huê tình
Đồng dao
Nói thơ
Nói vè
Hai thể loại tiêu biểu về dân ca Nam Bộ đó là Hò và Lý, được các nhạc sĩ thường sử dụng làm chất liệu khi sáng tác ca khúc về Nam Bộ. Với một âm hưởng phóng khoáng, tự do, mang ít nhiều nhân tố “tự sự”, chất liệu ca từ đơn giản, mộc mạc, vui tươi mà thấm đẫm nhiều nội dung ý nghĩa về tình yêu gia đình, quê hương, ca ngợi đức tính tốt đẹp,… Những ca khúc ấy thường được hát ru con của những người mẹ, hay trong những buổi lao động mệt nhọc để động viên nhau và trong tình yêu đôi lứa, tình cảm giữa người với người…
Dân ca là một mảnh đất trù phú, một kho tàng âm điệu vô tận, nơi tập trung của tất cả những nhân tố thể hiện trực tiếp nhất, sinh động nhất tính cách dân tộc của một địa phương hay một dân tộc nào đó. Và nền âm nhạc chuyên nghiệp với tất cả những hình thức phong phú muôn màu muôn vẻ của nó cũng đều bắt nguồn từ di sản dân tộc, từ vốn cổ truyền của thế hệ trước để lại. Vì thế, tìm hiểu được kho tàng quý báu ấy đã là một chuyện không dễ, nhưng cái khó hơn hết, cái quyết định hơn hết là cần phải biết gạn đục, khơi trong, phải biết chọn lọc, lấy ra cái gì “tinh” nhất để phục vụ tốt cho cái hiện tại. Đó là vấn đề rất thiết yếu mà các nhạc sĩ nghiên cứu, sáng tác, biểu diễn, huấn luyện, không riêng cho một địa phương nào, đều nhận thấy trách nhiệm của mình trước nhân dân trong việc xây dựng một nền văn học nghệ thuật tiên tiến có tính chất dân tộc và tính nhân dân sâu sắc.
Chủ đề: “Âm nhạc về Hà Nội – nguồn cảm hứng vô tận”
Chỉ đạo nội dung: NSND Nguyễn Quang Vinh – Chủ tịch Hội Âm nhạc Hà Nội
Biên tập & MC: NS Nguyễn Tiến Mạnh – NS Trần Lệ Chiến
Thời gian: 09h00 ngày 15/10/2024
Địa điểm: 19 Hàng Buồm – Hà Nội.
Vào sáng ngày 15/10/2024, tại Hội Âm nhạc Hà Nội (HAN) đã diễn ra Hội thảo với chủ đề: “Âm nhạc về Hà Nội – nguồn cảm hứng vô tận”.
Đây là một trong những chương trình nằm trong chuỗi hoạt động động nhân kỷ niệm 70 năm Ngày tiếp quản Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) của HAN.
Nhóm thực hiện Hội thảo đã tiến hành đặt hàng một số nhạc sĩ viết tham luận, đồng thời trao đổi, vận động những nhạc sĩ có uy tín đã chuẩn bị ý kiến phát biểu trong Hội thảo, đặc biệt là phần đóng góp trao đổi của các nhạc sĩ hội viên đến tham dự.
Do giới hạn về thời gian, cho nên Hội thảo chỉ tập trung vào mảng ca khúc về Hà Nội.
Chương trình Hội thảo sẽ gồm 3 phần:
Phần 1: Một số ca khúc mới về Hà Nội sáng tác của các nhạc sĩ có Tham luận và phát biểu trao đổi trong Hội thảo.
Phần 2: Tham luận
Phần 3: Các nhạc sĩ khách mời và các nhạc sĩ hội viên thảo luận, phát biểu ý kiến.
Sau đây là phần Đề dẫn của nhà báo, nhạc sĩ Trần Lệ Chiến trong Hội thảo:
ĐỀ DẪN HỘI THẢO
“ÂM NHẠC HÀ NỘI – NGUỒN CẢM HỨNG VÔ TẬN”
Nhà LLPB Trần Lệ Chiến
Thưa các nhạc sĩ!
Đúng như tên gọi của Hội thảo “Âm nhạc Hà Nội – nguồn cảm hứng vô tận”, bởi, Ss với Thủ đô của các quốc gia trên thế giới, có lẽ Hà Nội là Thành phố đặc biệt với kho tàng những tác phẩm văn học, nghệ thuật mang dấu ấn lịch sử, văn hóa, nghệ thuật đậm đặc và trải dài cùng quá trình dựng nước và giữ nước, đặc biệt là chặng đường 70 năm, kể từ khi Tiếp quản Thủ đô 10/10/1954 – 10/10/2024.
Cùng với tiến trình lịch sử của đất nước, nền âm nhạc cách mạng Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ, góp phần tạo nên sức mạnh tinh thần và niềm tự hào dân tộc. Đặc biệt, những sáng tác về Hà Nội đã có bước phát triển rực rỡ và hình thành ba dòng nhạc chính mang phong cách cổ điển châu Âu, phong cách dân gian và phong cách nhạc nhẹ.
Ngay từ thời kỳ đầu tân nhạc, các sáng tác về đề tài Hà Nội phản ánh đời sống chiến đấu và tinh thần quả cảm của người dân Thủ đô với nhiều màu sắc khác nhau nhưng đã chịu ảnh hưởng từ trào lưu âm nhạc châu Âu với cấu trúc rõ ràng về mặt điệu thức và hình thức rõ ràng, cân đối, mạch lạc với tính chất và ngôn ngữ âm nhạc trong sáng, hào sảng. Có những tác phẩm mang tính chất hành khúc, trường ca, những cũng có những tác phẩm mang đậm chất trữ tình. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thất qua các tác phẩm: Tiến về Hà Nội (Văn Cao); Người Hà Nội (Nguyễn Đình Thi); Hà Nội niềm tin hy vọng (Phan Nhân), Bài ca Hà Nội, Hà Nội mùa thu (Vũ Thanh), Nhớ Hà Nội (Hoàng Hiệp)…
Bên cạnh những tác phẩm mang phong cách thính phòng, cổ điển thì những sáng tác khai thác chất liệu của âm nhạc truyền thống cũng được các nhạc sĩ quan tâm, nhất là hình thức sử ca trong những sáng tác về Hà Nội sử dụng chất liệu âm nhạc dân gian.
Như chúng ta thấy, Đất và Người Thăng Long, Hà Nội từ thời đại Lý – Trần – Lê đến nay, với bề dày của trầm tích văn hóa là mạch nguồn để các nhạc sĩ khai thác sáng tạo, đặc biệt là nghệ thuật Ca trù được Unesco vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể truyền khẩu của nhân loại; hay như nghệ thuật hát Xẩm, cũng đã mang lại cho các nhạc sĩ mạch nguồn sáng tạo mang đậm bản sắc văn hóa của những tao nhân mặc khách đất kinh kỳ, của những nét rất riêng Hà Nội xưa với tiêng leng keng của tàu điện và tiếng nỉ non của những người hát Xẩm nơi bến tàu điện hay sân ga…tất cả như sợi dây nối liền quá khứ với hiện tại, tạo nên nhũng bức tranh âm thanh sống động và giàu màu sắc. Ta có thể kể tên như: Sóng đàn Thăng Long (Đỗ Đức Liên, phỏng thơ Trần Chính); Sóng đàn Hà Nội (An Thuyên), Hoài niệm Văn Miếu (Duy Quang); Một thoảng Tây Hồ (Phó Đức Phương), Chiều phủ Tây Hồ (Phú Quảng), Hà Nội linh thiêng hào hoa (Lê Mây), Truyền thuyết Hồ Gươm (Hoàng Phúc Thắng…
Riêng những sáng tác về Hà Nội ở phong cách nhạc nhẹ (âm nhạc thịnh hành) thì có hàng trăm, hàng ngàn tác phẩm với nhiều ngôn ngữ, phong cách, bút pháp đa dạng, phong phú như: Nhớ mùa thu Hà Nội (Trịnh Công Sơn), Hà Nội đêm trở gió (Trọng Đài – Chu Lai), Cửa ô nhịp phố (Trương Ngọc Ninh), Em ơi Hà Nội phố (Phú Quang, thơ Phan Vũ), Nồng nàn Hà Nội (Nguyễn Đức Cường), Những mùa đông yêu dấu (Đỗ Bảo), Giấc mơ mùa lá (Trần Mạnh Hùng), Thanh âm Hà Nội, Cô đơn giữa Hà Nội (Nguyễn Thành Trung)…
Điểm sơ qua để thấy, đề tài Hà Nội trong sáng tác âm nhạc luôn là niềm cảm hứng bất tận để các nhạc sĩ khai thác và sáng tạo trong các tác phẩm của mình. Từ những phát hiện rất riêng của từng tác giả đã vẽn nên một Hà Nội cổ kính, trầm mặc mang dấu ấn lịch sử, nhưng cũng có những mảng màu về Hà Nội của sự linh thiêng, hào hoa, thanh lịch vốn có của người Tràng An, hay những khoảnh khắc rất bình dị, đời thường của Hà Nội mỗi sớm mai thức dạy khi ánh bình minh ló rạng là những tiềng cười, giọng nói, nhưng rộn ràng phố xá và cả những tiếng rao hàng buổi sớm… tất cả đã mang đến cho Hà Nội – trái tim của cả nước một dòng chảy âm thanh bất tận.
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Tiếp quản Thủ đô (10/10/1954 -10/10/2024), Hội Âm nhạc Hà Nội tổ chức Hội thảo “Âm nhạc Hà Nội – nguồn cảm hứng vô tận”. Tuy nhiên, vì điều kiện cả chủ quan và khách quan nên chúng ta chỉ bàn sâu về mảng ca khúc mà không thể nói rộng về các hình thức, thể loại âm nhạc khác về đề tài Hà Nội. Song đây là dịp để chúng ta nhìn lại dòng chảy của ca khúc về Hà Nội. Sự hiện diện của các nhạc sĩ, những đóng góp bằng bài tham luận và ý kiến trực tiếp tại Hội Thảo vô cùng có ý nghĩa để chúng ta cùng nhìn nhận, đánh giá và từ đó có thêm những phát hiện mới, sáng tạo mới đóng góp sự phát triển chung của Hà Nội – Thành phố vì hòa bình!
Khác biệt với các cuộc Hội thảo truyền thống trước đây, cuộc Hội thảo lần này Ban tổ chức đã có sáng kiến mới: đó là, trước hoặc sau mỗi Tham luận đều có phần âm nhạc minh họa cho chính Tham luận được diễn giả trình bày. Và tiếp ngay sau đó là phần phát biểu ý kiến của các nhạc sĩ, cùng thảo luận về những vấn đề đã được nêu ra trong Tham luận.
Sau phần Đề dẫn của NS Trần Lệ Chiến là tham luận của NSUT Thúy My về tình hình sáng tác ca khúc dành cho lứa tuổi thiếu nhi, cùng với ca khúc “Tự hào Thủ đô mến yêu” sáng tác Thúy My do tốp ca thiếu nhi trình bày.
