Chủ Nhật, Tháng Chín 8, 2024
Trang chủ Blog Trang 2

KỶ NIỆM NGÀY THƯƠNG BINH LIỆT SĨ HAI KHÚC CA TƯỞNG NIỆM HAY NHẤT VIỆT NAM

0

Suốt chiều dài 2 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, giải phóng dân tộc và 2 cuộc chiến tranh biên giới hải đảo bảo vệ tổ quốc, kể từ anh Hoàng Văn Nhủng – người liệt sĩ đầu tiên của đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân trong trận Đồng Mu (phía đông huyện Bảo Lạc – Cao Bằng) ngày 5/2/1945 cho đến năm 1989, hơn 1 triệu anh hùng dũng sĩ đã bỏ mình vì nước, trong đó giới Nhạc sĩ cũng có nhiều người hy sinh như các Nhạc sĩ:

1 – Vĩnh Bảo                                      2 – Nguyễn Mỹ Ca

3- Bằng Cao                                      4 – Nguyễn Khoa Châu

5 – Văn Cận                                       6 – Nguyễn Văn Diện

7 – Lê Văn Hạnh                                 8 – La Hối

9 – Nguyễn Thành Luân                      10 – Lê Đình Luân

11- Nguyễn Văn Nguyễn                     12 – Đình Nhu

13- Trịnh Quý                                     14 – Thái Hào Quyên

15- Nguyễn Văn Thất                          16 – Trần Đình Thiêm

17- Lê Trần                                        18 – Thanh Trần

19 – Việt Trung                                   20 – Hoàng Việt

21- Lương Vĩnh                                   22 – Quách Vũ

Đau thương nhất cho một đơn vị nghệ thuật là vụ Đội văn công Trung đoàn 148 Quân khu Việt Bắc (Đội văn công Lao Hà Yên) bị phỉ tàn sát. Chiều 15/5/1952 Đội văn công hành quân đến bản Nàn Mạ (phía tây huyện Xín Mần – Hà Giang) thì đêm đó bị phỉ tập kích sát hại ngay 7 người (6 nam + 1 nữ) trong đó có nhạc sĩ Bùi Như Yên (em ruột nhà thơ Hoàng Cầm), nghệ sĩ Nguyễn Thị Hảo và 5 diễn viên. Bọn phỉ lùng sục bắt thêm được 4 diễn viên khác là các anh: Dương Bách Niên, Nguyễn Văn Thịnh, Lê Văn Chương, Nguyễn Quang Đạo. Sáng hôm sau bọn phỉ bắt 4 người đứng hàng ngang để tuyên thệ đầu hàng theo chúng, nhưng các anh đã kiên quyết chống cự và sau loạt đạn của bọn phỉ, các anh đã anh dũng hy sinh. Như vậy cả đội văn công Lao Hà Yên 12 người thì chỉ 1 người chạy thoát.

Chiến tranh càng ác liệt, số thương vong càng nhiều. Với sự xúc động mãnh liệt và niềm tiếc thương vô hạn, trước và trong kháng chiến chống thực dân Pháp, các nhạc sĩ Việt Nam đã có những tác phẩm tôn vinh thương binh liệt sĩ, trong đó có một số bài thích hợp cho các buổi lễ truy điệu như: trích đoạn đầu của các bài: Kinh cầu nguyện nhạc Lưu Hưu Phước – lời Mai Lưu, Hồn chiến sĩ nhạc Tô Thanh – lời Lan, Vì nước hiến thân nhạc và lời Hải Linh – nhạc sĩ Công giáo – tác giả bài Hang Bêlem nổi tiếng, trích đoạn cuối bài Hát Giang trường hận của Lưu Hữu Phước và toàn bài Chiêu hồn tử sĩ của Đỗ Nhuận:

5 bài tiêu biểu này đều viết theo giọng thứ, được sử dụng trong các buổi lễ tưởng niệm, truy điệu các cá nhân hoặc tập thể liệt sĩ. Hình thức tấu nhạc hoặc hát là tùy hoàn cảnh địa phương và mặt trận, có thể tấu bằng dàn nhạc kèn (trong đó có cả dàn kèn của các vùng Công giáo) hoặc dàn nhạc tự nguyện của quần chúng với các nhạc cụ sẵn có, không có nhạc cụ thì hát đồng ca, những cuộc truy điệu lớn thì đã có 2 dàn nhạc kèn chuyên nghiệp: Dàn nhạc kèn Vệ quốc đoàn do nhạc trưởng Đinh Ngọc Liên chỉ huy, Dàn nhạc kèn Trung Bộ do nhạc trưởng Phạm Văn Minh chỉ huy (đây là 2 dàn nhạc kèn của quân đội Pháp, sau cách mạng tháng tám đã theo về với cách mạng). Trong hoàn cảnh kháng chiến, tuy chưa có sự thống nhất chọn bài nhạc nào nhưng tất cả các buổi lễ truy điệu đều hết sức trang nghiêm long trọng, thể hiện sự xót thương và suy tôn các liệt sĩ anh hùng.

Từ sau kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, chỉ còn dùng 2 bài Chiêu hồn tử sĩ Hồn tử sĩ.

  • Chiêu hồn tử sĩ:

Năm 1943 nhạc sĩ Đỗ Nhuận lúc đó 21 tuổi, bị địch bắt trong vụ treo cờ búa liềm ở huyện lỵ Kim Thành, tỉnh Hải Dương, sau đó anh bị giam ở Sở Mật thám Hải Dương. Những ngày đầu trong xà lim, anh Đỗ Nhuận thường ngâm bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ cho các bạn tù cùng nghe, với nỗi uất hận sục sôi vì thấy mình cùng những bạn tù cách mạng như những con hổ bị sa cơ, để càng nung nấu thêm nỗi căm hờn giặc Pháp. Sau khi biết chính xà lim số 3 anh đang nằm, trước đó vài ngày có một chiến sĩ cách mạng tên là Hồng Quan không chịu đầu hàng giặc Pháp đã cắn tay mình lấy máu viết lên tường khẩu hiệu Đảng Cộng Sản Đông Dương muôn năm, viết đến khi hết máu và hy sinh. Cảm khái và ngưỡng mộ tấm gương oanh liệt của chiến sĩ Hồng Quan, NS Đỗ Nhuận dành thời gian sáng tác một bài hát chiêu hồn. Trong xà lim không giấy bút, anh đã sáng tác nhẩm bài Viếng mồ tử sĩ theo thể 2 đoạn A, B có thêm một câu kết, thuộc lòng từng câu một, lấy bối cảnh và hình tượng một đoàn Hồng quân trong khói sa trường đang chậm rãi tiễn đưa đồng đội mình về nơi vĩnh biệt.

Sau đó lần lượt anh Đỗ Nhuận bị giam ở nhà tù Hải Dương rồi chuyển lên nhà tù Hỏa Lò – Hà Nội. Sau khi bị kết án anh đã bị đày lên nhà tù Sơn La – nơi đang giam cầm ông Tô Hiệu cùng một số lãnh đạo của Đảng. Tại đây ngoài giờ lao động khổ sai, Đỗ Nhuận đã dạy cho các bạn tù thuộc bài Viếng mồ tử sĩ. Ít lâu sau ông Tô Hiệu mất, trong lúc cùng những người bạn tù khiêng linh cữu ông Tô Hiệu đi mai táng, NS Đỗ Nhuận và những người bạn tù đã cùng cất lên tiếng hát Viếng mồ tử sĩ. Giữa chốn rừng thiêng âm u, tiếng hát càng thêm bi tráng và đầy khí phách hào hùng. Thật đặc biệt bài hát này ra đời đúng lúc để lần đầu tiên được vang lên tiễn đưa một vị lãnh đạo cách mạng:


Bài này xuất bản năm 1945 ở Hà Nội (trong thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa) và trong quyển “Những ca khúc một thời vang bóng” xuất bản năm 1971 ở Sài Gòn (trong thời Việt Nam Cộng Hòa).

Sau năm 1954, tác giả đã sửa lại bài này lấy tên là Mặc niệm đồng chí và được dàn quân nhạc Bộ Tổng tham mưu dùng phổ biến đến ngày nay.

  • Hồn tử sĩ:

Từ năm 111 trước Công nguyên, nước ta bị nhà Tây Hán bên Tàu xâm lược và đô hộ. Năm 25 sau Công nguyên vua Hán Quang Vũ nhà Đông Hán sai Tô Định sang làm Thái thú cai trị nước ta. Ngoài chính sách cai trị hà khắc, đàn áp tàn bạo và bóc lột triệt để, Tô Định còn giết ông Thi Sách là chồng bà Trưng Trắc.

Năm 40 sau Công nguyên, bà Trưng Trắc cùng em gái là bà Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa đánh đuổi Tô Định giành chiến thắng liên tiếp, thiết lập chính quyền đóng đô ở Mê Linh. Ba năm sau vua Hán sai tướng là Mã Viện đem đại quân sang đánh nước ta, vì lực lượng chưa đủ mạnh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã thất bại, Hai bà đã gieo mình xuống sông Hát Giang tự tận. Tấm gương anh hùng lẫm liệt của Hai Bà còn được truyền tụng đến ngày nay.

Năm 1943 Tổng hội sinh viên Đông Dương tổ chức cắm trại ở Mê Linh, nơi có đền thờ Hai Bà Trưng. Để tưởng nhớ Hai Bà, nhạc sĩ Lưu Hữu Phước (lúc đó là Trưởng ban Âm nhạc của Tổng hội) đã sáng tác bài Hát Giang trường hận (Hận dài sông Hát):

Năm 1946 Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước và Nhà văn Hồng Lực sửa lại thành bài Hồn tử sĩ:

Nhạc truy điệu chỉ tấu đoạn cuối bài từ dấu chữ (A) đến hết và khi nói đến Hồn tử sĩ là nói đoạn nhạc này:

Trong lễ tang các cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước và Quân đội, phần nhạc truy điệu thường theo thứ tự sau: Khi linh cữu đặt yên vị để mọi người đến viếng thì quân nhạc tấu bài Hồn tử sĩ. Khi tiêu binh khiêng linh cữu ra xe tang và từ xe tang đến huyệt mộ thì quân nhạc tấu bài Mặc niệm đồng chí. Sau này còn dùng một số bài hành khúc lễ tang của các nhạc sĩ Đinh Ngọc Liên, Doãn Nho, Nguyên Nhung…

Các đám tang khác thường chỉ dùng băng nhạc Hồn tử sĩ.

Hai khúc ca Mặc niệm đồng chí Hồn tử sĩ đều sáng tác từ năm 1943 với cấu trúc âm nhạc chặt chẽ khúc chiết, giai điệu bi tráng uy nghiêm, tình cảm xót thương tôn kính, là điển hình mẫu mực của những khúc chiêu hồn, vì thế đã được sử dụng phổ biến và phát huy giá trị lâu dài cho đến ngày nay (trước năm 1975 bài Hồn tử sĩ còn được cả Quân lực Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam sử dụng).

Gần 80 năm trôi qua, 2 khúc ca tưởng niệm vẫn đang được tấu lên trong các lễ truy điệu long trọng, chứng tỏ không những 2 khúc ca này đã sống trong lòng nhân dân, đã đi cùng năm tháng, mà còn xứng đáng là 2 khúc ca tưởng niệm hay nhất Việt Nam./.

Tác giả: PHAN ĐÔNG VIÊN

TRÍ TUỆ NHÂN TẠO LÀM NGHỆ THUẬT: Nguy cơ đạo nhái, vi phạm bản quyền

0
Trí tuệ nhân tạo (AI) dần khẳng định vai trò trợ thủ đắc lực của con người trong nhiều lĩnh vực, kể cả lĩnh vực đòi hỏi sáng tạo, rung cảm như nghệ thuật. AI thay thế nghệ sĩ, nhà sáng tạo nghệ thuật đến đâu, ở mức độ nào luôn là điều đáng bàn.

Nhiều tranh cãi, bất cập

Kết quả sáng tạo âm nhạc của AI được công bố trong những năm gần đây tạo hiệu ứng mạnh. Năm 2019, ông lớn ngành công nghệ Huawei công bố hoàn thiện bản giao hưởng số 8 dang dở của nhà soạn nhạc Đức Franz Schubert, với sự hỗ trợ của AI. Đầu tháng 10/2024, AI tiếp tục góp sức hoàn thiện bản giao hưởng số 10 mà nhà soạn nhạc lừng danh Beethoven đã bỏ dở từ hai trăm năm trước.

Ở Việt Nam, năm 2021, kỹ sư công nghệ thông tin Nguyễn Hoàng Bảo Đại nổi lên với biệt danh “nhạc sĩ biết code (mã hóa)”. Anh là người Việt Nam thứ ba được Google công nhận là chuyên gia phát triển ngành khoa học máy tính với mô hình sáng tác âm nhạc bằng trí tuệ nhân tạo. Mô hình này có thể viết 10 giai điệu bài hát chỉ trong một giây. Người sáng tác chỉ cần đưa ra vài nốt nhạc, hệ thống sẽ xử lý dữ liệu, chuyển giai điệu đầu vào thành véc-tơ nhiều số, đầu ra sẽ là những giai điệu dài hơn. Từ đó, nhạc sĩ rút ngắn công đoạn làm giai điệu, dành nhiều thời gian hơn để trau chuốt cho những khâu còn lại như hòa âm, phối khí, viết lời.

Nguy cơ đạo nhái, vi phạm bản quyền ảnh 1
AI góp sức hoàn thiện bản giao hưởng mà nhà soạn nhạc Beethoven bỏ dở từ cả trăm năm trước

 

Đan Trường là ca sĩ Việt tiên phong làm video âm nhạc (MV) bằng trí tuệ nhân tạo. Quá trình thực hiện MV kéo dài hơn hai tháng, ê-kíp sử dụng các công cụ AI tiên tiến tạo ra hơn 600 hình ảnh, sử dụng từ 4 đến 16 tấm hình để tạo ra một đoạn video 4 giây. Thách thức lớn nhất là tạo hình nhân vật giống ca sĩ và xử lý chuyển động tự nhiên. Tuy nhiên, các cảnh quay và nhân vật bị chê không thật, thiếu cảm xúc.

Tiếng nói phản đối AI

Đầu năm 2024, một nhóm gồm hơn 200 nghệ sĩ, nhạc sĩ nổi tiếng (Billie Eilish, Nicki Minaj, Katy Perry, Smokey Robinson,…) ký tên trong một bức thư kêu gọi chống lại việc sử dụng trí tuệ nhân tạo nhằm mục đích bắt chước hình dáng, giọng nói và âm nhạc của các nghệ sĩ. Bức thư yêu cầu các công ty công nghệ cam kết không phát triển các công cụ AI làm suy yếu hoặc thay thế các nhạc sĩ và nghệ sĩ. Một số cuộc đình công trong ngành giải trí thế giới vào năm 2023 cũng liên quan đến trí tuệ nhân tạo.

“Khó nhất là dùng AI tạo chuyển động. Các công cụ AI hiện tại chỉ hỗ trợ làm các đoạn video dài 4 giây trong mỗi lần tạo, điều này khiến việc kiểm soát chuyển động trở nên rất khó khăn. Tạo hình tĩnh rất đẹp nhưng khi chuyển động lại không đạt yêu cầu. Dĩ nhiên hình ảnh AI không sống động, không đẹp như bên ngoài, nhưng MV AI này dựa vào công nghệ mới nhất. Đan Trường là người tiên phong áp dụng AI cho MV dân ca”, quản lý nam ca sĩ nói.

Bên cạnh sự bất cập về tạo hình, truyền đạt cảm xúc – yếu tố không thể thiếu của sản phẩm âm nhạc- việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sáng tác cũng gây tranh cãi về bản quyền, vấn đề đạo nhái và phái sinh.

AI chỉ nên là trợ thủ?

Sản phẩm âm nhạc có thuyết phục được công chúng bằng giá trị nghệ thuật và cảm xúc kết nối hay không phụ thuộc vào cách nhà sản xuất, nghệ sĩ “phối hợp” với AI. Nhạc sĩ Nguyễn Tiến Mạnh (Phó Chủ tịch Hội âm nhạc Hà Nội) cho rằng, chỉ nên dừng lại ở việc sử dụng AI hỗ trợ các nội dung mang tính cơ học, như tạo màu sắc, góc quay, hiệu ứng âm thanh, ánh sáng … Không nên để AI can thiệp vào hình ảnh thật của nghệ sĩ.

Nhạc sĩ Tiến Mạnh cho rằng, AI nên dừng ở vai trò của công cụ, không thay thế được trí tuệ và cảm xúc của con người.

“AI được đào tạo, lập trình dựa trên các thuật toán, vì vậy có thể tạo ra bản nhạc không lời hoặc ca khúc rất rõ ràng về hình thức, cấu trúc, cân đối hòa thanh. Điều này phụ thuộc nhiều vào các thông tin do người điều hành AI cho dữ liệu. Đây cũng là thách thức cho người sáng tạo nghệ thuật. Nếu lạm dụng AI, các sản phẩm nghệ thuật đơn thuần ra đời từ công nghệ khó kết nối công chúng và chỉ gây tò mò ở giai đoạn đầu”, nhạc sĩ Tiến Mạnh nói.

Chuyên gia nhận định, vấn đề bản quyền cho sản phẩm trí tuệ nhân tạo cũng gây ra nhiều tranh luận: bản quyền do ai sở hữu, tham dự các giải thưởng âm nhạc ra sao, tranh chấp giữa người thực và người máy cũng là điều nên lường trước. Nhạc sĩ Tiến Mạnh cho rằng, AI nên dừng ở vai trò của công cụ, không thay thế được trí tuệ và cảm xúc của con người.

“Hiện nay, các điều luật về bản quyền chưa bắt kịp với sự phát triển của AI. Các tổ chức và nhà làm luật cần sớm đưa ra các quy định mới để bảo đảm quyền lợi cho các nghệ sĩ và nhà sản xuất âm nhạc, đồng thời thúc đẩy sự sáng tạo và phát triển của AI trong lĩnh vực này”. nhạc sĩ Nông Xuân Hiểu

Nhạc sĩ Nông Xuân Hiểu (Khoa Nghệ thuật, trường Đại học Văn Hiến) bày tỏ, AI có thể sáng tác các bản nhạc hoàn chỉnh với sự can thiệp tối thiểu của con người. Không chỉ dừng lại ở khâu sản xuất, AI còn tham gia các buổi diễn trực tiếp, tương tác với khán giả. “Hiện nay, các điều luật về bản quyền chưa bắt kịp với sự phát triển của AI. Các tổ chức và nhà làm luật cần sớm đưa ra các quy định mới để bảo đảm quyền lợi cho các nghệ sĩ và nhà sản xuất âm nhạc, đồng thời thúc đẩy sự sáng tạo và phát triển của AI trong lĩnh vực này”, nhạc sĩ Nông Xuân Hiểu nhận định.

Nguy cơ đạo nhái, vi phạm bản quyền ảnh 2
Ngành giải trí thế giới và nỗi lo AI thay thế người sáng tạo nghệ thuật
Nguy cơ đạo nhái, vi phạm bản quyền ảnh 3
Hình ảnh Đan Trường trong MV mới được tạo bằng AI

 

Khi giới thiệu mô hình sáng tác âm nhạc bằng AI, kỹ sư Nguyễn Hoàng Bảo Đại nói rằng: Bản chất của mô hình giúp người sáng tác tiết kiệm được thời gian làm nhạc, không phải công cụ toàn năng thay thế công việc của nhạc sĩ. Sản phẩm âm nhạc luôn phải mang phong cách, cảm xúc và dấu ấn cá nhân.

