Thứ Năm, Tháng Ba 28, 2024
Trang chủLý LuậnLịch sử Âm nhạc Việt Nam (P6): Thời phong kiến - Hò,...

Lịch sử Âm nhạc Việt Nam (P6): Thời phong kiến – Hò, Hát chầu văn

5

* Hò

Hò là một loại ca hát trình diễn dân gian phổ biến đến đời sống, là nét văn hóa của miền Trung và miền Nam, khởi nguồn từ tập quán sinh hoạt vùng chiêm trũng, diễn tả tâm trạng của người lao động. Trong sinh hoạt những đêm trăng những nhóm con trai đi chơi, thường cất lên những điệu hò để dò hỏi những cô gái về những công việc. Điệu hò giao duyên giữ hai bên đối đáp lại nhau, người con gái hay một nhóm sẽ hò đáp trả lại khi đó. Trên sông nước khi đi đò, người hò thường hò điệu giao duyên giữa hai chiếc đò gần nhau. Hò và lý tuy có phần giống nhau nhưng hò thường gắn liền với một động tác khi làm việc còn lý thì không.

Một số bài dân ca của các quốc gia khác hay các vùng miền khác có nội dung và tiết tấu tương tự cũng được đặt tên là “hò”, tỉ như bài dân ca Nga “Hò kéo thuyền trên sông Volga”.

Các loại hò phổ biến:

Hò Đồng Tháp
Hò kéo lưới
Hò Qua sông hái củi
Hò khoan
Hò mái nhì
Hò Giã gạo
Hò Xay lúa
Hò Kéo gỗ
Hò Đạp lúa

– Hò đối đáp giao duyên

Một bài thuộc loại Hò khoan Lệ Thủy, loại hình dân ca của cư dân sông nước tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình 

– Hò đối đáp nam nữ ân tình

Một bài thuộc loại Hò Giã gạo

* Hát chầu văn

Hát chầu văn là một loại hình nghệ thuật ca hát cổ truyền của Việt Nam. Đây là hình thức lễ nhạc trong nghi thức hầu đồng của tín ngưỡng Tứ phủ và tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần (Đức Thánh Vương Trần Hưng Đạo), một tín ngưỡng dân gian Việt Nam.Bằng cách sử dụng âm nhạc mang tính tâm linh với các lời văn chau truốt nghiêm trang, chầu văn được coi là hình thức ca hát mang ý nghĩa chầu thánh. Hát văn có xuất xứ ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Thời kỳ thịnh vượng nhất của hát văn là cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20. Vào thời gian này, thường có các cuộc thi hát để chọn người hát cung văn. Từ năm 1954, hát văn dần dần mai một vì hầu đồng bị cấm do bị coi là mê tín dị đoan.

Chầu văn sử dụng nhiều thể thơ khác nhau như thơ thất ngôn, song thất lục bát, lục bát, nhất bát song thất (có thể gọi là song thất nhất bát gồm có một câu tám và hai câu bảy chữ), hát nói…

Trích đoạn chầu văn Múa Hát Xá Thượng

(còn nữa…)

(Nguồn: https://sites.google.com/)

 

 

BÀI LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

PHỔ BIẾN

BÌNH LUẬN