Thứ Bảy, Tháng Mười 19, 2024
Trang chủ Blog Trang 100

Guốc Mộc – Hồ Trọng Tuấn

0
Yếm đào sắc xuân – Hồ Trọng Tuấn
Thể hiện:
Nhóm Hoa núi

Guốc mộc – Hồ Trọng Tuấn – Nhóm Hoa núi

Thông Tin Thành Viên:
Giới Thiệu:

1. Tiểu sử

Nhạc sĩ Hồ Trọng Tuấn, sinh năm 1973, ở Hà Nội.

2. Hoạt động âm nhạc

Đã từng học tập ở Trường Nghệ thuật Quân đội chuyên ngành Biểu diễn nhạc cụ phương Tây và sáng tác âm nhạc, sau đó ở lại Trường làm giảng viên cho đến nay. Anh đã tham gia sáng tác, dàn dựng âm nhạc cho nhiều chương trình lớn thường niên như: Festival Chè (Thái Nguyên), Festival Hạ Long, Về miền Quan họ, và các chương trình nghệ thuật lớn như 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Đại hội thể dục thể thao Đông Nam Á…

Hiện nay là Phó hiệu trưởng Trường Đại học Văn hoá Nghệ thuật Quân đội và Phó chủ tịch Hội âm nhạc Hà Nội.

Các ca khúc sáng tác: Sao anh và Sao em, Thằng Bờm, Thằng Cuội, Mẹ Âu Cơ, Thăng Long Việt Nam bay lên…

3. Giải thưởng

Giải thưởng nhạc sĩ xuất sắc hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp toàn quốc năm 2013, Hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp toàn quân năm 2014; trên 20 huy chương vàng, bạc trong các kỳ hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp.

Yếm đào sắc xuân – Hồ Trọng Tuấn

0
Yếm đào sắc xuân – Hồ Trọng Tuấn
Thể hiện:
Ca sĩ Ngọc Khuê

Yếm đào sắc xuân

Nhạc và lời: Hồ Trọng Tuấn

Thông Tin Thành Viên:
Giới Thiệu:

1. Tiểu sử

Nhạc sĩ Hồ Trọng Tuấn, sinh năm 1973, ở Hà Nội.

2. Hoạt động âm nhạc

Đã từng học tập ở Trường Nghệ thuật Quân đội chuyên ngành Biểu diễn nhạc cụ phương Tây và sáng tác âm nhạc, sau đó ở lại Trường làm giảng viên cho đến nay. Anh đã tham gia sáng tác, dàn dựng âm nhạc cho nhiều chương trình lớn thường niên như: Festival Chè (Thái Nguyên), Festival Hạ Long, Về miền Quan họ, và các chương trình nghệ thuật lớn như 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Đại hội thể dục thể thao Đông Nam Á…

Hiện nay là Phó hiệu trưởng Trường Đại học Văn hoá Nghệ thuật Quân đội và Phó chủ tịch Hội âm nhạc Hà Nội.

Các ca khúc sáng tác: Sao anh và Sao em, Thằng Bờm, Thằng Cuội, Mẹ Âu Cơ, Thăng Long Việt Nam bay lên…

3. Giải thưởng

Giải thưởng nhạc sĩ xuất sắc hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp toàn quốc năm 2013, Hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp toàn quân năm 2014; trên 20 huy chương vàng, bạc trong các kỳ hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp.

Thu Hà Nội – Bá Môn

1

Thu Hà Nội

Nhạc và lời: Bá Môn

Thông Tin Thành Viên:
Giới Thiệu:

1. Tiểu sử

Nhạc sĩ Nguyễn Bá Môn sinh ngày 2 tháng 9 năm 1952, quê ở Bình Minh, Kiến Xương, Thái Bình, đã từng công tác tại Tổng Công ty Hàng không Việt Nam. Hiện nay đang là Chánh văn phòng Hội Âm nhạc Hà Nội.

2. Hoạt động âm nhạc

Năm 1970, vào bộ đội, tham gia hoạt động âm nhạc quần chúng với các chức vụ: Chủ nhiệm Câu lạc bộ trung đoàn, sư đoàn (1979-1987); Giám đốc Nhà Văn hóa quân chủng Không quân (1988-1995), từ 1995 giữ chức vụ Trưởng ban Tuyên giáo Tổng Công ty Hàng không Việt Nam.

Ông đã qua các lớp đào tạo về âm nhạc Trường Nghệ thuật Quân đội (1971-1973), Đại học Văn hóa Hà Nội (1982-1986).