(Nguồn: https://tienphong.vn/)

AI làm âm nhạc

0
AI làm âm nhạc
AI làm âm nhạc: Đến lượt các nhạc sĩ phải “ra đường” vì người mới cũng có thể viết 1.200 bài hát mỗi tháng nhờ công nghệ trí thông minh nhân tạo
Liệu các nhạc sĩ, ca sĩ có sắp thất nghiệp vì AI?
AI làm âm nhạc
AI làm âm nhạc: Đến lượt các nhạc sĩ phải "ra đường" vì người mới cũng có thể viết 1.200 bài hát mỗi tháng nhờ công nghệ trí thông minh nhân tạo - Ảnh 1.

Bất kỳ người mới nào chỉ cần gõ yêu cầu ngắn và Suno sẽ tạo ra thứ âm nhạc mang âm hưởng con người trong vài giây khiến nhiều người nghe phải sốc. Công cụ này có thể tạo bất cứ thể loại âm nhạc nào từ Electro pop mộng mơ về một cuộc chia tay cho đến một giai điệu Acounstic quảng cáo cho các sản phẩm sữa lên men.

Thậm chí trên nền tảng nhạc Spotify hiện đã có nhiều album được sáng tác bằng công cụ AI do Suno phát triển.

AI làm âm nhạc: Đến lượt các nhạc sĩ phải "ra đường" vì người mới cũng có thể viết 1.200 bài hát mỗi tháng nhờ công nghệ trí thông minh nhân tạo - Ảnh 2.

Giờ đây sau những nội dung văn bản, hình ảnh và video thì âm nhạc đang trở thành ranh giới tiếp theo bị AI vượt qua. Môn nghệ thuật này từng là lãnh địa của sự sáng tạo trong giới nghệ sĩ thì giờ đây với AI Suno, sinh kế của các nhạc sĩ này bắt đầu bị đe dọa.

Tình hình nghiêm trọng đến mức hàng trăm nhạc sĩ như Billie Eilish, Miranda Lambert và Aerosmith đã ký một bức thư gửi đến Liên minh quyền lợi nghệ sĩ (ARA) nhằm kêu gọi các doanh nghiệp và người dùng ngừng sử dụng AI để vi phạm bản quyền và hạ thấp giá trị các nghệ sĩ.

Hãng Universal Music thì đã thỏa thuận với Tiktok để bảo vệ âm nhạc của mình khỏi AI. Trước đó hãng này đã rút các sản phẩm âm nhạc của mình khỏi Tiktok do lo ngại bị lợi dụng bởi các bản ghi âm do AI tạo ra.

Năm 2023, Universal đã từng đau đầu vì hàng loạt ca khúc lan truyền dùng AI để sao chép các phong cách những nghệ sĩ dưới quyền của họ như Drake hay Weeknd.

https://youtu.be/OqKkCofo1ZI?si=iCNK4O3_9WXJ1alm
Bài hát “She Speaks of Waning Gold” do AI sáng tạo

1.200 bài/tháng

Trên thực tế, những tập đoàn phát triển AI hàng đầu như OpenAI của Microsoft hay DeepMind của Alphabet (Google) đã phát triển được các tính năng tạo nhạc tự động nhưng chưa dám đưa ra thị trường với quy mô lớn vì lo ngại vấn đề bản quyền và phản ứng từ giới nghệ sĩ.

Tháng 11/2023, Google DeepMind đã tiết lộ ứng dụng có tên Lyria có thể sáng tác âm nhạc tự động. Tuy nhiên hãng chưa phát hành ứng dụng vì còn đang phải thương thảo vấn đề bản quyền trong giới nghệ sĩ.

Hiện cuộc cách mạng âm nhạc AI đang được dẫn dắt bởi các startup nhỏ hơn như Suno.

AI làm âm nhạc: Đến lượt các nhạc sĩ phải "ra đường" vì người mới cũng có thể viết 1.200 bài hát mỗi tháng nhờ công nghệ trí thông minh nhân tạo - Ảnh 4.

Tương tự, một hãng khởi nghiệp khác là Udio do những cựu kỹ sư từ Google DeepMind thành lập đã giới thiệu một phần mềm có thể sáng tác âm nhạc trong khoảng 30 giây.

Sau khi gọi vốn thành công 10 triệu USD, Udio đã tung ra chương trình khuyến mãi giúp người dùng có thể tạo 1.200 bài hát miễn phí mỗi tháng để thử nghiệm.

Với Suno, người dùng có thể tạo tối đa 10 bài hát kéo dài 2 phút/bài mỗi ngày hoặc trả tiền hàng tháng để có nhiều tính năng hơn.

Nhà đồng sáng lập Andrew Sanchez của Udio cho biết đã có hơn 600.000 người dùng thử ứng dụng này và tạo ra bình quân 10 bài hát mỗi giây. Nhờ đó công ty đã nâng cấp tính năng để kéo dài thời lượng bài hát lên 15 phút.

Trong khi đó người đồng sáng lập Keenan Freyberg của Suno thì cho biết người dùng ban đầu hay sáng tác bài hát cho bạn bè, gia đình, người thân và tiếp tục khám phá các tính năng của AI này. Một số giáo viên dùng Suno để sáng tác bài hát hỗ trợ lớp học trong khi hãng phần mềm Palantir Technologies đã dùng AI này để tạo ra giai điệu cho chương trình đào tạo phần mềm của họ.

Rất rõ ràng, sự bùng nổ của AI trong chatbot với ChatGPT, rồi hình ảnh và video sau đó bắt đầu lan sang ngành âm nhạc.

 

Kiện tụng

Tương tự như những mảng nội dung số khác, việc AI lấn sân sang ngành âm nhạc đang khiến nhiều nghệ sĩ, công ty giải trí và luật sư bản quyền quan tâm.

Trước đó những hãng như Midjourney, OpenAI và Stability AI đã xây dựng mô hình bằng các bộ dữ liệu hình ảnh từ Internet với lập luận rằng hành vi này được bảo vệ theo học thuyết sử dụng hợp pháp của luật bản quyền Mỹ, nhưng chúng vẫn gây nên sự phẫn nộ và kiện tụng trong ngành.

Bởi vậy việc AI sáng tác âm nhạc được dự báo là sẽ còn gây tranh cãi nhiều hơn nữa khi thị trường âm nhạc đạt doanh 28,6 tỷ USD năm 2023 và là miếng bánh béo bở mà nhiều tập đoàn không chấp nhận để mất.

Chuyên gia bản quyền kỹ thuật số Pamela Samuelson và là giáo sư luật tại Đại học California nhận định tòa án có thể nhìn nhận âm nhạc theo hướng khác so với nội dung văn bản số hay hình ảnh tùy vào tầm quan trọng của những dữ liệu này.

https://cafebiz.vn/ai-lam-am-nhac-den-luot-cac-nhac-si-phai-ra-duong-vi-nguoi-moi-cung-co-the-viet-1200-bai-hat-moi-thang-nho-cong-nghe-tri-thong-minh-nhan-tao-176240507115618799.chn

Bài hát “Rebels of the Night” do AI sáng tạo

Trước tình hình này, những startup AI âm nhạc đã hạn chế sử dụng các từ có liên quan đến nghệ sĩ hay nhạc sĩ để tránh bị kiện tụng sau này. Tuy nhiên cũng tương tự như sự phát triển của các AI nội dung số, hình ảnh, video khác, cuộc cách mạng công nghệ mới trong mảng âm nhạc được cho là sẽ không thể ngăn cản.

Câu hỏi đặt ra ở đây là các nhạc sĩ liệu có thất nghiệp hay họ sẽ phải học cách dùng AI để nâng tầm sáng tác âm nhạc của mình lên một tầm cao mới?

Với sự trao đổi mang ý kiến khác nhau, ứng hộ, phản ứng,… nhưng nhìn chung chúng ta cũng thấy được việc cập nhật về công nghệ và ứng dụng trí tuệ nhân tạo để phục vụ con người trong lao động, sáng tạo nói chung, đặc biệt là trong lĩnh vực sáng tao nghệ thuật mà trong đó có âm nhạc cũng là yếu tố cần thiết.

Tuy nhiên cũng phải khẳng định rõ rằng, trí tuệ nhân tạo không thể thay thế con người được. Bởi những cảm xúc âm nhạc do các thông số kỹ thuật hình thành và “người máy” hát hay chơi nhạc thì chắc chắn không thể có được cảm âm như của con người.

Để trao đổi thêm về việc ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng trí tuệ nhân tạo để sáng tác các tác phẩm nghệ thuật, trong đó có âm nhạc, tôi xin giới thiệu thêm một số bài viết về đề tài này:

1. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực âm nhạc, tác giả Thành Luân, (nguồn: https://thanhnien.vn/) 
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng len lỏi trong cuộc sống của mỗi người. Điều này cũng đúng với lĩnh vực âm nhạc, từ sáng tác cho đến các công cụ nhận dạng bài hát và danh sách phát được cá nhân hóa cao…
Vai trò của hệ sinh thái âm nhạc tương tác

AI đã chứng minh tác động trong ngành công nghiệp âm nhạc trong nhiều năm, chẳng hạn tạo nhạc không có bản quyền, trộn nhạc, hệ thống đề xuất các dịch vụ phát nhạc trực tuyến dựa trên thuật toán AI, phân tích âm nhạc và các đặc điểm cụ thể để đưa ra các đề xuất được cá nhân hóa… Chưa bao giờ việc tạo và nghe những bản nhạc dễ chịu lại dễ dàng đến thế.

Amanotes sử dụng mô hình học tăng cường Adaptive AI

Amanotes

Trong thực tế, tác động của AI vào âm nhạc không phải là chủ đề quá mới khi một số công ty có tầm nhìn xa đã khai thác sức mạnh này từ khá sớm, và Amanotes là một ví dụ. Được thành lập bởi Võ Tuấn Bình và Nguyễn Tuấn Cường với khẩu hiệu “Everyone can music – Ai cũng có thể chơi nhạc”, nhiệm vụ của Amanotes là tập trung đặc biệt vào việc hoàn thiện hệ sinh thái âm nhạc tương tác, nơi người dùng được phép trải nghiệm tương tác với âm nhạc (interactive music experience) một cách chủ động thay vì tận hưởng thụ động.

Amanotes sử dụng Adaptive AI, nhờ vậy công ty có thể được sử dụng để phân tích hành vi và sở thích của người dùng, xác định xu hướng và đưa ra đề xuất cải tiến. Kết quả là các nền tảng phát nhạc sẽ có thể cải thiện hơn nữa chất lượng dịch vụ của họ và cung cấp cho người dùng trải nghiệm cá nhân hóa hơn.

Công ty mang đến nền tảng, dữ liệu người dùng, công nghệ về âm nhạc, thu hút người dùng, mối quan hệ với các đối tác, bản quyền để sản phẩm của họ đến với người dùng dễ dàng hơn.

Cơ hội và thách thức

Có thể dễ dàng nhận thấy rằng AI máy học từ lâu đã thay đổi bộ mặt của ngành công nghiệp âm nhạc, giúp việc tạo và nghe những bản nhạc dễ chịu trở nên dễ dàng. Âm nhạc tương tác giúp giảm bớt các gánh nặng trong việc lựa chọn các bản nhạc của người nghe, cho phép họ tập trung hơn đối với các công việc hiện tại.

Có khá nhiều tiềm năng mà AI mang lại cho âm nhạc tương tác

Amanotes

Bên cạnh đó, âm nhạc AI hiện còn mới khi có ít đối thủ. Đây là “đại dương xanh” có nhiều tiềm năng để phát triển. Nhờ có trình độ chuyên môn cao trong âm nhạc hóa, Amanotes có cách tiếp cận để tạo ra dữ liệu lớn về bài hát chất lượng, phục vụ cho các máy học và AI.

Tuy nhiên, việc làm thế nào để đáp ứng được cho hệ thống có hàng triệu người dùng và giải quyết bài toán scale-up cho phù hợp chính là điều mà các ứng dụng AI như Amanotes cần phải giải quyết.

Vai trò con người và sứ mệnh “Everyone can music”

Bất kể những lợi ích từ AI, con người vẫn là chìa khóa để dẫn đến thành công tại các công ty công nghệ âm nhạc như Amanotes bởi các yếu tố khác nhau, bao gồm tư duy, tầm nhìn chiến lược, sự sáng tạo và ra quyết định. AI chỉ được xem là phương tiện để tăng trải nghiệm cho người dùng và tăng hiệu suất cho con người chứ không thể thay thế.

Con người vẫn là chìa khóa quyết định sự thành công tại Amanotes

Amanotes

AI có tỷ lệ sai sót nhất định cần được điều chỉnh và thẩm định bởi con người, vì vậy các công ty cần tập trung vào đội ngũ nhân sự có chuyên môn cao, kinh nghiệm sâu rộng về công nghệ âm nhạc và được tạo điều kiện trải nghiệm âm nhạc thực tế để hiểu thị trường. Nhân viên tại Amanotes có tư duy đặc biệt và khác biệt về âm nhạc, đồng thời hiểu thị hiếu của người dùng, trở thành bước đệm chính để công ty phát triển sâu về trải nghiệm âm nhạc tương tác và tăng sự thú vị cho người dùng.

Nhờ có AI, niềm đam mê nâng cao trải nghiệm và sứ mệnh “Everyone can music” đang được Amanotes hiện thực hóa. Biết cách phối hợp nhịp nhàng và phân biệt rõ ràng vai trò của con người với AI sẽ là chìa khóa để công ty tiếp tục dẫn đầu thị trường, khẳng định vị thế tiên phong trong lĩnh vực âm nhạc tương tác.

2. Tác quyền tác phẩm âm nhạc của AI thuộc về ai?

Đây là bài viết đăng trên nguồn (https://www.uel.edu.vn/), cũng đưa ra một vấn đề nóng hổi về bản quyền âm nhạc, với nội dung như sau:

Hơn lúc nào hết, bối cảnh của đại dịch Covid-19 khiến người ta nghĩ nhiều về vai trò của công nghệ, trong đó có trí tuệ nhân tạo (AI). Thưởng thức âm nhạc trong những ngày giãn cách gợi lại câu chuyện vẫn còn nhiều tranh cãi về tác quyền đối với các tác phẩm do AI viết hoặc tham gia viết.

AI sáng tác nhạc

Thế giới lâu nay đã biết đến những nghệ sĩ nói hay nghệ sĩ hát là người máy sử dụng công nghệ AI. Nhưng có lẽ, kết quả sáng tạo âm nhạc của AI được công bố trong những năm gần đây mới thật sự tạo ra những cảm xúc mạnh.

Hai năm trước, hãng công nghệ Huawei gây bất ngờ khi công bố kết quả hoàn thiện của AI đối với bản giao hưởng số 8 dang dở của Schubert.

Mới đây, đầu tháng 10, với bản giao hưởng mà nhà soạn nhạc lừng danh Beethoven đã bỏ dở từ hai trăm năm trước, AI trong một dự án được thực hiện hai năm của các nhà khoa học và âm nhạc người Đức đã cho ra kết quả đầy ấn tượng: bản giao hưởng số 10 hoàn chỉnh.

Không chịu thua kém với các AI “ngoại,” các “tay chơi” AI Việt cũng đã làm nức lòng người mộ điệu về một ứng dụng AI tương tự được giới thiệu vào đầu năm 2021.

Bằng chứng là, chỉ sau khoảng hai năm nghiên cứu, mô hình AI của chàng kỹ sư công nghệ thông tin (IT) 9x Nguyễn Hoàng Bảo Đại đã có thể thực hiện công việc như một nhạc sĩ thực thụ, nhưng với khối lượng kết quả khủng khiếp hơn nhiều. Chỉ với ba đến năm nốt nhạc được “mớm”, ứng dụng AI nội địa này có thể sản sinh ra mười giai điệu hoàn chỉnh (hình thành nên các ca khúc) trong vòng… 1 giây(1).

Điều khá ấn tượng là, sau khi gắn hợp âm và viết lời, ca khúc The AI love song được chàng kỹ sư yêu âm nhạc thể hiện tại chương trình Giải thưởng Công nghệ 2020 khiến không ít người dự khán trầm trồ, thậm chí còn tiên đoán có thể thành “hit” nếu tiếp tục hoàn thiện.

Bỏ qua những tranh cãi về năng lực thực sự cũng như khả năng thay thế của AI đối với hoạt động sáng tác âm nhạc trong tương lai, sự xuất hiện mô hình AI này cho thấy không phải quá sớm để những cuộc thảo luận về các khía cạnh pháp lý đối với hoạt động sáng tạo của AI xuất hiện ở Việt Nam.

AI có được đứng tên tác phẩm?

Cụ thể, có thể đặt ngay câu hỏi trực tiếp là, tác quyền đối với giai điệu của ca khúc được chàng kỹ sư IT giới thiệu thuộc về ai: thuộc về AI hay thuộc về người thiết lập AI?

Đương nhiên, về phần lời của ca khúc thì vẫn thuộc về con người, cụ thể là của chàng kỹ sư IT trong ca khúc trên, nếu AI vẫn chưa thể “thầu” luôn công việc này. Nhưng liệu rằng AI có thể đứng tên đồng tác giả đối với phần giai điệu như thường thấy ở một số tác phẩm âm nhạc mà người viết nhạc và lời là những người khác nhau; ví dụ như ca khúc phổ thơ…

Đương nhiên, kỹ sư IT thiết lập hệ thống AI đã được ghi nhận và bảo toàn quyền đối với sáng chế. Nhưng rõ ràng, khó thuyết phục nếu kỹ sư viết hệ thống AI tiếp tục đứng tên tác giả giai điệu không phải do mình viết ra.

Tuy nhiên, lập luận này không dễ được chấp nhận, và thực tế vẫn có ý kiến cho rằng, tác quyền đối với tác phẩm âm nhạc (hay các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học khác) thuộc về người sáng chế và sở hữu AI.

Nhưng ngược lại, cần phải phân định tường minh giữa quyền nhân thân và quyền tài sản trong tác quyền. Nếu quyền nhân thân tiêu biểu trong tác quyền chính là quyền đứng tên cho tác phẩm thì ý nghĩa quan trọng nhất của quyền tài sản chính là quyền được hưởng (được trả) thù lao tác quyền (điều 19 và 20 Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005).

Chủ thể sáng tạo hoặc sở hữu AI vì vậy có thể trở thành chủ sở hữu quyền tác giả và được hưởng các quyền tài sản đối tác phẩm. Nhưng theo quy định của pháp luật thì chỉ có chủ sở hữu quyền tác giả là tác giả mới có quyền nhân thân đối với tác phẩm, ngoài các quyền tài sản như các chủ sở hữu khác (điều 36 và 37 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005). Hay nói cách khác, nếu tác phẩm âm nhạc được ghi nhận thuộc tác quyền của AI thì AI sẽ có quyền đứng tên cho tác phẩm âm nhạc đó.

