Thứ Sáu, Tháng Mười 18, 2024
Trang chủLý LuậnHồi sinh văn hóa Chơ Ro: Phục dựng, phát triển nghệ thuật...

Hồi sinh văn hóa Chơ Ro: Phục dựng, phát triển nghệ thuật diễn xướng dân gian

19
Đồng bào dân tộc Chơ Ro ở Bà Rịa- Vũng Tàu sinh sống tập trung tại một số xã thuộc các huyện Châu Đức, Xuyên Mộc, Đất Đỏ, TX. Phú Mỹ và một số ít tại TP. Bà Rịa. Qua thời gian, chỉ còn một số nơi duy trì các lễ hội dân gian, lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo… Trước thực tế đó, Sở Khoa học và Công nghệ và Trung tâm Văn hóa-Nghệ thuật (VH-NT) tỉnh đã quyết tâm phục dựng văn hóa Chơ Ro qua quá trình thực hiện Đề tài “Nghiên cứu, phục dựng và phát triển nghệ thuật diễn xướng dân gian Chơ Ro, tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu”.
Đồng bào dân tộc Chơ Ro làm bánh cúng tổ tiên dịp Lễ hội Yang Va.
Đồng bào dân tộc Chơ Ro làm bánh cúng tổ tiên dịp Lễ hội Yang Va.

Păn-iêng ŏh

Khi cái nắng xuống dần, hoàng hôn từ từ chiếm lĩnh không gian, phần hội của Lễ hội Ốp Yang Va của đồng bào dân tộc Chơ Ro được phục dựng bởi chính người Chơ Ro tại Nhà Văn hóa dân tộc Bàu Chinh (huyện Châu Đức) bắt đầu. Sau nghi lễ lấy chiêng ra khỏi nơi cất giữ, tiếng cồng, chiêng được ngân lên vang vọng, giục giã…

Đó cũng là lúc những bài hát múa dân ca được xướng lên hòa nhịp với tiếng cồng chiêng rộn rã vang lên. Đồng bào Chơ Ro bước vào cuộc vui. Người già, người trẻ, nam – nữ thanh niên quay quần bên ché rượu vừa múa, hát những bài dân ca cổ truyền quen thuộc của dân tộc mình,

Bên mâm cỗ, giữa là bình rượu cần lớn, tôi nhắc lại lời hứa của nghệ nhân Lý Thị Nhiển, 77 tuổi, xã Bàu Chinh, huyện Châu Đức sáng cùng ngày. Đó là do tôi biết được cụ Nhiển hát bài “Păn-iêng ŏh” (Ru em) tại “Ngày hội Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” tổ chức tại Làng Văn hoá – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Sơn Tây, Hà Nội) ngày 12/2/2022 vừa qua đã được Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc khen ngợi.

– Buổi sáng, lúc làm bánh cúng tổ tiên, cụ hứa là tối nay sẽ hát?

Thay cho câu trả lời, cụ Nhiển cười, gật đầu, ngân nga “Păn-iêng ŏh”:

“Iêng ŏh, iêng ŏh, iêng ŏh iêng, iêng ŏh;

Vĭh răm răm padăm răm ju âu ơh…

(Ngủ đi em, ngủ đi em, ngủ đi em;

Nhắm mắt cho giấc ngủ thêm nồng…)

Câu hát ru em nhẹ nhàng, ngọt ngào, thân thương hòa trong tiếng cồng chiêng thánh thót. Cứ thế, mọi người múa, nhún nhảy theo giai điệu du dương, êm ái điệu hát ru.

Dứt bài, cụ Nhiển uống một hơi rượu cần. Tiếng cồng chiêng, kèn, tiếng Gongcha… lại tiếp tục réo rắt khiến người dự lễ không thể ngồi yên. Những điệu múa, bài ca về mối quan hệ cộng đồng, về tình bạn, tình làng, nghĩa xóm thể hiện sự niềm nở, hiếu khách, quý trọng tình bạn của người Chơ Ro được trình diễn tiếp nối.

“Đón ông đón bà tới chơi

Nhà tôi vui thật là vui

Ta ước mong sao tình ta

Đẹp như hoa rừng bản ta

Ta ước mong sao tình xóm giềng

Cùng yêu thương như người trong nhà…”

Nối tiếp, những bài ca lao động như lên nương làm rẫy, vào rừng săn bắn… được người Chơ Ro, học sinh Trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh hát múa với niềm tự hào, tinh thần hứng khởi, mang tâm thế đầy ắp hy vọng về cuộc sống ấm no, hạnh phúc…

Các nghệ nhân Nhà Văn hóa dân tộc Bàu Chinh đánh cồng chiêng trong Lễ hội Yang Va phục dựng ngày 26/5/2022.
Các nghệ nhân Nhà Văn hóa dân tộc Bàu Chinh đánh cồng chiêng trong Lễ hội Yang Va phục dựng ngày 26/5/2022.