Các tác phẩm tiêu biểu: Mùa lúa mùa bay, Chào những cánh bay Hàng không Việt Nam, Mùa hoa ban, Chợ tình Sa Pa, Nhịp cầu quê hương, Đà Lạt thành phố hoa, Thái Bình quê tôi, Hà Nội trẻ mãi.

3. Giải thưởng

Ông đã được tặng thương: Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất, Nhì, Ba; Huy chương Kháng chiến hạng Nhì; Huy chương Vì sự nghiệp Văn hóa, 8 Huy chương Vàng trong các kỳ hội diễn của Bộ Quốc phòng, Bộ Văn hóa – Thông tin và Giải thưởng Đài Tiếng nói Việt Nam, 2004-2005.

– Giải thưởng âm nhạc Báo Lao động & Tỉnh Quảng Trị (2013)

– Giải thưởng âm nhạc Hoàng Liên Sơn (2014)

-Giải thưởng âm nhạc Quảng Ninh (2014)

– Giải thưởng âm nhạc Hội nhạc sĩ Việt Nam (2015)

– Giải thưởng âm nhạc Tỉnh Lao Cai, Hải Phòng (2016)

4. Phát hành

– Tập thơ và ca khúc ”Bá Môn – Thơ & nhạc – Cảm xúc cuộc đời ” (2012)

– Tác phẩm tiêu biểu: Nắng đêm; Chợ tình Sa Pa; Chiều thu Hà Nội; Mùa lúa mùa bay; Khát vọng sống; Bất chợt Fanxipan; Mùa tuyết tan…

Những người bạn của cha – Duy Thịnh

0
Những người bạn của cha – Duy Thịnh

Ca khúc “Những người bạn của cha” sáng tác của nhạc sĩ Duy Thịnh được giới thiệu trong chương trình “Giới thiệu tác phẩm mới Trại sáng tác Tam Đảo” của Hội Âm nhạc Hà Nội.

Chênh vênh Tam Đảo – Vũ Thiết

0
Thể hiện:
Thảo Vân – Bảo Ngọc

Ca khúc “Chênh vênh Tam Đảo” là một sáng tác mới của nhạc sĩ Vũ Thiết, do ca sĩ Thảo Vân và Bảo Ngọc trình bày. Bài hát đã được giới thiệu trong chương trình “Giới thiệu sáng tác mới của Trại sáng tác Tam Đảo năm 2016” của Hội Âm nhạc Hà Nội.

Đêm vừa ùa thương nhớ – Lê Tịnh

0
Đêm vừa ùa thương nhớ – Lê Tịnh
Thể hiện:
Bảo Ngọc

Ca khúc “Đêm vừa ùa thương nhớ” là một sáng tác mới của nhạc sĩ Lê Tịnh trong đợt sáng tác Tam Đảo, do ca sĩ Bảo Ngọc thể hiện. Bài hát đã được giới thiệu trong chương trình “Giới thiệu tác phẩm mới Trại sáng tác Tam Đảo năm 2016” của Hội Âm nhạc Hà Nội.

Tác phẩm này đã đạt Giải B thể loại Ca khúc Giải thưởng Hội Nhạc sĩ Việt Nam năm 2017.

Hãy yêu thương nhau – Đức Trịnh

0

Ca khúc “Hãy yêu thương nhau” là một sáng tác của nhạc sĩ Đức Trịnh, do ca sĩ Hồng Ngọc thể hiện.

Nhạc sĩ Đức Trịnh hiện là Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Nghệ thuật: phụ trách khu vực Bắc miền Trung, là hội viên của Hội Âm nhạc Hà Nội.

Ông là Thiếu Tướng – Nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội.

Ca khúc là phần âm nhạc viết cho một vở kịch nói của Đăng Chương.

Tự hào đi lên ôi Việt Nam – Chu Minh

0

NSND Quang Thọ

Ca khúc bất hủ “Ta tự hào đi lên ôi Việt Nam” là một sáng tác nổi tiếng của nhạc sĩ Chu Minh, bản do NSND Quang Thọ thể hiện.

Tìm hiểu thêm về hoàn cảnh lịch sử ra đời của tác phẩm: https://hoiamnhachanoi.org/content/gan-nua-ky-khuc-trang-ca-ta-tu-hao-di-…

Thông Tin Thành Viên:
Giới Thiệu:
1. Tiểu sử

Tên khai sinh của ông là Triệu Đạt Hiền, sinh ngày 5 tháng 1 năm 1931 tại Hà Nội. Phó Giáo sư, giảng viên khoa Sáng tác Nhạc viện Hà Nội. Trú quán tại quận Ba Đình, Hà Nội. Đã nghỉ hưu. Hiện là Ủy viên Hội đồng Nghệ thuật Hội Nhạc sĩ Việt Nam khóa VII và VIII.