Đương nhiên, trong trường hợp tác phẩm âm nhạc có đồng tác giả thì các đồng tác giả đồng thời được hưởng quyền tác quyền, và có thể phân định rõ ràng đối với phần sáng tạo độc lập của mình, như trường hợp AI viết giai điệu và người khác viết lời trong ca khúc nói trên (điều 38 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005).

Như vậy, với cách tiếp cận đó của pháp luật, cơ hội có được quyền sở hữu tác phẩm của chủ thể sáng chế, sở hữu công nghệ AI vẫn tồn tại. Nhưng không vì vậy mà cơ hội được hưởng quyền tác giả thích đáng của AI lại có thể bị loại trừ.

Bất an và nút thắt cần gỡ

Nhưng thực ra, có nhiều lý do để các cuộc thảo luận đã và đang diễn ra còn cảm thấy bất an khi chính thức trao quyền và thừa nhận tư cách chủ thể hưởng quyền của AI. Đương nhiên, khi ghi nhận tác quyền cho AI thì cũng đồng nghĩa ghi nhận tư cách chủ thể pháp luật của đối tượng đặc biệt này. Khi đó, một số vấn đề pháp lý có thể nảy sinh, nhưng lại rất khó để “túm” AI tiếp tục.

Thứ nhất, pháp luật sẽ ứng xử như thế nào nếu các chủ thể AI thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, thậm chí là hành vi phạm tội. Thực tế, không khó để thừa nhận độ chuẩn xác trong các quy trình hoạt động và sản phẩm đầu ra của robot thế hệ cũ lẫn AI nhưng điều này cũng không thể đảm bảo liệu rằng các tác phẩm của AI có bị dính cáo buộc “đạo nhạc”, thậm chí là đối với tác phẩm âm nhạc của hệ thống AI thuộc chủ sở hữu sáng chế khác hay không.

Rõ ràng, trong các tình huống như vậy, người ta dễ nghĩ đến người sở hữu, cung cấp hay vận hành hệ thống AI. Điển hình, bản dự thảo quy chế điều chỉnh hoạt động cung ứng và sử dụng AI mới đây của châu Âu cũng dựa theo cách tiếp cận này.

Thứ hai, ai sẽ chịu trách nhiệm nếu AI bị cáo buộc là xâm phạm quyền và lợi ích của bên thứ ba. Về mặt lý thuyết lẫn thực tiễn, AI hình thành và hoạt động trên cơ sở hệ thống nhập liệu đầu vào và từ “sự nhận thức” đó tiến hành hoạt động sáng tạo của mình. Thực tế, chàng kỹ sư IT Bảo Đại cũng đã nhập khoảng ba mươi ngàn bài hát tiếng Việt để huấn luyện “đứa con” AI của mình.

Với tình huống một, vấn đề nảy sinh có thể xuất phát từ việc xác định tác phẩm âm nhạc của AI là tác phẩm độc lập hay chỉ là tác phẩm phái sinh. Ngoài ra, tình huống hai có thể xuất hiện nếu chủ thể có quyền của các ca khúc, giai điệu của các ca khúc được sử dụng để nhập liệu đòi tiền tác quyền.

Một lần nữa, chủ thể nắm giữ AI có thể bị gọi tên! Và chính vì các dự liệu này mà tiến trình thúc đẩy, tiến đến ghi nhận tác quyền tác phẩm cho AI có phần chững lại.

Nhưng phải chăng, những gút mắc này sẽ chẳng hề gì nếu pháp luật quyết tâm ghi nhận tác quyền cho AI và theo đó bổ sung một số điều chỉnh cho tương thích.

Khả năng thứ nhất là ghi nhận tư cách “giám hộ” của chủ sở hữu, vận hành AI đối với hệ thống AI đó. Khi đó, những vấn đề pháp lý nêu trên dễ dàng được phân định, phân khúc riêng biệt giữa AI và bên sở hữu, vận hành. Đương nhiên, tư cách “giám hộ” không làm mất đi quyền tác giả, cụ thể là quyền được đứng tên tác phẩm, của AI.

Khả năng thứ hai có thể được lựa chọn là bổ sung quy định riêng biệt khi ghi nhận tác quyền cho AI và ghi nhận rõ nội dung quyền và nghĩa vụ mà AI hay bên sở hữu, vận hành AI được hưởng hay phải chịu. Lúc đó, ngoài quyền được hưởng tác quyền của AI, các quyền và nghĩa vụ khác lẫn rủi ro pháp lý có thể phát sinh được dự liệu đầy đủ và người nắm giữ sáng chế AI có thể được triệu hồi để… chia sẻ.

Đó là ý kiến thảo luận của người viết. Chắc chắn, để có thể định hình khung pháp lý hoàn chỉnh về tác quyền đối với tác phẩm sáng tạo của AI, các cuộc thảo luận và phân tích cần phải tiếp tục. Điều quan trọng là, nếu việc ghi nhận tác quyền được khai thông thì các nội dung khác về quyền sở hữu trí tuệ của AI cũng có thể được giải quyết, chẳng hạn như quyền đối với sáng chế, nhãn hiệu… mà AI đã tạo ra.

3. Cách sử dụng Trí tuệ nhân tạo (AI)

Trong bài viết “Cách sử dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) trong sáng tác âm nhạc và Marketing” (Nguồn: https://chaylapfarmstay.com/), có nội dung như sau:

Trong xu thế social marketing hiện nay, âm nhạc đóng vai trò quan trọng như một tư liệu thiết yếu cho các video social, chẳng hạn như nhạc nền. Tuy nhiên, phần lớn các nền tảng cung cấp nhạc đòi hỏi phí cao, trong khi nhạc miễn phí ít khi đáp ứng được nhu cầu về chất lượng và sự độc đáo.

Bạn hoàn toàn có thể sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để tạo ra âm nhạc mà không cần lo lắng về bản quyền và chi phí. Công cụ này mang lại nhiều lợi ích quan trọng như bản quyền miễn phí, sự độc đáo của âm nhạc, quy trình tạo ra nhanh chóng và hiệu quả, tiết kiệm chi phí so với việc mua nhạc từ các nền tảng hoặc thuê nhạc sĩ. Ngoài ra, bạn có thể linh hoạt tùy chỉnh bản nhạc cho từng mục đích, nhu cầu sử dụng tuỳ theo nền tảng social marketing của mình.

Bên cạnh đó, nếu bạn hoặc nhân viên của mình có khả năng sáng tác và hát, việc kết hợp với AI không chỉ đơn giản hóa quy trình sáng tác mà còn mở rộng khả năng sáng tạo không giới hạn, tạo ra những sản phẩm âm nhạc chất lượng và mang tính cá nhân hóa cao. Đây sẽ là một công cụ marketing mạnh mẽ, giúp doanh nghiệp tiếp cận khán giả mục tiêu một cách hiệu quả và ấn tượng hơn theo một cách mới mẻ, độc đáo.

Các công cụ AI mạnh mẽ hiện nay:

– Chat GPT hoặc Gemini để tìm ý tưởng, viết lời bài hát: Đây là 2 công cụ AI mạnh mẽ, hoàn toàn miễn phí.

– Chat GPT: Công cụ này giúp bạn tìm ý tưởng sáng tạo và viết lời bài hát. Bạn có thể nhập vào các từ khóa hoặc chủ đề bạn muốn viết và Chat GPT sẽ cung cấp các gợi ý và đoạn lời bài hát.

– Gemini: Đây là một công cụ AI khác có khả năng viết lời bài hát với độ chi tiết cao hơn và phong cách đa dạng.

Các công cụ AI như ChatGPT hỗ trợ rất nhiều trong việc sáng tác

– Suno AI: Công cụ này giúp tạo ra các bản nhạc và giọng hát dựa trên lời bài hát mà bạn cung cấp. Suno có thể biến lời bài hát thành nhạc với nhiều thể loại khác nhau như pop, rock, nhạc điện tử, v.v. Gói miễn phí giúp bạn thoải mái tạo các bản nhạc nhưng có giới hạn mục đích sử dụng. Gói đăng ký 8USD/tháng cho phép bạn tận dụng mạnh mẽ hơn sự sáng tạo và có thể sử dụng âm nhạc tạo ra cho mục đích thương mại.

Sử dụng Sumo AI để sáng tác bài hát mới

Hướng dẫn các bước để tạo một bài hát theo nhu cầu với AI:

Bước 1: Tìm ý tưởng và chủ đề

Xác định mục tiêu:

– Xác định rõ mục tiêu marketing của doanh nghiệp. Ví dụ: Bạn muốn quảng bá một gói du lịch mùa hè mới, giới thiệu một địa điểm du lịch đặc biệt, hoặc thúc đẩy chiến dịch khuyến mãi kỳ nghỉ lễ.

– Mục tiêu cụ thể có thể là: Tăng số lượng đặt chỗ cho gói du lịch mùa hè, tăng nhận diện thương hiệu cho các tour du lịch độc đáo, hoặc thu hút khách hàng mới thông qua các chương trình khuyến mãi hấp dẫn.

Tìm ý tưởng:

– Sử dụng AI Chat GPT hoặc Gemini để brainstorm ý tưởng và xác định chủ đề cụ thể cho bài hát. Ví dụ: nhập từ khóa liên quan đến lĩnh vực du lịch để nhận được các gợi ý liên quan.

Ví dụ cụ thể:

– Mục tiêu: Quảng bá Chày Lập Farmstay.

– Từ khóa gợi ý: “điểm đến”, “trải nghiệm”, “khuyến mãi mùa hè”, “mới lạ”, “chuyến phiêu lưu mùa hè”.

Quá trình brainstorm với AI:

– Nhập vào Chat GPT: “Gợi ý cho tôi về các từ khoá để sáng tác một bài hát, nhằm quảng bá về Chày Lập Farmstay – Điểm đến với nhiều trải nghiệm mới lạ.”

– Gợi ý từ AI:

  • Lời bài hát có thể bao gồm các từ khoá: “Thiên nhiên (natural beauty), Trải nghiệm mới lạ (unique experiences), Khám phá (exploration), Thư giãn (relaxation), Bình yên (peaceful).”
  • Chủ đề: “Khám phá thiên nhiên”, “Trải nghiệm độc đáo”, “Gắn Kết Gia Đình và Bạn Bè”.
  • Điều chỉnh: Chọn chủ đề và lời bài hát phù hợp nhất với thông điệp marketing của bạn. Ví dụ: “Miêu tả cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp của Chày Lập Farmstay, miêu tả khung cảnh thiên nhiên thư giãn, sảng khoái, Kể về những hoạt động thú vị mà du khách có thể tham gia, như chèo thuyền, làm nông. Tạo cảm giác hứng khởi và mời gọi du khách”.

Bằng cách sử dụng AI để tìm ý tưởng và xác định chủ đề cụ thể cho bài hát, bạn có thể dễ dàng tạo ra những bản nhạc phù hợp với mục tiêu marketing của mình, giúp thu hút sự chú ý và tạo ấn tượng mạnh mẽ đối với khách hàng mục tiêu.

Tìm ý tưởng bài hát trên ChatGPT cho chủ đề cần quảng bá

Bước 2: Dùng AI viết lời bài hát

Viết lời:

– Nhập chủ đề và ý tưởng vào AI:

  • Sử dụng công cụ như AI Chat GPT hoặc Gemini.
  • Ví dụ: Bạn muốn quảng bá gói du lịch mùa hè mới đến bãi biển nhiệt đới.
  • Cụ thể, bạn nhập câu lệnh vào AI như sau: “Viết cho tôi lyric một bài hát về chủ đề “Chày Lập Farmstay – Trải nghiệm mới lạ”. Có các từ khóa như: chèo thuyền kayak, thưởng ngoạn du thuyền, kết nối thiên nhiên, kết nối con người, thư giãn, khám phá, trải nghiệm mới lạ.”

Chỉnh sửa:

– Xem lại các gợi ý từ AI:

  • Đọc kỹ từng đoạn lời bài hát mà AI đã tạo ra.
  • Đảm bảo rằng lời bài hát phù hợp với thông điệp marketing của doanh nghiệp.

– Chỉnh sửa theo ý muốn:

  • Nếu cần, chỉnh sửa lời bài hát để tăng tính sáng tạo và phù hợp hơn với thông điệp.

– Ví dụ:

  • Bạn có thể thêm một số yếu tố đặc trưng của gói du lịch hoặc địa điểm cụ thể mà bạn muốn quảng bá.
  • Điều chỉnh ngôn ngữ và phong cách lời bài hát sao cho phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu.

Bằng cách này, bạn có thể tạo ra lời bài hát phù hợp với chiến dịch marketing của doanh nghiệp du lịch, nhấn mạnh các yếu tố độc đáo và hấp dẫn để thu hút khách hàng.

Nhờ AI viết lyric bài hát về Chày Lập Farmstay

Bước 3: Dùng AI Suno tạo nhạc

Chọn thể loại và mood:

– Xác định thông điệp và cảm xúc bạn muốn truyền tải:

Ví dụ: Đối với gói du lịch mùa hè đến bãi biển nhiệt đới, bạn có thể muốn truyền tải cảm giác vui vẻ, thư giãn, và hứng khởi.

– Sử dụng AI Suno để chọn các yếu tố âm nhạc:

  • Thể loại nhạc (Genre): Chọn thể loại nhạc phù hợp với thông điệp của bạn. Ví dụ: pop, reggae, tropical house, hoặc bossa nova.
  • Mood (Tâm trạng): Chọn mood để thể hiện cảm xúc của bài hát. Ví dụ: vui vẻ, thư giãn, năng động, hoặc lãng mạn.
  • Tempo (Nhịp độ): Chọn nhịp độ phù hợp. Ví dụ: nhịp độ nhanh để tạo cảm giác hứng khởi, hoặc nhịp độ chậm hơn để tạo cảm giác thư giãn.

– Ví dụ cụ thể:

  • Thể loại: Tropical House.
  • Mood: Vui vẻ và thư giãn.
  • Tempo: 120 BPM (beats per minute).

– Tạo nhạc:

Đưa lời bài hát vào AI Suno:

  • Sử dụng lời bài hát đã tạo ở bước trước.

Nhập thông tin vào AI Suno:

  • Chọn các thông số âm nhạc: Tropical House, vui vẻ và thư giãn, 120 BPM.
  • Nhập lời bài hát: Copy và paste lời bài hát vào giao diện của AI Suno.
  • Yêu cầu tạo nhạc: Nhấn nút tạo nhạc và chờ AI Suno xử lý.

– Nghe thử và hiệu chỉnh:

  • Nghe thử các phiên bản: AI Suno có thể tạo ra nhiều phiên bản khác nhau của bài hát dựa trên các thông số bạn đã chọn. Nghe thử để chọn phiên bản phù hợp nhất.
  • Hiệu chỉnh (nếu cần thiết): Nếu không hài lòng với kết quả, bạn có thể điều chỉnh các thông số như thay đổi mood, tempo, hoặc thậm chí thay đổi một số từ trong lời bài hát để thử các phiên bản khác.
  • Xuất file âm thanh: Sau khi hài lòng với phiên bản nhạc cuối cùng, xuất file âm thanh dưới định dạng mong muốn (MP3, WAV, v.v.). Đảm bảo file âm thanh có chất lượng cao để sử dụng cho mục đích marketing.

Bước 4: Thu thêm phần đọc rap (nếu có)

– Thu âm phần đọc rap: Viết lời rap phù hợp với thông điệp của bài hát. Bạn có thể yêu cầu Chat GPT hoặc Gemini viết và điều chỉnh lại theo nhu cầu của mình.

– Chuẩn bị thiết bị thu âm:

  • Thiết bị thu âm đơn giản: Nếu bạn sử dụng điện thoại thông minh hoặc máy ảnh có chức năng thu âm, hãy đảm bảo thiết bị ở nơi yên tĩnh và không có tạp âm.
  • Thiết bị thu âm chuyên nghiệp: Nếu bạn sử dụng mixer và micro, hãy kiểm tra kết nối và chất lượng âm thanh trước khi bắt đầu thu âm.
  • Phần mềm thu âm: Có thể sử dụng các phần mềm như Audacity, GarageBand, hoặc Adobe Audition để thu âm.

– Kết hợp phần đọc rap vào bản nhạc sử dụng phần mềm chỉnh sửa âm thanh:

  • Audacity: Miễn phí, dễ sử dụng và phù hợp cho các công việc chỉnh sửa âm thanh cơ bản.
  • GarageBand: Phần mềm của Apple, phù hợp cho người dùng Mac, dễ sử dụng và có nhiều tính năng mạnh mẽ.
  • Adobe Audition: Chuyên nghiệp, có nhiều tính năng mạnh mẽ cho chỉnh sửa âm thanh phức tạp.

– Chỉnh sửa và căn chỉnh:

  • Sắp xếp đoạn rap vào đúng vị trí trong bản nhạc. Đảm bảo phần rap phù hợp với nhịp điệu và cấu trúc của bài hát.
  • Căn chỉnh thời gian và âm lượng để đảm bảo đoạn rap hòa quyện tự nhiên với bản nhạc.

– Thêm hiệu ứng (nếu cần): Sử dụng các hiệu ứng như reverb, echo để tạo chiều sâu và chất lượng cho phần rap.

– Xuất file hoàn chỉnh:

  • Sau khi hài lòng với kết quả, xuất file âm thanh hoàn chỉnh.
  • Chọn định dạng phù hợp (MP3, WAV) và lưu file âm thanh, sẵn sàng sử dụng cho video social sắp tới của bạn rồi.

Bằng cách thêm phần rap vào bản nhạc, bạn có thể tạo ra một bài hát sôi động và đầy sức sống, giúp thu hút sự chú ý và tạo ấn tượng mạnh mẽ với khách hàng mục tiêu của bạn.

Bạn có thể nghe thử 1 bài hát kết hợp giữa AI viết lời, tạo nhạc và rap của Chày Lập Farmstay ở video sau đây: LINK VIDEO YOUTUBE

Nếu bạn đã đọc tất cả các bước hướng dẫn phía trên, thì 95% nội dung bài hướng dẫn này được tạo ra từ AI Chat GTP và AI Gemini trong vòng 30 phút theo yêu cầu của tác giả. Thật tuyệt vời phải không nào?

Với sức mạnh và sự hỗ trợ từ trí tuệ nhân tạo (AI), đặc biệt là các mô hình Deep Learning, doanh nghiệp có thể biến những ý tưởng sáng tạo thành những sản phẩm âm nhạc độc đáo, phục vụ hiệu quả cho các chiến dịch marketing từ thiết kế, vẽ, viết nhạc, thậm chí dựng video quảng cáo. AI không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn tạo ra sự khác biệt và thu hút đối với khán giả mục tiêu. Cần nhớ rằng, AI hoạt động càng hiệu quả khi người dùng biết cách tận dụng thông minh những công cụ mà nó cung cấp. Khi doanh nghiệp sử dụng AI một cách thông minh, họ không chỉ nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn khai thác tối đa tiềm năng của công nghệ để đạt được những mục tiêu marketing quan trọng.

Deep Learning là “Người dùng càng thông minh thì AI càng thông minh”.

