Thứ Tư, Tháng Mười 23, 2024
Trang chủ Blog Trang 63

THÔNG BÁO: Tạm hoãn chương trình Giới thiệu Tác phẩm mới tháng 5/2021

0
THÔNG BÁO: Tạm hoãn Đại Hội đại biểu của Hội Âm nhạc Hà Nội

THÔNG BÁO

Hội Âm nhạc Hà Nội xin trân trọng thông báo tới toàn thể các nhạc sĩ hội viên: Do tình hình dịch bệnh Covid -19 đang diễn biến phức tạp và thực hiện chỉ thị của Lãnh đạo Thành phố Hà Nội: Chương trình Giới thiệu Tác phẩm mới tháng 5/2021

của Hội Âm nhạc Hà Nội sẽ tạm hoãn.

BCH sẽ cập nhật thông tin mới nhất tới toàn thể các nhạc sĩ hội viên.

Chúc các nhạc sĩ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, có thêm nhiều tác phẩm âm nhạc mới.

Trân trọng cảm ơn!

BCH Hội Âm nhạc Hà Nội.

0

Nguồn gốc Bolero

Diễn giả: Nguyễn Tiến Mạnh

Photo: Tiến Mạnh

Vĩnh biệt ca sĩ Nguyệt Ánh – phu nhân nhạc sĩ Doãn Nho

0
Vĩnh biệt ca sĩ Nguyệt Ánh – phu nhân nhạc sĩ Doãn Nho

(Tác giả: Toan Toan)

Cụ bà Nguyễn Nguyệt Anh, Thiếu tá, diễn viên Đoàn Ca Múa Nhạc Quân đội, Tổng cục Chính trị và là phu nhân của nhạc sĩ Doãn Nho, qua đời ở tuổi 83.

Cụ bà Nguyễn Nguyệt Ánh sinh năm 1939 tại Hà Nội, từ trần vào 15h20 ngày 7/5 hưởng thọ 83 tuổi. Bà Nguyệt Ánh chính là đồng nghiệp, đồng đội và người bạn đời gắn bó với nhạc sĩ, Đại tá Doãn Nho trong suốt mấy chục năm qua.

Vĩnh biệt ca sĩ Nguyệt Ánh – phu nhân nhạc sĩ Doãn Nho

Thiếu tá, diễn viên Đoàn Ca Múa Nhạc Quân đội qua đời

Nhiều người trong giới âm nhạc đều ngưỡng mộ gia đình ông bà Doãn Nho – Nguyệt Ánh. Ông bà có ba người con đều theo nghiệp âm nhạc. Con gái cả là chị Doãn Ánh Quyên (nguyên BTV âm nhạc của VOV), con trai thứ hai là NSƯT, nhạc sĩ Doãn Nguyên (hiện là Trưởng Ban âm nhạc VOV3) và con gái út là giảng viên âm nhạc Doãn Mai Hương.

Nhạc sĩ Doãn Nho và vợ thời trẻ

Bà Nguyệt Ánh sinh ra trong gia đình có bốn chị em đều bộc lộ năng khiếu ca hát từ nhỏ, sau này riêng cô út không theo âm nhạc. Bà Nguyệt Ánh là con gái cả sau này kết hôn với nhạc sĩ Doãn Nho. Người con gái thứ hai là nghệ sĩ dương cầm Thúy Nga kết hôn với nhạc sĩ Huy Thục. Người con gái thứ ba chính là ca sĩ Kim Oanh-con dâu của nhạc sĩ Văn Ký.

Nhạc sĩ Doãn Nho và vợ thời trẻ từng gửi con gái đầu lòng Ánh Quyên mới 5 tuổi lại cho gia đình người em gái thứ hai để cùng đi vào chiến trường Tây Nguyên. Sau này khi trở về hai vợ chồng có thêm hai người con, bà Nguyệt Ánh bỗng phát hiện u ác tính do nhiễm chất độc màu da cam ở chiến trường. Thậm chí bà Nguyệt Ánh từng bị phán chỉ sống được 6-7 năm. Thế nhưng bà may mắn vượt thoát lưỡi hái tử thần, sau này tiếp tục giúp đỡ nhiều bệnh nhân khác.

Hai ông bà là đồng nghiệp, đồng đội và người bạn đời suốt mấy chục năm

Đau xót trước sự ra đi của người mẹ, NSƯT Doãn Nguyên viết mấy lời: “Những ngày cuối cùng, khi nằm trên giường bệnh, dù đây là lần đại phẫu thứ 2 (lần trước do di chứng chất độc màu da cam ở chiến trường B3) bà cũng vẫn tìm cách động viên giúp đỡ những bệnh nhân nằm cùng phòng. Dù thể trạng rất yếu bà cũng không hề phàn nàn mà vẫn luôn cố gắng để không phiền hà đến ai kể cả con, cháu… Có lẽ, đức tính hi sinh, lòng nhân ái đã là một phần của con người bà như máu thịt vậy”.

Tang lễ cụ bà Nguyễn Nguyệt Ánh diễn ra tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng, số 5 Trần Thánh Tông, lễ viếng từ 9h15 sáng 13/5/2021. Lễ truy điệu vào 10h30 cùng ngày. An táng tại Công viên nghĩa trang Lạc Hồng Viên (Hòa Bình).

