Chúng ta đã từng đọc nhiều bài viết về tiểu sử và sự nghiệp của Văn Cao – vị nhạc sĩ tiền bối – xuất hiện nổi danh từ thời kỳ đầu tân nhạc và tiếp theo là thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Tuy nhiên trong khuôn khổ của những bài viết đó, chỉ những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông được nhắc đến.
Quê gốc nhạc sĩ Văn Cao ở thôn An Lễ, xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Do gia đình chuyển cư ra Hải Phòng lập nghiệp nên Văn Cao được sinh ra tại Hải Phòng ngày 15/11/1923 và lớn lên tại thành phố này. Thời niên thiếu, Văn Cao được học trường tiểu học Bonnal (1) là trường danh tiếng nhất Hải Phòng thời bấy giờ, sau đó Văn Cao được vào học 2 năm trung học (1939 – 1940) tại trường Thày dòng Saint Joseph (bên Công giáo dịch là: Thánh Giuse), tại đây Văn Cao đã được hưởng chương trình giáo dục âm nhạc của Pháp và Nhà thờ Công giáo với kiến thức chắc chắn đầu tiên về ký âm,để từ cơ sở đó cùng với năng khiếu nhạc, họa, thơ bẩm sinh và những rung cảm nhậy bén tinh tế , ca khúc đầu tay BUỒN TÀN THU đã ra đời ngay trong lúc Văn Cao còn ngồi trên ghế nhà trường trung học. Năm 1941 do Cha mất, Văn Cao phải bỏ học để lao động kiếm sống phụ giúp gia đình. Cũng từ sự xuất hiện ca khúc BUỒN TÀN THU nổi tiếng, Văn Cao được tham gia nhóm Đồng Vọng – một nhóm nhạc tập hợp hầu hết các Hướng đạo sinh biết âm nhạc như Hoàng Quý, Canh Thân, Phạm Ngữ, Đỗ Nhuận, Hoàng Phú… do Hoàng Quý phụ trách. Từ đây, các ca khúc lãng mạn cùng những bản hùng ca của Văn Cao đã lần lượt ra đời.
Khi ngọn lửa cách mạng chống thực dân cứu nước bùng lên dữ dội, cùng với phong trào xếp bút nghiên lên đường tranh đấu của hầu hết thanh niên học sinh, sinh viên thời bấy giờ, các nhạc sĩ cũng lần lượt lên đường, năm 1944 Văn Cao đã dấn bước đầu tiên tham gia Cách mạng bằng ca khúc TIẾN QUÂN CA hùng tráng và thôi thúc.
Có lẽ đó là 2 dấu mốc khởi đầu quan trọng trong sự nghiệp âm nhạc của Văn Cao mà tên tuổi của ông đã trở thành biểu tượng sáng chói trong nền âm nhạc Việt Nam, xứng đáng với lòng ngưỡng mộ của nhân dân suốt 80 năm.
Để những người yêu âm nhạc, yêu nhạc Văn Cao và nhất là các nhà lý luận âm nhạc chuyên nghiệp, các nhà báo có tầm nhìn toàn cảnh về sự nghiệp sáng tác của Văn Cao, chúng tôi xin cung cấp bản danh mục tương đối đầy đủ các tác phẩm của nhạc sĩ Văn Cao gồm ca khúc, khí nhạc, nhạc cho điện ảnh và sân khấu , ca khúc của Văn Cao được các nhạc sĩ khác chuyển soạn , một số bài thơ của Văn Cao được các nhạc sĩ khác phổ nhạc, và một phần phụ đó là một số ca khúc tưởng nhớ nhạc sĩ Văn Cao.
Phần tác phẩm riêng của nhạc sĩ Văn Cao chỉ dám nói là tương đối đầy đủ, bởi qua mấy cuộc chiến tranh rất có thể có tác phẩm của ông bị thất lạc, hoặc tác phẩm mà tác giả chỉ viết tặng cho một người, hoặc còn nằm trong di cảo tại gia đình (tác phẩm di cảo là tác phẩm đã hoàn chỉnh, nhưng vì những lý do riêng tư, khi còn sống tác giả chưa bao giờ công bố) và cuối cùng có thể có những tác phẩm mà người viết bài này không biết.
Chú thích:
Jean Thomas Raoul Bonnal sinh năm 1847 người Pháp là Thống sứ Bắc Kỳ 2 lần (1886 và 1890) thời Pháp thuộc, đã cho xây dựng tại Hải Phòng nhiều công trình hạ tầng như bến cảng, nhà máy kênh đào, trường học v.v… ở Hải Phòng trước giải phóng có 2 công trình được đặt tên Bonnal đó là Trường Bonnal và kênh Bonnal (kênh đào nối từ sông Tam Bạc ra sông Cấm).