Trên đây là một số bài viết và thông tin về việc ứng dung công nghệ AI trong sáng tạo âm nhạc. Chắc chắn còn rất nhiều cách tiếp cận khác nhau. Đồng thời sản phẩm của AI cũng sẽ còn để lại nhiều tranh luận trí chiều các nhau từ phía những nhà hoạt động chuyên nghiệp và cả công chúng. Đây là một gợi mở để chúng ta có thêm góc tiếp cận trong việc sử dụng công nghệ hỗ trợ và biến AI trở thành trợ lý đắc lực cho con người trong mọi hoạt động.

Tác giả: Đặng Tuyên

*Nguồn: https://cafebiz.vn/ –   Tổng hợp 

Vở kịch “Vị vua không ngai” – Từ một kịch bản hay đến cách dàn dựng, biểu diễn mới lạ

0

“Vị Vua không ngai” (tác giả: Vũ Thị Thảo; đạo diễn: Lại Huy Hoàng) là một vở kịch độc đáo, ấn tượng với nhiều thông điệp ý nghĩa, giàu tính giáo dục dành cho các khán giả nhỏ tuổi. Đây là một vở kịch nằm trong dự án biểu diễn “Mùa hè yêu thương” của Nhà hát Tuổi trẻ năm 2024.

    

Với thông điệp đầy tính nhân văn, vở diễn mang lại những bài học quý giá về tình bạn, tình yêu thương con người đến với các bạn khán giả thiếu nhi

Vở kịch đưa các khán giả nhỏ tuổi cùng khám phá chuyến phiêu lưu từ đời thực, lạc bước vào thế giới tưởng tượng đầy màu sắc của một cậu bé lớp trưởng tên Minh, luôn muốn bản thân mình lúc nào cũng phải đứng thứ nhất, là người đứng đầu. Chính vì vậy, tính tình của Minh rất kiêu ngạo, bướng bỉnh. Một ngày kia, Minh mơ thấy mình biến thành một chú hổ nhỏ lạc vào trong khu rừng đang bị cháy và gặp được Rok – vị vua sư tử của muôn loài đang tìm cách dẫn các con vật khác trong khu rừng của mình thoát khỏi đám cháy. Tại đây, Minh làm quen được với vua sư tử Rok, chú vẹt đỏm dáng Macca, bà voi Tara Nen hiền hậu, bác tê giác nóng tính Ksor Ní, cô nàng khỉ thông minh, nhanh nhẹn H’Lim và hổ mẹ H’Năng.

Mỗi con thú đều có tính cách khác nhau nhưng luôn yêu thương, đùm bọc, bảo vệ nhau. Trong quá trình cùng những người bạn mới di tản khỏi đám cháy và tìm cách trốn thoát khỏi bọn săn bắt thú rừng, Minh đã cảm nhận được tình yêu thương giữa muôn loài, sự chia ly, nỗi đau mất mát ngôi nhà rừng xanh của những con thú đáng thương và cả trách nhiệm mà người dẫn đầu phải gánh vác. Khi tỉnh dậy và thoát khỏi giấc mơ, Minh đã dần thay đổi suy nghĩ của bản thân. Cậu muốn trở thành một người có trách nhiệm và luôn yêu thương mọi người xung quanh, chứ không phải lúc nào cũng chỉ muốn đứng đầu một cách kiêu căng như trước.

Vị Vua không ngai được dàn dựng từ kịch bản cùng tên của tác giả Vũ Thị Thảo. Kịch bản từng giành giải A trong Cuộc vận động sáng tác kịch bản sân khấu phục vụ thiếu niên, nhi đồng do Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam tổ chức năm 2023. Chia sẻ với phóng viên Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, tác giả Vũ Thị Thảo cho biết cảm hứng viết kịch bản Vị Vua không ngai xuất phát từ khi tác giả tình cờ đọc được một mẩu tin trên mạng internet về một chú sư tử qua đời một cách cô độc trong sở thú. Khi ấy, tác giả khá xúc động và nghĩ về một vị sư tử đáng lẽ ra là vua của rừng xanh, nhưng khi mất đi lại cô đơn ở một nơi vốn không thuộc về mình. Chính nguồn cảm hứng đó đã khiến tác giả đặt bút và xây dựng một kịch bản độc đáo về một vị vua sư tử trong khu rừng xanh. Vở diễn giàu ý nghĩa nhân văn, khuyến khích các bạn thanh, thiếu nhi luôn biết tự rèn luyện bản thân, học hỏi những điều mới và lan tỏa những điều tốt đẹp đến với mọi người.

Sức mạnh của tình yêu thương, sự đoàn kết đã giúp các con vật vượt qua mọi khó khăn

Sân khấu thiếu nhi dành cho các bạn nhỏ thực sự đang thiếu những đề tài hay, nội dung mới lạ, hấp dẫn và mang tính giáo dục, sáng tạo. Chính bởi vậy, thông qua Cuộc vận động sáng tác kịch bản sân khấu phục vụ thiếu niên, nhi đồng do Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam tổ chức, đã có thêm nhiều tác phẩm hay đến với các khán giả nhỏ tuổi. Và Vị Vua không ngai là một trường hợp đặc biệt như vậy.

Tác giả kịch bản Vũ Thị Thảo chia sẻ: “Tôi nghĩ yếu tố quan trọng nhất trong việc viết một kịch bản cho thiếu nhi chính là sự sáng tạo không mang theo lối tư duy cũ. Theo tôi, lỗi hay mắc phải nhất khi viết cho thiếu nhi chính là cách dùng tư duy của người lớn để viết kịch cho thiếu nhi, nên thường có phần gượng ép. Trong khi thế giới của trẻ em đa dạng màu sắc và sự sáng tạo của các bạn nhỏ, nếu chúng ta chịu khó quan sát, tìm hiểu và trò chuyện thì sẽ thấy vô cùng thú vị. Thông điệp tôi muốn gửi đến các khán giả nhỏ tuổi thông qua tác phẩm này và có thể là hầu hết các tác phẩm sau này của tôi chính là tình yêu thương. Tôi nghĩ tình yêu thương sẽ giúp tất cả thấu hiểu nhau hơn cho dù chúng ta có là ai đi chăng nữa”.

Nạn săn bắn, buôn bán động vật hoang dã đang hoành hành hiện nay cũng được phản ánh trong vở diễn

Từ một kịch bản hay dành cho thiếu niên, nhi đồng, đạo diễn trẻ Lại Huy Hoàng đã có nhiều ý tưởng mới lạ trong cách dàn dựng để tác phẩm trở nên vui tươi, đơn giản, dễ hiểu những vẫn thú vị, hấp dẫn các em nhỏ. Tiếp nối thành công sau vở diễn Điệp khúc Virus, đạo diễn Lại Huy Hoàng mang đến vở diễn mới Vị Vua không ngai với cách kể khá dí dỏm cùng dàn diễn viên tài năng của Nhà hát. Vở diễn đã mang đến cho các khán giả nhỏ tuổi những tiếng cười và những bài học bổ ích về cuộc sống.

Đạo diễn Lại Huy Hoàng cho biết: “Khi tiếp xúc với kịch bản Vị Vua không ngai, tôi đã thấy được một thông điệp lớn gửi gắm đằng sau một câu hỏi nhỏ dành cho thiếu nhi. Nội hàm bên trong của kịch bản gửi gắm về thông điệp bảo vệ thiên nhiên, nơi đó là những khu rừng nguyên sinh, là lá phổi của một hành tinh xanh mà tất cả chúng ta đều cần phải giữ gìn và bảo vệ. Thông điệp lớn được gửi gắm trong một câu chuyện hiện đại, trẻ trung, ở đó các bạn nhỏ được thỏa sức trong trí tưởng tượng của mình”.

Vở diễn được đầu tư kỹ lưỡng về các hiệu ứng thị giác và hình ảnh, mở ra một không gian mới lạ, đầy màu sắc thiên nhiên rực rỡ trong khu rừng xanh hoang dã, cùng sự xuất hiện vô cùng đáng yêu của các con thú trong rừng qua diễn xuất duyên dáng của các nghệ sĩ tài năng đến từ Đoàn kịch Nhà hát Tuổi trẻ: NSƯT Thu Hương, Nam Việt, Lệ Quyên, Minh Cúc, Anh Thơ, Hữu Phương, Hoàng Minh, Trọng Minh, Chí Huy, Phan Thắng, Đức Anh, Hồng Ánh, Ngọc Ánh, Nhật Quang, Hoàng Long… Vị Vua không ngai mang đến những bài học sâu sắc về tình đoàn kết, tinh thần đồng đội, ý thức rèn luyện bản thân để vượt qua mọi thử thách bên cạnh những tiếng cười đầy vui nhộn, dí dỏm.

Vở kịch được lồng ghép những tiết mục múa hát với giai điệu thiếu nhi vui tươi, sôi động

Em Trần Phương Vy (8 tuổi) chia sẻ sau buổi diễn ngày 26-5-2024: “Em rất thích vở diễn này vì em được xem các diễn viên đóng vai các con thú trong khu rừng. Qua vở diễn, em nhận thấy mình cần bảo vệ rừng xanh, bảo vệ động vật hoang dã và cần phải biết yêu thương, chia sẻ với mọi người xung quanh”.

So với Cuộc chiến Virus – bản hùng ca mang tính thời sự về đại dịch COVID-19 với nhiều thông điệp về phòng tránh dịch bệnh với màu sắc hài hước dành cho các bạn nhỏ thì Vị Vua không ngai lại mở ra nhiều không gian với trí tưởng tượng được gợi mở và đánh thức. Đạo diễn Huy Hoàng cho biết: “Chính sự tò mò đã biến con người thành một nhân vật mà ta luôn mong muốn. Khi được sống trong không gian ảo với những người bạn mới, trải qua một hành trình đi tìm sự sống với nhiều khó khăn, thách thức để rồi chợt nhận ra những bài học thú vị. Và khi hành trình kết thúc, đã đến lúc tất cả trở về cuộc sống thực tại, để rồi chúng ta nhận ra: “Cái đẹp thực sự tồn tại rõ rệt khi chúng ta cảm được nó!”. Trí tưởng tượng và không gian tồn tại song song với thế giới thực tại chính là nguồn cảm hứng giúp tôi hoàn thiện vở kịch thiếu nhi Vị Vua không ngai”.

Vở diễn có cách dàn dựng mới lạ, mang lại cảm giác gần gũi cho khán giả

Ngày nay, khi thời đại 4.0 đang phát triển nhanh chóng, các bạn nhỏ thường bị cuốn hút bởi nhiều loại hình giải trí nên việc thu hút các khán giả nhỏ tuổi đến nhà hát, thích thú thưởng thức các vở diễn thiếu nhi, đòi hỏi các vở kịch dành cho thiếu nhi cần phải có sự đầu tư kỹ lưỡng không chỉ ở khâu kịch bản mà còn ở kỹ thuật, công nghệ biểu diễn để tạo nên sức hấp dẫn, cuốn hút cho các khán giả nhỏ tuổi. Thời gian qua, Nhà hát Tuổi trẻ liên tục hợp tác với các nghệ sĩ, nhà hát quốc tế uy tín nhằm tiếp cận những công nghệ, kỹ thuật dàn dựng hiện đại của sân khấu thế giới. Hơn thế, để giải quyết vấn đề thiếu kịch bản cho thiếu nhi, Nhà hát đã chủ động tham gia tổ chức Cuộc thi sáng tác kịch bản sân khấu cho trẻ em “Câu chuyện của Việt Nam chạm tới thế giới” với mong muốn có thể tìm ra những kịch bản chất lượng, từ đó dàn dựng nên những vở kịch thiếu nhi đặc sắc.

Theo đạo diễn Lại Huy Hoàng: “Loại hình sân khấu dành cho thiếu nhi ngày càng phải được nâng cao cả về thể loại lẫn sự công phu tập luyện, biểu diễn của các diễn viên. Một sản phẩm thu hút các bạn thiếu nhi phải đảm bảo được nhiều yếu tố về thị giác lẫn thính giác. Bên cạnh đó, phải thật sự khéo léo lồng ghép những thông điệp, những kỹ năng sống để các khán giả nhỏ tuổi có thể dễ dàng tiếp thu những bài học đó qua những giờ thưởng thức vui vẻ vở diễn”.

Vị Vua không ngai là một vở kịch độc đáo từ kịch bản đến cách dàn dựng, biểu diễn. Với cách thể hiện độc đáo, trang trí sân khấu mãn nhãn và lối diễn xuất của các diễn viên giàu nhiệt huyết, vở diễn chắc chắn sẽ là món quà rất ý nghĩa dành cho các em nhỏ nhân dịp Ngày Quốc tế Thiếu nhi (1-6) và là một trải nghiệm vô cùng mới mẻ với những sáng tạo bất ngờ của các nghệ sĩ Nhà hát Tuổi trẻ.

Tác giả: Bài, ảnh: LIÊN HƯƠNG

(Nguồn: http://vanhoanghethuat.vn/)

Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi): Quy định những vấn đề đã “chín”, đã rõ, được thực tiễn kiểm nghiệm

0

Sáng 26-6, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).

       

Quốc hội thảo luận tại Hội trường về các nội dung của Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Các đại biểu đã tập trung thảo luận những nội dung: quyền sở hữu và các quyền liên quan tới di sản văn hóa; các chính sách phát triển di sản văn hóa; khu vực bảo vệ của di tích; phân cấp, phân quyền trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản; và Quỹ bảo tồn di sản văn hóa.

Tại phiên thảo luận, đa số các đại biểu cơ bản thống nhất với sự cần thiết ban hành Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) nhằm thể chế các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về văn hóa, di sản văn hóa, phù hợp với tình hình mới và khắc phục một số hạn chế, khó khăn trong thực tiễn.

Bảo vệ và phát huy giá trị của loại hình công viên địa chất gắn với phát triển du lịch bền vững

Đóng góp ý kiến đối với Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), đại biểu Lưu Bá Mạc (Lạng Sơn) đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung thêm quy định có liên quan đến việc quản lý, phát triển, bảo vệ và phát huy giá trị của loại hình công viên địa chất gắn với phát triển du lịch bền vững.

Đại biểu Lưu Bá Mạc (Lạng Sơn) đóng góp ý kiến

Theo đại biểu, hiện nay loại hình này đã và đang trong quá trình phát triển theo xu hướng chung của các nước trên thế giới, trong đó đều liên quan đến việc kết hợp phát huy giá trị của di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh và di sản địa chất.

“Trước đó, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã trả lời tại phiên chất vấn ngày 6-6 vừa qua cũng đã nói là chúng ta phải phát huy các giá trị các công viên địa chất này thông qua việc xem xét các hình thức để phát triển du lịch, khám phá và nghiên cứu, đồng thời phải coi đây như một sản phẩm du lịch đặc biệt, hơn nữa là đề xuất những cơ chế để huy động sự tham gia của người dân, đào tạo cho người dân, đồng thời xây dựng, hình thành các sản phẩm du lịch mang tính chất độc đáo cho nhiều đối tượng tham gia” – đại biểu Lưu Bá Mạc nhấn mạnh.

Đại biểu cũng đề nghị cân nhắc đồng bộ quy định giữa dự thảo Luật Di sản văn hóa và dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản đối với trường hợp Công viên địa chất là sự kết hợp hài hòa, tích hợp giữa 2 yếu tố di sản địa chất và di sản văn hóa.

Ưu tiên bố trí nguồn vốn đầu tư phát triển cho các thành phố đã được vinh danh là thành viên của mạng lưới học tập sáng tạo

Phát biểu thảo luận, đại biểu Tô Ái Vang (Sóc Trăng) nêu: Điều 87 tuyên truyền, quảng bá hình ảnh di sản văn hóa về Giải thưởng mạng lưới các thành phố học tập toàn cầu được UNESCO vinh danh là thành viên với 294 thành phố của các quốc gia trên thế giới. Trong đó, Việt Nam có 5 thành phố là thành viên gồm: TP.HCM; thành phố Cao Lãnh, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp; thành phố Vinh, Nghệ An và thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La.

Đại biểu Tô Ái Vang (Sóc Trăng) kiến nghị Chính phủ ưu tiên bố trí nguồn vốn đầu tư phát triển để khuyến khích cho những nỗ lực vượt bậc của các thành phố đã được vinh danh là thành viên của mạng lưới học tập sáng tạo, thành phố học tập toàn cầu

Về Giải thưởng Mạng lưới các thành phố sáng tạo được UNESCO vinh danh là thành viên với 350 thành phố từ hơn 100 quốc gia trên thế giới có sự phát triển trên sự sáng tạo ở 7 lĩnh vực, trong số 10 thành phố ở Đông Nam Á là thành viên thì Việt Nam có 3 thành phố. Đó là: thành phố Hà Nội – thành phố sáng tạo trong lĩnh vực thiết kế được công nhận vào năm 2019; thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam là thành phố sáng tạo trong lĩnh vực thủ công về nghệ thuật dân gian và  Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng – thành phố sáng tạo trong lĩnh vực âm nhạc được công nhận vào năm 2023.

Chính phủ đã ban hành Chương trình bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021 – 2025. Vì thế, đại biểu Tô Ái Vang có hai kiến nghị đến Chính phủ. Một là, ưu tiên bố trí nguồn vốn đầu tư phát triển để khuyến khích cho những nỗ lực vượt bậc của các thành phố đã được vinh danh là thành viên của mạng lưới học tập sáng tạo, thành phố học tập toàn cầu; thực hiện Đề án xây dựng xã hội học tập và phong trào thi đua “Cả nước xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời” với mô hình trường học hạnh phúc. Đặc biệt, xây dựng và ban hành chính sách khuyến khích người học. Đây được xem là cơ sở rất quan trọng để xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời. Hai là, cần có cơ chế, chính sách quảng bá hình ảnh sáng tạo, qua đó lan tỏa tinh thần, bản sắc của thành phố sáng tạo trong tiến trình phát triển để tạo thêm động lực đến các thành phố khác trong cả nước. Phấn đấu đạt các tiêu chí của UNESCO tiếp tục được vinh danh, góp phần xây dựng hình ảnh địa phương, đất nước, con người và văn hóa Việt Nam, quảng bá đến bạn bè quốc tế.

Ưu tiên bảo vệ các di sản văn hóa có nguy cơ bị mai một, thất truyền, di sản của cộng đồng các dân tộc

Tại phiên thảo luận, đại biểu Đào Chí Nghĩa (TP Cần Thơ) cho rằng, các quy định trong dự thảo luật Di sản văn hóa đã thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về bảo tồn, phát triển văn hóa và bảo đảm các quyền thụ hưởng văn hóa của con người trong tình hình mới. Đại biểu tán thành với tên gọi và đối tượng áp dụng của dự thảo luật, dự thảo đã mở rộng phạm vi điều chỉnh, bổ sung di sản tư liệu và bổ sung đối tượng áp dụng rộng rãi trong cộng đồng. Dự thảo luật cũng đã bổ sung các quy định về đầu tư, xây dựng, cải tạo công trình trong và ngoài khu vực bảo vệ di tích, hoạt động kinh doanh dịch vụ về di sản văn hóa về các điều kiện đảm bảo trong hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa.

Đại biểu Đào Chí Nghĩa (TP Cần Thơ) tán thành với tên gọi và đối tượng áp dụng của dự thảo luật

Bên cạnh đó, đại biểu cũng đóng góp ý kiến: Về kỹ thuật soạn thảo văn bản và ủy quyền lập pháp, đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục rà soát dự thảo luật để sử dụng và giải thích các khái niệm, thuật ngữ pháp lý đảm bảo tính cụ thể, chi tiết, áp dụng được ngay và có tính quy phạm cao.