2. Hoạt động âm nhạc

Chu Minh tham gia hoạt động âm nhạc từ những năm cuối cuộc Kháng chiến chống Pháp. Những sáng tác đầu tiên của ông là: “Chiến thắng Biên giới”, “Ta có Cụ Hồ”.

Ông học tại Nhạc viện Trung ương Bắc Kinh. Về nước vào những ngày đầu hòa bình. Năm 1955, Chu Minh có bài “Ánh lửa tình yêu” được nhiều người mến mộ.

Trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tên tuổi Chu Minh nổi bật qua những ca khúc như “Đường đi trăm nẻo”, “Người là niềm tin tất thắng”…, đặc biệt “Ta tự hào đi lên ôi Việt Nam” (phỏng thơ Hoàng Trung Thông) do chính ông đệm piano đã gây ấn tượng mạnh mẽ về một tác phẩm tráng ca.

Chu Minh sáng tác không nhiều, nhưng các tác phẩm đều in dấu một phong cách riêng. Ông còn có những ca khúc như: “Màu xanh ánh mắt yêu thương”, “Ru lời tôi ru ngàn năm không lời”, “Em có nghe chăng nơi đây cao nguyên”, “Biển của anh, biển của em”…

Ngoài ra còn có một số tác phẩm khí nhạc như: “Miền Nam tuyến đầu” (giao hưởng thơ), “Tứ tấu đàn dây”, “Tổ khúc Khăn quàng đỏ” và một số nhạc phim nhạc múa. Ông là một trong những tác giả viết khí nhạc có tên tuổi trong thế kỷ XX.

Bên cạnh sáng tác, Chu Minh còn có công lớn trong việc đào tạo nhiều thế hệ nhạc sĩ Việt Nam, nhiều học sinh của ông đã trở thành những gương mặt đáng kể của nền âm nhạc hôm nay.

3. Giải thưởng

Nhạc sĩ Chu Minh đã được tặng Giải thưởng Nhà nước 2001, Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng Ba, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhì, Huân chương Lao động hạng Nhì, và nhiều giải thưởng khác.

4. Phát hành

Đã ấn hành tuyển tập ca khúc “Người là niềm tin tất thắng”, “Tuyển chọn ca khúc Chu Minh” và Album “Nhặt tiếng đàn rơi” (1994).

Tình yêu của đất và nước – Hoàng Vân

0

Thể hiện:
NSND Thanh Hoa

Ca khúc “Tình yêu của đất và nước” là sáng tác nổi tiếng của nhạc sĩ Hoàng Vân, bản do NSND Thanh Hoa trình bày.

Thông Tin Thành Viên:
Giới Thiệu:

1. Tiểu sử

Tên khai sinh của ông là Lê Văn Ngọ, còn có bút danh là Y-Na, sinh ngày 24 tháng 7 năm 1930. Quê ở Hà Nội. Nguyên công tác tại Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Đã nghỉ hưu. Hiện cư trú tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

2. Hoạt động âm nhạc

Năm 1946, tham gia đội Thiếu niên cứu quốc Mai Hắc Đế, là liên lạc viên tự vệ khu Đông Kinh Nghĩa Thục (Liên khu I) Hà Nội, rồi làm phụ trách Thiếu sinh quân Trung đoàn 165, Sư đoàn 312, tham gia Đội Tuyên truyền võ trang Lao Hà, làm báo và công tác địch vận của trung đoàn, sư đoàn, sau đó phụ trách nghệ thuật Văn công Sư đoàn 312. Năm 1960, ông về chỉ huy Dàn nhạc Đoàn Ca Nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam kiêm chỉ đạo nghệ thuật, tham gia giảng dạy môn Sáng tác và Phối khí tại Nhạc viện Hà Nội (cho đến năm 1989). Từ năm 1963 đến năm 1989, ông là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhạc sĩ Việt Nam, là Trưởng ban Sáng tác Thanh nhạc và công tác tại Hội cho đến năm 1996.

Về sáng tác, ngay từ năm 1951, ông đã viết nhiều ca khúc, có những bài được phổ biến rộng rãi ở vùng Tây Bắc, Việt Bắc và trong quân đội, như: “Chiến thắng Hòa Bình”, “Tin chiến thắng”, “Chiến thắng Tây Bắc”. Đến năm 1954, ông đã viết bài hát nổi tiếng “Hò kéo pháo”.