Tiếp sau đó là Tham luận của nhạc sĩ Cát Vận:
HÀ NỘI- KHÚC TRÁNG CA ĐA SẮC MÀU
TRONG ÂM NHẠC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
CÁT VẬN
(Phác thảo đề cương)
Đi dọc chiều dài của lịch sử Tân nhạc Việt Nam hơn 70 năm qua. đề tài sáng tác bài hát về Hà Nội luôn luôn hấp dẫn và sôi động. Nhân kỷ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, Hội Âm nhạc Hà Nội đã kết hợp với Nhà Xuất bản Âm nhạc cho ra mắt cuốn sách nhạc khá đồ sộ 1000 ca khúc Thăng Long-Hà Nội do Nhạc sĩ Nguyễn Thuỵ Kha tuyển chọn và biên soạn. Có thể coi cuốn sách như một cuốn biên niên sử về ca khúc Hà Nội, song cho đến bây giờ vẫn chưa xác định được ai là tác giả bài hát về Hà Nội đầu tiên trước khi ra đời Thăng Long hành khúc ca của nhạc sĩ Văn Cao và Hội nghị Diên hồng của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước sáng tác cùng một số tác giả khác vaò giữa những năm 40 của thế kỷ trước. Tuy vậy, số lượng bài hát về Hà Nội vẫn không ngừng tăng lên về số lượng và chất lượng để tất cả chúng ta đều thừa nhận Hà Nội là một thủ đô có nhiều bài hát hay nhất và hầu như không một nhạc sĩ nào là không có bài hát viết về Hà Nội. Hà Nội hiện lên với tất cả vẻ đẹp đa sắc màu trong các trong các loạ hình thanh nhạc từ Hợp xướng, hợp xướng không nhạc đệm đến các hình thức thính phòng, phong cách dân gian- đương đại với đủ góc độ đề tài dành cho nhiều lứa tuổi,,, Song trên hết đều toát lên trong nội dung là niềm lạc quan, vững bước đi lên của một Hà Nội ngàn năm văn hiến, hào hoa, thanh lịch và anh hùng.
Chúng ta có thể thấy điều đó trong 3 giai đoạn lịch sử sau:
1-Giai đoạn 1945-1954
Đây là giai đoạn Hà Nội làm cách mạng Tháng 8 và tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp. Trong giai đoạn này, những bài hát hay nhất về một Hà Nội hào hùng đã ra đời từ bài ca Mười chín Tháng Tám sáng tác của Xuân Oanh đã xuất hiện những bài hát về đề tài kháng chiến của ngưởu Hà Nội, tiêu biểu là những bài ca mang tính dự báo về một Hà Nội chiến thắng, quân ta trở về giả phóng Thủ đô như Tiến về Hà Nội của nhạc sĩ Văn Cao, Ngày về của Lương Ngọc Trác (thơ Chính Hữu) Sẽ về thủ đô của Huy Du… và một hiện tượng lạ kỳ với sự xuất hiện bản trường ca về Hà Nội đầu tiên, đó là bản Người Hà Nội của Nguyễn Đình Thi, một tác phẩm xuất chúng về cả nội dung lẫn hình thức, đánh dấu mốc son chói ngời mở ra một trang sử mới cho dòng ca khúc viết về Hà Nội.
2-Giai đoạn 1954-1975
Sau những những bản tình ca về một Hà Nội hoà bình trong xây dựng là đấu tích của một Hà Nội chiến thắng được ghi đậm trong những bài hát về Hà Nội anh hùng gắn với những sự kiện lịch sử như các bài hát Hà Nội Điện Biên Phủ trên không, Hà Nội những đêm không ngủ của nhạc sĩ Phạm Tuyên, Tình yêu Hà Nội của Hoàng Vân, Hà Nội trái tim ta của Trọng Bằng, Tiếng nói Hà Nội của Văn An (ý thơ Cảnh Trà), Hà nội trên tầm cao chiến thắng của Tân Huyền…và nổi bật với Hà Nội niềm tin hy vọng của Phan Nhân.
3- Giai đoạn từ 1975 đến nay
Giai dọan này đáng ghi nhận là chủ đề vêh Hà Nội rất đa dangh được thể hiện rõ nét trong phong cách dân gian đương đại với những bài hát tiêu biểu của các thế hệ nhạc sĩ như Vĩnh Cát với Hà Nội của ta, Ngôi sao Hà Nội, Mãi vẫn là Tuổi thơ tôi, Hà Nội của Nguyễn Cường sau đó là những Cảm xúc tháng Mười của Nguyễn Thành (thơ Tạ Hữu Yên), Tháng Mười Hà Nội của Trương Ngọc Ninh, Hà nội làng lúa , làng hoa của ngọc khuê,,,Tiếp đó là những khúc tình ca về Hà Nội mà chúng ta không quên đó là Hà Nội mùa Thu của Vũ Thanh, Nhớ mùa Thu Hà Nội của Trịnh Công Sơn và đại diện tiêu biểu cho ca khúc Hà Nội thời kỳ này là Nhớ về Hà Nôi sáng tác của nhạc sĩ Hoàng Hiệp và Hà Nội linh thiêng hào hoa của nhạc sĩ Lê Mây, các nhạc sĩ này đã đươch ghi nhận qua Giải thưởng Bùi Xuân phái của thành phố Hà Nội. Những năm gần đây xuất hiện nhiều nhạc sĩ trẻ như Anh Quân, Đõ Bảo, Lê Minh Sơn, Nguyễn Đức Cường, Nguyễn Vĩnh Tiến, Trịnh Minh Hiền cùng một số nhạc sĩ trẻ khác của Hội Âm nhạc Hà nội đã đóng góp nhiều ca khúc mới trẻ trung và đa dạng cho dòng chảy ca khúc về Hà Nội trong đó không thể quên phần đóng góp của những bài hát từ các cuộc thi Thanh âmHà Nội làm cho ca khúc về Thủ đô ngày càng phông phú về đề tài và phong cách âm nhạc.
Như vậy, đằng sau mỗi ca khúc nổi tiếng viết về Hà Nội là một dấu ấn lịch sử, sự gắn kết này không chỉ để lại trong nội dung mà cả về phong cách bút pháp mang dấu ấn của sự phát triển âm nhạc của thời đại và trên hết là những khúc hát tự hào của mỗi người Hà Nội chúng ta về niềm tin, hy vọng tồn tại với tư cách một khúc Tráng ca đóng góp cho lịch sử phát triển của âm nhạc nước nhà. Hy vọng con đường phia trước của âm nhạc Hà Nội sẽ là sự góp mặt của tất cả các loại hình âm nhạc đặc biệt là âm nhạc thính phòng giao hưởng và các hình thức âm nhạc kinh viện khác như ca kịch (opera), thanh xướng kịch (oratorio) và các hình thức âm nhạc khác nữa tạo thế đứng cho âm nhạc Hà Nội một thế vững chãi trên đường hội nhập với phương châm Dân tộc, hiện đại.
Sau Tham luận của nhạc sĩ Cát Vận là Tham luận của nhạc sĩ Hoàng Lân với góc nhìn đa chiều về tình hình sáng tác ca khúc về Hà Nội cũng như một số đề xuất giải pháp.
Hội thảo với chủ đề: “Âm nhạc về Hà Nội – nguồn cảm hứng vô tận”. Không chỉ là một trong những chương trình nằm trong chuỗi hoạt động động nhân kỷ niệm 70 năm Ngày tiếp quản Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) của HAN, mà còn là dịp để các nhạc sĩ được gặp gỡ trao đổi với nhau về chuyên môn sáng tác âm nhạc.
Những ý kiến phát biểu sôi nổi của các diễn giả, người dẫn chương trình, và đặc biệt là những ý kiến của các nhạc sĩ hội viên đã đặt ra nhiều góc tiếp cận mới, sáng tạo, đổi mới, và đầy tình yêu dành cho Hà Nội.
Cái kết cục cay đắng và đầy bi hài của The Beatles không đến đột ngột mà là kết quả của một quá trình diễn ra không dài nhưng cũng không ngắn.
The Beatles thành công nhanh chóng nhất trong các ban nhạc thuộc tất cả các dòng nhạc xưa nay trên thế giới. Nhưng nó lại thuộc về diện những ban nhạc nổi tiếng đoản thọ nhất trên thế giới.
Bộ tứ đến từ thành phố Liverpool
Ở nước Anh, mỗi khi nói đến thành phố Liverpool, có hai điều được liên tưởng đến ngay là bóng đá và âm nhạc, cụ thể bóng đá là Câu lạc bộ bóng đá Liverpool và âm nhạc là ban nhạc The Beatles bao gồm 4 thành viên John Lennon, Ringo Starr, George Harrison và Paul McCartney. Năm 2020 này, Câu lạc bộ bóng đá Liverpool lại một lần nữa đoạt vương miện vô địch giải ngoại hạng Anh và lần đầu tiên sau 30 năm. Cách năm 2020 này đúng nửa thế kỷ, ban nhạc The Beatles tan rã.
Duyên lai tất tụ, duyễn tẫn tất tàn, cổ nhân đã đúc kết từ quá khứ dằng dặc của thời gian và cuộc sống. Trong thế giới âm nhạc xưa nay, chẳng có ban nhạc nào dẫu có nổi tiếng đến mấy tồn tại được vĩnh viễn. Nguyên nhân là cái gì cũng đều có thời của nó và ai cũng chỉ có thời của mình. Nguyên nhân còn là hào quang của thành công, giàu sang và danh tiếng làm lỏng lẻo và tan đứt mọi ràng buộc gắn kết giữa các thành viên. Nguyên nhân là các thành viên không còn tìm có được quan điểm chung nữa về sáng tạo nghệ thuật. Nhưng cái kết thúc của ban nhạc The Beatles xem ra trong thực chất có phần cay đắng hơn cả.
Năm 1963, bộ tứ đến từ thành phố Liverpool kia của nước Anh bắt đầu trở nên nổi tiếng trên khắp thế giới với nhạc phẩm “She Loves You”. The Beatles không chỉ thành công nhất mà còn thành công nhanh chóng nhất trong số tất cả các ban nhạc thuộc tất cả các dòng nhạc xưa nay trên thế giới. Nhưng nó lại thuộc về diện những ban nhạc nổi tiếng đoản thọ nhất trên thế giới. Như thế không cay đắng và không đáng để ngậm ngùi sao được.
Ban nhạc nổi tiếng đoản thọ nhất trên thế giới
Tờ nhật báo lá cải xuất bản ở thủ đô London của nước Anh Daily Mirror được coi là tờ báo lá cải già nua nhất trên thế giới. Trong số báo ra ngày 10/4/1970, nó đưa tin: “Paul rời bỏ nhóm The Beatles”. “Paul” ở đây là Paul McCartney. Trong thực chất, người đầu tiên rời bỏ ban nhạc là John Lennon và ban nhạc huyền thoại này được đặt cho dấu chấm hết chính thức vào ngày 20/9/1969 tại London. Hôm ấy, khi bốn người này gặp nhau để cùng ký hợp đồng mới với hãng sản xuất đĩa hát (đĩa than) Capitol. John Lennon nói rằng: “Tôi dự định sau khi ký hợp đồng mới nói với mọi người là tôi sẽ rời khỏi nhóm, nhưng giờ tôi nói luôn. Tôi đã nghĩ đến việc chia tay này từ lâu rồi nhưng không có đủ can đảm để nói ra”. Paul McCartney đã kể lại cho người viết tiểu sử cho mình như thế. Các thành viên của ban nhạc thỏa thuận với nhau là trước mắt giữ kín việc giải thể nhóm.