Vấn đề thứ hai, về nguyên tắc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa tại Điều 6, khoản 5 quy định ưu tiên bảo vệ các di sản văn hóa có nguy cơ bị mai một, thất truyền, di sản của cộng đồng các dân tộc sinh sống ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, các nhóm dân tộc thiểu số có khó khăn, nhóm dân tộc thiểu số đặc biệt ít người, đặc thù và những di sản có giá trị toàn cộng đồng xã hội. Về nội dung này, đại biểu đề nghị bên cạnh nội dung quy định ưu tiên bảo vệ di sản văn hóa, cần bổ sung nội dung quy định phát huy giá trị di sản văn hóa, vì đây cũng là tài sản văn hóa của các quốc gia, đồng thời nhằm thống nhất với định nghĩa tại khoản 1 của điều này. Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng dân tộc Việt Nam và cũng là một bộ phận của văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của Nhân dân…

Tiếp thu những ý kiến xác đáng của đại biểu Quốc hội  để tiếp tục hoàn thiện dự thảo luật

Phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng cho biết, với vai trò là cơ quan chủ trì soạn thảo Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), Bộ VHTTDL đã chủ động làm việc với các bộ, ngành, địa phương, nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và chuẩn bị đầy đủ, công phu, tuân thủ đúng quy định của quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Cơ quan soạn thảo cũng ý thức đây là luật chuyên ngành, khó, liên quan đến di tích, di sản – một lĩnh vực văn hóa rất quan trọng.

Bộ trưởng nhấn mạnh: Qua rà soát, nội dung này liên quan đến 23 luật đang có hiệu lực. Vấn đề đặt ra là trong quá trình sửa luật để không chồng lấn, không giao thoa; đối với những vấn đề đã rõ, quy định ở các luật khác phải được tiếp tục thực hiện. Theo chỉ đạo của Quốc hội là những vấn đề nào đã “chín”, đã rõ, được thực tiễn kiểm nghiệm  thì đưa vào luật, những vấn đề chưa rõ thì cần phải tiếp tục nghiên cứu thêm. Xây dựng cái chung, bao quát nhưng không bỏ lọt những vấn đề trong thực tiễn. Cơ quan soạn thảo  sẽ tiếp thu những ý kiến xác đáng của đại biểu Quốc hội và sẽ phối hợp với các cơ quan của Quốc hội, nhất là cơ quan thẩm tra, để  hoàn thiện dự thảo luật trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8.

Giải trình về phạm vi điều chỉnh và các vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm, trong đó có ý kiến đề nghị bổ sung di sản địa chất, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nêu rõ, trong quá trình sửa đổi luật, cơ quan soạn thảo đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét sửa đổi; Chính phủ cũng đang giao Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi Luật Địa chất khoáng sản, để đảm bảo sự thống nhất.

Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng cho biết, cũng sẽ tiếp thu ý kiến hợp lý của đại biểu Quốc hội góp ý về giải thích từ ngữ để biên tập theo hướng dễ hiểu, dễ tiếp cận và cô đọng nhất.

Về quy định liên quan đến bảo tàng, Bộ trưởng khẳng định, theo luật hiện hành quy định bảo tàng quốc gia, bảo tàng chuyên ngành, bảo tàng cấp tỉnh và bảo tàng tư nhân. Tuy nhiên, trong lần sửa đổi này, hướng tiếp cận mở rộng hơn, theo đó cho phép có bảo tàng công lập và bảo tàng ngoài công lập; đồng thời đa dạng hóa các mô hình bảo tàng để cung cấp dịch vụ và phục vụ tốt hơn việc hưởng thụ văn hóa của nhân dân. Liên quan đến bảo tàng số, cơ quan soạn thảo đã bổ sung quy định trưng bày trên không gian mạng, khi có đủ “độ chín” sẽ có quy định về bảo tàng số.

Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề ĐBQH nêu

Đối với ý kiến đại biểu liên quan đến chính sách đối với nghệ nhân, Bộ trưởng cho biết, nghệ nhân giữ vai trò rất quan trọng trong vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị di tích và di sản. Vì vậy, khắc phục những bất cập của luật hiện hành, cơ quan soạn thảo đề nghị Quốc hội thông qua chính sách cụ thể cho nghệ nhân, không chỉ dừng lại nghệ nhân có hoàn cảnh khó khăn, mà tất cả các nghệ nhân khi được vinh danh, được công nhận đều được hưởng các chính sách Nhà nước đã ban hành, gồm cả sinh hoạt phí hằng tháng. Ngoài ra, tùy theo nguồn lực của địa phương, hội đồng nhân dân quyết định chính sách riêng để giúp nghệ nhân có điều kiện để truyền dạy tốt hơn.

Bộ trưởng  Nguyễn Văn Hùng cũng giải trình một số vấn đề đại biểu nêu liên quan đến Quỹ bảo tồn di sản văn hóa; phân cấp trong việc quản lý di tích; việc xây dựng, sửa chữa nhà ở riêng lẻ tại các khu vực dân cư tập trung tại vùng lõi và vùng đệm của di sản…

Hồ sơ dự án Luật công phu, kỹ lưỡng

Phát biểu kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cho biết, trong phiên họp sáng nay đã có 24 ý kiến đại biểu Quốc hội phát biểu, còn 7 ý kiến đăng ký nhưng chưa được phát biểu, sẽ gửi lại cơ quan chủ trì thẩm tra để tiếp thu và hoàn thiện dự thảo.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu kết luận phiên thảo luận

Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, các ý kiến phát biểu của đại biểu rất sôi nổi, tâm huyết, chất lượng, thẳng thắn, ngắn gọn, sát thực tiễn, đi thẳng vào vấn đề và tiếp cận dự án với nhiều nội dung phong phú, sâu sắc với tinh thần xây dựng và trách nhiệm rất cao.

Đây là dự án luật sửa đổi cho ý kiến lần đầu, qua thảo luận sáng nay và thảo luận ở tổ, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội đánh giá cao Chính phủ và cơ quan chủ trì thẩm tra đã chuẩn bị hồ sơ dự án luật công phu, kỹ lưỡng, lắng nghe ý kiến của các cơ quan liên quan, các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý, các đối tượng chịu sự tác động của luật; cơ bản thống nhất quan điểm sửa đổi luật này một cách toàn diện nhằm tiếp tục thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng, khắc phục những khó khăn, vướng mắc, giải quyết các vấn đề phát sinh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản.

Nhiều đại biểu nhấn mạnh yêu cầu cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát kỹ lưỡng các nội dung để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất của dự thảo luật với các luật có liên quan và các quy định ngay chính trong dự án luật này về 3 nội dung quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản; vấn đề phân cấp, phân quyền trong quản lý, bảo vệ và phát huy di sản; mối quan hệ giữa 3 nội dung này trong chính dự án luật.

“Nhiều ý kiến phát biểu với các nội dung như chính sách nhà nước về di sản văn hóa, sở hữu di sản văn hóa, khu vực bảo vệ của di tích, hợp tác công tư trong hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản, sự cần thiết Quỹ bảo tồn và phát huy di sản cũng như nhiều nội dung mà đồng chí Bộ trưởng vừa báo cáo, làm rõ thêm các đại biểu đã quan tâm” – Phó Chủ tịch Quốc hội cho biết.

Ngay sau kỳ họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan soạn thảo và các cơ quan có liên quan tổng hợp, nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến phát biểu tại hội trường hôm nay và các ý kiến thảo luận tại tổ để xây dựng báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến các vị đại biểu Quốc hội, hoàn chỉnh hồ sơ dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) để xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 8 vào tháng 10 tới đây.

Tác giả: NGỌC BÍCH

Ảnh: Cổng thông tin điện tử Quốc hội

(Nguồn: http://vanhoanghethuat.vn/)

Ngọt và cuộc chuyển giao âm nhạc pop rock Việt Nam

0

Cuối tháng 3, ban nhạc Ngọt công bố ngừng biểu diễn, để lại nhiều tiếc nuối cho người yêu nhạc. Sự xuất hiện và tan rã của Ngọt gợi ý về một lịch sử nhạc rock sôi động của Thủ đô và truyền cảm hứng, mở ra một thời kỳ mới cho những nghệ sĩ trẻ theo đuổi dòng nhạc này tại Việt Nam.

Tối thứ 6 ngày 15/03 vừa qua, tụ điểm cafe nhạc sống Polygon (Hà Nội) chật ních khán giả trẻ đến xem Ngọt biểu diễn. Đây là lần trở lại mới nhất của ban nhạc kể từ sân khấu kỷ niệm 10 năm thành lập tại Lễ hội âm nhạc Quốc tế Gió Mùa diễn ra vào tháng 10/2013. Các thành viên Ngọt ăn mặc đơn giản, bắt đầu buổi diễn bằng sự hứng khởi bởi họ vừa ra mắt sản phẩm âm nhạc mới, đĩa mở rộng Suýt 1 cách đó chưa lâu.

Thành viên Ngọt năm 2023. Từ trái sang: Nguyễn Hùng Nam Anh, Phan Việt Hoàng, Vũ Đinh Trọng Thắng, Hoàng Chí Trung. Ảnh: Fanpage Ngọt

 

Ngọt đã biểu diễn ba trong số bốn ca khúc mới gồm Hay là, Chuyện dở dang và Mơ làm ma, với sự góp giọng của nữ rocker Thỏ Trauma. Dù mới ra mắt, khán giả đã thuộc lời và hát đuổi theo tiếng ca của Vũ Đinh Trọng Thắng, tiếng trống của Nguyễn Hùng Nam Anh, tiếng bass của Phan Việt Hoàng và Keyboard Hoàng Chí Trung. Ngọt cũng hát những ca khúc nổi tiếng được khán giả yêu thích như Đốt, Em trong đầu, 1900, Lần cuối, Cho tôi đi theo. Đặc biệt, ban nhạc cũng đã cover bài hát Thời gian của Thuỷ Triều Đỏ, điều mà họ ít khi làm trong liveshow của mình.

Nhưng có lẽ, điều mà không một người hâm mộ nào nghĩ đến, tụ điểm be bé và khá dân dã so với các sân khấu lớn Ngọt từng biểu diễn, cũng là show cuối cùng của họ. Chỉ vài ngày sau đó, ban nhạc thông báo nhóm sẽ ngừng biểu diễn nhưng vẫn hoàn thành album cuối mà nhóm đang thu âm và sản xuất. Ngọt chính thức khép lại hành trình 10 năm rực rỡ của mình.

Hương vị rock tuổi trẻ khán giả kiếm tìm bấy lâu

Tin Ngọt tan rã cũng hết sức chóng vánh như cách ban nhạc alternative rock Sài Gòn Cá Hồi Hoang thông báo tạm dừng một năm trước đó. Cả Ngọt và Cá Hồi Hoang đều thành lập vào năm 2013, cùng được xem là những ban nhạc tiên phong cho phong trào Indie (viết tắt của Independent, âm nhạc độc lập) tại Việt Nam thập niên 2010. Nhiều người cảm thấy bất ngờ và tiếc nuối; một số khác xem đó là sự kiện có thể dự đoán được từ trước.

Những người nghiêm túc sẽ cho rằng Ngọt (và Cá Hồi Hoang) là những ban nhạc indie tiên phong của Việt Nam. Điều này vừa đúng vừa không đúng. Ở thời điểm khởi đầu, quả thực Ngọt có xu hướng làm nhạc theo thẩm mỹ của những nghệ sĩ Indie. Tức là, Ngọt theo đuổi phong cách sáng tác, ghi âm và phát hành theo thẩm mỹ DIY (Do it Yourself, tự mình làm lấy). Vũ Đinh Trọng Thắng (sáng tác, guitar, hát chính), Nguyễn Hùng Nam Anh (trống) và Trần Bình Tuấn (guitar) vốn là những người bạn thân từ thuở thiếu thời. Họ đến với âm nhạc một cách tự nhiên, như một lời thúc giục của tuổi trẻ, của tiếng réo gọi tâm hồn.

Âm nhạc của Ngọt theo hướng pop rock với giai điệu bắt tai, ca từ là muôn mặt đời sống mà chính những thiếu niên hăm hở đang tìm kiếm câu trả lời: căn tính, tình yêu, ước mơ, hoài bão… Âm nhạc của Ngọt ảnh hưởng bởi cách lối sáng tác bắt tai và trực diện của ban nhạc rock huyền thoại The Beatles đến từ Anh (giữa thập niên 1960), cùng thông điệp đầy hương vị tuổi trẻ của ban nhạc Grunge Nirvana của Mỹ (đầu thập niên 1990). 

Ban nhạc đã đăng tải những bản thu thử đầu tiên lên mạng vào cuối năm 2013, lê la biểu diễn tại các quán cà phê đồng thời cũng là các tụ điểm nhạc sống ở Hà Nội như The Doors, Polygon, Hanoi Rock City. Ngay lập tức, Ngọt được đông đảo khán giả đón nhận bởi chất nhạc bắt tai, một hương vị đầy mới mẻ so với thị trường âm nhạc bấy giờ. Tuy nhiên, ban nhạc cũng phải rất chật vật để tồn tại. Họ chỉ là những chàng trai trẻ đang đứng giữa ngưỡng cửa cuộc đời, giữa theo đuổi âm nhạc hay chọn những ngành nghề nghiêm túc; giữa cuộc sống ổn định hay mộng ngôi sao trình diễn?

Cuối cùng Ngọt đã chọn âm nhạc. Ban nhạc thu nạp thành viên mới Phan Việt Hoàng vào năm 2015, đồng thời tiến hành gây quỹ cộng đồng để sản xuất album đầu tay. Năm 2016, Ngọt ra mắt album cùng tên với ban nhạc, gồm 10 bài hát theo phong cách pop rock. Album nhận được đánh giá tích cực từ công chúng và truyền thông, một số ca khúc trở nên phổ biến như Cho tôi đi theo, Cá hồi, Be cool…

Được đón nhận nồng nhiệt, Ngọt vẫn tiếp tục chật vật để theo đuổi âm nhạc. Tuy nhiên, không điều gì ngăn cản ban nhạc trẻ đang hừng hực đam mê. Họ liên tiếp cho ra mắt thêm 3 album trong những năm sau đó: Ngb’thg, 3 (Tuyển tập nhạc Ngọt mới trẻ sôi động 2019) và Gieo. Mỗi sản phẩm đều cho thấy sự trưởng thành, chuyên nghiệp và chỉn chu trong khi đó danh tiếng và sự phổ biến của Ngọt ngày càng tăng lên. Từ một ban nhạc nhỏ, nay họ trình diễn trên Truyền hình Quốc gia, được trao hai giải thưởng Âm nhạc Cống hiến (Ca khúc của năm và Nghệ sĩ mới của năm). Ngọt cũng là ban nhạc duy nhất của Việt Nam từng được đề cử tại Grammy 2023, giải thưởng âm nhạc uy tín nhất thế giới ở hạng mục Thiết kế mỹ thuật xuất sắc.

Có thể nói, 10 năm Ngọt thu âm và biểu diễn là một thập kỷ rực rỡ. Ban nhạc đã nhiều lần thay đổi thành viên, nhưng chưa bao giờ thay đổi cách họ tiếp cận âm nhạc, sáng tạo và trình diễn. Từ những nghệ sĩ có xu hướng độc lập, Ngọt trở thành ban nhạc có tầm ảnh hưởng lớn đối với nền âm nhạc đại chúng của Việt Nam. Ngọt là hương vị nhạc rock của tuổi trẻ mà nền âm nhạc Việt Nam đã kiếm tìm lâu nay.

Cuộc chuyển giao ngoạn mục nhưng kết thúc trong tiếc nuối

Từ sau giải phóng miền Nam, nhạc rock từ miền Nam đã tìm đường trở ra Bắc. Tác giả Jason Gibbs khi viết về nền Tân nhạc Việt Nam cho rằng, Hà Nội là đất của rock, Sài Gòn lại chuộng bolero. Ngày nay, sau 40 năm rock Việt phát triển, nó đã được đặt dưới “cái ô chung” với nhạc trẻ (thuật ngữ nhạc pop được dùng phổ biến tại Việt Nam, thay vì nghĩa gốc là nhạc phổ thông hay nhạc đại chúng.)

Từ thập niên 1990, Trần Tiến đã trở nên nổi tiếng với những bài hát theo phong cách rock. Sự ra đời của ban nhạc Bức Tường từ 1995 cũng đã khơi dậy một thế hệ nghe và chơi nhạc rock tại Việt Nam. Thập niên 2000 chứng kiến sự đa dạng của rock Việt với một loạt ban nhạc mới ra đời như Small Fire, Thuỷ Triều Đỏ, Gạt Tàn Đầy, Microwave, Ngũ Cung… Nhiều chương trình âm nhạc đã tạo sân chơi cho nhạc rock và đỉnh điểm là chuỗi liveshow Rock Storm do nhạc sĩ Quốc Trung sản xuất đầu thập niên 2010.

Ngọt và cuộc chuyển giao âm nhạc pop rock Việt Nam

Vì thế, mang nguồn năng lượng rock từ Âu – Mỹ vào nhạc Việt Nam không phải là điều gì mới mẻ tại Việt Nam nhưng Ngọt đã kể câu chuyện câu chuyện của thế hệ mình một cách chân thành và được khán giả nhiệt thành ủng hộ. Bản thân thủ lĩnh của Ngọt, Vũ Đinh Trọng Thắng cũng đã nghe và yêu thích nhạc rock thập niên 2000 của Việt Nam. Anh trai của Thắng (Vũ Đinh Hùng), cũng là thành viên của ban nhạc Cuộc SốngS, theo đuổi dòng nhạc Grunge trước đó.

Nếu Bức Tường “khởi động” một trào lưu sáng tác và biểu diễn muôn màu nhạc rock (pop rock, punk rock, metal, nu-metal, prog rock, soft rock, grunge) thập niên 2000, thì Ngọt chính là đại diện tiêu biểu gợi niềm cảm hứng cho một loạt ban nhạc pop rock của thập niên 2010.

Nhiều nghệ sĩ trẻ và mới ít nhiều được truyền cảm hứng để lao vào “cuộc chơi” âm nhạc; họ muốn cầm đàn lên sáng tác và biểu diễn. Từ 2016, nhiều ban nhạc pop rock đã ra đời, chơi thứ nhạc ồn ào nhưng nhiều cảm hứng như Những Đứa Trẻ, Bluemato, Xanh 8+1, Lý Bực, The Sans, Mèow Lạc, The Cassette, Giấy Gấp, Chú Cá Lơ… Ban nhạc này nối tiếp ban nhạc khác ra đời, mang đến bầu không khí khác biệt với âm nhạc đại chúng thị trường, vốn ngập những bài ca tình yêu, chia tay.

Điều Ngọt làm được chính là một cuộc chuyển giao giữa thế hệ chơi nhạc rock của Việt Nam thập niên 2000 và sau đó. Họ tạo được sự ảnh hưởng bằng việc cổ vũ những nghệ sĩ trẻ tin vào âm nhạc, vào những sáng tạo nghiêm túc sẽ gặt hái được những “quả ngọt.” Những nghệ sĩ theo xu hướng độc lập như Thái Đinh, Thịnh Suy, The Cassette, rapper Đen Vâu… cũng đã hơn một lần khẳng định vai trò của Ngọt trong tiến trình âm nhạc đại chúng trong thập niên qua. Dù hành trình của Ngọt đã khép lại nhưng họ đã làm rất tốt vai trò của mình, khơi dòng cảm hứng để những người đến sau tiếp bước.