(Nguồn: https://tienphong.vn/)

Phát động cuộc thi sáng tác ca khúc về phòng, chống lao động trẻ em

0
Phát động cuộc thi sáng tác ca khúc về phòng, chống lao động trẻ em

(Tác giả: Tú Giang)

Cuộc thi Sáng tác ca khúc về phòng, chống lao động trẻ em của Việt Nam kêu gọi các nhạc sĩ chuyên nghiệp và không chuyên, không giới hạn độ tuổi và thể loại, tham gia sáng tác bài hát dự thi để truyền cảm hứng cho hành động phòng chống lao động trẻ em.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), tổ chức Save the Children International và tổ chức Good Neighbors International phát động cuộc thi Sáng tác ca khúc về phòng, chống lao động trẻ em của Việt Nam

Hưởng ứng Năm Quốc tế về Xóa bỏ lao động trẻ em của Liên hợp quốc, cuộc thi hướng tới mục tiêu nâng cao nhận thức cộng đồng về lao động trẻ em. Đây là vấn đề hiện ảnh hưởng tới 1/10 trẻ em trên toàn thế giới và 5,3% trẻ em Việt Nam trong độ tuổi từ 5 – 17, tương ứng với hơn một triệu trẻ em cả nước.

Mặc dù tỷ lệ lao động trẻ em trên toàn cầu đã giảm đến 40% trong hai thập kỷ qua, nay đại dịch COVID-19 lại đe dọa đảo ngược tiến trình này.

Phát động cuộc thi sáng tác ca khúc về phòng, chống lao động trẻ em

Ảnh minh họa (Nguồn: Thanh Tùng)

Giám đốc ILO Việt Nam, Tiến sĩ Chang-Hee Lee, cho biết: “Lao động trẻ em khiến tình trạng nghèo đói tồn tại dai dẳng từ thế hệ này sang thế hệ khác khi con cái của những gia đình nghèo không được đi học, làm hạn chế cơ hội để các em có thể thay đổi vị trí xã hội. Lao động trẻ em tước đi tương lai tươi sáng hơn mà các em xứng đáng được hưởng – và kết quả là, cả xã hội bị từ chối một tương lai tốt đẹp hơn.”

“Trẻ em phải được tự do phát huy mọi tiềm năng của mình và được bảo vệ trước nguy cơ bị bóc lột lao động hay nguy cơ phải làm những công việc độc hại. Đây là vấn đề đạo đức nhưng cũng là một nhiệm vụ kinh tế. Với việc tăng cường tham gia vào các hiệp định thương mại tự do, các doanh nghiệp Việt Nam buộc phải đảm bảo không có lao động trẻ em trong các chuỗi cung ứng của mình,” ông cho biết thêm.

Ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ LĐTBXH, Trưởng Ban Tổ chức, cho biết: “Chúng tôi kỳ vọng rằng sức mạnh âm nhạc, được thể hiện bởi các nghệ sĩ tài năng, sẽ tạo ra sự thay đổi nhận thức về vấn đề lao động trẻ em của toàn xã hội.”

Cuộc thi Sáng tác ca khúc về phòng, chống lao động trẻ em của Việt Nam nhận bài dự thi từ nay tới 27 tháng 8 năm 2021 với hai thể loại tác phẩm: ca khúc và hợp xướng. Các tác giả và nhóm tác giả có thể đăng ký dự thi tối đa ba tác phẩm thuộc hai thể loại nói trên.

Tác phẩm dự thi phải là nguyên tác và mới được sáng tác trong vòng 2 năm trở lại đây.

Hội đồng thẩm định gồm các chuyên gia và nhạc sĩ chuyên nghiệp sẽ lựa chọn 2 giải nhất, 4 giải nhì, 4 giải ba và 4 giải khuyến khích cho cả hai hạng mục dự thi.

Tác giả có tác phẩm đạt giải sẽ được nhận chứng nhận giải thưởng và tiền thưởng bằng tiền mặt với tổng giá trị lên tới 168 triệu đồng.

Lễ trao giải dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 21/9/2021./.

(Nguồn: https://dangcongsan.vn/)

Giới thiệu về Bát Âm

0
Giới thiệu về Bát Âm
Khách mời: NS Thao Giang
Biên tập, KB, MC: Nguyễn Tiến Mạnh
Photo: Tiến Mạnh

Hàn Ngọc Bích: Nhạc sĩ của trẻ thơ

0
Hàn Ngọc Bích: Nhạc sĩ của trẻ thơ

(Tác giả: Trần Ngọc Hà – Biên tập: Quỳnh Anh)

Không yêu trẻ em không bao giờ có thể viết hay về trẻ em. Nhạc sĩ Hàn Ngọc Bích sinh thời luôn tâm niệm điều đó. Ông là một nhà sư phạm, suốt đời gắn với sự nghiệp giáo dục. Và cũng là một người có nhiều sáng tác hay cho trẻ em, dù ông luôn tự nhận mình là người nghiệp dư trong công việc sáng tác.

Nhạc sĩ Hàn Ngọc Bích là hội viên gạo cội của Hội Âm nhạc Hà Nội. Tháng 5 về, nhớ người nhạc sĩ tài hoa khi đã tròn 6 năm ông rời cõi tạm vào ngày 1/5/2015. Một người nghệ sĩ cả đời sống thầm lặng giản dị, ít tuyên ngôn về nghệ thuật, ít xuất hiện nơi đám đông ồn ào, nhưng có đến 4 tác phẩm được nằm trong danh sách 50 bài hát hay nhất của thế kỷ 20 gồm các ca khúc: “Tiếng chim trong vườn Bác”, “Em bay trong đêm pháo hoa”, “Tre ngà bên lăng Bác”, và “Đưa cơm cho mẹ đi cày”. Những bài hát của ông đã gắn với nhiều thế hệ thiếu nhi Việt Nam bởi giai điệu âm nhạc đẹp và tính giáo dục, tính thẩm mỹ cao.