Đầu tháng 4/1970, chính McCartney đã công bố quyết định này của ban nhạc trong một bài trả lời phóng vấn gửi đi cho báo chí, nhưng không phải trả lời phỏng vấn ở một cuộc họp báo công khai thông thường mà bằng cách tự đặt câu hỏi và trả lời thành bài trả lời phỏng vấn để gửi đi. Trong đó, McCartney không loại trừ hoàn toàn khả năng các thành viên của ban nhạc lại tái hợp nhưng bác bỏ hoàn toàn việc lại hợp tác với John Lennon. Lennon là thủ lĩnh và hình ảnh đại diện cho ban nhạc. Lennon và McCartney không còn có thể nhất trí được với nhau về bản sắc âm nhạc cho ban nhạc. Không có ban nhạc nào có thể tiếp tục tồn tại được khi không còn bản sắc âm nhạc riêng nữa. Lennon muốn chính trị hóa định hướng âm nhạc trong khi McCartney chủ trương tiếp tục duy trì bản sắc âm nhạc đã giúp The Beatles nổi tiếng khắp thế giới là nhạc rock. Còn George Harrison lại để tâm nhiều hơn đến tôn giáo và các dòng nhạc dân gian của Ấn Độ. Ringo Starr quá mệt mỏi, nản chí và thất vọng về tình trạng lục đục và bất hòa trong nội bộ nhóm đến mức đã từng bỏ đi, nhưng rồi lại bị thuyết phục trở về.
Bi kịch số phận của ban nhạc này là tìm được định hướng sáng tạo nghệ thuật và bản sắc âm nhạc để trở nên nổi tiếng trên thế giới, để đến được đỉnh cao của vinh quang, nhưng rồi lại nhanh chóng bế tắc định hướng và bản sắc ở thời kỳ trong hào quang của thành công và vinh quang.
Người đời về sau cho rằng ban nhạc này tan rã nhanh chóng bởi The Beatles lười xuất hiện trước công chúng và người hâm mộ, tức là ít trình diễn trực tiếp cho khán giả nghe và xem. Lần cuối cùng họ chính thức biểu diễn cho người hâm mộ và công chúng là buổi nhạc hội ở công viên Candlestick Park ở San Francisco (Mỹ) vào ngày 29/8/1966. Lần trình diễn trên mái nhà của toà nhà Apple ngày 30/1/1969 không được coi là một lần trình diễn chính thức thực thụ. Chuyến lưu diễn ở Mỹ năm 1966 là lần lưu diễn cuối cùng của họ. Trở về nước Anh, họ mua nhà, đồn điền, trang trại và gần như chỉ còn gặp nhau trong phòng thu nhạc. Nhân gian cũng vậy, cứ xa mặt thì khó tránh khỏi bị cách lòng và càng xa mặt thì càng dễ cách lòng.
Nguyên nhân sâu xa
Một nguyên nhân khác nữa khiến ban nhạc này tan rã nhanh chóng được người đời nhìn nhận ở nữ nghệ sĩ người Nhật Bản Yoko Ono, nói cho đúng hơn ở ảnh hưởng chi phối đến mức thao túng của người này tới John Lennon. Năm 1962, Lennon cưới cô Cynthia nhưng không phải vì tình yêu thực thụ mà vì làm cho cô gái này có bầu. Lennon nhìn nhận ở Yoko Ono người bạn đời, tri âm tri kỷ và đồng hành lý tưởng. Lennon cùng Ono sa chìm trong cần sa và rồi ma tuý. Cả hai đều muốn chính trị hoá âm nhạc và nghệ thuật. Biểu hiện ra bên ngoài, The Beatles là ban nhạc của bốn chàng trai trẻ, ngoan hiền. Trong thực chất, đấy lại là bốn người đàn ông sành sỏi ăn chơi có hạng. Không phải ai khác ngoài chính Bob Dylan, người năm 2016 được trao Giải thưởng Nobel về Văn học, đã dẫn dắt các thành viên của ban nhạc đến với thế giới của cần sa. Lennon bị cuốn ly tâm ra khỏi ban nhạc và kẻ bị coi là tội đồ có tên gọi Yoko Ono.
Một chuyện nữa được coi là nguyên nhân rất quan trọng là cái chết bất ngờ của Brian Epstein, người quản lý của ban nhạc, ngày 27/8/1967. Khi ban nhạc này bắt đầu nổi tiếng trên thế giới (1963), bộ tứ đều còn rất trẻ. John Lennon và Ringo Starr 23 tuổi, Paul McCartney 21 tuổi và George Harrison 20 tuổi. Brian Epstein là người gắn kết những chàng trai trẻ này với nhau như thuần chế bốn con ngựa hoang thành đàn. Brian Epstein được coi như thành viên thứ 5 của ban nhạc. Nguyên nhân cái chết của người này là rượu và thuốc kích thích. Một cú sốc định mệnh đối với số phận của ban nhạc huyền thoại.
Nhưng bi kịch và cay đắng hơn cả là cuộc tranh giành quyền lợi khi giải tán nhóm. Cuộc chiến giữa các luật sư này dai dẳng, quyết liệt và bất chấp thủ đoạn. Nó kéo dài còn hơn cả thời gian tồn tại của ban nhạc. Nó làm cho cả bốn người này bị nghèo đi và giúp các luật sư giàu lên. Khi tương lai nghệ thuật của nhóm không còn và tình người cũng cạn kiệt thì vấn đề cần phải giải quyết chỉ còn là chuyện pháp lý liên quan đến tiền bạc. Cái kết cục cay đắng và cả đầy bi hài của The Beatles không đến đột ngột mà là kết quả của một quá trình diễn ra trong thời gian không dài nhưng cũng không ngắn. Ai cũng ngậm ngùi là ban nhạc này lẽ ra xứng đáng có được kết cục khác. Điều khiến mọi người cảm thấy được an ủi là những nhạc phẩm của The Beatles vẫn duy trì được sức quyến rũ của chúng theo thời gian. Nửa thế kỷ qua đã như thế và cả trong tương lai nữa chắc chắn sẽ vẫn còn được như thế./.
Cái kết cục cay đắng và cả đầy bi hài của The Beatles khiến ai cũng ngậm ngùi. Điều khiến mọi người cảm thấy được an ủi là những nhạc phẩm của The Beatles vẫn duy trì được sức quyến rũ của chúng suốt nửa thế kỷ qua.
Để có thêm thông tin về Ban nhạc huyền thoại này, cùng với bài viết trên củ tác giả Dạ Thảo, BBT xin đưa thêm bài viết sau đây:
Trong bài viết “John Lennon – thủ lĩnh The Beatles, huyền thoại âm nhạc mãi mãi tuổi 40″ đăng trên nguồn (https://laodong.vn/van-hoa) của tác giả Hướng Dương, đã viết:
42 năm trước – ngày 8.12.1980 – huyền thoại âm nhạc John Lennon bị fan cuồng ám sát khiến thế giới bàng hoàng. Tạp chí TIME từng ví ngày thủ lĩnh The Beatles ra đi là “ngày âm nhạc đã chết”. Nhưng cho đến hiện nay, âm nhạc của cá nhân John Lennon và những năm tháng huy hoàng gắn liền với The Beatles vẫn được coi là bất tử.
“Linh hồn” của ban nhạc Rock lớn nhất thế kỷ 20
Nhắc đến The Beatles, người đầu tiên mà công chúng nhớ đến chắc chắn là John Lennon. Không chỉ bởi anh là giọng nam chính, người sáng tác chính (cùng Paul McCartney), mà còn vì John Lennon là người có công lớn nhất trong việc thành lập ban nhạc – được coi là thủ lĩnh của The Beatles.
Với tiền thân là nhóm The Quarrymen được John Lennon thành lập năm 15 tuổi cùng một số bạn học, The Beatles hoàn thiện đội hình 4 thành viên vào năm 1962, gồm John Lennon, Paul McCartney, George Harrison và tay trống Ringo Starr.
Trong thời kỳ đỉnh cao, John Lennon đã cùng The Beatles thay đổi diện mạo lịch sử âm nhạc thế giới. 4 chàng trai đầu nấm, mặc vest lịch lãm đến từ thành phố cảng Liverpool đã tạo nên cơn sốt “Beatlemania”, chinh phục những đỉnh cao âm nhạc mà chưa từng nghệ sĩ nào đạt được.
Với sức sáng tạo đáng kinh ngạc của cặp bài trùng viết nhạc John Lennon – Paul McCartney, album đầu tiên của nhóm “Please Please Me” (phát hành 1963) thống lĩnh bảng xếp hạng âm nhạc nước Anh thời điểm đó. Các đĩa đơn tiếp theo của họ nối dài thành tích, và The Beatles đã viết lại lịch sử âm nhạc của xứ sở sương mù.
Năm 1964, việc The Beatles lần đầu xuất hiện trên sóng truyền hình Mỹ trước hơn 70 triệu khán giả được truyền thông Mỹ ví von như “Cuộc xâm lăng của nước Anh”.
Đây cũng là thời điểm The Beatles trở thành ban nhạc nổi tiếng nhất hành tinh. Âm nhạc của 4 “tứ quái” nước Anh như liều thuốc tinh thần cứu thế giới khỏi sự buồn chán, trong một thập niên ảm đạm của chiến tranh và tan vỡ.
The Beatles cũng là nhóm khởi đầu cho những “cuộc cách mạng” trong âm nhạc. Họ khởi xướng việc thực hành nhiều kỹ thuật mới trong phòng thu, như sampling, double tracking, backmasking, máy ghi âm nhiều rãnh.
MV cũng dần trở lên phổ biến sau khi 4 chàng trai thành phố cảng Liverpool ghi hình những video nhạc Pop đầu tiên, “Paperback Writer” và “Rain”.
Ngày nay, các nghệ sĩ hàng đầu có thể biểu diễn ở một sân vận động hàng trăm nghìn khán giả với hiệu ứng thị giác mãn nhãn. Nhưng sự thực, chính The Beatles mới là những người tiên phong biểu diễn trong một sân vận động lấp kín 55.000 chỗ ngồi.
Năm 1970, ban nhạc tan rã trong sự tiếc nuối của hàng triệu khán giả toàn cầu, nhưng hàng trăm bản nhạc huyền thoại, từ chủ đề tình yêu đôi lứa, đến những ca khúc mang âm hưởng thời cuộc với ca từ nổi loạn mà John Lennon và The Beatles để lại vẫn là vô giá.
Tấm ảnh 4 thành viên băng qua đường chụp cho bìa album cuối cùng của họ, “Abbey Road” (1969), trở thành một trong những bìa album đẹp nhất mọi thời đại.
Album không đề tên ban nhạc The Beatles, nhưng Giám đốc sáng tạo Apple, Records Kosh, cho rằng “không cần phải viết tên của ban nhạc lên trang bìa vì họ là nhóm nghệ sĩ nổi tiếng nhất thế giới”.
Gã mộng mơ yêu hòa bình
The Beatles có lẽ được nhớ đến nhiều nhất bởi những bản tình ca, nhưng với riêng John Lennon, cuộc đời sống với âm nhạc của anh còn mang dấu ấn của những ca khúc phản chiến bất hủ.
Đặc biệt là sau khi The Beatles tan rã, John Lennon và người vợ thứ hai Yoko Ono đã thể hiện mạnh mẽ hơn nữa ước mơ về một thế giới hòa bình và phản đối chiến tranh.
Bằng những ca khúc kinh điển “Give peace a chance” (1969) và “Imagine” (1971), John Lennon được cả thế giới tôn vinh là đại sứ của hòa bình, và các ca khúc của anh thì len lỏi khắp mọi nơi như thánh ca của phong trào phản chiến những năm 70.
“Give peace a chance” được sáng tác khi John Lennon và Yoko Ono tiến hành chiến dịch biểu tình “Bed-Ins for Peace” trong tuần trăng mật của họ, nhằm phản đối cuộc chiến tranh ở Việt Nam.
Hay những ca từ của “Imagine” vẫn còn vang vọng cho đến ngày nay về ước mơ hoà bình của John Lennon – một thế giới không có người giàu kẻ nghèo, không phân chia giai cấp, ai cũng lao động và có cuộc sống hạnh phúc.