Tác giả: Phan Chu

Nguồn Văn nghệ số 13/2024

Những ca khúc làm nên lịch sử trong dòng chảy nhạc pop quốc tế

0
Những ca khúc làm nên lịch sử trong dòng chảy nhạc pop quốc tế
Dưới đây là những ca khúc xác lập kỷ lục ở một khía cạnh nào đó, để lại dấu ấn đậm nét trong thế giới nhạc pop muôn màu muôn vẻ, biến đổi không ngừng.

“All I Want for Christmas Is You” giúp Mariah Carey trở thành ca sĩ đầu tiên có ca khúc đứng đầu bảng xếp hạng trong 4 thập kỷ. Ca khúc đặc trưng của mùa Giáng sinh đã có những thời điểm vươn lên đầu bảng xếp hạng trong suốt 4 thập kỷ qua, gồm các thập kỷ 1990 – 2000 – 2010 – 2020. Trong sự nghiệp của mình, Carey đã có 19 ca khúc đứng đầu bảng xếp hạng.

“Old Town Road” là ca khúc đứng đầu bảng xếp hạng âm nhạc Billboard Hot 100 của Mỹ lâu nhất tính tới thời điểm này khi ca khúc này từng giữ vị trí quán quân trong 19 tuần liên tiếp. Ca khúc có một hành trình bền bỉ, khi ra mắt hồi tháng 12/2018, “Old Town Road” chưa tạo thành cơn sốt ngay.

Khi ca khúc được “remix” hồi tháng 4/2019, “Old Town Road” bắt đầu gây sốt trên mạng xã hội và dần vươn lên tới vị trí quán quân trên bảng xếp hạng và giữ nguyên vị trí trong suốt… 19 tuần, từ tháng 4/2019 đến tháng 8/2019.

“One Sweet Day” từng là ca khúc nắm giữ kỷ lục đứng đầu bảng xếp hạng lâu nhất trước khi xuất hiện ca khúc “Old Town Road” kể trên. Được thể hiện bởi Mariah Carey và Boyz II Men, “One Sweet Day” từng giữ vị trí quán quân trong 16 tuần liên tiếp. Ca khúc ra mắt hồi năm 1995 và là đĩa đơn thứ hai trích từ album “Daydream” của Carey.

Cả Carey và Boyz II Men đều đang ở đỉnh cao sự nghiệp hồi thập niên 1990 nên sự hợp tác của họ chắc chắn gây sốt với công chúng. Ca khúc đứng đầu bảng từ tháng 12/1995 tới tháng 3/1996 và đã giữ kỷ lục trong suốt 23 năm cho tới khi bị “vượt mặt” bởi ca khúc “Old Town Road”.

“Dynamite” của nhóm nhạc pop Hàn Quốc BTS đã phá vỡ kỷ lục của YouTube, trở thành MV trên YouTube có lượng người xem lớn nhất trong 24 giờ. Trong tháng 8 này, BTS đã cho ra mắt ca khúc tiếng Anh đầu tiên – “Dynamite”. MV đã thu hút 101,1 triệu lượt xem trong 24 giờ đầu tiên ra mắt trên YouTube, phá vỡ kỷ lục mà BTS từng xác lập từ hơn một năm trước với ca khúc “Boy With Luv”.

“WAP” với sự hợp tác thể hiện của Cardi B và Megan Thee Stallion đã phá vỡ nhiều kỷ lục. “WAP” trở thành nhạc phẩm đầu tiên ghi nhận sự hợp tác giữa hai nữ rapper ngay lập tức vươn lên vị trí đầu bảng xếp hạng sau khi ra mắt.

Ngoài ra, với nhạc phẩm “WAP”, nữ rapper Cardi B trở thành nữ rapper đầu tiên có ca khúc vươn lên vị trí đầu bảng trong hai thập kỷ khác nhau. Ngoài ra, Cardi B hiện cũng đang là nữ rapper có nhiều bản hit đứng đầu bảng xếp hạng Billboard Hot 100 nhất (4 nhạc phẩm).

“Poor Little Fool” là ca khúc đầu tiên đứng đầu bảng xếp hạng Billboard Hot 100 – bảng xếp hạng âm nhạc quyền lực phản ánh thị hiếu của người yêu nhạc pop quốc tế.

Ca khúc được thể hiện bởi Ricky Nelson, ra mắt hồi tháng 8/1958. Bảng xếp hạng Billboard Hot 100 bắt đầu ra mắt từ năm 1958 và ca khúc đầu tiên đứng đầu bảng xếp hạng này là “Poor Little Fool” do ngôi sao ca nhạc tuổi teen rất được hâm mộ thời kỳ ấy thể hiện – Ricky Nelson.

“Macarena (Bayside Boys Mix)” do nhóm Los Del Rio thể hiện là ca khúc có hành trình vươn lên vị trí đầu bảng dài lâu nhất. Ca khúc này đã mất 33 tuần để vươn lên tới vị trí số 1.

Ca khúc được ra mắt từ năm 1995 nhưng thoạt tiên không tạo được hiệu ứng, sau khi trải qua một số biến đổi “remix” lại, ca khúc đã trở thành hit và đứng đầu bảng xếp hạng vào tháng 8/1996, tức thời điểm 33 tuần sau khi ca khúc xuất hiện. “Macarena” đứng đầu bảng trong 14 tuần liên tiếp.

“Jingle Bell Rock” giúp Bobby Helms lập kỷ lục là nam ca sĩ có nhạc phẩm lần đầu lọt top 100 và nhạc phẩm lần đầu lọt top 10 cách nhau… lâu nhất. Helms lần đầu có ca khúc lọt vào top 100 hồi năm 1958 – ca khúc “Borrowed Dreams” từng đạt thứ hạng 60. Sang năm sau, “The Fool and the Angel” đạt vị trí thứ 75.

Trong vòng 6 thập kỷ sau đó, Helms không có ca khúc nào khác lọt bảng xếp hạng cho tới tháng 1/2019 khi ca khúc Giáng sinh kinh điển “Jingle Bell Rock” vươn lên tới vị trí thứ 8. Như vậy, 62 năm sau khi ca khúc được sáng tác và được thể hiện qua giọng hát của Bobby Helms, “Jingle Bell Rock” mới góp mặt vào bảng xếp hạng. Đến năm 2020, ca khúc có lúc vươn lên tới vị trí thứ 3.

Như vậy, Helms là ca sĩ có khoảng cách thời gian lớn nhất giữa thời điểm lần đầu có ca khúc góp mặt trong top 100 và lần đầu có ca khúc lọt vào top 10.

“Radioactive” được thể hiện bởi nhóm Imagine Dragons nắm giữ kỷ lục là ca khúc có quãng thời gian lâu nhất nằm trong bảng xếp hạng Billboard Hot 100 với 87 tuần hiện diện, tức là gần hai năm. “Radioactive” đã góp mặt trong bảng xếp hạng Billboard Hot 100 từ tháng 8/2012 tới tháng 5/2014.

Ca khúc ban đầu đứng ở vị trí thứ 96 rồi lên tới vị trí thứ 3. Hành trình 87 tuần có mặt trong top 100 đã khiến ca khúc này trở thành nhạc phẩm có thời gian bám trụ lâu nhất trên bảng xếp hạng Hot 100.

“Circles” được thể hiện bởi ca sĩ Post Malone đã có 39 tuần góp mặt trong top 10 của bảng xếp hạng và là ca khúc trụ lại trong top 10 lâu nhất tính tới thời điểm này. “Circles” bắt đầu ra mắt công chúng từ tháng 8/2019 và đã có 39 tuần trụ vững trong top 10. Trong số này có 3 tuần, ca khúc vươn lên tới vị trí số 1 và có 45 tuần ở trong top 100.

Tiếp theo là những ca khúc đã xác lập kỷ lục ở một hạng mục nào đó, đủ để ca khúc ấy dù có còn phù hợp với thị hiếu người nghe nhạc đương thời hay không, vẫn sẽ được nhắc nhớ đến.

“Stay” là ca khúc ngắn nhất từng đạt vị trí đầu bảng xếp hạng âm nhạc Billboard Hot 100 của Mỹ – bảng xếp hạng quyền lực cho thấy thị hiếu nghe nhạc của công chúng đương thời. Ca khúc được thể hiện bởi nhóm Maurice Williams & the Zodiacs, với độ dài chỉ một phút 38 giây.

Những ca khúc làm nên lịch sử trong dòng chảy nhạc pop quốc tế

“White Christmas” qua sự thể hiện của nam ca sĩ Bing Crosby nắm giữ Kỷ lục Guinness Thế giới dành cho đĩa đơn bán chạy nhất mọi thời đại với khoảng 50 triệu đĩa hát đã được bán ra trên khắp thế giới. “White Christmas” đã nhận được danh hiệu này hồi năm 2012, tức 70 năm sau khi đĩa đơn này ra mắt công chúng.

“You Are Not Alone” tạo nên lịch sử khi vừa ra mắt đã đứng đầu bảng xếp hạng Billboard Hot 100. Hồi năm 1995, bảng xếp hạng này đã có “thâm niên” 37 năm hoạt động, nhưng chưa có ca khúc nào vừa ra mắt đã đứng đầu bảng xếp hạng ngay.

“Ông vua nhạc pop” Michael Jackson đã lập nên kỷ lục ấy khi cho ra mắt đĩa đơn “You Are Not Alone”, được trích ra từ album thứ 9 trong sự nghiệp của ông (“HIStory: Past, Present and Future, Book I”). “You Are Not Alone” vừa ra mắt đã ngay lập tức vươn lên vị trí quán quân của bảng xếp hạng.

“Shape of You” là ca khúc được nghe trực tuyến nhiều nhất trên Spotify, với hơn 2,5 tỷ lượt nghe. Đây là ca khúc để lại dấu ấn đậm nét trong sự nghiệp sáng tác và ca hát của Ed Sheeran.

“My Life Would Suck Without You” nắm giữ kỷ lục là ca khúc có bước nhảy vọt lớn nhất khi vươn lên tới vị trí quán quân dù ban đầu đứng ở thứ 97 của bảng xếp hạng Billboard Hot 100. Ca khúc qua sự thể hiện của Kelly Clarkson đã nhanh chóng thăng hạng vượt bậc trong tuần thứ 2 ra mắt công chúng, vượt qua 96 vị trí để vươn lên đứng đầu bảng chỉ trong vòng một tuần.

“Can’t Buy Me Love” khiến nhóm The Beatles trở thành những nghệ sĩ duy nhất trong lịch sử xếp hạng của Billboard Hot 100 có thể ba lần liên tiếp đứng đầu bảng. Có một số nghệ sĩ đã từng hai lần liên tiếp đứng đầu bảng xếp hạng với hai ca khúc khác nhau, như Taylor Swift, The Weeknd, hay Outkast.

Nhưng nhóm The Beatles cho tới giờ vẫn là nghệ sĩ duy nhất có thể 3 lần liên tiếp thống trị bảng xếp hạng. Lần đầu, ca khúc “I Want to Hold Your Hand” đứng đầu bảng xếp hạng hồi tháng 2/1964 và giữ nguyên vị trí trong 7 tuần.

Sau đó, ca khúc “She Loves You” đứng đầu bảng trong hai tuần. Rồi “Can’t Buy Me Love” đánh dấu ca khúc thứ 3 liền tiếp của The Beatles giữ vị trí đầu bảng.

“Hello, Dolly!” vươn lên vị trí đầu bảng xếp hạng Billboard Hot 100 và làm được hai điều. Thứ nhất, ca khúc đánh dấu việc nam ca sĩ Louis Armstrong trở thành nghệ sĩ cao niên nhất từng đạt vị trí quán quân trên bảng xếp hạng. Thứ hai, đây là ca khúc chấm dứt chuỗi ba ca khúc thống trị bảng xếp hạng của nhóm The Beatles.

Khi “Hello, Dolly!” đứng đầu bảng xếp hạng, nghệ sĩ Armstrong đang ở tuổi 62, ca khúc đã vươn lên tới vị trí số 1 hồi năm 1964 trong vòng một tuần, ca khúc này về sau còn giúp Armstrong nhận giải Grammy dành cho Trình diễn Giọng Nam Xuất sắc nhất, đây cũng là ca khúc thành công nhất trong sự nghiệp của ông.

“Dur dur d’être bébé! (It’s Tough to Be a Baby)” giúp cậu bé 4 tuổi Jordy Lemoine trở thành nghệ sĩ ít tuổi nhất vươn lên đầu bảng xếp hạng Billboard hot 100. Jordy đạt thành tích này hồi năm 1992.

“Believe” đạt tới vị trí số 1 của bảng xếp hạng hồi năm 1999, đó là ca khúc giữ vị trí quán quân đầu tiên của nữ ca sĩ Cher kể từ khi bản hit “Dark Lady” đứng đầu bảng xếp hạng hồi năm 1974. Khoảng cách giữa hai bản hit quán quân này là 25 năm và cho tới giờ, đây vẫn là khoảng cách thời gian lớn nhất giữa hai ca khúc đứng đầu bảng xếp hạng Billboard Hot 100 của cùng một nghệ sĩ.

Tác giả: Duy Toàn

(Nguồn: https://dantri.com.vn/)

Quá trình tiếp thu lý luận âm nhạc nước ngoài trong dòng chảy âm nhạc mới Việt Nam

0
Âm nhạc phương Tây vào Việt Nam từ nửa sau thế kỷ XIX. Cụ thể là từ năm 1861, khi xuất hiện các dàn nhạc kèn đồng – ban nhạc nhà binh Pháp tại Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn, Huế… Trong các nhà thờ Công giáo như Hải Phòng, Bùi Chu Phát Diệm cũng đã xuất hiện những đội kèn đồng, ca đoàn để phục vụ những nghi lễ tôn giáo.

Quá trình tiếp thu lý luận âm nhạc nước ngoài trong dòng chảy âm nhạc mới Việt Nam

Cùng với các phương tiện như Đài Phát thanh, đĩa hát, âm nhạc của Pháp và phương Tây đã được phổ biến tại các đô thị lớn trong những năm 20 của thế kỷ XX, tiếp theo là việc Pháp cho xây dựng các nhà hát lớn tại Hải Phòng (1893), Sài Gòn (1909), Hà Nội (1911) để trình diễn âm nhạc và kịch nghệ của Pháp và các nước châu Âu. Một sự kiện quan trọng là năm 1927, nhạc viện Viễn Đông (Concervatoire de musique Française d’ Extrême Orient) được thành lập tại Hà Nội, tuy chỉ tồn tại 3 năm nhưng đã góp phần phổ biến hệ thống lý thuyết âm nhạc và các môn thực hành cho người Việt, cùng với đó là việc xuất hiện các nhạc cụ phương Tây như Violon, Piano, Accordeon… và các giáo trình về âm nhạc của Lavignac, Vincent d’ Indy, Dubois…

   

Trước sự xâm nhập của văn hóa âm nhạc phương Tây, giới nhạc sĩ nước ta lúc đó đã tiếp thu và hóa giải bài toán Âu hóa nhạc Việt như thế nào? Quan điểm là “tiếp thu lý thuyết âm nhạc phương Tây để cải cách nhạc Việt” (ở đây là nhạc cổ truyền như Xẩm, Ả Đào, Chèo, Tuồng, Dân ca Quan Họ…) và “văn bản hóa” nền âm nhạc dân gian và ca khúc mới sáng tác bằng cách ghi lại các giai điệu trên 5 dòng kẻ theo lý thuyết âm nhạc phương Tây. Từ quan điểm này, các nhạc sĩ đầu thế kỷ XX đã dấy lên phòng trào soạn bài hát nhạc tây – lời ta, dựa vào các giai điệu phổ biến của Pháp đặt ra lời Việt để phù hợp với hoàn cảnh và môi trường lúc bấy giờ. Sau đó tiến tới việc tự sáng tác nhạc và lời ký âm trên hệ thống diatonique (7 nốt trên 5 dòng kẻ) và in xuất bản những nhạc phẩm này. Đó là giai đoạn 1935-1938 với các ca khúc của Lê Thương (Thằng Cuội), Nguyễn Văn Tuyên (Kiếp hoa), Nguyễn Xuân Khoát (Bình minh)… Ca khúc cách mạng Cùng nhau đi hồng binh (1930) của Đinh Nhu được coi là bản hành khúc sớm nhất được ghi lại trên 5 dòng kẻ nhạc.


Từ sau năm 1930 khi có phong trào văn hóa văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam, khi phong trào Hướng đạo sinh Việt Nam hoạt động mạnh trong học sinh sinh viên, đặc biệt từ năm 1936 mặt trận bình dân Pháp cổ vũ cho phong trào yêu nước công khai ở Việt Nam, thì phong trào tân nhạc, học nhạc lý Tây phương sáng tác bài hát ta, như Đặng Thế Phong với Con thuyền không bến, như Đêm đông của Nguyễn Văn Thương, Thiên thai của Văn Cao,… là bước tiến nhẩy vọt. Điều đó chứng tỏ sức sống của âm nhạc Việt Nam biết tiếp thu cái mới một cách có chọn lọc.

Chính vì tiếp thu lý thuyết âm nhạc châu Âu, các thể loại âm nhạc mới đã ra đời, mà từ trước trong nền âm nhạc dân tộc nước ta chưa từng có, đó là:

Hành khúc là thể loại mới nhất ra đời trong phong trào Tân nhạc với nhịp đi hùng tráng, phù hợp với sinh hoạt cộng đồng. Các bài hát hành khúc của Đinh Nhu, Văn Cao, Đỗ Nhuận, Vương Gia Khương, Lưu Hữu Phước… thuộc dạng này.

Tình ca chiếm đại đa số sáng tác của các nhạc sĩ Tân nhạc, nó là tâm sự riêng tư của tác giả với tình yêu trai gái, tình yêu quê hương hay một giấc mơ…, khát vọng tương lai…

Liên khúc ca khúc, với bộ ba Hòn vọng phu, nhạc sĩ Lê Thương là người viết liên khúc ca khúc sớm nhất ở Việt Nam. Cả 3 bài hát kết dính trong một liên khúc nhưng có thể diễn riêng. Riêng Văn Cao trong bài Thiên thai 5 đoạn đã có mầm mống cho thể loại liên khúc ca khúc. Sau này còn có Du kích sông Thao của Đỗ Nhuận, Sông Lô của Văn Cao, Bộ đội về làng của Lê Yên, Người Hà Nội của Nguyễn Đình Thi… cũng thuộc thể loại loại liên khúc.

Ca cảnh, Lưu Hữu Phước với Tục lụy, Con thỏ ngọc, Diệt sói lang, Hội nghị Diên Hồng, là những tác phẩm dàn dựng ca cảnh, nhạc cảnh sớm nhất ở Việt Nam thời Tân nhạc. Bên cạnh đó, những bài hát của Đỗ Nhuận trong Nguyễn Trãi – Nguyễn Phi Khanh với lối dựng hoạt cảnh là tiền đề cho nhạc kịch Việt Nam sau này.

