Hội viên CN biểu diễn
Nhạc sĩ Bang Phác, chuyên ngành biểu diễn (chỉ huy hợp xướng)
Họ và tên: Trịnh Bang Phác
Bút danh: Bang Phác
Ngày tháng năm sinh: 27/12/1943
Quê quán: Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
Chỗ ở hiện nay: 82 ngõ Thổ Quan, phố Khâm Thiên, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
Hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Hội viên Hội âm nhạc thành phố Hà Nội.
Quá trình công tác
Năm 1961, ông vào Đoàn hợp xướng-giao hưởng Việt Nam (nay là Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam). Từ năm 1961 đến 1985, ông là diễn viên đoàn hợp xướng, nghệ sĩ opera và chỉ huy hợp xướng của Nhà hát nhạc – vũ – kịch Việt Nam.
Từ năm 1968 đến 1973 học đại học Thanh nhạc tại Trường Âm nhạc Việt Nam (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam).
Từ năm 1976 đến 1980 học đại học Chỉ huy hợp xướng và dàn nhạc tại Trường Âm nhạc Việt Nam (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam).
Trong thời gian công tác tại Nhà hát Nhạc – vũ – kịch Việt Nam, ông đã tham gia biểu diễn và dàn dựng chỉ huy hợp xướng nhiều vở nhạc kịch của trong và ngoài nước tiêu biểu như: Núi rừng hãy lên tiếng của Triều Tiên, Bên bờ K’rông Pa của Nhật Lai, Cô sao và Người tạc tượng của Đỗ Nhuận, Ruồi trâu (Nga), Madam Buterfly của G.Pucini, Fidelio của L.V.Beethoven, Carmen của G. Bizet, Tiếng hát xanh của Nguyễn Đình Tấn…Năm 1983, ông đã dàn dựng và chỉ huy dàn hợp xướng của Trường cao đẳng sư phạm Nhạc Họa TW tham gia hội diễn chuyên nghiệp toàn quốc và đã được giải đặc biệt.
Từ năm 1985 đến 1990, ông làm Trưởng ban âm nhạc và sân khấu của Hội liên hiệp văn học nghệ thuật thành phố Hà Nội.
Từ năm 1990 đến 2005, ông làm giám đốc Công ty biểu diễn Hà Nội thuộc Sở văn hóa thể thao và du lịch Hà Nội (sau đổi thành Trung tâm biểu diễn phục vụ công cộng Hà Nội).
Từ 2005 đến nay, ông nghỉ hưu trí.
Trong suốt quá trình công tác, ông đã nhận được nhiều huân, huy chương, bằng khen và phần thưởng vì sự nghiệp văn hóa nghệ thuật của thủ đô Hà Nội. Ông là một trong những người đầu tiên xây dựng và tổ chức cuộc thi giọng hát hay-giọng hát trẻ Hà Nội, đồng thời, ông đã liên tục làm trưởng ban tổ chức các cuộc thi này từ năm đầu tiên (1987) đến năm 2005. Kể từ cuộc thi đầu tiên năm 1987 đến nay, cuộc thi giọng hát hay Hà Nội đã có ý nghĩa rất lớn trong phong trào ca hát của nhân dân thủ đô, cuộc thi là nơi hội tụ những tài năng trẻ và cũng chính là sân chơi để cho các tài năng âm nhạc được tỏa sáng và thành danh như: Hồng Nhung, Mỹ Linh, Tấn Minh, Trọng Tấn, Đăng Dương, Tùng Dương…
Các sáng tác âm nhạc
Ông đã viết nhiều ca khúc, hợp xướng tiêu biểu như:
Ngoài ra, ông còn phối âm, phối khí nhiều ca khúc/hợp xướng. Ông đã có nhiều thành tích trong lĩnh vực dàn dựng chương trình nghệ thuật tổng hợp và chỉ huy hợp xướng.