John Lennon được gọi là “kẻ mộng mơ” bởi thực tế, cho đến ngày nay, vẫn còn đâu đó trên thế giới những cuộc xung đột không hồi kết, ước mơ của người đàn ông 40 tuổi chưa thành sự thực.
Nhưng có lẽ chính vì vậy mà âm nhạc của John Lennon sống mãi, trở thành nỗi khắc khoải, trở thành ngọn đuốc dẫn đường cho những kẻ mộng mơ giống như anh, tiếp tục giữ niềm tin về một thế giới hoà bình.
Năm 2002, John Lennon được khán giả đài BBC bầu chọn đứng thứ 8 trong danh sách 100 người vĩ đại nhất nước Anh. Năm 2008, anh đứng top 5 trong số những ca sĩ vĩ đại nhất mọi thời đại được tạp chí Rolling Stone bình chọn.
Và đến năm ngoái, The Beatles và John Lennon vẫn được Billboard bình chọn là nghệ sĩ vĩ đại nhất lịch sử âm nhạc toàn cầu.
Đi dọc chiều dài của lịch sử Tân nhạc Việt Nam hơn 70 năm qua. đề tài sáng tác bài hát về Hà Nội luôn luôn hấp dẫn và sôi động. Nhân kỷ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, Hội Âm nhạc Hà Nội đã kết hợp với Nhà Xuất bản Âm nhạc cho ra mắt cuốn sách nhạc khá đồ sộ 1000 ca khúc Thăng Long-Hà Nội do Nhạc sĩ Nguyễn Thuỵ Kha tuyển chọn và biên soạn. Có thể coi cuốn sách như một cuốn biên niên sử về ca khúc Hà Nội, song cho đến bây giờ vẫn chưa xác định được ai là tác giả bài hát về Hà Nội đầu tiên trước khi ra đời Thăng Long hành khúc ca của nhạc sĩ Văn Cao và Hội nghị Diên hồng của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước sáng tác cùng một số tác giả khác vaò giữa những năm 40 của thế kỷ trước. Tuy vậy, số lượng bài hát về Hà Nội vẫn không ngừng tăng lên về số lượng và chất lượng để tất cả chúng ta đều thừa nhận Hà Nội là một thủ đô có nhiều bài hát hay nhất và hầu như không một nhạc sĩ nào là không có bài hát viết về Hà Nội. Hà Nội hiện lên với tất cả vẻ đẹp đa sắc màu trong các trong các loạ hình thanh nhạc từ Hợp xướng, hợp xướng không nhạc đệm đến các hình thức thính phòng, phong cách dân gian- đương đại với đủ góc độ đề tài dành cho nhiều lứa tuổi,,, Song trên hết đều toát lên trong nội dung là niềm lạc quan, vững bước đi lên của một Hà Nội ngàn năm văn hiến, hào hoa, thanh lịch và anh hùng.
Chúng ta có thể thấy điều đó trong 3 giai đoạn lịch sử sau:
1-Giai đoạn 1945-1954
Đây là giai đoạn Hà Nội làm cách mạng Tháng 8 và tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp. Trong giai đoạn này, những bài hát hay nhất về một Hà Nội hào hùng đã ra đời từ bài ca Mười chín Tháng Tám sáng tác của Xuân Oanh đã xuất hiện những bài hát về đề tài kháng chiến của ngưởu Hà Nội, tiêu biểu là những bài ca mang tính dự báo về một Hà Nội chiến thắng, quân ta trở về giả phóng Thủ đô như Tiến về Hà Nội của nhạc sĩ Văn Cao, Ngày về của Lương Ngọc Trác (thơ Chính Hữu) Sẽ về thủ đô của Huy Du… và một hiện tượng lạ kỳ với sự xuất hiện bản trường ca về Hà Nội đầu tiên, đó là bản Người Hà Nội của Nguyễn Đình Thi, một tác phẩm xuất chúng về cả nội dung lẫn hình thức, đánh dấu mốc son chói ngời mở ra một trang sử mới cho dòng ca khúc viết về Hà Nội.
2-Giai đoạn 1954-1975
Sau những những bản tình ca về một Hà Nội hoà bình trong xây dựng là đấu tích của một Hà Nội chiến thắng được ghi đậm trong những bài hát về Hà Nội anh hùng gắn với những sự kiện lịch sử như các bài hát Hà Nội Điện Biên Phủ trên không, Hà Nội những đêm không ngủ của nhạc sĩ Phạm Tuyên, Tình yêu Hà Nội của Hoàng Vân, Hà Nội trái tim ta của Trọng Bằng, Tiếng nói Hà Nội của Văn An (ý thơ Cảnh Trà), Hà nội trên tầm cao chiến thắng của Tân Huyền…và nổi bật với Hà Nội niềm tin hy vọng của Phan Nhân.
3- Giai đoạn từ 1975 đến nay
Giai dọan này đáng ghi nhận là chủ đề vêh Hà Nội rất đa dangh được thể hiện rõ nét trong phong cách dân gian đương đại với những bài hát tiêu biểu của các thế hệ nhạc sĩ như Vĩnh Cát với Hà Nội của ta,Ngôi sao Hà Nội, Mãi vẫn là Tuổi thơ tôi, Hà Nội của Nguyễn Cường sau đó là những Cảm xúc tháng Mười của Nguyễn Thành (thơ Tạ Hữu Yên), Tháng Mười Hà Nội của Trương Ngọc Ninh, Hà nội làng lúa , làng hoa của ngọc khuê,,,Tiếp đó là những khúc tình ca về Hà Nội mà chúng ta không quên đó là Hà Nội mùa Thu của Vũ Thanh, Nhớ mùa Thu Hà Nội của Trịnh Công Sơn và đại diện tiêu biểu cho ca khúc Hà Nội thời kỳ này là Nhớ về Hà Nôi sáng tác của nhạc sĩ Hoàng Hiệp và Hà Nội linh thiêng hào hoa của nhạc sĩ Lê Mây, các nhạc sĩ này đã đươch ghi nhận qua Giải thưởng Bùi Xuân phái của thành phố Hà Nội. Những năm gần đây xuất hiện nhiều nhạc sĩ trẻ như Anh Quân, Đõ Bảo, Lê Minh Sơn, Nguyễn Đức Cường, Nguyễn Vĩnh Tiến, Trịnh Minh Hiền cùng một số nhạc sĩ trẻ khác của Hội Âm nhạc Hà nội đã đóng góp nhiều ca khúc mới trẻ trung và đa dạng cho dòng chảy ca khúc về Hà Nội trong đó không thể quên phần đóng góp của những bài hát từ các cuộc thi Thanh âmHà Nội làm cho ca khúc về Thủ đô ngày càng phông phú về đề tài và phong cách âm nhạc.
Như vậy, đằng sau mỗi ca khúc nổi tiếng viết về Hà Nội là một dấu ấn lịch sử, sự gắn kết này không chỉ để lại trong nội dung mà cả về phong cách bút pháp mang dấu ấn của sự phát triển âm nhạc của thời đại và trên hết là những khúc hát tự hào của mỗi người Hà Nội chúng ta về niềm tin, hy vọng tồn tại với tư cách một khúc Tráng ca đóng góp cho lịch sử phát triển của âm nhạc nước nhà. Hy vọng con đường phia trước của âm nhạc Hà Nội sẽ là sự góp mặt của tất cả các loại hình âm nhạc đặc biệt là âm nhạc thính phòng giao hưởng và các hình thức âm nhạc kinh viện khác như ca kịch (opera), thanh xướng kịch (oratorio) và các hình thức âm nhạc khác nữa tạo thế đứng cho âm nhạc Hà Nội một thế vững chãi trên đường hội nhập với phương châm Dân tộc, hiện đại.
Câu chuyện tình yêu nổi tiếng và bài dân ca được yêu thích của một thị trấn ở Ireland, đã truyền cảm hứng cho một lễ hội thường niên nhằm tôn vinh vẻ đẹp và đức hạnh của người phụ nữ.
Cận cảnh bức tranh “Woman and Roses” (Cô Gái và Hoa Hồng), năm 1879, của họa sỹ Auguste Toulmouche. (Ảnh: Tư liệu công cộng)
Nhưng không chỉ vẻ đẹp của nàng đã chinh phục được tôi;
Ôi không, sự ngay chính trong đôi mắt nàng luôn bừng sáng,
Điều đó khiến tôi yêu nàng Mary, Bông hồng của Tralee.
Cứ mỗi năm kể từ năm 1959, thị trấn Tralee ở Ireland lại tôn vinh lịch sử và văn hóa phong phú của mình bằng cách tổ chức lễ hội The Rose of Tralee International Festival (Lễ hội Quốc tế Bông hồng Tralee). Lễ hội này diễn ra trong nhiều ngày, nổi bật với âm nhạc truyền thống Ireland, các cuộc diễn hành, và hội chợ nghệ thuật. Sự kiện chính là cuộc tuyển chọn “Bông hồng Tralee” — một cuộc thi dành cho phụ nữ nhằm tìm kiếm người được trao vương miện “The Rose of Tralee.” Mỗi cô gái chiến thắng đều sở hữu nhân cách và vẻ đẹp nội tâm tuyệt vời, giúp cô trở thành đại sứ lý tưởng cho các sự kiện liên quan đến lễ hội này trong tương lai.
Kể từ khi ra mắt, The Rose of Tralee International Festival đã trở thành một trong những sự kiện lớn nhất và kéo dài nhất đất nước. Cảm hứng của lễ hội này đến từ một nguồn độc đáo — một bản ballad dân ca Ireland từ thế kỷ 19. Bản tình ca kể về một chàng trai yêu say đắm một cô gái, và chính vẻ đẹp đức hạnh của nàng đã khiến anh đặt tên cho nàng là “Bông hồng Tralee.”
Vậy, nàng Mary — nguyên mẫu của “Bông hồng Tralee,” người từng truyền cảm hứng cho lễ hội nổi tiếng này là ai?
Một giai thoại ở Tralee
Được viết vào khoảng thế kỷ 19, “The Rose of Tralee” (Bông Hồng Tralee) là một bản ballad dân ca của Ireland, và câu chuyện gốc vẫn còn là điều bí ẩn suốt hơn 100 năm qua. Bản tình ca với nhân vật chính hát về một cô gái ở thị trấn Tralee tên là Mary. Cô có nụ cười, giọng nói dịu dàng và tính cách ngay chính khiến anh thán phục. Anh say mê vẻ đẹp của Mary đến nỗi tôn vinh nàng với danh hiệu “Bông hồng Tralee.”
Ngay cả trong thế kỷ 21, bài hát này cũng từng được gán cho nhiều người khác nhau. Một số người tin rằng, lời bài hát là do nhà thơ Edward Mordaunt Spencer, một thi sỹ sống vào giữa thế kỷ 19 viết, và nhà soạn nhạc kiêm nghệ sỹ vĩ cầm Charles William Glover, sống cùng thế kỷ 19, là người phổ nhạc.
Nhiều người khác lại tin rằng, nguồn gốc thực sự của bài hát được tìm thấy trong một giai thoại địa phương ở Tralee. Người ta cho rằng một thi sỹ người Ireland tên là William Pembroke Mulchinock, sinh khoảng năm 1820 ở Tralee, đã viết những lời này như một lời tri ân dành cho người hầu gái theo đạo Công Giáo tận tâm của gia đình.