Tác phẩm Khí nhạc đầu tiên là Trống Tràng thành của Nguyễn Xuân Khoát viết cho đàn piano, cùng với những cải biên dân ca cho đàn piano của nghệ sĩ Thái Thị Lang, là bằng chứng cho sự tiếp thu kỹ thuật ký âm và diễn tấu trên nhạc cụ phương Tây.

Trước khi có đường lối “Dân tộc – Khoa học – Đại chúng” trong đề cương Văn hóa Việt Nam năm 1943, các nhạc sĩ thời kỳ tân nhạc đã hướng tới tính dân tộc trong sáng tác (chủ yếu là ca khúc). Vấn đề dân tộc và hiện đại là vấn đề luôn được đặt ra cho bất cứ nền lý luận âm nhạc của dân tộc nào nếu muốn trở nên độc đáo, khác biệt. Âm nhạc của thời Tân nhạc Việt Nam 1930-1945 là giai đoạn đáp ứng yêu cầu cách tân để đi lên. Những nhạc sĩ phong trào Tân nhạc học nhạc lý Tây phương, học cách sáng tác của họ nhưng đã Việt Nam hóa giai điệu, ca từ, nội dung tác phẩm khiến nó hoàn toàn mới lạ nhưng gần gũi với tình cảm của người dân, đặc biệt là giới trẻ trong cảnh nước mất nhà tan. Khúc thức gọn gàng, câu nhạc chân phương, giai điệu đẹp, nhẹ nhàng, ca từ thanh thoát, đấy là những thành công rõ ràng trong việc tiếp thu những lý thuyết và quan niệm trong âm nhạc phương Tây để “làm mới” âm nhạc Việt Nam.

Các nhạc sĩ phong trào Tân nhạc đã biết học tập nước ngoài có chọn lọc để tạo nên những tác phẩm mới được công chúng chấp nhận vì bám sát tính dân tộc trong giai điệu, trong ca từ, trong nội dung tác phẩm. Nhìn lại lớp nhạc sĩ thành công thời Tân nhạc thì thấy họ là những con chim đầu đàn của âm nhạc kháng chiến cách mạng sau này như Văn Cao, Nguyễn Văn Thương, Đỗ Nhuận, Nguyễn Xuân Khoát, Nguyễn Đình Phúc, Nguyễn Đình Thi, Lưu Hữu Phước. Sau họ là lớp nhạc sĩ trẻ tiếp bước để âm nhạc Việt Nam phát triển như ngày nay.

Cũng như các loại hình nghệ thuật khác, âm nhạc mang trong mình một hệ thống lý luận ra đời từ thực tiễn sáng tác của từng giai đoạn lịch sử, của từng dân tộc và song song tồn tại với đời sống sáng tạo. Hệ thống lý luận âm nhạc phương Tây đã được hình thành lâu đời từ những thế kỷ XVII, XVIII và gồm nhiều những yếu tố cấu thành như: lý thuyết âm nhạc, lịch sử âm nhạc, âm nhạc học dân tộc, nhạc cụ học, âm thanh học, tâm lý nhạc học, phê bình âm nhạc, thẩm mỹ âm nhạc…

Trong lý thuyết âm nhạc, mà Việt Nam đã tiếp thu, ngoài hệ thống của Pháp (cuối thế kỷ XIV nửa đầu thế kỷ XV) thì đó chính là hệ thống lý luận âm nhạc Nga Xô Viết, khẳng định chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa trong sáng tác âm nhạc, phản ánh những chủ đề lớn của cuộc sống thông qua những tác phẩm âm nhạc có tính nghệ thuật và tính nhân văn cao cả, chống lại những ảnh hưởng xa lạ, điều này đã được Điều lệ Hội Nhạc sĩ Liên Xô lần II năm 1957 ghi rõ: “Đoàn kết thống nhất các nhà sáng tác và lý luận âm nhạc nhằm mục đích sáng tạo trên cơ sở phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa, những tác phẩm hoàn thiện cao về tính tư tưởng và nghệ thuật”. Nghệ thuật âm nhạc hiện đại nước ta về cơ bản dựa trên phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa, nội dung tư tưởng, tình cảm của âm nhạc được thể hiện qua các hình tượng âm nhạc, phương tiện chuyển tải là các nốt nhạc và những thành phần cơ bản như: giai điệu, điệu tính, tiết tấu, tốc độ, hòa thanh, phức điệu, nhạc cụ… và được chia thành nhiều thể loại và hình thức khác nhau như opera, symphony, thính phòng, hợp xướng, ca khúc… Những tác phẩm khí nhạc (nhạc không lời) có nội dung cụ thể (về quê hương đất nước, về sự kiện lịch sử, về một nhân vật anh hùng…) gọi là những tác phẩm có tiêu đề như: Thơ giao hưởng, thơ múa, và những phần âm nhạc trong các bộ phim truyện và trong những vở diễn sân khấu…

Trong báo cáo ngày 27/5/1957 của Ban Trù bị Hội nghị thành lập Hội Nhạc sĩ sáng tác Việt Nam, nhạc sĩ Đỗ Nhuận đã nêu: “Đề cao việc học tập Liên Xô, Trung Quốc đã có kinh nghiệm vận dụng chủ nghĩa Mác vào vấn đề âm nhạc…”. Danh từ “Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa” lần đầu tiên đã xuất hiện trong văn bản báo cáo “Chủ nghĩa Mác và vấn đề văn hóa Việt Nam” của đồng chí Trường Chinh năm 1948. Đồng chí Trường Chinh đã khẳng định: “… Lập trường văn hóa cách mạng nhất trên thế giới và trong nước ta hiện nay là: Về xã hội, lấy giai cấp công nhân và nhân dân lao động làm gốc. Về chính trị, lấy chủ nghĩa dân chủ mới và chủ nghĩa xã hội khoa học làm gốc. Về tư tưởng, lấy học thuyết duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm gốc. Về sáng tác văn nghệ, lấy chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa làm gốc”. Về sau, trong nhiều bài phát biểu, như “Phấn đấu cho một nền văn nghệ dân tộc phong phú, dưới ngọn cờ chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa xã hội” (1957), hoặc “Tăng cường tính Đảng, đi sâu vào cuộc sống mới để phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng tốt hơn nữa” (1962).v.v… Đồng chí Trường Chinh đã đi sâu vào giới thiệu, phân tích về chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa, coi đó là phương pháp sáng tác cơ bản, cần thiết nhất cho sáng tác văn học – nghệ thuật Việt Nam.

Chính vì tiếp thu có chọn lọc, lý luận âm nhạc nước ngoài cùng với việc kiên trì thực hiện đường lối văn nghệ của Đảng, mà trong giai đoạn 1954-1975 nền âm nhạc Việt Nam đã đạt được những thành tích nổi trội trên cả hai lĩnh vực thanh nhạc và khí nhạc. Bản Giao hưởng Quê hương của Hoàng Việt ra đời năm 1958, bản hợp xướng Tiếng hát Người chiến sĩ biên thùy của Tô Hải (1958), vở nhạc kịch đầu tiên Cô Sao của nhạc sĩ Đỗ Nhuận (1965)… là những kết quả của quá trình vận dụng và tiếp thu hệ thống lý luận – kỹ thuật của nền âm nhạc thế giới kết hợp với kho tàng Âm nhạc dân tộc.

Từ năm 1975 cho đến nay, sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, sáng tác âm nhạc cùng công tác lý luận – phê bình âm nhạc Việt Nam vẫn tiếp tục phát triển theo những định hướng dân tộc – hiện đại, nội dung xã hội chủ nghĩa đề cao tính chất dân tộc, mở rộng giao lưu quốc tế, nâng cao tính chuyên nghiệp trong công tác sáng tác và lý luận. Những nguyên lý và phương hướng ấy cho đến nay vẫn là nguyên lý chủ đạo trong hoạt động sáng tạo văn học – nghệ thuật ở nước ta. Trong khi đó, ở Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu cùng với sự sụp đổ của hệ thống XHCN, hệ thống lý luận văn học nghệ thuật hiện thực XHCN một thời đã là đường lối cơ bản, chính thống, nay không còn giữ được thế “thượng phong”, xuất hiện nhiều khuynh hướng nghệ thuật mới không liên quan gì đến chủ nghĩa hiện thực XHCN. Cụ thể trong âm nhạc đã xuất hiện các trào lưu avantgarde, âm nhạc tiếng động, âm nhạc hậu hiện đại, âm nhạc cổ diển mới…

Trong quá trình hội nhập không thể không kể tới việc du nhập các loại hình nhạc nhẹ Pop, Rock vào nước ta. Được tiếp cận với các trào lưu âm nhạc thế giới thông qua internet, các nhạc sĩ trẻ ngày nay được thả sức sáng tạo trong các thể loại từ Pop, Rock, Jazz, Techno, Hip-hop, Rap… Việc du nhập các trào lưu âm nhạc mới trong lĩnh vực giải trí cũng đưa ra những cảnh báo về sự tiếp thu thiếu chọn lọc các giá trị văn hóa và lý thuyết sáng tạo âm nhạc của thế giới. Suy đến cùng một sản phẩm âm nhạc tốt là phải như cái cây giữ được gốc dân tộc và cành lá vươn ra với các trào lưu quốc tế. Đây là kỳ vọng đối với thế hệ nhạc sĩ trẻ ngày hôm nay.

Cần nói đến việc tiếp thu những mô hình đào tạo chuyên nghiệp về âm nhạc: từ 1957, Nhà nước ta đã thành lập trường Âm nhạc Việt Nam (nay là Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam) theo mô hình một trung tâm đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp của thế giới, bên cạnh đó là một hệ thống đào tạo âm nhạc từ trung ương đến địa phương như: Học viện Âm nhạc Huế, Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh góp phần hình thành nên các tổ chức biểu diễn âm nhạc chuyên  nghiệp như Dàn nhạc Giao hưởng quốc gia Việt Nam, Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam, Nhà hát Giao hưởng vũ kịch thành phố Hồ Chí Minh… Trong quá trình tiếp thu hệ thống lý luận nước ngoài, chúng ta vừa có sự chọn lọc và vừa có sự trao đổi, điều đó được thể hiện trong việc giao thoa giữa nền âm nhạc Việt Nam với các nền âm nhạc quốc tế. Đã có nhiều nhạc sĩ nước ngoài nghiên cứu Âm nhạc dân tộc Việt Nam, sáng tác về đề tài Việt Nam, việc phối hợp giữa các nhạc cụ dân tộc như Bầu, Tranh, Sáo, T’rưng… với dàn nhạc Giao hưởng… Bên cạnh đó cũng cần lưu ý trong quá trình giao lưu hội nhập không tránh khỏi việc mở cửa không kiểm soát nên những “luồng gió độc” – những xu hướng không lành mạnh trong âm nhạc đang len lỏi vào đời sống âm nhạc như xu hướng bắt chước, chạy theo trào lưu, dập khuôn hình mẫu thần tượng phương Tây, phong cách biểu diễn thiên về ngoại hình, kỳ quái, la hét, kết hợp với vũ đạo hở hang phản cảm, gây những cảm giác bất an, phản thẩm mỹ.

Âm nhạc là một dòng chảy liên tục, một môi trường dễ hòa đồng và lan tỏa, việc tiếp thu trao đổi những khuynh hướng trào lưu sáng tác và biểu diễn là một thực tế nhu cầu ngày hôm nay. Các nhạc sĩ, nghệ sĩ cần kiên định sáng tác trên con đường văn hóa văn nghệ của dân tộc, nắm bắt những trào lưu lý luận văn học nghệ thuật mới, phát sinh từ cuộc sống hiện đại, trong xu thế toàn cầu hóa, nhằm có những tác phẩm có giá trị về nội dung và nghệ thuật mang tính nhân văn cao cả, hướng tới công chúng đông đảo, chứa đựng giá trị Chân – Thiện – Mỹ và đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc./.

Tác giả: Đỗ Hồng Quân
(Nguồn: https://vannghedanang.org.vn/)

Khi các huyền thoại nhạc Pop “lướt” qua màn bạc

0

Khi các huyền thoại nhạc Pop “lướt” qua màn bạc

Chưa bao giờ ông hoàng, bà chúa, danh ca, ngôi sao âm nhạc xuất hiện trên màn ảnh rộng nhiều đến thế.
Khi các huyền thoại nhạc Pop "lướt" qua màn bạc

Từ trái qua: Rami Malek, Austin Butler, Taron Egerton.

Nguồn: Collider

Khi The Greatest Night in Pop công chiếu vào cuối tháng 01/2024, người hâm mộ toàn cầu đã được tường tận chứng kiến sự kiện âm nhạc có 1-0-2 diễn ra 40 năm trước: Sau khi tham dự lễ trao giải American Music Awards 1985, nhiều “pop icon” đã tụ họp để cùng để ghi âm bản hit We Are The World.

Buổi tối lịch sử đó quy tụ những ngôi sao sáng giá nhất của nền âm nhạc 50 năm qua như Stevie Wonder, Michael Jackson, Lionel Richie, Bruce Springsteen, Bob Dylan, Diana Ross, Cyndi Lauper…

Bước ra khỏi Đêm nhạc Pop lịch sử kể trên, nhiều ngôi sao ca nhạc cũng đã và đang có những bộ phim tiểu sử sắp ra mắt. Đó là bộ phim Michael về ông hoàng nhạc Pop; A Complete Unknown về chủ nhân giải Nobel – Bob Dylan; 4 bộ phim riêng biệt về Tứ Quái The Beatles; dự án phim tiểu sử về Bee Gees do Ridley Scott cầm trịch…

Triều đại phim tiểu sử sao nhạc Pop

Khi bộ phim Bohemian Rhapsody ra rạp vào năm 2018, người hâm mộ toàn cầu đã không chỉ được chứng kiến một phần cuộc đời và tài năng của Freddie Mercury, về ban nhạc Queen huyền thoại mà còn ngây ngất nhẩm theo giai điệu hừng hực của ca khúc được lấy làm tên phim.

alt
Nguồn: Catchplay

Và chỉ một năm sau đó khi Taron Egerton hoá thân thành Elton John trong Rocketman, bận lên người những bộ đồ sặc sỡ, tự phơi bày một đời tư nhiều bê bối, người hâm mộ dường như đã chạm được vào một phần tâm hồn của “Biểu tượng Anh Quốc”.

Rồi thì đến lượt Elvis Presley cũng “lướt” trên màn bạc. Elvis khắc họa cuộc đời huy hoàng nhưng không thiếu phần bi đát của người được tôn sùng là ông hoàng nhạc Rock n’ Roll, để ông cuối cùng cũng có những “phút trải lòng” xúc động đến khán giả.

Những năm qua, phim tiểu sử về các ngôi sao cứ lần lượt ra đời, tiếp tục “huyền thoại hoá” các ông hoàng, bà chúa, ngôi sao, danh ca nhạc Pop. Những câu chuyện được kể lại, khi thì tưởng nhớ, lúc thì hoan ca; lúc “chộp bắt” toàn bộ cuộc đời, khi lại “cắt” ra một đoạn đời để chiêu đãi khán giả.

alt
Phim tiểu sử về Amy Winehouse ra rạp ngày 17/05 tới đây. | Nguồn: Studio Canal

Riêng trong năm nay, hai bộ phim về những huyền thoại âm nhạc là Bob Marley và Amy Winehouse sẽ được đưa đến phòng vé. Một bên là “trưởng bối” của dòng nhạc Reggae; một bên là nữ nghệ sĩ nhạc Pop có cuộc đời bi kịch. Khán giả lại nôn nao ra rạp, để được biết và cảm nhận thêm một lần nữa câu chuyện về những người nghệ sĩ họ thầm hâm mộ.

Thế mà đã hết đâu, phim tiểu sử về Bob Dylan do Timothée Chalamet thủ vai chính cũng đang được sản xuất, với những hình ảnh đầu tiên của nam diễn viên người Mỹ trong tạo hình của Bobby đang khiến người hâm mộ râm ran ngóng đợi.

alt
Timothée Chalamet hoá thân thành Bob Dylan. | Nguồn: Vanity Fair

Và chàng đầu bếp Jeremy Allen White của The Bear cũng đã trở thành lựa chọn để tái hiện ngôi sao nhạc rock Bruce Springsteen lên màn bạc. Lần này, thay vì kể lại cả cuộc đời, Deliver Me From Nowhere sẽ kể lại một phần đặc biệt, khoảng thời gian Springsteen tạo nên album Nebraska.

Chỉ trong chưa đầy 5 năm, hơn 10 bộ phim tiểu sử về các ngôi sao âm nhạc lần lượt ra đời. Giống như hiệu ứng hòn tuyết lăn, ngày càng nhiều tác phẩm được thông báo và giới thiệu đến công chúng.

Đó là chưa kể tới tác phẩm Michael sẽ ra rạp năm 2025; 4 bộ phim riêng biệt về The Beatles dự kiến ra mắt năm 2027. Đạo diễn Ridley Scott đang âm thầm thực hiện bộ phim về Bee Gees. Phim tiểu sử Almost Famous về cuộc đời huyền thoại Joni Mitchell cũng đang được bàn thảo.

alt
Rocker Bruce Springsteen (trái) và diễn viên Jeremy Allen White (phải). | Nguồn: Deadline

Khi nhìn lại, những bộ phim tiểu sử âm nhạc trước đây từng khá thưa thớt dù không kém phần tuyệt vời. Thế nhưng từ Funny Girl (1968) đến The Coal Miner’s Daughter (1980), hay Walk the Line (2005) đều đã đặt những viên gạch đầu để mở ra một “kỷ nguyên” những ngôi sao âm nhạc bước lên màn bạc.

Những di sản phì nhiêu, màu mỡ

Những bộ phim tiểu sử về ngôi sao dường như chưa bao giờ là “màn giải trí đơn thuần” trên màn bạc. Nó có thể là tiếng nói tri ân đầy sâu sắc, như cách Bradley Cooper thực hiện Maestro; và còn mở ra cách tiếp cận mới về một ngôi sao nào đó mà khán giả nghĩ mình đã nằm lòng.

Nhưng “cuộc chơi” của những bom tấn điện ảnh mang tên phim tiểu sử ca nhạc còn nhiều hơn thế. Đó là những di sản phì nhiêu, màu mỡ được “cày cấy” để tạo ra tiền bạc; là công cụ marketing hiệu quả. Những bộ phim tiểu sử cũng là một trong nhiều cách để tiếp thị ngôi sao (bất kể đã mất, vang bóng và mới mẻ) đến gần hơn với những thế hệ khán giả trẻ tuổi ngày nay.

Tiếng có, “miếng” có nhiều hơn

Những bộ phim tiểu sử về ngôi sao nhạc Pop thời gian qua đều gặt hái những thành công ở cả mặt phê bình và doanh thu. Các giải thưởng và liên hoan phim danh giá đều nhiệt liệt chào đón các tác phẩm thuộc thể loại này.

alt
Kingsley Ben-Adir trong vai Bob Marley. | Nguồn: Paramount Pictures.

Về mặt doanh thu, các phim này cũng “thắng lớn” so với chi phí sản xuất khá thấp. Straight Outta Compton thu về hơn 161 triệu đô khi ra rạp năm 2015. Bohemian Rhapsody đoạt doanh thu 216 triệu đô. Và mới nhất, Bob Marley: One Love ra mắt đầu năm nay đã thu về hơn 100 triệu đô doanh thu.

