Thứ Năm, Tháng Mười Một 21, 2024
Trang chủLý LuậnLịch sử Âm nhạc Việt Nam (P4): Thời phong kiến - Chèo,...

Lịch sử Âm nhạc Việt Nam (P4): Thời phong kiến – Chèo, Xẩm

4

Chèo

Vào thế kỷ 15, vua Lê Thánh Tông đã không cho phép biểu diễn chèo trong cung đình, do chịu ảnh hưởng của đạo Khổng. Chèo trở về với nông dân, kịch bản lấy từ truyện viết bằng chữ Nôm. Tới thế kỷ 18, hình thức chèo đã được phát triển mạnh ở vùng nông thôn Việt Nam và tiếp tục phát triển, đạt đến đỉnh cao vào cuối thế kỷ 19. Những vở nổi tiếng như Quan Âm Thị Kính, Lưu Bình Dương Lễ, Kim Nham, Trương Viên xuất hiện trong giai đoạn này. Đến thế kỷ 19, chèo ảnh hưởng của tuồng, khai thác một số tích truyện như Tống Trân, Phạm Tải, hoặc tích truyện Trung Quốc như Hán Sở tranh hùng. Đầu thế kỷ 20, chèo được đưa lên sân khấu thành thị trở thành chèo văn minh. Có thêm một số vở mới ra đời dựa theo các tích truyện cổ tích, truyện Nôm như Tô Thị, Nhị Độ Mai.

Xẩm

Nghệ thuật hát xẩm xuất hiện từ sớm, có thể được hình thành khoảng thế kỷ thứ 14. Những nghệ nhân trong “làng xẩm” vẫn truyền tai nhau truyền thuyết về ông tổ nghề xẩm. Tương truyền, vua Trần có 2 hoàng tử là Trần Quốc Toán và Trần Quốc Đĩnh. Do tranh giành quyền lực, hoàng tử Trần Quốc Đĩnh bị Trần Quốc Toán hãm hại, chọc mù mắt và bỏ giữa rừng sâu. Trong một lần ngủ mơ, Trần Quốc Đĩnh mơ thấy bụt dạy ông cách làm đàn từ vỏ quả khô và dây rừng. Tỉnh dậy, Trần Quốc Đĩnh mầy mò làm theo hướng dẫn và thật kỳ lạ, cây đàn vang lên những âm thanh tuyệt vời. Những người đi rừng nghe tiếng đàn đã tìm đến và đưa ông về.

Thời điểm lưu lạc ở dân gian, Trần Quốc Đĩnh đã dạy đàn cho người nghèo, người khiếm thị, giúp họ có được niềm vui và cách kiếm sống. Tiếng đồn về tài năng âm nhạc của ông lan đến tận hoàng cung. Nhà vua cho vời ông vào cung hát và cha con nhận ra nhau. Tuy đã trở lại cuộc sống cung đình, nhưng Trần Quốc Đĩnh vẫn tiếp tục dạy mọi người đàn hát kiếm sống. Sau này, hoàng tử Trần Quốc Đĩnh được suy tôn là ông tổ của nghề hát xẩm. Hàng năm, để ghi nhớ công ơn của ông, những người hành nghề hát xẩm đã lấy ngày 22/2 và 22/8 âm lịch là ngày giỗ tổ nghề hát xẩm.

(còn nữa…)

(Nguồn: https://sites.google.com/)

 

 

BÀI LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

PHỔ BIẾN

BÌNH LUẬN