Hồn dân tộc Chơ Ro

Các nghệ nhân dân tộc Chơ Ro cho hay, diễn xướng dân gian Chơ Ro đầu tiên phải nói đến hát dân ca, bao gồm: Diễn xướng trữ tình dân gian: các thể loại dân ca, hò, hát, hát giao duyên, hát huê tình (Mời rượu, Cầu mưa, Đi rừng, Rủ nhau đi cấy, Rủ nhau đi trồng tỉa…; Diễn xướng dân gian tổng hợp như: Lễ hội Ốp Yang Va (Cúng Thần Lúa) và Lễ hội Ốp Yang Vri (Cúng Thần Rừng); các thể loại, hình thức múa: Múa tín ngưỡng: Múa bà Bóng, Múa theo bà Bóng lên đồng; Múa lao động: Múa cấy lúa, Múa sàng gạo, Múa giã gạo, Múa đánh chiêng, Múa sáng trăng; Múa sinh hoạt.

Ngoài hát múa dân ca thì 7 loại nhạc cụ đang được bảo tồn, lưu giữ và tham gia trong các sinh hoạt cộng đồng người Chơ Ro như: goong (chiêng), chinh (cồng), goong cla (chiêng tre), cầm vuột (kèn bầu), goong choloq, senh, tuyn (sáo) và toon (kèn môi). Trong đó, chiêng được ví như hồn của người Chơ Ro. Bà con quan niệm, cồng chiêng thiêng liêng vì không thể thiếu trong các lễ cúng Thần Lúa, Thần Rừng. Trước khi đánh chiêng phải có lễ xin phép ông bà, tổ tiên lấy chiêng. Cồng chiêng của người Chơ Ro được treo lên khung một cách kính cẩn.

Bà Lý Thị Nhiển trình diễn bài "Ru em" tại “Ngày hội Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” tổ chức tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Sơn Tây, Hà Nội) ngày 12/2/2022. Ảnh: CTV.
Bà Lý Thị Nhiển trình diễn bài “Ru em” tại “Ngày hội Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” tổ chức tại Làng Văn hoá – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Sơn Tây, Hà Nội) ngày 12/2/2022. Ảnh: CTV.

Bà Lý Thị Nhiển là một trong số ít người Chơ Ro còn lưu giữ bộ cồng chiêng do ông bà để lại cho biết, những lần bị tù đày khi tham gia kháng chiến chống Mỹ, bà nhớ tiếng chiêng da diết. Với bà, chiêng còn là kỷ niệm của thời chinh chiến. Dù bây giờ truyền thống đánh chiêng chỉ mang tính chất triển lãm, giữ gìn nhưng cũng phải gắng dạy cho con cháu vì mất tiếng chiêng là mất luôn dân tộc. Chính vì vậy, bà đã “ép” hai trong tám đứa con của bà đã được học đánh cồng – chiêng, cùng bà đi thi diễn trong nước. Thậm chí, bà Nhiển vẫn miệt mài sáng tác thêm nhiều giai điệu để dạy cho học sinh ở Trường PTDT nội trú tỉnh,mong con em nối tiếp giữ gìn văn hóa dân tộc. Đặc biệt, bà là người đắc lực giúp các nhà nghiên cứu tìm hiểu, chế tác, sử dụng nhiều nhạc cụ truyền thống.

Âm nhạc độc đáo

Đó là chia sẻ của nhạc sĩ Phan Thiết, người đam mê nghiên cứu văn hóa, âm nhạc dân gian Chơ Ro với chúng tôi trong Lễ hội Ốp Yang Va của đồng bào dân tộc Chơ Ro phục dựng ngày 26/5 vừa qua.

Ông xuýt xoa: Tiếng chiêng của dân tộc Chơ Ro tựa như nhịp điệu của sóng biển vậy. Sóng lớn vào 3, sóng nhỏ ra 7. Cứ thế, tiếng cồng chiêng của người Chơ Ro mô phỏng nhịp điệu 3 -7 của sóng biển như một thanh âm vĩnh cửu, không bao giờ thay đổi. “Thật tuyệt diệu khi từ xa xưa, người Chơ Ro đã phát hiện được quy luật không đổi của nhịp sóng vỗ để mô phỏng cho tiếng chiêng. Tiếng chiêng của người Chơ Ro cũng là giọng người Chơ Ro. Đặc biệt, âm điệu của dân ca dân gian Chơ Ro cũng như ngôn ngữ của họ có đặc điểm không có dấu sắc và dấu nặng. Cũng vì thế mà những bài dân ca Chơ Ro mang âm hưởng mộc mạc, gần gũi, chất chứa bao cảm xúc, yêu thương”.