Những thương vụ triệu đô

Một nhân tố để những bộ phim tiểu sử ngôi sao ca nhạc ồ ạt ra đời là bởi… được giá. Bộ phim tiểu sử Bob Dylan được sản xuất sau 1 vài năm ngắn ngủi, khi vị nhạc sĩ bán toàn bộ sáng tác (quyền tác giả) cho Universal Music Group và toàn bộ bản thu âm cho Sony Music. Hợp đồng này ước tính khoảng 200 triệu đô.

Sau khi Bohemian Rhapsody ra mắt, Queen lẫy lừng trở lại. Có vẻ như Queen đang đi đến thỏa thuận sẽ bán danh mục âm nhạc của mình với hợp đồng đơn 1 tỷ đô, bao gồm cả doanh thu từ bộ phim.

Điều này không chỉ được áp dụng cho những nghệ sĩ nhạc đại chúng, mà cả các nhà soạn nhạc tài ba. Kho âm nhạc đồ sộ của nhạc trưởng Leonard Bernstein cũng sẽ được “nâng giá” sau khi Maestro ra mắt Netflix, và được đề cử tại Oscar.

Tác động đến nghe nhạc trực tuyến

Bohemian Rhapsody giúp số lượng người nghe hàng tháng của ban nhạc Anh Quốc huyền thoại tăng lên gấp 4 lần kể từ năm 2019. Điều này không chỉ xảy ra với riêng Queen, những ngôi sao âm nhạc lướt qua màn bạc như Elton John, Elvis Presley… cũng tăng lên về số lượt nghe, lượt theo dõi và số người nghe nhạc hàng tháng trên các ứng dụng trực tuyến như Spotify…

alt
Bảng so sánh số lượng lượt nghe hàng tháng trên nền tảng Spotify của Queen, Elton John và Elvis. | Nguồn: Chart Metric

Giới thiệu những nghệ sĩ mới đến công chúng

Không chỉ vậy, những bộ phim tiểu sử âm nhạc cũng là phương tiện giới thiệu những ngôi sao điện ảnh mới đến công chúng. Cách mà Austin Butler gặt hái thành công và cơ hội từ Elvis hay cháu trai của Michael Jackson, Jaafar Jackson được giới thiệu đến Hollywood.

Back to Black cũng là cơ hội tuyệt vời để nữ diễn viên còn khá mới mẻ Marisa Abela được công chúng điện ảnh và người nghe nhạc để ý. Và các dự án phim về The Beatles, Carole King… chưa tiết lộ diễn viên, nhưng các gương mặt mới có thể được các nhà sản xuất lựa chọn.

Nền kinh tế giới - Giới tính hay giới hạn?

Tạm kết

Taylor Swift đưa bộ phim tài liệu The Era Tour ra rạp và đạt được doanh thu 231 triệu đô. Đó là minh chứng khổng lồ rằng những cuốn sách và các bộ phim tài liệu về các ngôi sao nhạc Pop dường như là chưa đủ để khai thác “mỏ vàng” từ các huyền thoại âm nhạc. Và đó là lúc những bộ phim tiểu sử “nhảy vào”.

Một người trong ngành nhận định, một trong những điều thú vị nhất về những bộ phim tiểu sử này là việc chúng giới thiệu âm nhạc mang tính biểu tượng đến các thế hệ trẻ. Giống như những bộ phim này đã thổi sức sống mới vào thứ âm nhạc chúng ta vốn yêu thích, đồng thời giới thiệu nó đến với những người nghe hoàn toàn mới.

Nhưng đừng quên rằng, những phim tiểu sử âm nhạc đang là xu hướng đẻ ra tiền tại Hollywood. Thêm một bộ phim được đưa vào sản xuất, một ngôi sao được đưa lên màn ảnh rộng, là một “núi tiền” được sinh ra. Còn với người hâm mộ, họ chỉ ước được nhìn ngắm thần tượng, và chìm vào âm nhạc của thần tượng thật gần thêm một lần nữa.

Tác giả: Phan Chung

(Nguồn: https://vietcetera.com/vn/)

Phê bình âm nhạc từ góc nhìn của người sáng tác

0
Các tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật chất lượng góp phần định hướng sáng tác và thưởng thức của công chúng. Trong ảnh: Vở ballet Kiều do Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam phối hợp với Nhà hát Giao hưởng nhạc vũ kịch thành phố Hồ Chí Minh thực hiện. Ảnh: Sơn Trần

Các tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật chất lượng góp phần định hướng sáng tác và thưởng thức của công chúng. Trong ảnh: Vở ballet Kiều do Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam phối hợp với Nhà hát Giao hưởng nhạc vũ kịch thành phố Hồ Chí Minh thực hiện. Ảnh: Sơn Trần

ÂM NHẠC MANG TÍNH QUỐC GIA, DÂN TỘC 

Sau 1954, trường âm nhạc đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập ở Hà Nội mới chỉ dạy các môn nhạc cụ phương Tây như Violon, Piano, ký xướng âm, sáng tác (hệ Trung cấp)… và sau này mới thêm môn lý luận, hình thành ra khoa Lý luận – Sáng tác – Chỉ huy, quen gọi là khoa Lý – Sáng – Chỉ. Hội Nhạc sĩ Việt Nam thành lập năm 1957, lúc đầu chỉ với 2 thành phần chính là các nhạc sĩ sáng tác và các nghệ sĩ biểu diễn. Qua hơn 60 năm phát triển, đến nay Hội Nhạc sĩ Việt Nam đã có hơn 1.300 hội viên ở 4 chuyên ngành: Sáng tác, Lý luận, Biểu diễn và Đào tạo. Tuy nhiên, số đông hội viên vẫn là các nhạc sĩ sáng tác và biểu diễn. Lực lượng lý luận và đào tạo ít hơn. Riêng hội viên lý luận khoảng hơn 100 người. Trở lại với lịch sử hình thành ngành Lý luận – Phê bình âm nhạc nước ta, mới thấy một điều là lý luận phê bình âm nhạc là một nghề hiếm, và khó, vì vậy rất ít người chọn và “sống chết” với nghề này.

     Như chúng ta biết, âm nhạc là một loại hình nghệ thuật tổng hợp, đa dạng phong phú, là nghệ thuật dùng âm thanh và lời ca để phản ánh cuộc sống, biểu hiện những trạng thái tư duy, triết lý, cung bậc tình cảm, khát vọng vươn lên của con người trước cuộc sống. Âm nhạc cũng có thể tái tạo những trang lịch sử hào hùng của dân tộc, ca ngợi cảnh đẹp quê hương đất nước, ca ngợi những người con anh dũng quả cảm… Âm nhạc kết hợp với thơ ca, văn học để có những bài hát, bản hợp xướng, vở nhạc kịch dài hơi. Âm nhạc khi tồn tại độc lập là những bản giao hưởng, concerto, hòa tấu nhạc cụ…

Âm nhạc còn mang tính quốc gia, dân tộc. Âm nhạc Việt Nam có truyền thống lâu đời, mỗi dân tộc trên đất nước ta lại có một nền dân ca dân nhạc độc đáo, khác biệt nhau. Âm nhạc còn là dòng chảy cùng lịch sử nhân loại. Các trường phái âm nhạc trên thế giới có từ thời cổ đại, đến các trường phái cổ điển, lãng mạn, hiện đại… Như vậy mới thấy được thế giới âm nhạc là mênh mông, rộng lớn. Mỗi một thành viên trong thế giới đó chỉ đảm nhận một vai trò nhỏ bé có hạn trong một lĩnh vực cụ thể như sáng tác, chỉ huy, biểu diễn (nhạc cụ phương Tây hoặc dân tộc), ca sĩ (dòng cổ điển hoặc dân gian); nhà sư phạm hoặc nhà lý luận – phê bình…

NẶNG VỀ PHÊ – NHẸ VỀ BÌNH

Ở nước ta, các cán bộ lý luận âm nhạc được đào tạo chính quy tại các nhạc viện như: Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh, Học viện Âm nhạc Huế… và các trường Đại học nghệ thuật khác. Một số được cử đi học tại các nhạc viện các nước như Liên Xô (cũ), Bungari, Pháp… Những kiến thức trong nhà trường là kiến thức cơ bản, được trang bị cho học viên như: Lịch sử Âm nhạc, Phân tích tác phẩm, hòa thanh, phức điệu, hình thức âm nhạc… Với những kiến thức đó, những nhà lý luận tương lai thường sử dụng để đi sâu vào các vấn đề thuộc lĩnh vực nghiên cứu như: Phân tích sự nghiệp sáng tác của các nhạc sĩ, phân tích các trường phái, các khuynh hướng sáng tác âm nhạc trong và ngoài nước, phân tích đặc điểm âm nhạc của một vùng, một dân tộc, phong cách biểu diễn của từng nghệ sĩ… Đó là những kiến thức âm nhạc chuyên nghiệp, cần thiết trang bị cho một nhà lý luận, nhưng từng ấy kiến thức chưa đủ để họ bước vào đời sống âm nhạc với tư cách là một người làm công tác phê bình. Chính điều này lý giải cho việc thiếu vắng những cây bút lý luận chuyên nghiệp trên mặt trận phê bình âm nhạc, mà thể hiện rõ ràng là hiếm khi các nhà phê bình chuyên nghiệp góp mặt trên các trang bình luận của báo viết, báo nói hoặc báo hình, báo mạng. Việc ngại “dấn thân” vào đời sống âm nhạc của các nhà lý luận tạo thành một khoảng trống lớn, tồn tại nhiều năm nay. Chính vì vậy, mảnh đất phê bình âm nhạc đã được các nhà phê bình không chuyên là các nhà báo, những người có quan tâm đến đời sống âm nhạc “gánh vác” hộ.

Nói đến vai trò của phê bình âm nhạc, nguyên gốc từ chữ Music critic (Critique de musique) gồm 2 vế: Phê và Bình. “Phê’ là dùng những kiến thức chuyên môn để phân tích, mổ xẻ, so sánh, phát hiện… ra những điều hay, điều dở của đối tượng được phê (là một tác phẩm âm nhạc, một chương trình ca nhạc, một giọng ca, một nghệ sĩ biểu diễn hoặc một công trình (sách) về một đề tài âm nhạc…); còn “bình” đồng nghĩa với sự đồng cảm, rung động của cây bút phê bình để đưa tới độc giả cảm nhận xúc tích nhất, chuẩn xác nhất về đối tượng được phê bình.

Đối tượng được hưởng thụ hoặc sử dụng sản phẩm phê bình âm nhạc là ai? Có phải chỉ là các nhà chuyên môn trong phạm vi hẹp, hạn chế về số lượng hay đông đảo công chúng yêu nhạc, quan tâm đến đời sống âm nhạc? Tồn tại nghịch lý giữa nhà lý luận chuyên nghiệp và nhà báo, nhà phê bình không chuyên nghiệp chính là ở chỗ này. Việc xác định đối tượng tiếp nhận những sản phẩm của công việc lý luận phê bình âm nhạc là ai sẽ định hướng cho ngòi bút của nhà phê bình. Trong khi các nhà lý luận chuyên nghiệp “ngủ quên” trên tháp ngà nghiên cứu thì các nhà báo đã trở thành lực lượng chính, thường trực “gác gôn” đời sống âm nhạc. Từ đây, dẫn đến những hiện tượng phiến diện, đôi khi lệch lạc, bình luận âm nhạc trở thành bài giới thiệu, quảng bá như tô hồng, PR, đánh bóng tên tuổi hoặc khai thác chi tiết Scandal, đời tư của một vài nhân vật, mà tài năng chưa xứng với những lời khen ngợi “có cánh”. Vì thiếu hụt kiến thức chuyên môn âm nhạc nên họ thường tránh những lĩnh vực hàn lâm, bác học, ít khi đề cập tới. Ví dụ như bình luận các chương trình hòa nhạc, nghệ sĩ độc tấu nhạc cụ, tác phẩm khí nhạc…

Khi phải sử dụng đến “cái roi” phê bình thường thì các nhà chuyên môn, các nhà báo nặng về phê (phê phán) – nhẹ về bình. Đối tượng được phê bình trong âm nhạc chủ yếu nhằm vào thể loại ca khúc (có lời). Chính vì có lời (ca từ) nên các nhà phê bình dễ bám vào nội dung khen – chê. Mà cũng chủ yếu là khen. Thậm chí đã trở thành công thức: khen là chính, còn chê là phụ. Ít người đi sâu vào phân tích giai điệu, phối khí, cấu trúc tác phẩm, hoặc so sánh phát hiện ra những nét nhạc cũ, phong cách “bắt chước” nhạc sĩ A, nhạc sĩ B… Vì đi sâu vào những vấn đề chuyên môn thì các nhà “phê bình” chưa đủ trình độ, nên phần lớn họ bỏ qua. Đó là chưa nói tới lĩnh vực phê bình âm nhạc không lời còn phức tạp hơn nhiều. Kết quả là đời sống âm nhạc của đất nước được phản ánh không toàn diện, đầy đủ, thiên lệch, làm thị hiếu khán thính giả cũng mất chuẩn. Công chúng chỉ biết đến nhạc trẻ, nhạc Pop, tên các ngôi sao Diva, mà không hề biết tới những lĩnh vực khác của đời sống âm nhạc.

Nói về chất lượng chuyên môn của các bài phê bình âm nhạc mà chủ yếu là xuất hiện trên các báo ngày hoặc một vài tạp chí chuyên ngành… ta thấy rõ 2 cách phê bình. Cách thứ nhất,  chỉ đơn thuần như thông báo một sự kiện, điểm qua tên một vài ca sĩ, một vài tiết mục, rồi khen chê qua loa, thiếu tính chuyên nghiệp, chuyên sâu. Khác với sinh hoạt âm nhạc ở một số nước như Pháp, Đức, Nga, Mỹ… – nơi mà đời sống phê bình âm nhạc vô cùng phong phú, nhạy bén và nghiêm khắc đóng vai trò quan trọng ngay cả với chính nghệ sĩ biểu diễn, với tập thể dàn nhạc, nhà hát, với tác giả âm nhạc. Chỉ cần một bài báo, đánh giá khen hoặc chê của nhà lý luận phê bình âm nhạc có uy tín của một tờ báo như La Music (Pháp) hoặc Đời sống Âm nhạc (Nga) thì sẽ có ảnh hưởng lớn tới sự nghiệp của nghệ sĩ, nhạc sĩ. Cách thứ 2, nặng về học thuật, khô khan, khó hiểu đối với công chúng, xem nhẹ yếu tố không chuyên, đưa những chuẩn mực cao để đo đếm các hiện tượng âm nhạc xã hội. Cách này ít gây được cảm tình của công chúng và cũng không khuyến khích được phong trào âm nhạc.

Nói như thế để thấy tác dụng của phê bình âm nhạc trong đời sống là vô cùng quan trọng, một nhận định đúng có thể khơi dậy cả một phong trào, và ngược lại một đánh giá sai sẽ ảnh hưởng tới đường đi của một cá nhân hoặc xu hướng nghệ thuật của một giai đoạn. Phê bình luôn đi sau tác phẩm, sau kết quả của một hoạt động nghệ thuật, đưa ra những phân tích, chỉ ra những điều hay, sự sáng tạo trong âm nhạc, đồng thời cùng tìm ra những “hạt sạn” trong các sản phẩm âm nhạc, cảnh báo các xu hướng không lành mạnh, có hại với công chúng với xã hội.

Nhưng phê bình đôi khi đi trước tác phẩm, tác giả, mang tính dự báo, chỉ ra khuynh hướng phát triển trong một tương lai gần. Ví dụ như xu hướng nhạc nhẹ hóa trong ca khúc đã được các nhà phê bình đặt ra sau năm 1975, và sau đó âm nhạc điện tử (organ, Guitare điện, trống Jazz) đã lan tràn từ miền Nam ra miền Bắc và nay đã trở thành một hình thức biểu diễn phổ biến nhất trong thể loại ca hát.

TIẾP TỤC XÂY DỰNG MỘT ĐỘI NGŨ PHÊ BÌNH ÂM NHẠC ĐÍCH THỰC

Từ khi có nền âm nhạc mới, đã xuất hiện đội ngũ các nhà lý luận phê bình âm nhạc. Họ là những người được Nhà nước cử đi học về lý luận âm nhạc tại các nước như Liên Xô (cũ), Bungari, Pháp… như các nhà lý luận: Nguyễn Xinh, Tú Ngọc, Vũ Tự Lân, Nguyễn Thị Nhung, Dương Viết Á… Đó là thế hệ đầu tiên lý luận âm nhạc đã có công gây dựng nên Khoa Lý – Sáng – Chỉ của Nhạc viện Hà Nội (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam). Tiếp theo là các nhà lý luận như Vũ Nhật Thăng, Thụy Loan, Tú Hương, Nguyễn Thị Minh Châu, Cù Lệ Duyên, Văn Thu Bích, Nguyễn Quang Long… các nhà báo âm nhạc như Thụy Kha, Đỗ Quang Hạnh, Thanh Thảo… các nhạc sĩ tham gia viết bài như nhạc sĩ Doãn Nho, Trương Quang Lục, Trương Đình Quang, Cát Vận, Phan Thanh Nam, Nguyễn Trọng Tạo, Dương Bích Hà…

Trong giai đoạn hiện nay, cần tiếp tục xây dựng một đội ngũ phê bình âm nhạc đích thực. Đó là những nhà lý luận phê bình âm nhạc có chuyên môn cao về nghề và tư duy – kỹ năng cần thiết của một nhà báo. Một tác phẩm muốn đến với công chúng, cần có 3 yếu tố: Tác giả – nghệ sĩ – công chúng. Sự có mặt của nhà phê bình trong quá trình giới thiệu, dẫn giải, quảng bá tác phẩm thì công chúng sẽ thưởng thức tốt hơn, chính xác hơn và hào hứng hơn. Phê bình phải sống trong đời sống báo chí. Đây chính là nguyện vọng và nỗi băn khoăn của các nhà lý luận – phê bình chuyên nghiệp và không chuyên.

Hiện nay, Viện Âm nhạc có tập san “Nghiên cứu Âm nhạc” tập trung những tiếng nói chính thống của giới phê bình âm nhạc, góp phần làm sáng tỏ những vấn đề của đời sống âm nhạc và đi sâu vào các chủ đề thiết thực của nền âm nhạc chuyên nghiệp Việt Nam và thế giới.

Trong tương lai, phê bình âm nhạc còn cần quan tâm tới thế giới âm nhạc tuổi thơ và chú ý tới đội ngũ bình luận viên âm nhạc trên sóng phát thanh và truyền hình. Đây là những diễn đàn quan trọng và nhạy cảm, cần có tiếng nói tâm huyết và trí tuệ của các nhà phê bình âm nhạc, các nhạc sĩ, nghệ sĩ, nhà báo cả nước vì một nền âm nhạc dân tộc phát triển hài hòa – phong phú, hướng tới những giá trị Chân – Thiện – Mỹ./.

Tác giả: PGS.TS, Nhạc sĩ  Đỗ Hồng Quân
Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam

(Nguồn: https://tuyengiao.vn/)