Hàn Ngọc Bích suốt đời mình chỉ viết cho thiếu nhi. Chọn một đề tài nhỏ, một ngách nhỏ trong đời sống nghệ thuật bao la, ông chuyên tâm ân cần với công việc của mình dâng cho đời những quả thơm mật ngọt tinh túy nhất. Vào đời là một nhà giáo, Hàn Ngọc Bích rất yêu nghề của mình. Ông thích những buổi đến trường, đứng trước các học trò nơi bục giảng, nói với các em về cuộc đời, truyền dạy các em những tri thức, hiểu biết.

Cơ duyên đến với âm nhạc của ông là trong một lần tình cờ gặp người bạn nhạc sĩ Hoàng Long (cũng là một hội viên kỳ cựu của Hội Âm nhạc Hà Nội). Khi ấy, Hoàng Long đã có ca khúc viết cho thiếu nhi được mọi người biết đến. Hàn Ngọc Bích chia sẻ với bạn, ông thích âm nhạc và thích được viết cho các em. Nhạc sĩ Hoàng Long gửi cho Hàn Ngọc Bích những cuốn sách về âm nhạc để ông đọc và tự học nhạc.

Hàn Ngọc Bích: Nhạc sĩ của trẻ thơ

Nhạc sĩ Hàn Ngọc Bích.

Người thầy đầu tiên dẫn dắt nhạc sĩ Hàn Ngọc Bích đến với âm nhạc chính là nhạc sĩ Mộng Lân. Nhờ có những người tâm huyết chí tình ấy, Hàn Ngọc Bích đã thực sự bước vào con đường sáng tác. Ca khúc đầu tiên của ông có tên “Cây bàng trước ngõ” với lời ca giản dị giàu tính nhân văn. Cũng với ca khúc này, ông viết thêm hai ca khúc khác là “Rửa mặt như mèo”, “Sáo sậu là cậu sáo đen” và ca cảnh “Hoa bí vàng” gửi tham dự cuộc vận động sáng tác ca khúc cho trẻ em của Hội Nhạc sĩ Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức. Ngay từ những ca khúc đầu tiên này, ông đã đạt giải thưởng. Đó là niềm khích lệ, cổ vũ tinh thần rất lớn để ông hăng say gắn bó với đề tài thiếu nhi.

Thời chiến tranh, bài hát “Đưa cơm cho mẹ đi cày” của nhạc sĩ Hàn Ngọc Bích là một ca khúc được yêu thích bậc nhất. Một bài hát vô cùng đẹp về giai điệu, tiết tấu, lời ca thì chứa chan tình cảm gia đình, của người con nhỏ dành cho cha mẹ. Nó còn là câu chuyện lịch sử của một thời kỳ đất nước gian nan giặc giã, những em bé cũng phải tham gia lao động sản xuất cùng mẹ để củng cố hậu phương cho người cha ra trận yên lòng. Vì cấu trúc âm nhạc hoàn hảo, vì tình cảm xúc động chứa trong từng lời ca, mà bài hát “Đưa cơm cho mẹ đi cày” vượt qua giới hạn bài hát của một thời. Nó vẫn luôn là ca khúc được các em nhỏ biểu diễn trong các chương trình nghệ thuật, chọn để biểu diễn khi tham gia các cuộc thi tuyển chọn giọng hát thiếu nhi.

Nhạc sĩ Trí Minh từng mang bài hát “Đưa cơm cho mẹ đi cày” tham gia chương trình deezay quốc tế với một bản mix mới và khán giả quốc tế rất yêu thích. Một ca khúc khác của Hàn Ngọc Bích “Em bay trong đêm pháo hoa” cũng mang một dấu ấn đặc biệt. Ca khúc viết về ngày hai miền Nam Bắc hoàn toàn thống nhất: 30/4/1975. Ông kể lại kỷ niệm sáng tác bài hát này trong một chương trình nghệ thuật: “Tối 15/5/1975, vợ chồng tôi bế con trai đầu lòng mới một tuổi nô nức đi xem bắn pháo hoa cùng nhân dân Thủ đô.

Hôm đó đông vui lắm. Đó là đêm cả dân tộc ăn mừng chiến thắng. Tôi công kênh con trai trên vai để nhìn pháo hoa đang bùng nở rạng rỡ. “Hoa lưng trời và hoa trong ánh mắt”, đó chính là hoa trong những giọt nước mừng vui hân hoan của hàng triệu người. Mỗi lần chùm pháo hoa bay lên bùng nổ trên bầu trời trong tiếng reo vang trời của mọi người, cậu con trai trên vai tôi lại nhún lên như muốn bay lên. Đêm ấy về, tôi che ngọn đèn trên bàn làm việc để ghi lại những nốt nhạc đang đầy ắp xúc động lên trang giấy chép nhạc. Và bài hát ra đời, lập tức được khán giả đón nhận, đặc biệt là các em thiếu nhi”.

Nhiều ca khúc của Hàn Ngọc Bích đã trở nên thuộc nằm lòng trong các em thiếu nhi, nuôi dưỡng tâm hồn các em khôn lớn. Những bài hát có nội dung trong sáng, ngây thơ, rất phù hợp với tâm lý của trẻ nhỏ. Viết cho thiếu nhi, nói như nhà thơ Định Hải, là phải có khả năng biến hóa, phải hiểu tâm lý trẻ em, phải viết như là mình đang là trẻ em thật.

Trẻ em rất nhạy cảm, khi mình viết theo tư duy của người lớn, các em sẽ không thấy mình trong đó, không yêu sáng tác đó. Nhạc sĩ Hàn Ngọc Bích có một quan sát tỉ mỉ với đời sống. Đôi mắt nhìn của ông luôn giữ được vẻ thơ ngây, trong trẻo, và thổi nó lên những khuông nhạc. Qua mỗi sáng tác của mình, ông dạy trẻ em tình yêu đối với thiên nhiên, với những con vật gần gũi xung quanh, với cha mẹ, thầy cô, mái trường.