Đồng bào Chơ Ro quây quần bên mâm cỗ, rượu cần thổi kèn hát múa thâu đêm trong ngày lễ hội.
Đồng bào Chơ Ro quây quần bên mâm cỗ, thổi kèn và hát múa thâu đêm trong ngày lễ hội.

So với các dân tộc khác, nghệ thuật diễn xướng của người Chơ Ro không nhiều bài bản, đơn giản, nhịp ngắn, đơn sơ, tự nhiên gắn kết với thiên nhiên. Người Chơ Ro có dân ca, có múa, có âm nhạc. Người Chơ Ro còn lưu giữ được nghệ thuật diễn xướng dân gian, với những bài hát dân ca, những điệu múa truyền thống và những nhạc cụ dân gian mang hồn dân tộc, rất đặc sắc, có đặc trưng riêng, nét độc đáo, giàu tính thẩm mỹ, mang đậm tính nhân văn, khác biệt với nhiều dân tộc anh em. Vào những dịp lễ hội, hòa trong tiếng cồng, chiêng, người Chơ Ro vui hội hát múa cho đến tận thâu đêm. Và những dư âm ấy vẫn còn vang vọng mãi trong lòng người như réo rắt, mời gọi, gây thương nhớ…

Ông Phạm Diêm, Giám đốc Trung tâm Văn hóa-nghệ thuật tỉnh, Chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu, phục dựng và phát triển nghệ thuật diễn xướng dân gian Chơ Ro”:

Qua khảo sát điền dã, nhóm nghiên cứu nhận thấy, so với dân ca dân tộc Mạ, luôn là các bài hát mang âm điệu chủ đạo là lạc quan, vui tươi, khỏe khắn, thì ở dân ca Chơ Ro lại luôn mang sắc thái man mác buồn, mang tính tự sự, như âm nhạc truyền thống người Việt. Nếu những hát ru luôn ẩn chứa những lời răn dạy con thơ về cách sống lạc quan, hướng thiện, gắn bó với cỏ cây, núi rừng thì bài ca sinh hoạt, lao động trong gia đình lại chứa đựng lời nhắn nhủ, khuyên răn, báo tin, kể chuyện, sự quan tâm, lo lắng, chăm sóc yêu thương giữa các thành viên trong gia đình.

Kỳ 1: Níu giữ hồn Chơ Ro

Đồng bào dân tộc Chơ Ro ở BR-VT sinh sống tập trung tại một số xã thuộc các huyện Châu Đức, Xuyên Mộc, Đất Đỏ, TX. Phú Mỹ và TP. Bà Rịa. Qua thời gian, chỉ còn một số nơi duy trì các lễ hội dân gian, lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo, đời sống lao động sản xuất, sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật, người Chơ Ro… Để bảo tồn, Sở KH-CN và Trung tâm Văn hóa-Nghệ thuật (VH-NT) tỉnh tâm huyết nghiên cứu, phục dựng văn hóa Chơ Ro qua quá trình thực hiện đề tài “Nghiên cứu, phục dựng và phát triển nghệ thuật diễn xướng dân gian Chơ Ro, tỉnh BR-VT”.

Kỳ 1:  Níu giữ hồn Chơ Ro

“Khi cái nắng xuống dần, hoàng hôn từ từ chiếm lĩnh không gian, phần hội Lễ hội Ốp Yang Va của đồng bào dân tộc Chơ Ro được phục dựng bởi chính người Chơ Ro tại Nhà Văn hóa dân tộc Bàu Chinh (huyện Châu Đức) bắt đầu”, ông Phạm Diêm, Giám đốc Trung tâm VH-NT tỉnh giới thiệu về phần hội của “Lễ hội Ốp Yang Va – Cúng Thần Lúa của người Chơ Ro tỉnh BR-VT” phục dựng nguyên bản ngày 26/5 vừa qua.