Tác phẩm của nhạc sĩ Văn Cao | ||||
TT | Tên bài | Năm sáng tác | Tác giả lời | Ghi chú |
CA KHÚC | ||||
1 | Buồn tàn thu | 1940 | ||
2 | Cung đàn xưa | 1943 | ||
3 | Đàn chim Việt (Bến xuân) | 1943 ÷1945 | ||
4 | Đống Đa | 1942 | ||
5 | Hò kéo gỗ Bạch Đằng giang | 1941 | ||
6 | Suối mơ | 1942 | ||
7 | Thăng Long hành khúc | 1943 | ||
8 | Thiên thai | 1941 | Văn Cao+Hoàng Thoại | |
9 | Thu cô liêu | 1942 | ||
10 | Trương Chi | 1942 | ||
11 | Tiến quân ca | 1944 | ||
12 | Bài ca chiến sĩ hải quân | 1945 | ||
13 | Bắc Sơn | 1945 | ||
14 | Ca ngợi Hồ Chủ tịch | 1949 | ||
15 | Chiến sĩ Việt Nam | 1945 | ||
16 | Công nhân Việt Nam | 1945 | ||
17 | Dưới ngọn cờ giải phóng | 1962 | ||
18 | Đường dây qua bản Mèo | 1968 | ||
19 | Đường về Mạo Khê | |||
20 | Gấu và ong | 1960 | CK thiếu nhi | |
21 | Gió trên biển về | 1948 | ||
22 | Gửi má thân yêu | 1967 | ||
23 | Hải phòng mở ra biển lớn | 1972 | ||
24 | Hành khúc công nhân toa xe | |||
25 | Không quân Việt Nam | 1945 | ||
26 | Lá cờ của Đảng | 1955 | ||
27 | Làng tôi | 1947 | ||
28 | Làng miền bể | 1948 | Hợp xướng | |
29 | Mùa xuân đầu tiên | 1975 | ||
30 | Ngày mai sáng hồng | |||
31 | Ngày mùa | 1948 | ||
32 | Người công an thân yêu | |||
33 | Sân gà vịt | 1946 | CK thiếu nhi | |
34 | Sông Lô | 1947 | ||
35 | Ta đi làm con suối | |||
36 | Thanh niên toàn quốc | |||
37 | Tiến về Hà Nội | 1949 | ||
38 | Tiếng rừng | |||
39 | Tiểu đoàn Lũng Vài | |||
40 | Tình ca trung du | |||
41 | Toàn quốc thi đua | 1948 | ||
42 | Tổ quốc tôi | 1973 |
Khí nhạc và các thể loại khác | ||
1 | Biển đêm | Piano |
2 | Hàng dừa xa | “ |
3 | Sông tuyến | “ |
4 | Đường về | Tổ khúc |
5 | Anh bộ đội Cụ Hồ | Thơ giao hưởng |
6 | Chị Dậu | Nhạc phim |
7 | Chiến sĩ thi đua | “ |
8 | Đi bước nữa | “ |
9 | Lửa rừng | “ |
10 | Đồng mía | Nhạc cho kịch |
11 | Hà Nội đầu năm 46 | “ |
12 | Thanh niên thế kỷ 21 | “ |
13 | Từ Trường Sơn | “ |
Ca khúc Văn Cao được chuyển soạn | |||
Nhạc sĩ | |||
1 | Ngày mùa | Tạ Tấn | Độc tấu Guitar |
2 | Sông Lô | Văn Vượng | “ |
3 | Sông Lô | Nguyễn Hữu Tuấn | Độc tấu Piano |
4 | Quốc ca Việt Nam | Đoàn Quân nhạc Việt Nam | Hòa tấu kèn |
5 | Quốc thiều Việt Nam | Đoàn Quân nhạc Việt Nam | Đại hòa tấu kèn |
6 | Quốc thiều Việt Nam | Đoàn Quân nhạc Liên Xô | “ |
Thơ Văn Cao được phổ nhạc | |||
Nhạc sĩ | |||
1 | Hải Phòng thuở ấy | Nguyễn Thụy Kha | |
2 | Huế xưa | Nguyễn Thành | |
3 | Huế xưa | Tôn Thất Lan | |
4 | Không có hai mùa xuân | Lê Yên | |
5 | Không có hai mùa | Nguyễn Xuân Đào | |
6 | Khuôn mặt em | Hữu Xuân | |
7 | Một đêm đàn lạnh trên sông Huế | An Thuyên | |
8 | Mùa thu | Huy Sô | |
9 | Quy Nhơn | Trần Chung | |
10 | Thời gian | Đoàn Bổng | |
11 | Thời gian | Nguyễn Xuân Đào | |
12 | Thời gian | Nguyễn Thụy Kha | |
Tưởng nhớ Văn Cao | |||
Tác giả | |||
1 | Con phố mang tên ông | Nhạc: Đoàn Bổng Lời: Vũ Quang Côn | |
2 | Đêm qua đò nhớ Trương Chi | Hình Phước Liên | |
3 | Hà Nội – Văn Cao | Từ Huy | |
4 | Văn Cao | Nhạc: Quang Hiển Thơ: Đoàn Bổng |
Chú thích:
Quốc ca: hát + nhạc, nên dàn nhạc vừa đủ cân đối để không át lời ca
Quốc thiều: chỉ có nhạc, nên thành phần dàn nhạc lớn, dầy, quy mô đại hòa tấu hoặc có thể là giao hưởng.
Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc ./.
Tác giả: Phan Đông Viên