Thứ Bảy, Tháng Tư 27, 2024
Trang chủNhân vậtNghệ SĩNhạc trưởng Lê Ha My: Vị nhạc trưởng tài năng

Nhạc trưởng Lê Ha My: Vị nhạc trưởng tài năng

6

Nhạc trưởng Lê Ha My sinh năm 1976 tại Hà Nội, trong một gia đình âm nhạc. Tốt nghiệp nhạc viện Hà Nội, chuyên ngành piano, anh sang Nga học tiếp chuyên ngành chỉ huy tại Nhạc viện Tchaikovsky và giành được tấm bằng đỏ danh giá. Trước khi về nước đầu quân cho Dàn nhạc Nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam vào năm 2010 và sau đó là đảm trách vai trò Phó Giám đốc Nhà hát Lớn TP HCM từ năm 2016, anh từng làm việc tại nhiều dàn nhạc lớn của Nga như: Dàn nhạc nhạc viện mang tên Glinka – thành phố Magnitagorsk – CHLB Nga (2004), Dàn nhạc thành phố Yaroslav (2005), Dàn nhạc nhạc viện quốc gia Moskva (2006)… Tại Việt Nam, anh được coi là trường hợp hiếm bởi là chỉ huy nhưng được đào tạo 15 năm Piano chuyên nghiệp.

Nhạc trưởng là linh hồn của live concert, là người chỉ huy dàn nhạc, phải hiểu về về cung bậc, giai điệu và làm chủ cả dàn nhạc. Mỗi thành viên trong một dàn nhạc phải tập luyện rất lâu và tâm huyết, người nhạc trưởng tài ba phải là người biết kết nối họ lại với nhau, vun bồi lên những tác phẩn kỹ lưỡng để tạo ra những âm thanh thuần khiết, đúng nghĩa nghệ thuật âm nhạc.

Và nhạc trưởng Lê Hà My là một trong những nhạc trưởng như thế.

Nhạc trưởng Lê Ha My có những ấn phẩm sáng giá như “Bài ca không quên”, “Khúc giao hòa ngày xuân”, “Plaisir d’Amour” – “Tình yêu & đam mê”…, live concert Đăng Dương.

Mỗi lần nhìn thấy anh trên dàn nhạc là một tượng đài về âm thanh bay bổng vừa lãng mạn vừa nghiêm cẩn trong phong thái, với những động tác “cầm đũa” đầy mê hoặc: lúc bồng lên mơ màng tựa một cánh hạc, lúc ào xuống quyết liệt như một bóng chim ưng…

My từng học piano suốt 15 năm, rồi học lên chỉ huy, thay vì lựa chọn trở thành một pianist. Anh lại chọn con đường gian khổ và vất vả hơn – trở thành một nhạc trưởng – một mình qua Nga để theo học trường Tchaikovsky. Ha My cũng phải vật lộn làm quen với thứ ngôn ngữ xa lạ, với muôn vàn thuật ngữ âm nhạc, khi chuyên ngành chỉ huy đòi hỏi người học phải sở hữu một vốn ngôn ngữ nhất định thì mới có thể “khai hoang tác phẩm”… Hơn ai hết, họ quá hiểu cái gọi là “hành lộ nan” khi theo đuổi thính phòng – cổ điển, trong điều kiện làm nghề tại Việt Nam.

Tài năng, bầu nhiệt huyết… đó là những gì nhạc trưởng này dành cho niềm đam mê âm nhạc của mình. Nếu không có chúng anh không thể theo đuổi được cả những vệt dài như thế trong sự nghiệp của mình và truyền cảm hứng mạnh đến thế tới bạn diễn và cộng sự.

(Nguồn: https://vietthuong.edu.vn/)

BÀI LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

PHỔ BIẾN

BÌNH LUẬN