Bà Lý Thị Nhiễng trình diễn bài “Ru em” tại “Ngày hội Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” tổ chức tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Sơn Tây, Hà Nội) ngày 12/2. Ảnh: THÁI BÌNH
Bà Lý Thị Nhiễng trình diễn bài “Ru em” tại “Ngày hội Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” tổ chức tại Làng Văn hoá – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Sơn Tây, Hà Nội) ngày 12/2. Ảnh: THÁI BÌNH

Păn-iêng ŏh

Sau nghi lễ lấy Chiêng ra khỏi nơi cất giữ, tiếng cồng, chiêng được ngân lên vang vọng, giục giã…Những bài hát múa dân ca được xướng lên hòa nhịp với tiếng cồng chiêng rộn rã vang lên. Đồng bào Chơ Ro bước vào cuộc vui.  Người già, người trẻ, nam – nữ thanh niên quay quần bên ché rượu vừa múa, hát những bài dân ca, bài sử thi cổ truyền quen thuộc của dân tộc mình.

Bên mâm cỗ, giữa là bình rượu cần lớn, tôi nhắc lại lời hứa của nghệ nhân Lý Thị Nhiễng, 77 tuổi, xã Bàu Chinh, huyện Châu Đức sáng cùng ngày. Đó là do tôi biết được cụ Nhiễn hát bài “Păn-iêng ŏh” (Ru em) tại “Ngày hội Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” tổ chức tại Làng Văn hoá – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Sơn Tây, Hà Nội) ngày 12/2 vừa qua đã được Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc khen ngợi.

– Hồi sáng, lúc làm bánh cúng tổ tiên, cụ hứa là tối nay sẽ hát?

Thay cho câu trả lời, cụ Nhiễng cười, gật đầu, ngân nga “Păn-iêng ŏh”:

“Iêng ŏh, iêng ŏh, iêng ŏh iêng, iêng ŏh;

Vĭh răm răm padăm răm ju âu ơh…

(Ngủ đi em, ngủ đi em, ngủ đi em;

Nhắm mắt cho giấc ngủ thêm nồng…)

Câu hát ru em nhẹ nhàng, ngọt ngào, thân thương hòa trong tiếng cồng chiêng thánh thót. Cứ thế, mọi người múa, nhún nhảy theo giai điệu du dương, êm ái điệu hát ru.

Dứt bài, cụ Nhiễng uống một hơi rượu cần. Tiếng cồng chiêng, kèn, tiếng Gongcha… lại tiếp tục réo rắt khiến người dự lễ không thể ngồi yên. Những điệu múa, bài ca về mối quan hệ cộng đồng, về tình bạn, tình làng, nghĩa xóm thể hiện sự niềm nở, hiếu khách, quý trọng tình bạn của người Chơ Ro được trình diễn tiếp nối.

“Đón ông đón bà tới chơi

Nhà tôi vui thật là vui

Ta ước mong sao tình ta

Đẹp như hoa rừng bản ta

Ta ước mong sao tình xóm giềng

Cùng yêu thương như người trong nhà…”

Nối tiếp, những bài ca lao động như lên nương làm rẫy, vào rừng săn bắn… được người Chơ Ro, HS Trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh hát múa với niềm tự hào, tinh thần hứng khởi, mang tâm thế đầy ắp hy vọng về cuộc sống ấm no, hạnh phúc…

Hồn dân tộc Chơ Ro

Nghệ nhân Lý Thị Nhiễng cho hay, diễn xướng dân gian Chơ Ro đầu tiên phải nói đến hát dân ca, bao gồm: Diễn xướng trữ tình dân gian: các thể loại dân ca, hò, hát, hát giao duyên, hát huê tình (Mời rượu, Cầu mưa, Đi rừng, Rủ nhau đi cấy, Rủ nhau đi trồng tỉa…; Tiếp đó là diễn xướng dân gian tổng hợp hát, múa, nhạc tại  Lễ hội Ốp Yang Va (Cúng Thần Lúa) và Lễ hội Ốp Yang Vri (Cúng Thần Rừng)…

Ngoài hát múa dân ca thì 8 loại nhạc cụ, đã được sưu tầm, bảo tồn, lưu giữ để biểu diễn trong các sinh hoạt động cộng đồng người Chơ Ro như: Goong (Chiêng), Chinh (Cồng), Goong Cla (Chiêng tre), Cầm Vuột (Kèn Bầu), Goong Choloq, Senh, Tuyn (Sáo) và Toon (Kèn Môi). Trong đó, Chiêng được ví như hồn của người Chơ Ro. Bởi bà con quan niệm, cồng chiêng thiêng liêng vì không thể thiếu trong các lễ cúng Thần Lúa, Thần Rừng; đặc biệt nếu bị bệnh, chiêng sẽ đánh dẫn đường “gọi” thần cho thầy Chang, bà Bóng “lên đồng” chữa bệnh. Trước khi đánh Chiêng, người Chơ Ro có lệ làphải có lễ xin phép ông bà, tổ tiên được lấy Chiêng. Cồng, Chiêng của người Chơ Ro được treo lên khung dây một cách kính cẩn, khác với cồng chiêng các dân tộc anh em khác.