Kinh nghiệm của ông khi viết cho trẻ nhỏ là viết càng giản dị càng hay. Trẻ nhỏ thường dễ tiếp nhận những câu ngắn, dễ hiểu, có vần điệu, gần gũi với văn hóa dân gian hay lối nói bình thường hàng ngày. Có lẽ với lợi thế là một người làm ngành giáo dục, nên nhạc sĩ luôn hiểu tâm lý của trẻ em. Cộng với tình yêu dành cho trẻ nhỏ và niềm đam mê không bờ bến với âm nhạc, nên ông đã viết những ca khúc cho trẻ em mà có thể nói là luôn có một sức sống rất lâu bền trong đời sống.

Sinh thời, khi ngồi trò chuyện cùng nhạc sĩ Hàn Ngọc Bích, ông thường bày tỏ, ông không định viết để trở thành một nghệ sĩ. Ông viết đơn giản vì tình yêu của ông dành cho trẻ em. Ông cũng không muốn phát ngôn nhiều về công việc sáng tác. Nghề chính ông chọn vẫn là nghề dạy học. Viết là một góc khác của đời sống, rất quan trọng đấy nhưng âm thầm.

Một số người khuyên nhạc sĩ Hàn Ngọc Bích nên mở rộng đề tài, thì ông sẽ nổi tiếng hơn, âm nhạc sẽ có ảnh hưởng nhiều hơn. Ông chỉ cười đáp lễ. Ông không có tham vọng gì, chỉ muốn suốt đời chung thủy với đề tài thiếu nhi, viết những gì trong trẻo nhất cho các em hát. Ông cũng không thích người khác gọi mình là một nhạc sĩ. Tác phong của ông lúc nào cũng giống một nhà giáo hơn. Từ ăn mặc đến phát ngôn, ở ông không có sự phóng khoáng như ta thường hình dung ở một người nghệ sĩ.

Từng có nhà báo hỏi ông, viết ca khúc cho thiếu nhi có dễ không, ông trả lời: “Ai bảo dễ thì rất dễ, vì ca khúc cho thiếu nhi thường ngắn, ít chữ, 16 nhịp là thành một bài hát. Thậm chí lời ca có thể bằng dăm ba câu ca dao là xong. Nhưng nó có chiều được lòng người, có văn hóa cho thiếu nhi, có gửi gắm được điều gì đó như là sự giáo dục cho các em thiếu nhi hay không mới là điều quan trọng”.

Vâng, điều quan trọng nhất của một bài hát cho thiếu nhi, là được các em hát mãi. Có bao nghệ sĩ nổi tiếng viết cho người lớn nhưng khi hạ bút viết cho trẻ em lại chào thua. Để nói rằng không có đề tài nào là dễ. Thậm chí viết cho trẻ em là rất khó, bởi người viết phải có khả năng hồn nhiên lại một lần nữa như con trẻ. Phải tư duy bằng tư duy trẻ nhỏ thì mới được các em chấp nhận.

Bây giờ có người hỏi, ca khúc “Đưa cơm cho mẹ đi cày”, phần lời ca là viết về câu chuyện của một em bé ở vùng nông thôn trong chiến tranh, giúp mẹ việc đồng áng. Giờ các em lớn lên ở thành phố, các em không biết ruộng đồng, các em có hát bài hát này không. Nhưng rõ ràng bài hát vẫn luôn được vang lên. Chứng tỏ trong giai điệu và trong tình cảm mà bài hát gửi gắm mang tính nhân văn đậm đặc, sâu sắc, để trẻ em hôm nay dù không biết chiến tranh, vẫn luôn cảm nhận và xúc động về tình yêu của em bé với cha mẹ trong bài hát.

Nhạc sĩ Hàn Ngọc Bích từng dùng hình ảnh “múa trên chiếc chiếu con” để nói về công việc sáng tác ca khúc cho thiếu nhi. Múa trên sân khấu mênh mông thì cũng là khó đấy, nhưng ít nhất thì anh có khoảnh đất rộng hơn mà thể hiện các kỹ năng của mình. Còn múa trên chiếc chiếu con thì anh phải tự nhận thức mình, tự bày chiêu trò như thế nào cho hợp lý, và quan trọng là để khán giả vẫn thích thú.

Cả đời mình, người nhạc sĩ hiền hậu chỉ “múa trên chiếc chiếu con” thôi, không mong trở thành một nghệ sĩ lớn. Vậy mà hàng chục ca khúc nằm lòng trẻ em nhiều thế hệ trôi qua, trong đó có những ca khúc quan trọng mà khi nói về âm nhạc cho thiếu nhi của âm nhạc Việt Nam thì không thể không nhắc đến.

Có thể nói, trong lĩnh vực viết cho thiếu nhi, Hàn Ngọc Bích là một nhạc sĩ để lại nhiều dấu ấn. Xin một lần nữa được bày tỏ lòng cảm phục biết ơn ông, vì những yêu thương ông đã dành cho trẻ nhỏ.

