Chủ Nhật, Tháng Mười Một 24, 2024
Trang chủLý LuậnCách đặt tên các tác phẩm trong nhạc cổ điển: Số...

Cách đặt tên các tác phẩm trong nhạc cổ điển: [2] Số thứ tự bản nhạc

8

Một tác phẩm cổ điển thường được gọi tên theo hình thức sau:

(1) Thể loại + (2) Tên tác phẩm (nếu có) + (2) No. (Số thứ tự tiểu phẩm trong tập nhạc) + (3) Giọng của tác phẩm + (4) Số thứ tự của tập nhạc (thường là Op. HOẶC D. HOẶC K. HOẶC S…)


Opus còn được viết tắt là Op., Opus số 50 đơn giản có thể hiểu là tác phẩm số 50. Với hầu hết nhà soạn nhạc, người ta áp dụng Opus để chỉ số thứ tự của tập tác phẩm theo thời gian sáng tác. VD Opus số 10 thường được hoàn thành trước Opus số 35 chẳng hạn. Beethoven có bản violin concerto với số opus 61, có nghĩa đó là tác phẩm số 61 của ông.

Có 1 số trường hợp đặc biệt, như với Mozart thì người ta đánh số bằng ký hiệu K., với Liszt thì là S., với Schubert thì D tương đương với Opus, với Bach thì là Bwv. Bản giao hưởng số 40 giọng Son thứ của Mozart có ký hiệu K.550, vậy đó là tác phẩm thứ 550 của ông.


Ví dụ: Drei Klavierstücke, No. 3, E-flat minor D. 946 của Schubert

– Drei Klavierstücke (tiếng Đức): tập nhạc có tên “3 khúc nhạc cho piano”

– No. 3: Khúc nhạc thứ 3 trong tập nhạc

– E-flat minor: giọng Mi giáng thứ

– D. 946: tập nhạc số 946

Như vậy, đây là khúc piano số 3 trong tập nhạc đánh số 946 của Schubert, khúc nhạc được viết ở giọng Mi giáng thứ.

Hãy cùng thưởng thức khúc nhạc trên qua tiếng đàn của huyền thoại piano người Nga, Richter:

(Nguồn: nhaccodien.info)

 

 

 

 

BÀI LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

PHỔ BIẾN

BÌNH LUẬN