“Tôi là một trong số ít người Chơ Ro còn lưu giữ bộ Cồng – Chiêng do ông bà để lại. Mỗi lần vào rừng chạy giặc phải chôn chiêng để cất giữ. Những lần bị tù đày khi tham gia kháng chiến chống Mỹ, tôi nhớ tiếng chiêng da diết. Với tôi, chiêng còn là kỷ niệm của thời chinh chiến. Dù bây giờ truyền thống đánh chiêng chỉ mang tính chất triển lãm, giữ gìn nhưng cũng phải gắng dạy cho con cháu vì mất tiếng chiêng là mất luôn dân tộc”, nghệ nhân Lý Thị Nhiễng tâm tư.

Chính vì vậy, bà Nhiễng đã “ép” hai trong tám đứa con của bà học đánh Cồng – Chiêng và đã đượcthi diễn nhiều trong nước. Đến nay, bà Nhiễng vẫn miệt mài sáng tác thêm nhiều giai điệu để dạy cho học sinh ở Trường PTDT nội trú tỉnh,mong con em nối tiếp giữ gìn văn hóa dân tộc. Đặc biệt, bà là người đắc lực giúp các nhà nghiên cứu tìm hiểu, chế tác, sử dụng nhiều nhạc cụ truyền thống.

Âm nhạc độc đáo

Nhạc sĩ Phan Thiết, người đam mê nghiên cứu văn hóa, âm nhạc dân gian Chơ Ro xuýt xoa tán thưởng khi nói về âm nhạc dân gian Chơ Ro: “Tiếng Chiêng của dân tộc Chơ Ro tựa như nhịp điệu của sóng biển vậy. Sóng lớn vào 3, sóng nhỏ ra 7. Cứ thế, tiếng Cồng – Chiêng của Chơ Ro với nhịp điệu 3-7 như một thanh âm vĩnh cửu, không bao giờ thay đổi”.

Ông Phạm Diêm, Giám đốc Trung tâm VH-NT tỉnh, Chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu, phục dựng và phát triển nghệ thuật diễn xướng dân gian Chơ Ro” cho hay: Ngày 23/10/2020, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 3219/QĐ-UBND về phê duyệt danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ đối với đề tài nghiên cứu, dự án sản xuất thử nghiệm, thực hiện năm 2021 của tỉnh BR-VT, trong đó có đề tài “Nghiên cứu, phục dựng và phát triển nghệ thuật diễn xướng dân gian Chơ Ro”. Trên cơ sở đó, Trung tâm VHNT tỉnh, cơ quan chủ trì thực hiện đề tài và nhóm nghiên cứu đã triển trai từ giữa năm 2021 và những tháng đầu năm 2022. Trong khuôn khổ phục dựng đề tài “Nghiên cứu, phục dựng và phát triển nghệ thuật diễn xướng dân gian Chơ Ro”, Trung tâm VH-NT tỉnh phục dựng nguyên bản “Lễ hội Ốp Yang Va – Cúng Thần Lúa” và Lễ hội Ốp Yang Va; sưu tầm 32 bài dân ca Chơ Ro,  14 chuyện kể dân gian; 7 điệu múa nguyên bản; 8 loại nhạc cụ; phục chế 6 chủng loại nhạc cụ dân tộc gồm 5 bộ chuyển giao cho các Nhà Văn hóa dân tộc trong tỉnh.

“Tiếng chiêng của người Chơ Ro cũng là giọng người Chơ Ro. Đặc biệt, âm điệu của dân ca dân gian Chơ Ro cũng như ngôn ngữ của họ có đặc điểm không có dấu sắc và dấu nặng. Cũng vì thế mà những bài dân ca Chơ ro mang âm hưởng mộc mạc, gần gũi, chất chứa bao cảm xúc, yêu thương”, nhạc sĩ Phan Thiết nói.