(Nguồn: http://cstc.cand.com.vn/)

Nhạc sĩ Hàn Ngọc Bích sinh ngày 18 tháng 11 năm 1940, quê ở Hà Nội. Từng công tác tại Vụ Giáo dục Phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Ông tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1962 và làm giáo viên ở Hà Tây. Năm 1973, về Bộ Giáo dục và Đào tạo, là Uỷ viên Thư ký Hội đồng Âm nhạc của Bộ. Ông sáng tác nhiều ca khúc cho thiếu nhi, và góp phần soạn thảo nhiều sách hướng dẫn và giảng dạy môn hát nhạc cho học sinh tiểu học như Sách giáo viên hát nhạc (soạn chung với Nguyễn Minh Toàn)… Ca khúc của ông được sử dụng nhiều trên sách báo, đài phát thanh và truyền hình, băng âm thanh và băng video. Những bài hát đáng chú ý: Rửa mặt như mèo, Em đố mẹ em (cùng Văn Dung), Đưa cơm cho mẹ đi cày, Tiếng chim trong vườn Bác, Em bay trong đêm pháo hoa, Tháng ba học trò, Xinh xinh hạt nắng, Hoa bí vàng (ca cảnh). Ông đã được nhiều giải thưởng về sáng tác ca khúc cho thiếu nhi (Trích “Nhạc sĩ Việt Nam hiện đại” – Hội Nhạc sĩ Việt Nam)

Nghệ sĩ Trịnh Tùng Linh – Phó Giám đốc phụ trách Dàn nhạc giao hưởng quốc gia Việt Nam: Luôn phải tìm tòi, thích nghi

0
Nghệ sĩ Trịnh Tùng Linh – Phó Giám đốc phụ trách Dàn nhạc giao hưởng quốc gia Việt Nam: Luôn phải tìm tòi, thích nghi

(Tác giả: Bảo Trân)

Trong các ngành nghệ thuật, hòa nhạc vẫn được coi là lĩnh vực kén khán giả bậc nhất bởi sự đòi hỏi cầu kỳ về mọi mặt từ nhạc cụ, trang phục, không gian biểu diễn đến trình độ khán giả. Nhưng những năm gần đây, việc ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực biểu diễn đã giúp hòa nhạc có những bước tiến quan trọng trong đổi mới cách thể hiện, vượt qua được khó khăn do dịch bệnh… để đến gần hơn với công chúng. Nghệ sĩ Trịnh Tùng Linh – Phó Giám đốc phụ trách Dàn nhạc giao hưởng quốc gia Việt Nam đã có cuộc trò chuyện về những thay đổi thú vị này.

Nghệ sĩ Trịnh Tùng Linh – Phó Giám đốc phụ trách Dàn nhạc giao hưởng quốc gia Việt Nam: Luôn phải tìm tòi, thích nghi

– Thưa nghệ sĩ, gần đây, ở Viện Pháp tại Hà Nội – L’Espace, khán giả đã được thưởng thức vở nhạc kịch “Người lính” khá đặc biệt. Vở diễn có sự dung hợp tinh tế của nhiều phương thức biểu đạt khác nhau như âm nhạc thính phòng, DJ, kịch nghệ và nghệ thuật thị giác. Đây là một ví dụ cho thấy việc kết hợp giữa âm nhạc giao hưởng với các hình thức nghệ thuật khác cùng với ứng dụng công nghệ đang là cách làm hấp dẫn người xem?

– Đúng vậy, vở nhạc kịch “Người lính” là tác phẩm do L’Espace, Dàn nhạc giao hưởng quốc gia Việt Nam, Xưởng kịch và nghệ thuật ATH phối hợp thực hiện, với sự hỗ trợ của Đại sứ quán Thụy Sĩ. Vở diễn cho thấy một cách làm mới mẻ khi kết hợp âm nhạc với kịch nghệ, trình chiếu tranh vẽ… Đây cũng là giải pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong dàn dựng các tác phẩm nhạc giao hưởng gần đây. Có khi chúng tôi kết hợp với màn hình LED, kết hợp với nghệ thuật biểu diễn, thậm chí đưa cả những người đánh máy chữ lên sân khấu… Tất cả những điều đó nhằm làm mới tác phẩm, được khán giả đón nhận nhiệt tình.

– Năm 2020 và những tháng đầu năm 2021 là khoảng thời gian đầy thách thức với nghệ thuật nói chung và nghệ thuật biểu diễn nói riêng. Nhạc giao hưởng thính phòng lại càng khó khăn hơn nhưng dàn nhạc vẫn tìm ra được những cách thức hiệu quả để hoạt động?

– Năm 2020, do không mời được các solist nước ngoài, chúng tôi đã kết hợp với các solist trong nước, tạo điều kiện cho họ được biểu diễn ở những dự án lớn với Dàn nhạc giao hưởng quốc gia Việt Nam. Chúng tôi vẫn cố gắng xây dựng những tác phẩm nổi tiếng của thế giới. Dịch Covid-19 ảnh hưởng đến lịch biểu diễn nên đòi hỏi dàn nhạc phải linh hoạt trong tổ chức. Một số chương trình đã ấn định bị hoãn, phải điều chỉnh ngày biểu diễn cho phù hợp, để vừa đảm bảo công tác phòng dịch, vừa có thể đảm bảo chất lượng buổi diễn.

Với các chương trình có sự kết hợp với nghệ sĩ nước ngoài, chúng tôi chuyển sang làm việc online. Chúng tôi đã thực hiện một số chương trình online tại studio của Dàn nhạc giao hưởng quốc gia Việt Nam, sau đó được phát tại Việt Nam và một số nước. Việc biểu diễn online, đưa tác phẩm lên YouTube của dàn nhạc là cách thức hoạt động mới, được khai thác nhiều trong năm vừa qua và đã mang lại những hiệu quả nhất định như dàn nhạc vẫn duy trì hoạt động đều đặn, khán giả được tiếp cận với nhạc giao hưởng chất lượng cao nhiều hơn…

– Thời gian qua, Viện Goethe tại Hà Nội cũng thực hiện “Chuỗi sự kiện nhạc mới tại Hà Nội”, mang đến cho khán giả những buổi biểu diễn theo hình thức khá đặc biệt. Các nghệ sĩ trong nước sẽ cùng biểu diễn với các nghệ sĩ Đức thông qua sự kết nối về công nghệ. Để khắc phục những hạn chế do khoảng cách địa lý và đường truyền, được biết, các nghệ sĩ đã chọn những nhạc phẩm mang tính ngẫu hứng cao… Ông đánh giá như thế nào về những thể nghiệm này?