Mặc dù ông Mulchinock sống ở Tralee khoảng 20 năm đầu đời, nhưng sau đó ông đã chuyển đến New York. Cuối cùng, ông trở về quê nhà và giúp thành lập tờ báo Kerry Star, đặt theo tên quận nơi thị trấn Tralee tọa lạc — Quận Kerry, một phần của tỉnh Munster, Ireland. Tờ báo định kỳ này cũng là tờ báo Công Giáo đầu tiên trong vùng.
Mức độ nổi tiếng của bài hát này ngày càng tăng trong thế kỷ 20, và cuối cùng được công nhận như một tác phẩm tiêu chuẩn trong vô số những đóng góp của Ireland cho nền âm nhạc dân gian. Khi độ phổ biến của bài hát tăng lên, thì cuộc tranh luận về nguồn gốc của nó lại tiếp tục.
Trở thành một đóa hồng
Vào năm 1957, một nhóm các chuyên gia kinh doanh ở địa phương Tralee đã cùng nhau nghĩ cách để nâng cao tinh thần của thị trấn. Trong suốt những năm 1920, Quận Kerry chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc nội chiến đang diễn ra ở Ireland, khiến cho nhiều cư dân Tralee phải rời bỏ quê hương. Các thương nhân muốn khởi xướng một sự kiện gì đó nhằm tôn vinh lịch sử Tralee và khuyến khích những người tha hương trở về nhà.
Trong vài năm đầu, lễ hội này được gọi là “Race Week Carnival” (Lễ hội Tuần lễ Đua xe), và trùng với một trong những thời điểm bận rộn hơn của thị trấn Tralee trong các sự kiện đua ngựa. Không lâu sau, những người phụ trách việc lập kế hoạch cho lễ hội này, như giám đốc điều hành Dan Nolan của tờ báo The Kerryman, muốn tổ chức một sự kiện độc lập.
Đến năm 1959, lễ hội “The Rose of Tralee Festival” ra đời — lễ kỷ niệm di sản Ireland đặt theo tên của một trong các tác phẩm âm nhạc dân gian được yêu thích nhất của quốc gia này.
Kể từ sự kiện mở màn vào năm 1959, đỉnh cao của lễ hội là cuộc tuyển chọn Bông hồng Tralee. Cuộc thi này nhằm tìm kiếm một cô gái gốc Ireland có những đức tính của người phụ nữ trong bài hát nói trên. Ban giám khảo của sự kiện sẽ tìm hiểu “khát vọng, hoài bão, và trí tuệ” của các thí sinh, và chọn ra người chiến thắng, giống như nàng Mary, vừa “đáng yêu vừa ngay chính.” Sự kiện này khác biệt với một số cuộc thi sắc đẹp thông thường. Cô gái đăng quang trong cuộc thi “Hoa hồng Tralee” sẽ đại diện cho vẻ đẹp của nhân cách cao quý và những đức hạnh nội tâm, đồng thời trở thành đại sứ cho các sự kiện “Hoa hồng Tralee” trong tương lai.
Dù khởi đầu chỉ là một sự kiện địa phương, nhưng cuộc thi này đã có bước chuyển mình đáng kể, và hiện được gọi là “The Rose of Tralee International Festival” (Lễ hội Quốc tế Hoa hồng Tralee), do phạm vi tiếp cận ngày càng mở rộng. Giờ đây, người dân từ khắp nơi trên thế giới đổ xô đến sự kiện này. Mặc dù trước đây cuộc thi chỉ dành cho phụ nữ Ireland tại địa phương, nhưng giờ đây, các cô gái trẻ mang dòng máu Ireland từ bất cứ đâu trên thế giới, đều có thể tranh tài để được trao vương miện “Bông hồng Tralee” chính thức.
Dự kiến diễn ra từ ngày 16/08-20/08 năm nay, cuộc thi Rose of Tralee năm 2024 hiện đang nhận hồ sơ ghi danh tham dự.
Tìm kiếm sự thật trong một giai thoại Ireland
Năm 2019, nhân dịp kỷ niệm 60 năm thành lập sự kiện này, những người điều phối lễ hội muốn làm một điều gì đó có ý nghĩa lịch sử đặc biệt. Vì bí ẩn về bài hát “The Rose of Tralee” (Bông Hồng Tralee) vẫn xoay quanh tên gọi của lễ hội này, cho nên họ quyết định mời nhà ngôn ngữ học pháp y Andrea Nini nghiên cứu sâu hơn về quá khứ của bài hát.
Ông đã thành lập một nhóm cộng sự để giúp mình nghiên cứu, và sau một năm dài nỗ lực, ông kết luận rằng bài dân ca “The Rose of Tralee” (Bông Hồng Tralee) ban đầu là một bài thơ do ông William Pembroke Mulchinock sáng tác. Ông là nhân vật chính trong giai thoại địa phương Tralee nói trên. Về sau, tác giả Edward Mordaunt Spencer đã xuất bản bài thơ này trong một trong các tuyển tập cá nhân, cuốn “The Heir of Abbotsville” (Người Thừa Kế của Gia Tộc Abbotsville) phát hành vào năm 1846, dẫn tới sự nhầm lẫn về tác giả gốc.
Vào năm 2019, một sự kiện nhằm vinh danh ông William mang tên “Hội thảo chuyên đề về Mulchinock” được Lễ hội Quốc tế Hoa hồng Tralee tổ chức. Đây là năm thứ hai diễn ra hội thảo này. Các khách mời tề tựu để lắng nghe các nhà sử học và chuyên gia địa phương trình bày các nghiên cứu về gia tộc Mulchinock cùng những đóng góp của họ cho cộng đồng Quận Kerry. Một trong những người thuyết trình thuộc nhóm nghiên cứu của tiến sỹ Nini là giám đốc nghệ thuật biểu diễn kiêm điều phối viên của buổi hội thảo, ông Bryan Carr.
Ông đã chứng minh được lịch sử trao đổi thư từ lâu dài giữa nhà thơ William và nhiều nhà xuất bản, tờ báo, và biên tập viên. Ông Carr phát hiện rằng, ông William đã gửi một trong những bài thơ của mình, “Smile, Mary My Darling” (Cười Lên Nào, Marry Yêu Dấu của Tôi) cho một nhà soạn nhạc người Anh vào đầu những năm 1840. Nhà soạn nhạc này là ông Stephen Ralph Glover, và rồi ông Glover đã cộng tác cùng anh trai mình, nhà thơ Charles, để phổ nhạc cho bài thơ của tác giả William. Cả hai người đều hợp tác với ông Edward Mordaunt Spencer để chuyển thể bài thơ này thành tác phẩm âm nhạc. Điều này cho thấy cả 2 lý thuyết ban đầu đều có phần đúng. Dẫu vậy, thông qua bài thơ của mình, ông Mulchinock mới đúng là tác giả đã viết nên lời bài hát “The Rose of Tralee.”
Vậy nàng Mary đáng yêu và đoan chính trong bài hát này, với “sự ngay chính trong đôi mắt nàng luôn bừng sáng” là ai mà khiến cho chàng William phải lòng nàng?
Người phụ nữ trong câu hỏi trên chính là người hầu gái theo đạo Công Giáo của nhà Mulchinock, cô Mary O’Connor, con gái của một thợ đóng giày. Sau này, cô trở thành mối tình đầu đắm say của ông William.
Cầm trên tay tập ca khúc “Màu áo chú bộ đội”-100 ca khúc thiếu nhi do nhà giáo, nhạc sĩ Hoàng Giai và nhà báo Fan Fương sưu tầm, tuyển chọn, tôi rất xúc động. Nhạc sĩ Hoàng Giai năm nay đã bước sang tuổi 90 nhưng ông vẫn rất phong độ, minh mẫn. Ông đã cho tôi một cái nhìn đặc biệt về tuổi tác và sự lao động nghệ thuật, sự cống hiến với những thanh âm hữu ích trong cuộc sống.
Tỏa sáng phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ
Mỗi lần được trò chuyện với ông, tôi càng hiểu mỗi chúng ta nên tự sắp xếp thời gian và khơi thông mạch cảm xúc, khơi thông tư duy của mình, nhất là người làm công tác văn học-nghệ thuật. Từ buổi gặp mặt và hiểu biết về ông, tôi đã sáng tác tặng lão nhạc sĩ họ Hoàng bài thơ có câu: Cây xanh xanh thềm nhà số 4/ Hoa đại rưng rưng mây trắng/ Nụ cười ôm tròn mái nắng nghiêng nghiêng/ Ngoài chín mươi niên/ Hoàng Giai tinh khôi cửa mở/ Như ngày theo bước chân “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên”/ Mở tay nắm bàn tay Hoàng nhạc sĩ/ Đã trong lòng hoa-nhạc rung rinh.
Tuyển tập “Màu áo chú bộ đội” là sự tập hợp những ca khúc hay viết cho thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi với người chiến sĩ. Trong lời nói đầu, nhóm biên soạn viết: “Trong suốt chiều dài lịch sử, nước ta đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh chống giặc, giữ nước. Từ ngày có Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh và Bác Hồ kính yêu lãnh đạo, nhân dân và Quân đội ta đã tiến hành thắng lợi các cuộc kháng chiến với những chiến công hiển hách. Truyền thống yêu nước chống xâm lăng của quân, dân ta được tiếp nối qua nhiều thế hệ, đến hôm nay vẫn đang được phát huy, mà một trong những yếu tố để giữ gìn được truyền thống đó chính là giáo dục lòng yêu nước từ tuổi măng non. Hình tượng Bác Hồ và anh bộ đội luôn là nguồn cảm hứng vô tận cho các sáng tạo văn học-nghệ thuật, mà ca khúc thiếu nhi là một phần trong đó. Trong công tác giáo dục thiếu nhi, hình ảnh Bác Hồ và hình ảnh anh bộ đội luôn được nhắc tới, in đậm trong tình cảm và tâm trí nhiều thế hệ măng non đất nước…”.
Nhạc sĩ Hoàng Giai. Ảnh: MINH THU
Về chủ đề Bác Hồ với thiếu nhi, nhạc sĩ Hoàng Giai đã sưu tầm, biên soạn hai tập ca khúc: “Em mơ gặp Bác Hồ” (Nhà xuất bản Văn hóa-Thông tin, xuất bản năm 2005) và 100 ca khúc đặc sắc thiếu nhi với Bác Hồ (Nhà xuất bản Âm nhạc, năm 2011). Riêng chủ đề thiếu nhi với Bộ đội Cụ Hồ, ông và nhà báo Fan Fương đã sưu tầm, tuyển chọn 100 ca khúc của nhiều thế hệ nhạc sĩ qua 3 cuộc kháng chiến để xuất bản tập ca khúc “Màu áo chú bộ đội”.
Đó là những tâm huyết của nhạc sĩ Hoàng Giai và nhà báo Fan Fương dành cho các thế hệ Bộ đội Cụ Hồ cũng như các cháu thiếu nhi.
“Màu áo chú bộ đội” như là một cuộc tổng duyệt các ca khúc thiếu nhi về đề tài bộ đội. 100 ca khúc của 100 tác giả, trong đó có những tác giả tên tuổi đã cho thấy sự dày công của người biên soạn. Riêng với nhạc sĩ Hoàng Giai, ca khúc “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” của ông đã từ lâu thân thuộc với thiếu nhi: Đi theo bước chân anh hùng, nhịp nhàng hát “Hành quân xa”/ Rung rinh cành lá ngụy trang, ngân vang câu “Hò kéo pháo”/ Trên vai em, gió bay phấp phới khăn quàng/ Trong tim em, lửa sáng Điện Biên anh hùng/ Yêu thiết tha hòa bình, mái trường rộn vang tiếng hát/ Lấp lánh ngôi sao vàng “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên”… Ca từ và giai điệu của Hoàng Giai đã góp phần tạo nên sự sinh động, lung linh trong “Màu áo chú bộ đội”.