Độc đáo hơn, so với các dân tộc khác, nghệ thuật diễn xướng của người Chơ Ro không nhiều bài bản, đơn giản, nhịp ngắn, đơn sơ, tự nhiên gắn kết với thiên nhiên. Người Chơ Ro có dân ca, có múa, có âm nhạc. Người Chơ Ro còn lưu giữ được nghệ thuật diễn xướng dân gian, với những bài hát dân ca, những điệu múa truyền thống và những nhạc cụ dân gian mang hồn dân tộc, rất đặc sắc, có đặc trưng riêng, nét độc đáo, giàu tính thẩm mỹ, mang đậm tính nhân văn, khác biệt với nhiều dân tộc anh em. Vào những dịp lễ hội, hòa trong tiếng cồng, chiêng, người Chơ Ro vui hội hát múa cho đến tận thâu đêm. Và những dư âm ấy vẫn còn vang vọng mãi trong lòng người như réo rắt, mời gọi, gây thương nhớ…

Kỳ 2: Phục dựng để bảo tồn văn hóa Chơ Ro

Tôi có dịp đi cùng các nhà nghiên cứu “Nghiên cứu, phục dựng và phát triển nghệ thuật diễn xướng dân gian Chơ Ro” qua các cuộc khảo sát điền dã. Nhiều nghệ nhân, già làng  đồng bào dân tộc Chơ Ro đều lo lắng về sự “mai một” của văn hóa Chơ Ro. Họ mong muốn được phục dựng nguyên bản và phục dựng phát triển, nâng cao nghệ thuật diễn xướng dân gian Chơ Ro đồng thời truyền dạy để  bảo tồn văn hóa dân tộc. 

Nhạc sĩ Phan Thiết - người nghiên cứu phục dựng Goong Choloq, trong một tiết mục dạy múa hát cho các em HS Trường PTDT Nội trú tỉnh.
Nhạc sĩ Phan Thiết – người nghiên cứu phục dựng Goong Choloq, trong một tiết mục dạy múa hát cho các em HS Trường PTDT Nội trú tỉnh.

Gìn giữ cho mai sau

Trong một lần theo chân đoàn khảo sát của Trung tâm VH-NT tỉnh trò chuyện cùng bà con dân tộc Châu Ro ở thôn Tân Trung, xã Châu Pha, TX. Phú Mỹ, bất ngờ, chúng tôi nghe được giọng hò rất hiếm hoi của bà Đào Thị Hoa (68 tuổi) diễn xướng: “Ruộng dài cấy lối đau lưng/Có ai rước lối tôi ưng làm chồng…”

Bà Hoa tâm sự: “Giờ không còn mấy ai mặn mà với hát tiếng dân tộc Chơ Ro. Những nghệ nhân lớn tuổi, nhiều kinh nghiệm đã lần lượt “ra đi” theo ông bà tổ tiên, mang theo bao kỹ năng biểu diễn, sáng tác, sử dụng các loại nhạc cụ. Người lớn tuổi am hiểu về múa hát còn rất ít trong khi thế hệ con cháu hôm nay chỉ biết đôi chút do truyền dạy của gia đình hoặc qua các sinh hoạt cộng đồng”.

Cùng chung nỗi niềm, bà Tòng Thị Út (ấp Bàu Hàm, xã Tân Lâm, huyện Xuyên Mộc) bày tỏ: “Vấn đề lưu giữ bằng cách truyền dạy cho con em dân tộc Chơ Ro là cần thiết. Chúng tôi đều mong con em mình nối tiếp giữ gìn văn hóa dân tộc mình”.

Đối với nghệ nhân Lý Thị Nhiễng, bà cũng lo lắng khi lớp trẻ dân tộc Chơ Ro bây giờ chủ yếu nghe nhạc hiện đại, nói tiếng phổ thông, thậm chí nhiều nơi trẻ em không biết nói tiếng dân tộc mình. Nặng lòng với văn hóa truyền thống của dân tộc Châu Ro, hơn 25 năm qua, bà Nhiễng vẫn dành thời gian truyền dạy các điệu múa dân gian, cách đánh cồng chiêng cho con em đồng bào dân tộc Chơ Ro. “Cuộc sống của đồng bào dân tộc Chơ Ro đã thay đổi, các loại nhạc cụ hay dân ca Chơ Ro ít được sử dụng hơn trước mà chủ yếu được biết đến qua các ngày lễ hội, các đợt liên hoan văn nghệ… Tôi mong thế hệ sau nối gót ông bà ngày xưa giữ gìn được “linh hồn” người Chơ Ro là tiếng cồng, chiêng, lời ca, điệu múa dân gian”, bà Nhiễng chia sẻ.