– Như chúng ta biết, với nhạc giao hưởng, để có thể tạo sự kết hợp với một nhạc công, nghệ sĩ ở nước ngoài là rất khó nhưng không phải không thực hiện được. Và, khi thực hiện thì tùy tính chất buổi diễn mà các đơn vị sẽ có cách tìm tòi thể nghiệm khác nhau để đạt được hiệu quả cao nhất. Chẳng hạn với vở “Người lính” vừa qua, chúng tôi làm việc hoàn toàn thông qua hình thức online với đạo diễn người Pháp Marcelino Martin Valiente, vì ông đang ở Na Uy và không thể bay sang Việt Nam do dịch Covid-19. Trước đó, chúng tôi cũng đã làm một chương trình kết hợp với Nhật Bản, các bên biểu diễn độc lập sau đó “mix” với nhau.

Tuy nhiên, do dàn nhạc giao hưởng có đông người nên độ đồng đều là hết sức quan trọng. Tổ chức biểu diễn online với nhiều người tham gia là một thử thách lớn vì có rất nhiều yếu tố tác động tới, như yếu tố kỹ thuật, về đường truyền, về độ trễ… Tất cả những điều đó có thể ảnh hưởng đến độ tinh xảo, tính chuẩn mực của nhạc giao hưởng…

– Khi chuyển sang hoạt động online, dàn nhạc có gặp khó khăn gì về kỹ thuật hay không? Hiệu quả của hoạt động này như thế nào, thưa ông?

– Chúng tôi có một phòng thu ở trụ sở của dàn nhạc, tại địa chỉ 226 Cầu Giấy, Hà Nội. Về cơ bản, thiết bị của dàn nhạc có thể đáp ứng được việc thu chương trình để phát trực tiếp hoặc phát trên mạng. Khi chọn tác phẩm biểu diễn để phát online, chúng tôi chọn những tác phẩm dễ nghe, thời lượng không dài như khi biểu diễn ở nhà hát.

Năm 2020, sau đợt dịch đầu tiên, số lượng người xem các chương trình trên kênh YouTube của dàn nhạc vào khoảng 10 nghìn người. Đây là số lượng khán giả tương đối lớn bởi hòa nhạc vốn kén khán giả. Các hoạt động này mới chỉ đảm bảo duy trì sự tương tác với công chúng chứ chưa mang lại doanh thu.

– Có thể thấy dịch Covid-19 đã ảnh hưởng rất nhiều tới hoạt động biểu diễn nghệ thuật nhưng đồng thời cũng buộc tất cả các đơn vị phải năng động hơn để thích nghi?

– Không chỉ riêng với nghệ thuật, dịch bệnh đã làm thay đổi cả thế giới, đưa đến rất nhiều hướng đi mới để thích nghi trong các lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau. Trong nghệ thuật, đó là một thử thách buộc chúng ta phải nhìn nhận lại hoạt động của mình, bắt tay vào thử nghiệm cái mới. Chẳng hạn như việc hạn chế tiếp xúc buộc chúng ta phải áp dụng công nghệ vào biểu diễn, tính toán xem diễn online có lợi gì, bất lợi gì…

Cái lợi của online là có thể tiếp cận đông người hơn, còn cái bất lợi là sự hạn chế về chất lượng, cảm xúc. Giống như đi xem bóng đá, ra sân thì cảm giác rất khác so với xem truyền hình trực tiếp qua ti vi. Với chương trình hòa nhạc, cảm xúc khi nghe bản thu âm qua các thiết bị điện tử không thể như nghe trực tiếp được. Chúng tôi vẫn tiếp tục thử nghiệm để nâng cao đáp ứng được về chất lượng và phù hợp hoàn cảnh.

Nhưng tôi cũng nói thêm rằng với người nghệ sĩ, không có gì bằng được biểu diễn trực tiếp trước khán giả. Thật may mắn là Việt Nam kiểm soát dịch rất tốt, đến nay khán giả vẫn có thể được nghe những chương trình biểu diễn trực tiếp, trong khi hoạt động biểu diễn trên thế giới gần như đình trệ.

Đầu năm vừa rồi, tôi nhận được đĩa của Dàn nhạc giao hưởng Vienna (Áo), một trong những dàn nhạc giao hưởng hàng đầu thế giới, họ diễn chương trình hòa nhạc thường niên chào năm mới hoàn toàn không có khán giả, dưới hàng ghế chỉ có hoa, sau mỗi tiết mục nghệ sĩ tự vỗ tay. Đây là điều hết sức thiệt thòi với nghệ sĩ. Chúng tôi tự hào và cảm thấy may mắn hơn đồng nghiệp ở nhiều nước trên thế giới vì vẫn còn được diễn trực tiếp cho khán giả của mình.

– Cảm ơn ông đã chia sẻ!

(Nguồn: http://hanoimoi.com.vn/)

Đặc trưng âm nhạc Tây Nguyên

0

Đặc trưng âm nhạc Tây Nguyên

Khách mời: NS Lê Xuân Hoan

Biên tập, KB, MC: Tiến Mạnh

Thẩm định tác phẩm mới tháng 5/2021

0

Thẩm định Tác phẩm mới tháng 5/2021

Tác giả: Quỳnh Anh

Vào sáng ngày 03/05/2021 tại Hội Âm nhạc Hà Nội, số 19 Hàng Buồm – Hà Nội, Hội đồng Nghệ thuật của Hội Âm nhạc Hà Nội đã họp Thẩm định tác phẩm mới của các nhạc sĩ hội viên.