Tuyển tập “Màu áo chú bộ đội” đã cho thấy con mắt xanh của người tuyển chọn. Từng nét nhạc, mỗi ca từ đều hết sức gần gũi, thân thương: Cháu thương chú bộ đội/ Nơi rừng sâu biên giới/ Cháu thương chú bộ đội/ Canh giữ ngoài đảo xa/ Cho chúng cháu ở nhà/ Có mùa xuân nở hoa/ Cho tiếng hát hòa bình/ Vang trời xanh quê ta (“Cháu thương chú bộ đội”-Hoàng Văn Yến). Bố về mấy bữa/ Ngày mai lên đường/ Ba lô to bự/ Nằm ở góc giường/ Bé đứng bé nhìn/ Nhìn thôi chưa thú/ Bé nhảy tót lên/ Ghé vai mang thử/ Con chim ngoài cửa/ Ngóng cổ ghé nhìn/ Mấy lần bé cố/ Mà vẫn chưa lên/ Gió vào cửa sổ/ Dừng chân bên hè/ Thấy bé nằm ngủ/ Ôm trong ba lô (“Ba lô của bố”-ý thơ: Vương Trọng, nhạc: Hồ Hoàng). Chú bộ đội ở trên điểm tựa/ Gặp cơn mưa rơi xuống bất ngờ/ Mưa vây quanh như là lũ trẻ/ Chú mỉm cười ngỡ thành trẻ thơ/ Mưa đang hát, mưa đang reo/ Tiếng mưa rơi rộn ràng/ Nhịp nhàng như đang múa/ Mưa đang bay, mưa đang lượn/ Chú bộ đội mỉm cười/ Cất tiếng hát cùng mưa (“Chú bộ đội và cơn mưa”-Tô Đông Hải). Vai chú mang súng, mũ cài ngôi sao đẹp xinh/ Đi trong hàng ngũ chú hành quân trông thật nhanh/ Chú bộ đội chúng cháu yêu chú lắm/ Súng chắc trong tay chú canh giữ cho hòa bình (“Chú bộ đội”-Hoàng Hà)…
Nhạc sĩ Hoàng Giai tặng nhà văn Phùng Văn Khai (bên trái) sách nhạc “Màu áo chú bộ đội”. Ảnh: MINH THU
Sự tinh tế của nhạc sĩ Hoàng Giai và nhà báo Fan Fương trong tuyển tập này chính là sự đồng điệu về tâm hồn với người sáng tác. Sáng tác âm nhạc cho thiếu nhi xưa nay vốn rất khó. Vậy mà ở đây đã góp mặt rất nhiều tên tuổi nhạc sĩ nổi tiếng như: Diệp Minh Tuyền, Hoàng Hà, Huy Thục, Doãn Nho, Phan Nhân, Nguyễn Đức Toàn, Cao Việt Bách, Phạm Trọng Cầu, Văn An, Hoàng Vân, Hồng Đăng, Dân Huyền, Thái Cơ, Trọng Bằng, Văn Chung, Phong Nhã, Phạm Tuyên, Thế Song, Đoàn Bổng, Văn Dung… đã cho thấy tấm lòng của các nhạc sĩ dành cho thiếu nhi luôn ở trong trái tim đã cất tiếng thành âm nhạc.
Cũng hiếm có người say mê âm nhạc như nhạc sĩ Hoàng Giai và nhà báo Fan Fương. Hai vị đồng tác giả đã dành thời gian và tâm huyết, nhất là sự cảm thụ âm nhạc tinh tế, sự đồng điệu của con tim khi thực hiện tuyển tập. Nhạc sĩ Doãn Nho trong Lời giới thiệu viết: “Tôi thật sự vui mừng khi đọc tập ca khúc thiếu nhi “Màu áo chú bộ đội”. Vui vì những bài ca đáp ứng đúng nhu cầu hiện nay, đồng thời gợi lại kỷ niệm xa xưa cách đây 60-70 năm của thế hệ chúng tôi. Bài “Màu áo chú bộ đội”-một bài hát hay, hội tụ khá nhiều thủ pháp sáng tạo điển hình của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý. Tôi hy vọng bài hát sẽ được sinh viên Khoa Lý luận phê bình âm nhạc phân tích kỹ và rất có thể trở thành điểm sáng trong các luận văn tốt nghiệp. Tên bài hát xứng đáng được trở thành tên của tập ca khúc này!”.
Thực là những lời nhận xét thấu tình đạt lý.
Bìa cuốn “Màu áo chú bộ đội”. Ảnh: MINH THU
Nhạc sĩ Hoàng Giai là người khá đặc biệt. Ông sinh năm 1934, tại Thạch Bàn (Long Biên, Hà Nội), sớm tham gia hoạt động âm nhạc tại Trường Sư phạm Việt Bắc ở Thái Nguyên những năm 1950-1951, tham gia ban nhạc của trường (thổi sáo). Tiếp đó, ông vinh dự được học nhạc từ Giáo sư Nguyễn Hữu Hiếu ở Trường Sư phạm Khu học xá Trung ương (Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc) năm 1951-1953. Từ năm 1956 đến 1958, ông làm cán bộ chuyên trách công tác Đội của Đoàn Thanh niên, là Bí thư Liên chi đoàn, Tổng phụ trách Đội Khu học xá Trung ương. Sau đó, ông làm công tác Đội ở Hải Phòng từ năm 1958 đến đầu năm 1974. Mùa Xuân 1974, từ Trưởng ban Thiếu nhi Thành đoàn Hải Phòng, ông được điều về Trường Đoàn Trung ương (nay là Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam) làm nhiệm vụ giảng dạy công tác Đội, là Phó trưởng khoa, Trưởng khoa Thiếu nhi. Thời gian 1979-1981, ông tham gia Đoàn chuyên gia Thanh niên đầu tiên của Trung ương Đoàn giúp bạn Campuchia xây dựng Đội Thiếu niên cách mạng Campuchia. Năm 1981, ông là Ủy viên Hội đồng Đội Trung ương khóa I… Một phác thảo như vậy để thấy được sức lao động nghệ thuật bền bỉ của Hoàng Giai trong suốt thời gian sáng tác và công tác.
Trong các cuộc làm việc với nhà giáo, nhạc sĩ Hoàng Giai, tôi luôn cảm nhận được trái tim nồng hậu, nóng ấm của ông dành cho thiếu nhi và âm nhạc. Điều đó thể hiện trách nhiệm và niềm tin, vun đắp những điều tốt đẹp nhất cho thế hệ măng non-những chủ nhân tương lai của đất nước. Phẩm chất nhà giáo và phẩm chất nghệ sĩ luôn hòa quyện trong tâm hồn của nhạc sĩ Hoàng Giai. Trong con người ông luôn có những chuyển động và sự rèn luyện không ngừng cả về tâm hồn bên trong và sắc vóc bên ngoài. Lứa các ông, những người từng trải qua các cuộc trường chinh chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ tới công cuộc xây dựng hòa bình hôm nay luôn là những tấm gương sáng để thế hệ đi sau học tập.
Kháng chiến toàn quốc bùng nổ ngày 19/12/1946 ở Hà Nội, cuộc ra đi để lại đô thành “nghi ngút khói sau lưng” sau đó đã ngay lập tức dấy lên một cảm thức hướng tới ngày trở về trong những người đi kháng chiến và tản cư. “Ngày về” đã trở thành từ khóa cho những bài ca thời kháng chiến chống Pháp, đặc biệt tô đậm hình ảnh Hà Nội, nơi còn lưu giữ ấn tượng về một thời khắc nước Việt Nam tuyên bố độc lập chưa xa. Dòng chảy những bài hát này có khi băng băng như sông Hồng cuồn cuộn, có khi tinh tế như con suối róc rách tâm tư của những người đi kháng chiến ở rừng núi dõi mắt về Thủ đô.
“Đêm nay mơ thấy về Hà Nội”
Bài thơ Ngày về của Chính Hữu ra đời ngay sau khi Trung đoàn Thủ đô rút khỏi Hà Nội đầu năm 1947 lập tức được những người lính yêu thích vì khẩu khí ngang tàng, kiêu hãnh, hợp tâm tình thế hệ thanh niên mới rời ghế nhà trường chưa lâu. “Có đoàn người lên đóng trên rừng sâu. Đêm nay mơ thấy trở về Hà Nội. Bao giờ trở lại?”. Bài thơ được Lương Ngọc Trác phổ nhạc, truyền tải được không khí oai hùng nhưng đầy ắp sự lãng mạn. Nó cũng thành một hình mẫu cho nhiều bài hát cùng chủ đề, chẳng hạn đôi câu “Rách tả tơi rồi đôi giày vạn dặm. Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa” đã được nhắc lại trong bài hát khác của Huy Du là Sẽ về thủ đô: “Cất bước ra đi chiều năm xưa. Dặm dài kháng chiến quên ngày về. Bụi đường trường chinh pha mái tóc. Thốt nhớ khi đi ghi lời thề”. Không khí anh hùng ca nhiều chất lãng mạn có phần bồng bột bao trùm khá nhiều ca khúc thời kỳ này: “Sống với đô thành! Chết với đô thành! Là đoàn trai đã ra đi một chiều, nhưng ta quyết trở về chiến thắng một ngày mai” (Trở lại đô thành – Tô Hải, 1947).
Những bài ca cùng âm hưởng có thể kể: Đêm trăng nhớ Hà Nội (Nguyễn Đức Toàn), Hà Nội đây rồi! (Văn Đức, 1949) và phổ biến hơn cả là Người Hà Nội (Nguyễn Đình Thi, 1947) và Tiến về Hà Nội (Văn Cao, 1949). Cả hai bản trường ca lẫn bản hành khúc này có hiệu ứng to lớn trong quần chúng chính là nhờ sự đan quyện giữa giai điệu đẹp và lời ca mang đậm tính biểu tượng. Ngay từ những câu hát đầu tiên, chúng đã gieo vào lòng người nghe một sự định hình Hà Nội như một trung tâm của đất nước và của cuộc kháng chiến: “Đây Hồ Gươm, Hồng Hà, Hồ Tây. Đây lắng hồn núi sông ngàn năm, đây Thăng Long, đây Đông Đô, đây Hà Nội, Hà Nội mến yêu!”. Ngày trở về được khắc họa bằng những nét tưng bừng khải hoàn ca: “Mai này lớp lớp người đi thét vang vang trời khải hoàn” và “Trùng trùng say trong câu hát, lớp lớp đoàn quân tiến về… Hà Nội bừng tiến quân ca”.
Một ca khúc đậm nét sử thi còn được nhắc đến nhiều là Ba Đình nắng (Bùi Công Kỳ, thơ Vũ Hoàng Địch, 1947), hồi tưởng lại khoảnh khắc “ba mươi sáu phố ngày hôm ấy, là những nhành sông đỏ bóng cờ. Chói lọi sao vàng hoa vĩ đại, năm cánh xòe trên năm cửa ô”, được lấy lại từ bài thơ Nhớ về Hà Nội thuở vàng son của Vũ Hoàng Chương. Bài ca mang một chất liệu kịch tính có chút hoa mỹ, kết lại bằng hình dung ngày trở về trong một mùa thu: “Anh thầm tin sắp tới thu nào. Thu ngày mai thu thanh bình, đời đời sẽ hết điêu linh. Thu ngày mai thu chiến thắng, cờ vươn lên trong nắng hồng tươi”. Có cả sự hình dung pha chút ai oán về sự mất mát hi sinh: “Ngày về tươi vui! Nhưng giữa thủ đô ai chẳng ngậm ngùi. Bao mái tóc xanh ôm vành khăn trắng, bao má răn reo lệ cuốn tơi bời. Chờ chồng mong con về ngày chiến thắng, trong toán quân về đếm thiếu những ai!” (Trở lại đô thành).