Nghệ nhân Lý Thị Nhiễng nói: “Được tỉnh xây dựng Nhà Văn hóa Bàu Chinh nên người Chơ Ro ở Bàu Chinh có chỗ để sinh hoạt văn hóa, tổ chức lễ hội. Tôi còn đem cả bộ chiêng của nhà ra trưng bày ở đây. Giờ có nhiều cơ quan, nhà nước nghiên cứu, phục dựng văn hóa Chơ Ro, chúng tôi mừng lắm. Vậy là văn hóa Chơ Ro sẽ không bao giờ mất đi. Còn người Chơ Ro thì sẽ còn văn hóa Chơ Ro…”

Truyền dạy 

Câu chuyện giữ gìn bản sắc dân tộc, truyền dạy diễn xướng dân ca Chơ Ro còn phải kể đến một số nơi như Trường Phổ thông Dân tộc (PTDT) Nội trú tỉnh, Nhà Văn hóa Dân tộc Bàu Chinh (huyện Châu Đức), Nhà Văn hóa Dân tộc ấp 1, xã Bàu Lâm (huyện Xuyên Mộc); Nhà Văn hóa Dân tộc ấp Bàu Hàm, xã Tân Lâm (huyện Xuyên Mộc); Nhà Văn hóa Dân tộc ấp Tân Thuận (xã Long Tân, huyện Đất Đỏ) vẫn còn tổ chức những lễ hội truyền thống hàng năm nhằm nỗ lực lưu giữ, bảo tồn văn hóa Chơ Ro.

Từ năm 2001, Trường PTDT Nội trú tỉnh thành lập CLB Múa dân tộc với lực lượng chính là HS. CLB không chỉ biểu diễn trong trường mà còn tham gia biểu diễn trong Lễ hội của người Châu Ro; lễ, tết của huyện Châu Đức, TX. Phú Mỹ; festival hội thi văn hóa thể thao của các trường PTDT Nội trú Toàn quốc, Liên hoan hát, múa dân tộc khu vực, toàn quốc… đạt được nhiều giải thưởng cao.

Hiện nay, các em HS duy trì đều đặn tập luyện 4 ngày/tuần. Đáng mừng là CLB có 20 em hát múa thành thục dân ca Chơ Ro. Thầy Dương Văn Củng, GV của trường hướng dẫn CLB ôn các bài múa dân gian cho hay: “Tôi mê từng điệu múa của người Chơ Ro từ nhỏ. Lớn lên, tôi tìm kiếm, học hỏi từ các nghệ nhân, người lớn tuổi, bổ sung kiến thức về múa truyền thống, từ đó truyền lại cho các em để các em không quên văn hóa dân tộc mình. Hiện tôi vẫn miệt mài sáng tác, truyền dạy các điệu múa của dân tộc cho các em HS để nó được mãi lưu giữ…”, thầy Củng nói.

Em Lý Thị Kỳ Anh (Lớp 11, Trường PTDT Nội trú tỉnh) là giọng hát dân ca Chơ Ro truyền cảm tâm sự: “Dù khó khăn như thế nào, chúng em nhất quyết giữ gìn và phát triển vốn quý văn hóa truyền thống của dân tộc Chơ Ro chúng em”.

Ông Đào Văn Phước, Phó Hiệu trưởng Trường PTDT Nội trú tỉnh cho biết, cùng các nghệ nhân tại thôn Tân Châu, xã Bàu Chinh, huyện Châu Đức, trường đã sưu tầm, lưu giữ các điệu múa, cách đánh chiêng, làm đàn tre… của người Chơ Ro để truyền dạy cho HS. Những năm qua, Trường đã nỗ lực bảo tồn văn hóa Chơ Ro bằng việc duy trì CLB múa dân tộc, hát dân ca Chơ Ro. Từ đó, truyền lửa, tạo sự đam mê cho các em, tạo lớp kế cận nhân rộng các bài múa, điệu hát của người Chơ Ro.

Bên cạnh đó, Trường cũng hỗ trợ truyền dạy cho các CLB hát, múa tiếng dân tộc ở Long Tân (huyện Đất Đỏ), Hắc Dịch (TX. Phú Mỹ), Bàu Lâm (huyện Xuyên Mộc)… những động tác múa, bài hát Chơ Ro để đồng bào không quên nền văn hóa dân tộc mình.Và cùng với sự quan tâm của chính quyền tỉnh, nhiều người Chơ Ro đi trước vẫn luôn dành tâm huyết truyền dạy cho thế hệ sau những nét văn hoá đặc sắc của dân tộc mình, từ trang phục, ngôi nhà sàn truyền thống, cho đến các lễ hội cúng thần rừng, thần lúa hay các nhạc cụ, nhạc khí, các bài ca, điệu múa dân gian để văn hóa Chơ Ro mãi được trường tồn…