Đến tham dự hội đồng có NS Trương Ngọc Ninh – Chủ tịch Hội Âm nhạc Hà Nội, NS Cát Vận – Phó chủ tịch Hội đồng nghệ thuật, NS Bá Môn – PCT, NS Hoàng Lân, NS Vũ Thiết, NS Nguyễn Tiến Mạnh – Tổng BT website: hoiamnhachanoi.org và bà Tố Hoa – thư ký hội đồng.

Với tinh thần làm việc nghiêm túc, hiệu quả, Hội đồng nghệ thuật đã lựa chọn ra 10 ca khúc tiêu biểu và dự định sẽ giới thiệu vào chương trình tác phẩm mới vào ngày 15/5/2021 tại Hội Âm nhạc Hà Nội, số 19 Hàng Buồm – Hà Nội.

                                                       TÁC PHẨM THÁNG 5/2021

STT     TÁC PHẨM  SÁNG TÁC BIỂU DIỄN  GHI CHÚ
1 Việt Nam đất nước nở hoa Đinh Tiến Hậu Phương Nhung + Tốp ca CD
2 Trăng về bến Ngự Quách Thái Kỳ Bùi Lê Mận CD
3 Xông xênh thời… Duy Thịnh – Thơ Tâm Tâm Thu Hường CD
4 Người đàn bà Núi Bảo Trung – Thơ Bàng Ái Thơ Duy Tùng Wb
5 Tây Bắc xuân về Trần Nghệ Kiều Dung Wb
6 Tân Hội Tiến Hùng – Thơ Ng. Danh Điều Lan Hương + Trường Lâm Wb
7 Nhớ mẹ ru xưa Lê Tiến Hoành – Thơ Vũ Vũ Hoa Ngọc Ký Wb
8 Tình bạn Đỗ Hoàng Linh Quỳnh Thi & Đồng Thanh Nhàn Wb
9 Hà Nội đêm giao mùa Huyền Ngọc – Thơ Xuân Việt Bùi Dương Thái Hà wb
10 Em là cô giá bán xăng dầu Trần Hùng

Hồng Nhung + Hoàng Tùng

Wb

 

Sau đây là một số hình ảnh:

Đôi điều về cảm xúc và bài hát

0
Đôi điều về cảm xúc và bài hát

(Tác giả: Nhạc sĩ Dân Huyền)

Biết tôi công tác ở Ban Âm nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam và đã có một số năm viết nhạc, soạn lời, làm biên tập, nên có nhiều anh em mới viết đã trực tiếp hoặc gián tiếp qua những lá thư hỏi tôi về điều này, điều kia, xung quanh việc làm sao để có được một bài hát hay. Tôi xin chia sẻ một số điều đơn giản trong nghề nghiệp, mong được trao đổi với các bạn cùng tham khảo.

Các nhà lý luận âm nhạc khi phân tích một tác phẩm âm nhạc thường rất chú ý đến: nào là bố cục, thể loại, câu cú, nào là hòa thanh, chuyển điệu… nghĩa là những yếu tố về kỹ thuật xây dựng. Còn đối với người sáng tác thì tốt nhất là không nên quan tâm nhiều đến những điều ấy. Bởi lẽ cái cốt lõi của nghệ thuật âm nhạc, đặc biệt là bài hát – một hình thức rất gần gũi với đời sống, là cái mà chúng tôi thường gọi là nhạc cảm.

Đôi điều về cảm xúc và bài hát

Nhạc sĩ Dân Huyền đang ngồi trước đàn Piano

Nhạc cảm (nói tắt chữ cảm xúc âm nhạc) trước hết không phải là cái gì mơ mơ màng màng, mà rất rõ ràng, cụ thể, bắt nguồn từ cái nhìn thấy, nghe thấy, cảm thấy của nhạc sĩ trong khi đi vào cuộc sống thực tiễn. Đứng trước một sự vật, họa sĩ thì tìm đường nét, màu sắc, còn nhạc sĩ thì tìm âm thanh, nhịp điệu. Cái bí quyết của sự thành công đối với sáng tác âm nhạc chính là ở chỗ nhạc sĩ đã như nghe thấy được những âm thanh của cuộc sống, rồi tái tạo lại trong một bài hát của mình. Hay nói cách khác: một bài hát hay chính là vì nó mang âm thanh của cuộc sống và những luật lệ âm nhạc chỉ là những điều “bảo đảm phóng bút” giúp cho việc xây dựng một tác phẩm trọn vẹn mà thôi.

Nói như vậy cũng không có ý coi thường kỹ thuật bởi suy cho cùng thì kỹ thuật cũng lại rút ra, tổng kết lại từ những tác phẩm hay nhất, tiêu biểu nhất từ xưa đến nay. Nên khi có trình độ kỹ thuật cao, cũng giúp cho việc sáng tác có nhiều thuận lợi hơn. Chẳng hạn như đối với một người có trình độ kỹ thuật cao, khi bất chợt nhận ra được một vài âm thanh ban đầu, là có thể phóng tay viết được thành một bài hát. Còn khi chưa có kinh nghiệm, thì cứ loay hoay mãi, có khi bỏ phí những chất liệu quý mà ta đã gặp.