Có một thực tế là những ca khúc trên hầu hết được viết vào trước năm 1950, thời điểm bắt đầu những cuộc chỉnh huấn lớn và cuộc kháng chiến vẫn ở giai đoạn “cầm cự” hoặc bước vào phòng ngự. Tính lãng mạn của chúng có lúc vấp phải sự phê bình. “Lạc quan tếu”, “chưa thấy được vai trò tất yếu của nhân dân”… là một vài nhận định nặng nề đã khép lại một giai đoạn lãng mạn trong hình dung về ngày chiến thắng tương lai.
“Hà Nội ơi, vui lên Hà Nội ơi!”
Có một hình dung ngày về nữa, đó là ngày về trong tâm tưởng của chính những người sống trong lòng Hà Nội tạm chiếm suốt 8 năm (1947-1954). Một nhạc sĩ miền Nam là Trần Văn Nhơn ra làm việc tại Ban Việt Nhạc của đài phát thanh Hà Nội giai đoạn 1948-1952 cũng có những cảm xúc về ngày huy hoàng đã qua: “Tôi nhớ tháng ngày sống nơi thủ đô hồi qua… Hà Nội yêu quý! Là chốn lịch sử ngàn năm, là trái tim của Việt Nam, là chính hồn Việt anh dũng!” (Hà Nội 49). Cũng mang cái tên Ngày về, bài hát của Hoàng Giác lại gắn với bối cảnh một cuộc trở về của một người trai tha hương chứng kiến nàng thơ đã đi về bến khác. Bài hát cũng sống trong lòng nhiều người Hà Nội với những tâm sự nhiều ẩn ý về cuộc đoàn viên: “Tung cánh chim tìm về tổ ấm, nơi sống bao ngày giờ đằm thắm! Tha thiết mong tìm về bạn cũ, những cánh chim mịt mùng bạt gió…”.
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Quỳ vốn được biết đến như một nhà sư phạm âm nhạc và viết những bài hát chủ đề lãng mạn vào đầu những năm 1950. Vào lúc chuẩn bị tiếp quản giữa năm 1954 có một bài hát lan truyền trong thanh niên Hà Nội là Hà Nội giải phóng, với bút danh Đỗ Quyên: “Hà Nội ơi! Vui lên Hà Nội ơi! Qua tám năm sống nhục nhằn u buồn. Ngày nay ta ra thoát vòng tăm tối, tung ánh tưng bừng vàng sao theo gió lên… Qua tám năm cách xa đoàn quân hùng, gặp nhau đây quanh lá cờ giải phóng. Thương nhớ vơi đầy tan trong bóng hồng tươi”.
Nổi bật nhất trong những bài ca của ngày trở về ở góc độ này là Hướng về Hà Nội (Hoàng Dương, 1954). Được viết trong một giai đoạn tương đối ngổn ngang, khi Hiệp định Geneve phân chia đất nước làm hai miền, những cuộc chia tay trong thời hạn đi lại tự do đã nảy sinh những cảm xúc đan xen giữa nỗi luyến nhớ Hà Nội và mong ngày trở về: “Một ngày tàn hương chinh chiến! Lửa khói lắng chìm, tìm về nơi bờ bến. Một ngày hồng tươi hoa lá, hát câu tình ca, nói lên lời thiết tha”. Ngày về này còn được tiếp nối bằng những mối hoài niệm của những người di cư, dệt nên một khung cảnh trong tâm tưởng tập thể về Hà Nội có “ánh đèn giăng mắc muôn nơi, áo màu tung gió chơi vơi”.
Sau ngày tiếp quản thủ đô 10/10/1954, các bài hát về Hà Nội tập trung vào ca ngợi đời sống mới và đề tài đấu tranh thống nhất đất nước. Chúng thường là những bài hát tiết tấu nhanh, sôi nổi, như Quanh quanh Bờ Hồ (Nguyễn Xuân Khoát), Bác đã về thủ đô (Lê Yên), Bài ca Hà Nội (Xuân Oanh, lời Đào Anh Kha), Quê tôi giải phóng (Văn Chung). Nhìn chung, phải một thời gian sau khi âm hưởng hừng hực của ngày chiến thắng Điện Biên Phủ lắng xuống thì những bài hát về Hà Nội mới bắt đầu tìm được dáng vẻ trữ tình đặc trưng của một Hà Nội còn lưu giữ những nét vàng son quá khứ như Chiều Hồ Tây (Hồ Bắc, 1954), Chiều Hồ Gươm (Trần Thụ, 1954), Gửi người em gái miền Nam (Đoàn Chuẩn-Từ Linh, 1956)…
Nhưng vẻ kiều diễm của những cảm xúc riêng tư như “Em tôi đi, màu son lên đôi môi, khăn san bay, lả lơi trên hai vai. Trời thắm gió trăng hiền, Hà Nội thêm bóng dáng nàng tiên” (Gửi người em gái miền Nam) cũng sớm nhường chỗ cho những đại cảnh mới đậm tính tập thể. Công cuộc kiến thiết Hà Nội và miền Bắc trong các kế hoạch lớn đã mau chóng đặt Hà Nội vào một hình dáng mới, mà sau mười năm đã được Vĩnh Cát điểm lại: “Hà Nội chuyện xưa rồng bay sáng chói, Hà Nội ngày nay bừng lên sức sống. Đây đó vang lừng, trên khắp nơi công trường tưng bừng, mười năm qua ôi rạng rỡ Thủ đô ta” (Hà Nội của ta, 1964). Trong khung cảnh này, Hà Nội sau ngày trở về mang màu sắc của chủ nghĩa tạo dựng, với khẩu khí luôn nhìn về phía trước.
Cuộc trở về Hà Nội đã đúng như hình dung của những nhạc sĩ ra đi vào những ngày cuối năm 1946. Nhưng có điều gì khác thì có lẽ là âm hưởng trữ tình đã nhường chỗ cho những bận tâm thực tế, những tính chất vận dụng các bài hát như phương tiện tuyên truyền cho đời sống mới. Bảy mươi năm đã qua, những gì ở lại với thời gian của những bài ca nổi bật cũng đã được khẳng định, song cũng còn đó một ngày trở về nhiều tính riêng tư hơn chưa được nhắc đến.
Tổ chức: Hữu Việt Nội dung: Nguyễn Trương Quý Trình bày: Hạnh Vũ Ảnh: TTXVN, Nhân Dân
Cảm hứng thơ ca của họa sỹ Thomas Wilmer Dewing dành cho cây đàn dương cầm đầu tiên của Tòa Bạch Ốc bắt nguồn từ những bộ sử thi Hy Lạp cổ đại và chín Nữ Thần Muse.
Cây dương cầm đầu tiên của Tòa Bạch Ốc do Hãng Steinway & Sons sản xuất, có bức tranh “America Receiving the Nine Muses” (Mỹ Quốc Chào Đón Chín Nữ Thần Muse) của họa sỹ Thomas Wilmer Dewing bên trong nắp đàn. (Ảnh: Được Mr.TinMD/CC BY-ND 2.0 chỉnh sửa màu sắc)
Năm 1903, Hãng Steinway & Sons đã tặng một cây đại dương cầm cho Tổng thống Theodore Roosevelt. Cây đàn được đặt làm cho Phòng Đông của Tòa Bạch Ốc. Cây đàn Steinway của ngài Roosevelt là cây dương cầm chính của vị tổng thống cho đến năm 1938, khi nó được quyên tặng cho Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Hoa Kỳ Smithsonian. Cây đàn này từng chứng kiến nhiệm kỳ của các vị Tổng thống Roosevelt, William H. Taft, Woodrow Wilson, Warren G. Harding, Calvin Coolidge, Herbert Hoover, và Franklin D. Roosevelt.
Cây đàn được ông R. H. Hunt và ông J. H. Hunt thiết kế, hộp đàn mạ vàng được ông Juan Ayuso — một công dân Pháp sinh ra ở thành phố Bordeaux có cha mẹ là người Tây Ban Nha — chạm khắc tinh xảo. Ông tỉ mỉ khắc con dấu của 13 thuộc địa Mỹ thời đầu, bằng kỹ thuật ghép gỗ (marquetry) xung quanh thân đàn. Giới tinh hoa giàu có tha thiết muốn sở hữu những cây đàn dương cầm của Hãng Steinway được ông Ayuso chạm khắc: ông F.W. Woolworth (nhà sáng lập công ty F. W. Woolworth và chuỗi cửa hàng “Five-and-Dimes”), và các ông trùm kinh doanh của Hoa Kỳ như ông George J. Gould và ông Cornelius Vanderbilt đều từng ủy thác cho ông Ayuso chạm khắc hộp đàn dương cầm ở dinh thự của mình.
Năm 1897, nhà thiết kế nội thất người Mỹ Joseph Burr Tiffany (người sáng lập Hãng Trang sức Tiffany & Co) trở thành giám đốc bộ phận đàn dương cầm nghệ thuật của Hãng Steinway & Sons. Ông đã ủy thác cho họa sỹ người Mỹ Thomas Wilmer Dewing (1851–1938) vẽ phần nắp bên trong cây đàn dương cầm của Tòa Bạch Ốc.
Để phù hợp với tinh thần ái quốc được truyền tải thông qua các biểu tượng như tấm khiên, chim đại bàng, vòng hoa lễ hội, và con dấu của các thuộc địa Mỹ thời đầu, họa sỹ Dewing đã vẽ một cảnh tượng phúng dụ khi Mỹ quốc chào đón chín Nữ Thần Muse.
Chín Nữ Thần Muse của Hy Lạp
Trong bài thơ sử thi “Theogony” (Thần Phả) của thi hào Hesiod (thế kỷ thứ 7 trước Công Nguyên), các Nữ Thần Muse được giới thiệu là con gái của Nữ Thần Ký ức Mnemosyne, và Thần Zeus, Vua của các vị Thần. Theo thi hào Hesiod, Thần Zeus đã ở cùng Nữ Thần Titan Mnemosyne tại Pieria trong chín đêm, và sinh ra chín Nữ Thần Muse.
Các Nữ Thần Muse đại diện cho các môn khoa học, văn học, và nghệ thuật. Họ đóng vai trò là hiện thân tượng trưng của nguồn cảm hứng cho các tác phẩm văn hóa vĩ đại. Điều quan trọng là Nữ Thần Ký ức, một vị Thần Titan, là mẫu thân của các Nữ Thần Muse. Trong một xã hội cổ đại mà hầu hết người dân đều không biết chữ, thì trí nhớ chính là yêu cầu đầu tiên để đọc thuộc lòng các tác phẩm thơ ca lỗi lạc.
Mở đầu các tác phẩm thơ ca của mình, các thi sỹ thời xưa thường khẩn cầu các Nữ Thần Muse giúp họ nhớ lại những thiên sử thi anh hùng. Qua đó, việc khẩn cầu Nữ Thần Muse sẽ chứng minh rằng, người kể chuyện đang sáng tác trong truyền thống thơ ca.
Những dòng đầu tiên trong tác phẩm “Iliad” (thế kỷ thứ 8 trước Công Nguyên) của đại thi hào Homer — thiên sử thi Hy Lạp kể về chàng chiến binh lừng danh Achilles trong Cuộc chiến Thành Troy — mở đầu bằng câu, “Hỡi Nữ Thần, cơn thịnh nộ đang cất tiếng hát,” là lời khẩn cầu gửi đến Nữ thần Calliope, đại diện cho thơ sử thi. Các Nữ Thần Muse đóng vai trò là nguồn sức mạnh của ký ức, hoàn thành sứ mệnh của mình với tư cách là những nguồn cảm hứng thơ ca.