Sau hòa bình lập lại, ông được cử đi học tại Nhạc viện Bắc Kinh (Trung Quốc). Tốt nghiệp, ông về công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam, là Nhạc trưởng Đoàn Ca Nhạc kiêm Chỉ đạo nghệ thuật, đồng thời đi thực tế, nắm bắt nhanh các loại đề tài trong cuộc sống lao động và chiến đấu, nên đã sáng tác hàng loạt ca khúc, hợp xướng lớn, nhỏ, được công chúng hâm mộ, như: “Những cánh buồm” (thơ Hoàng Trung Thông), “Nhớ” (thơ Nguyễn Đinh Thi), “Bài ca người thủy thủ” (thơ Mai Nam, tức Hà Nhật), trường ca “Tôi là người thợ lò”, “Hà Nội – Huế – Sài Gòn”, “Quảng Bình quê ta”, “Nổi trống lên rừng núi ơi”, “Không cho chúng nó thoát”, “Bài ca giao thông vận tải”, “Chào anh Giải phóng quân – Chào mùa xuân đại thắng”, “Hai chị em”, “Tiếng cồng giải phóng – tiếng cồng chiến thắng” (bút danh Y-Na), “Trên đường tiếp vận” (bút danh Y-Na), “Người chiến sĩ ấy”…

Giai điệu của ông mượt mà, nồng ấm, bắt nguồn nhuần nhụy từ các làn điệu dân ca khác nhau, kỹ thuật sáng tác già dặn, luôn luôn có sáng tạo, không tự lặp lại mình. Ngoài ca khúc, ở thể loại thanh nhạc, ông có nhiều tác phẩm hợp xướng và dàn nhạc giao hưởng như: “Hồi tưởng”, “Việt Nam muôn năm”, “Vượt núi”, “Tuổi lên mười”, “Hát dưới cờ búa liềm”.

Trong lĩnh vực khí nhạc, ông có nhiều tác phẩm thành công như: Fugue cho piano, Tổ khúc cho oboe và piano, Rhapsodie cho violon, Độc tấu kèn basson Hành khúc con voi, Độc tâu flute Vui được mùa, Hoa thơm bướm lượn, âm nhạc cho vũ kịch Chị Sứ, Concerto cho piano và dàn nhạc, giao hưởng thơ Thành đồng Tổ quốc, Giao hưởng số 1.

Ngoài ra, ông còn sáng tác âm nhạc cho phim truyện như: “Nổi gió”, “Con chim vành khuyên”, “Mối tình đầu”;
phim tài liệu, phim hoạt hình, kịch nói, chèo, cải lương, nhiều ca khúc cho thiếu nhi được các em yêu thích: “Mùa hoa phượng nở”, “Em yêu trường em”…

Sau năm 1975, ông đã đi thực tập một thời gian tại Nhạc viện Sofia (Bulgarie).Sau khi về, ông tiếp tục cho ra đời nhiều tác phẩm mới, như: “Bài ca xây dựng”, “Tình yêu của đất và nước”, “Hát về cây lúa hôm nay”, “Bài ca tình bạn”, “Tình ca Tây Nguyên”.

Ông cũng đã góp phần không nhỏ vào việc đào tạo những lớp nhạc sĩ trẻ với thời gian giảng dạy tại Trường Âm nhạc Việt Nam (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam).

3. Giải thưởng

Ông đã được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Ba và vinh dự được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật năm 2000.

4. Phát hành

Đã xuất bản trong nước: các tuyển tập “Hai chị em” (Nxb. Âm nhạc, 1973), “6 ca khúc Hoàng Vân” (Nxb. Âm nhạc, 1980), “Ca khúc Hoàng Vân” (Nxb. Âm nhạc, 1986), “Tuyển chọn ca khúc Hoàng Vân” (Nxb. Âm nhạc và Hội Nhạc sĩ Việt Nam) kèm theo băng cassette audio.

Xuất bản tại nước ngoài: Tổng phổ giao hưởng “Thành đồng Tổ quốc” (in tại Cộng hòa Dân chủ Đức và Bulgarie), “Hành khúc con voi” (Voi kéo gỗ) (Nxb. Âm nhạc Matxcơva, Liên Xô cũ).

Biển hát chiều nay – Hồng Đăng

0
Biển hát chiều nay – Hồng Đăng