Nhưng dù sao vẫn phải nhắc lại, luôn luôn nhắc lại cái điều quyết định nhất đặc biệt trong sáng tác bài hát là cuộc sống của tác giả. Mỗi nhạc sĩ, thường tự ví như là một cột ăng-ten rất nhạy, luôn luôn bắt được những âm thanh của cuộc sống xung quanh, từ đó mà có được những cảm xúc âm nhạc phong phú nhất, chính xác nhất. Bởi vậy trong cùng một chuyến đi, cùng một cuộc họp, nhà văn thì ghi chép, gặp ai mà thấy có thể là “nhân vật” thì hỏi lấy, hỏi để; còn nhạc sĩ thấy thì lơ đãng, chẳng sổ sách, giấy, bút, bởi chính là anh ta đang sử dụng cái ăng-ten trong đầu để thu lại, tự dò các tần số để bắt cho được những âm thanh trong chuyến đi ấy, trong không khí buổi lễ ấy.

Nói tóm lại, nhạc sĩ phải sống và hiểu biết cặn kẽ cuộc sống, nhưng rồi cuối cùng phải tích lại trong cái “túi càn khôn” của mình, không phải là những nhân vật, tình tiết, mà là những âm thanh: đồ, rê, mi để rồi sắp xếp lại thành một bài hát. Đó là cái vốn, cái bột để gột nên hồ.

Cuộc sống đưa vào tác phẩm âm nhạc tuy không phải cảm thấy, nghe thấy được. Âm nhạc tiếp thu cái hương, cái nhụy của cuộc sống tốt đẹp. Âm nhạc phản ánh cái nhịp điệu phong phú của thời gian và rất giàu khả năng tái tạo lại cái vô tận của không gian. Âm nhạc không mô tả về một sự kiện, một con người nào giống như vẽ một bức tranh, mà làm sống dậy những sự kiện, những con người qua các thời đại bằng khả năng khái quát hóa của những âm thanh.

Xưa kia, các nhạc sĩ có tên tuổi hiện nay nào đã mấy ai được đào tạo cơ bản, nhưng đã viết được những bài hát bất hủ, ví như: “Người Hà Nội”, “Sông Lô”, “Du kích sông Thao”… Sở dĩ được như vậy bởi cuộc sống đã tràn vào tâm hồn nhạc sĩ, tràn vào bài hát một cách rất tự nhiên đến nỗi không thể tách ra nổi đâu là tác phẩm, đâu là cuộc đời.

Nói như vậy không có nghĩa là nhạc sĩ đóng vai trò thụ động mà trái tim nhạc sĩ phải có một sức cảm thụ nhạy bén, mạnh mẽ nhất. Sức cảm thụ ấy có lúc như là một tài năng hay nói cách khác quyết định tài năng của nhạc sĩ, quyết định cái hay của tác phẩm. Không thể có một mẫu mực về kỹ thuật, nếu như đầu tiên không có sự cảm thụ đối với cái mà mình định nói, định mô tả. Sự cảm thụ của nhạc sĩ là một quá trình, có khi đơn điệu về một sự vật, một cảnh tượng, một câu chuyện, cũng có khi là quá trình liên kết phức. Nên giải thích như vậy thì mới cắt nghĩa được cái hứng của người viết, cái cơ sở khoa học tạo ra cái “lô gích” làm việc tùy hứng của những người làm nghề tự do, thoải mái mà rất đặc biệt.

Riêng việc viết lời, tưởng là dễ mà rất khó. Bởi đó là vốn chữ nghĩa sẵn có trong đầu qua tiếp xúc và học tập. Lời càng hay, càng vần, có chất thơ… thì người nghe dễ thuộc dễ nhớ.

Ví dụ: “Màn đêm xuống không trăng sao/ Lòng tôi nhớ tới hôm nào/Từ biệt làng đi chiến đấu/ Đời bộ đội quen với gian lao…” (Bài hát “Quê tôi” của Nguyễn Đức Toàn).

Mời anh đến thăm quê tôi – (Nguyễn Đức Toàn) – Quốc Hương

“Năm tấn thóc để góp phần đánh Mỹ/ Ruộng đất quê ta không muốn nghỉ lấy một ngày/ Đất với người cùng một dòng suy nghĩ/ Ấy phải làm gì cho tiền tuyến hôm nay/ Ấy phải làm gì nắm phần thắng trong tay…” (Bài hát “Bài ca năm tấn” của Nguyễn Văn Tý).

Bài ca năm tấn – (Nguyễn Văn Tý) – Bích Liên

“Chân lý thuộc về mọi người/ Không chịu sống cuộc đời nhỏ nhoi/ Xin hát về bạn bè tôi/ Những người sống vì mọi người/ Ngày đêm canh giữ đất trời…” (Bài hát “Một rừng cây, một đời người” của Trần Long Ẩn)…

Một đời người một rừng cây – (Trần Long Ẩn) – Lê Hành

Tôi xin nhắc lại, cái điều cốt yếu nhất của sáng tác là cảm xúc, cảm xúc của nhạc sĩ đối với sự vật và con người xung quanh. Một bài hát hay là kết quả của một cảm xúc đã đến lúc chín mọng, của một sự tràn đầy những yêu thương, căm giận, hờn tủi… mà nhạc sĩ tích lũy được từ cuộc sống. Những điều tưởng như là chung chung, nhưng lại là cái riêng cái độc đáo mà người viết tạo được cho riêng mình và tạo nên sự ghi nhận và nhớ mãi cho người nghe, người thưởng thức bài hát. Muốn vậy phải luôn luôn “Chưa biết thì hỏi, chưa giỏi thì học” và đừng nghĩ rằng “Đã biết bơi rồi thì có thể vượt sông được”! Phải kiên trì tập dượt hàng ngày thì mới mong qua được bờ bên kia một cách dễ dàng./.

(Nguồn: https://bcdcnt.net/)