Cảm hứng sáng tạo — một hiện tượng vô hình và siêu việt từng làm say mê các nghệ sỹ suốt nhiều thế kỷ, vừa là động lực vừa là kết quả của những trải nghiệm với nghệ thuật vĩ đại. Các Nữ Thần Muse tượng trưng cho hiện tượng này. Vì vậy, thật hợp lý khi từ “museum” (bảo tàng) bắt nguồn từ chữ “muse,” bởi vì các viện bảo tàng vừa là nơi tiếp nhận và trưng bày những hiện vật được hình thành từ cảm hứng, vừa là nơi tạo điều kiện thuận lợi cho cảm hứng sáng tạo nảy sinh thông qua các tác phẩm nghệ thuật. Cách sử dụng từ “nàng thơ” (muse) trong thời hiện đại của chúng ta còn chắt lọc khái niệm cổ xưa hơn nữa, khi miêu tả về người truyền cảm hứng cho động lực sáng tạo, thường mang tính lãng mạn hoặc bắt nguồn từ sự kính phục.
Vào thời cổ đại, tên gọi và số lượng của các Nữ Thần Muse sẽ khác nhau tùy theo khu vực. Có chín Nữ Thần Muse trong thời kỳ Cổ điển (Classical) ở Hy Lạp cổ đại. Họ thường được khắc họa đầy tính nghệ thuật với các biểu tượng liên quan. Nàng Calliope, Nữ Thần về thơ sử thi, cầm trên tay một cuộn giấy, cây bút, hoặc tấm bảng, trong khi đó nàng Euterpe, Nữ Thần về âm nhạc và thơ ca, thường được khắc họa với một cây kèn aulos — một loại nhạc cụ hơi của Hy Lạp cổ đại giống như sáo. Nàng Polyhymnia, Nữ Thần về tài hùng biện và thánh thi/thánh ca, đeo tấm mạng che mặt hoặc cầm chùm nho. Nàng Erato, Nữ Thần về thơ trữ tình và luyến ái, thường được khắc họa bên cạnh Thần tình yêu Eros có cánh, hoặc đang chơi đàn cithara — một loại nhạc cụ dây của Hy Lạp cổ đại giống như đàn lia, còn nàng Terpsichore, Nữ Thần về vũ đạo và hợp xướng, cầm theo một phím gảy đàn hoặc cây đàn lia.
Mỗi Nữ Thần Muse sẽ đeo hoặc cầm một chiếc mặt nạ bi hoặc hài kịch tương ứng với mình: Nàng Thalia, Nữ Thần về hài kịch và thơ điền viên, và nàng Melpomene, Nữ Thần về bi kịch. Nàng Thalia còn được khắc họa cùng cây gậy của người chăn cừu hoặc vòng dây thường xuân, trong khi đó nàng Melpomene đôi khi cầm một thanh gươm, cây chùy, hoặc mang giày kothornos — một loại giày ống có dây buộc thời Hy Lạp cổ đại. Nàng Clio, Nữ Thần về lịch sử, cầm một cuốn sách, cuộn giấy, hoặc vòng nguyệt quế, trong khi nàng Urania, Nữ Thần về thiên văn học và chiêm tinh học, thường được thấy đội vương miện có các vì sao, hoặc cầm một chiếc compa và quả cầu.
Các Nữ Thần Muse sống trên Núi Helicon ở Boeotia, Hy Lạp, cùng với Thần Apollo — vị Thần Hy Lạp-La Mã cai quản ánh sáng, các lĩnh vực thơ ca, âm nhạc, và vũ đạo.
Thần Apollo và các Nữ Thần Muse xuyên suốt lịch sử nghệ thuật
Danh họa thời kỳ Phục hưng Raphael (1483-1520) vẽ bức tranh “The Parnassus” tại Stanza della Segnatura (Phòng Raphael) ở Cung điện Vatican, Rome. Bức bích họa miêu tả Thần Apollo đang chơi một loại nhạc cụ thời kỳ Phục hưng, xung quanh ông là chín Nữ Thần Muse. Khung cảnh diễn ra trên đỉnh Núi Parnassus huyền thoại, từng được cho là nơi Thần Apollo cư ngụ. Bức tranh khắc họa một nhóm chín thi nhân thời cổ đại, chín thi nhân đương thời, và chín Nữ Thần Muse đang vây quanh Thần Apollo. Được Giáo hoàng Julius II đặt vẽ, bốn bức tường ở Stanza della Segnatura minh họa bốn lĩnh vực tri thức của nhân loại: tôn giáo, triết học, thơ ca, và luật pháp — cùng bức tranh “Parnassus” tượng trưng cho thơ ca.
Bức tranh sơn dầu “Apollo and the Muses on Mount Parnassus” (Thần Apollo và Các Nữ Thần Muse Trên Núi Parnassus) của họa sỹ Nicolas Poussin (1594-1665), lấy cảm hứng từ bức bích họa của danh họa Raphael và cũng khắc họa chủ đề tương tự. Chín Nữ thần Muse vây quanh Thần Apollo, bên cạnh đó là thi hào Homer, thi hào Virgil, và một số thi nhân khác tề tựu bên bờ Suối Castalia.
Trong khung cảnh mà họa sỹ Poussin tái hiện, Thần Apollo đang ngồi và để ngực trần với tấm vải phủ lên đôi chân, xung quanh ngài là chín Nữ Thần Muse. Giống như trong bức bích họa của danh họa Raphael, nguồn cảm hứng sáng tạo mang tính phúng dụ có thể dễ dàng được nhận thấy thông qua những thuộc tính biểu tượng của các nhân vật. Nàng Melpomene vận áo choàng màu nâu sẫm (một loại áo choàng hoặc khăn choàng không tay mà đàn ông và phụ nữ Hy Lạp mặc, có tác dụng như khăn choàng hoặc áo khoác hiện đại), tay trái cầm một con dao găm nhọn mạ vàng và tay phải cầm chiếc mặt nạ bi kịch. Nàng Euterpe mặc áo chiton dài màu vàng kim (kiểu áo dài buộc vai của Hy Lạp cổ đại), tay trái nắm chặt cây sáo bè (panpipes).
Năm 1916, Bảo tàng Mỹ thuật Boston ủy quyền cho họa sỹ John Singer Sargent (1856–1925) thiết kế và trang hoàng mái vòm của bảo tàng này. Sau một sự nghiệp vô cùng lừng lẫy với tư cách là một trong các họa sỹ vẽ chân dung hàng đầu thế kỷ 19, ông Sargent khi đó vừa hoàn thành một ủy thác đáng mơ ước khi trang trí các đại sảnh uy nghi tráng lệ của Thư viện Công cộng Boston bằng một loạt tranh tường mà ông gọi là “Triumph of Religion” (Sự Khải Hoàn của Tôn Giáo) (1895–1919). Đối với Bảo tàng Mỹ thuật Boston, ông đã nảy ra ý tưởng vẽ một loạt tranh tường như một hành động nhằm tôn vinh nghệ thuật, gắn liền với các chủ đề từ thế giới cổ đại và thần thoại cổ điển.
Bức tranh “Apollo and the Muses” (Thần Apollo và Các Nữ Thần Muse) của họa sỹ John Singer Sargent, năm 1921. Sơn dầu trên vải canvas. Bảo tàng Mỹ thuật Boston. (Ảnh: Tư liệu công cộng)
Khi đặt cạnh bức tranh “The Parnassus” của danh họa Raphael, bức tranh “Apollo and the Muses” (Thần Apollo và Các Nữ Thần Muse) của họa sỹ Sargent rõ ràng là đang đối thoại với loạt tranh bích họa của Ý. Tuy nhiên, với cùng một chủ đề được đơn giản hóa theo cách hiện đại, ông Sargent đã giản lược sự đa dạng về màu sắc trên y phục của các nhân vật, khắc họa tất cả họ trong trang phục xếp nếp màu kem, và lược bỏ các biểu tượng đặc trưng của họ. Nhờ những hiểu biết trực quan tích lũy được sau nhiều thế kỷ thể hiện nghệ thuật trước đó, ông Sargent tự do đơn giản hóa biểu tượng của các Nữ Thần Muse mà không làm mất đi mối liên kết chủ đề ngay lập tức [với khán giả] ở thế kỷ 20.
Thần Apollo — nhân vật trung tâm — đứng giữa vòng tròn các Nữ Thần Muse đang nhảy múa, tay trái của ông nâng niu cây đàn lia, còn tay phải giơ lên cao trong một cử chỉ đầy thư thái và tự tin. Theo nhịp chuyển động, vòng xoắn vải trên những chiếc váy mỏng manh của các Nữ thần Muse tăng thêm tính chuyển động tròn, đầy mê hoặc cho bố cục. Bức tranh chỉ có hai màu, các nhân vật có nước da màu kem hoặc sáng nổi bật trên nền xanh lam phẳng, gợi nhớ đến kiểu trang sức chạm nổi (cameo).
Chín Nữ Thần Muse của họa sỹ Dewing
Mặt trong nắp đàn có bức tranh “America Receiving the Nine Muses” (Mỹ Quốc Chào Đón Chín Nữ Thần Muse) của họa sỹ Thomas Wilmer Dewing. Bảo tàng Nghệ thuật Hoa Kỳ Smithsonian, Hoa Thịnh Đốn. (Ảnh: Được Mr.TinMD/CC BY-ND 2.0 chỉnh sửa màu sắc)
Sau khi thưởng lãm các bức tranh tái hiện Nữ Thần Muse trong nhiều truyền thống nghệ thuật khác nhau, chúng ta có thể chiêm ngưỡng các Nữ Thần Muse của họa sỹ Dewing bằng nhãn quan mới mẻ. Họa sỹ vẽ màu trung tính (tonalist) đã tiến một bước xa hơn từ truyền thống mỹ học xoay quanh quá trình miêu tả Nữ Thần Muse. Để phù hợp với chủ đề về nước Mỹ, ông Dewing thay thế Thần Apollo bằng hình tượng nữ nhân đại diện cho Mỹ quốc, người ngồi ở ngoài cùng bên trái. Bên cạnh đó, ông còn phá vỡ truyền thống miêu tả các Nữ Thần Muse vận trang phục xếp nếp kiểu Hy Lạp, và để các nữ nhân vật của mình diện váy dạ hội theo phong cách Phục hưng thuộc địa (Colonial revival).
Bằng việc đặt Mỹ quốc vào không gian mà Thần Apollo thường ngự trị, và để các Nữ Thần Muse của Hy Lạp đồng hóa với ngôn ngữ thời trang của thuộc địa Mỹ, họa sỹ Dewing đã du nhập truyền thống nghệ thuật Hy Lạp vào Tân thế giới. Mỹ quốc, thay vì Hy Lạp, trở thành nơi tiếp quản văn hóa cổ điển. Sự dung nhập này được thể hiện trong tiêu đề của bức tranh “America Receiving the Nine Muses” (Mỹ Quốc Chào Đón Chín Nữ Thần Muse). Vào lúc mở nắp cây đàn dương cầm đầu tiên của tổng thống, những người có mặt tại Phòng Đông của Tòa Bạch Ốc được chiêm ngưỡng cảnh tượng rực rỡ khi Mỹ quốc chào đón sự phong phú của nền nghệ thuật Tây phương kinh điển.