Bảo tồn và phát triển

Những ngày trung tuần tháng 6, Nhà Văn hóa Bàu Chinh, huyện Châu Đức luôn rộn rã tiếng cồng, chiêng, hát múa cho buổi biểu diễn “Tình đất, tình người Chơ Ro” để đưa vào báo cáo đề tài khoa học “Nghiên cứu, phục dựng và phát triển nghệ thuật diễn xướng dân gian Chơ Ro”. Bà con Chơ Ro ai nấy đều hứng khởi tập luyện như đang trong ngày hội. Âm thanh diễn tấu các loại nhạc cụ đặc trưng của dân tộc Chơ Ro như Cồng chiêng, Đàn Goong Cla, đàn Goong Chloq, Cầm vuột (kèn bầu), Tuyl (sáo), Sênh, Tà ló, Chũm chọe… sôi nổi như thác reo, gió thổi cùng những câu hát điệu múa mừng khách tạo nên những màu âm mộc mạc mà quyến rũ lòng người.

Nhạc sĩ Phan Thiết, người hòa âm, phối khí, nhạc múa cho chương trình tâm đắc nói: Chương trình phục dựng phát triển nâng cao dựa trên nền tảng truyền thống văn hóa Chơ Ro, vừa mang tính truyền thống vừa mang tính hiện đại và bảo đảm thể hiện bản sắc văn hóa, đặc trưng Chơ Ro cả về hát, múa dân gian, diễn tấu các loại nhạc cụ dân tộc, trang phục…

“Từ năm 1986, tôi đã bắt đầu nghiên cứu về âm nhạc dân gian Chơ Ro, phục dựng thành công 5 đàn Goong Choloq cho 5 Nhà Văn hóa Dân tộc trên địa bàn tỉnh. Mối lo lâu nay là tìm người để truyền dạy kỹ thuật phục dựng các loại đàn, nay đã được trút bỏ. Bởi qua những buổi tập luyện nghệ thuật này, tôi tình cờ phát hiện em Đào Thị Phương vừa là người Chơ Ro, dạy nhạc ở Trường THPT Phan Đình Phùng (xã Bàu Chinh, huyện Châu Đức)- người có tình yêu với âm nhạc dân gian Chơ Ro vừa hiểu nhạc lý để truyền dạy, phục dựng, lưu giữ nhạc cụ.

Là người hát chính trong các tiết mục phục dựng, bà Dương Thị Triên, Phó Chủ nhiệm Nhà văn hoá dân tộc Bàu Chinh kể: “Tôi đã được học hát, đánh cồng chiêng, đàn từ nghệ nhân Lý Thị Nhiễng để mong muốn lưu giữ văn hóa Chơ Ro. Hiện nay, đội ca múa hát đánh cồng- chiêng của Nhà Văn hóa dân tộc Bàu Chinh cũng có hơn 10 người duy trì đều đặn tập luyện, thường xuyên tham gia biểu diễn giao lưu các tỉnh bạn và toàn quốc, mà gần đây nhất là tham gia “Ngày hội Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc”…

Để làm tốt việc phục dựng và phát triển nghệ thuật diễn xướng dân gian Chơ Ro cần chú ý sưu tầm sử thi, sưu tầm chuyện kể dân gian, các câu hò, bài hò đối đáp. Xem đây là nhiệm vụ thường xuyên và lâu dài. Sử thi, chuyện kể dân gian, lời thơ/câu hò, bài hò đối đáp vừa là nội dung trực tiếp cho các tác phẩm, vừa là chất liệu để từ đó mô phỏng, sáng tạo những tác phẩm tương tự (mô típ, đặc điểm nội dung, cách thức thể hiện, âm điệu… của các tác phẩm dân gian sưu tầm được là chất liệu quan trọng để từ đó sáng tạo những tác phẩm trong nền cảnh mới giúp tác phẩm “không đi lạc” với đặc trưng truyền thống. Bảo tồn và phát huy di sản là vừa sưu tầm, gìn giữ, phát huy những di sản, công trình đã có, đồng thời phải sáng tạo công trình, tác phẩm mới. Không sáng tạo sẽ không thể phát huy được di sản vì không đáp ứng được nhu cầu đương đại.
(TS. Đinh Văn Hạnh, Phân viện trưởng, Phân viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh)

 

Tác giả: Bài, ảnh: HUYỀN TRANG

BÀI LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

PHỔ BIẾN

BÌNH LUẬN