Thứ Tư, Tháng Mười 23, 2024
Trang chủ Blog Trang 64

Khúc ca khải hoàn chiến thắng lịch sử 30/4/1975

0

Khúc ca khải hoàn chiến thắng lịch sử 30/4/1975

Khách mời: NS Phạm Minh Tuấn, Trần Long Ẩn, Nguyễn Ngọc Thiện

Biên tập, KB, MC: Nguyễn Tiến Mạnh

Nguồn ảnh: NS Phạm Minh Tuấn

Tọa đàm thực hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh

 

Trọng Tấn mang giọng nam cao sang trọng, phong thái lịch lãm đến Con đường âm nhạc 2021

0
Trọng Tấn mang giọng nam cao sang trọng, phong thái lịch lãm đến Con đường âm nhạc 2021

(Tác giả: Mai Thương)

Đêm nhạc đưa người nghe đến với những bản nhạc làm nên sự nghiệp ca hát của nam ca sĩ, từ ca khúc âm nhạc dân gian Tiếng đàn bầu gắn liền với tên tuổi của anh đến những ca khúc nhạc trữ tình cách mạng…

Trọng Tấn mang giọng nam cao sang trọng, phong thái lịch lãm đến Con đường âm nhạc 2021

Ca sĩ Trọng Tấn biểu diễn trong Con đường âm nhạc 2021 – Ảnh: MAI THƯƠNG

Tối 24-4, ca sĩ Trọng Tấn đã mở màn cho chuỗi chương trình Con đường âm nhạc 2021 tại Cung văn hóa Hữu nghị Hà Nội. Bao năm trôi qua, anh vẫn chinh phục khán giả bằng giọng nam cao sang trọng và một phong thái biểu diễn lịch lãm mà vẫn gần gũi với khán giả.

1. Mở đầu chương trình bằng bản opera nổi danh thế giới Nessun Dorma, nam ca sĩ khiến cả khán phòng chìm trong không gian của thứ âm nhạc được đào tạo bài bản và lấy lòng người nghe bởi vẻ đẹp từ thanh âm, từ phong thái và cứ thế nhẹ nhàng đi vào cảm xúc.

Đêm nhạc đưa người nghe đến với những bản nhạc làm nên sự nghiệp ca hát của nam ca sĩ, từ ca khúc âm nhạc dân gian Tiếng đàn bầu gắn liền với tên tuổi của anh đến những ca khúc nhạc trữ tình cách mạng như Tình yêu của đất và nước, Câu hò bên bờ Hiền Lương, Ngày mai anh lên đường, Những ánh sao đêm…

2. Trong Con đường âm nhạc lần này, Trọng Tấn còn có những sự kết hợp mới mẻ. Đó là phần biểu diễn với nhóm nhạc Oplus với những giai điệu tươi vui trong Cô gái Sầm Nưa xinh đẹp, hay là “so giọng” cùng con trai cả Tấn Đạt trong Áo mùa đông.

Như cách anh nói vui rằng, khi một cái cây ngã xuống, sẽ có cây non mọc lên, khi một chiếc lá lìa cành, một mầm non mới lại hé nở. Con trai là niềm hi vọng, Tấn Đạt là sự tiếp nối của Trọng Tấn.

“Ngày xưa tầm tuổi đó, tôi đứng trên sân khấu chưa chắc đã hát được. Tôi nhớ lần đầu tiên hát trên sân khấu 51 Trần Hưng Đạo, chân run bần bật, kìm lắm mới giữ được hơi. Hôm nay, tôi thấy con trưởng thành và bản lĩnh hơn mình khi ấy, dù rằng vẫn còn run, hồi hộp”, nam ca sĩ bày tỏ.

Nốt trẻ trung từ những sự kết hợp này nhanh chóng gây bất ngờ và hào hứng đối với khán giả trong đêm nhạc. Khi người ta đã quá quen với một Trọng Tấn chuẩn mực, một làn gió mới cùng kết hợp có lẽ sẽ tạo nên điều gì đó khác đi cho những ca khúc đang cũ dần theo năm tháng.

“Âm nhạc cho Tấn tất cả. Cũng từ âm nhạc cậu bé Trọng Tấn từ thời cấp 2-3 ôm đàn guitar ngồi hát nghêu ngao cũng từ những năm tháng đó mà quen được bà xã hiện tại.

Mối tình học trò đến tận ngày hôm nay, có một gia đình đầm ấm có đủ nếp đủ tẻ Tấn Đạt và Thảo Nguyên. Với Tấn như vậy rất mãn nguyện, tất cả từ âm nhạc, xin cảm ơn âm nhạc” – Trọng Tấn chia sẻ trong đêm nhạc.

3. Và Trọng Tấn không quên nhắc đến những người thầy đã dìu dắt mình. Ba người quan trọng giúp anh có được sự nghiệp âm nhạc như bây giờ là cô giáo Minh Huệ, NSND Trần Hiếu, NSND Trung Kiên.

“Cô Minh Huệ là người gieo hạt mầm, thầy Trần Hiếu cho tôi một thân cây vạm vỡ và thầy Trung Kiên giúp tôi có được tán cây xum xuê”.

Con đường âm nhạc 2021 cho Trọng Tấn và khán giả nhìn lại, điểm qua những cột mốc đã đi qua để thấy rằng, ở bất cứ cột mốc nào, anh cũng có thể có được sự công nhận và yêu mến từ khán giả. Đó là điều quan trọng với người nghệ sĩ làm nghề chân chính.

Nhưng có lẽ vẫn chưa đủ để người nghệ sĩ an tâm mãi trong “cái vỏ” của chính mình, nên một làn gió mới vừa thổi và biết đâu còn có những bất ngờ khác mà “hoàng tử nhạc đỏ” này sẽ đem đến…

Chương trình Con đường âm nhạc 2021 vừa lên sóng số đầu tiên – đêm diễn của ca sĩ Trọng Tấn – lúc 20h40 ngày 25-4 trên kênh VTV1.

Ra mắt khán giả năm 2005 với mục đích tôn vinh các nghệ sĩ có những cống hiến với nền âm nhạc Việt Nam, Con đường âm nhạc do ban văn nghệ Đài truyền hình Việt Nam sản xuất đã được đông đảo khán giả truyền hình yêu mến.

(Nguồn: https://tuoitre.vn/)

0

Khái niệm Ca khúc Cách mạng

Khách mời: NS Phạm Minh Tuấn, nhóm thanh niên tại Thái Bình

Biên tập, KB, MC: Nguyễn Tiến Mạnh

Khi những nhạc sĩ tên tuổi trở lại

0
Khi những nhạc sĩ tên tuổi trở lại

(Tác giả: Nam Trần)

Sau dự án Dzanca mở đầu năm 2021 của Dzung – một trong những nghệ sĩ rock có thâm niên hoạt động rất lâu năm tại Việt Nam, lần lượt các dự án âm nhạc đặc sắc của những tên tuổi cũng đã được công bố.

Đầu tiên phải kể tới dự án âm nhạc kết hợp ca trù với nhạc điện tử của Trí Minh. Trí Minh từ trước đến nay vẫn được xem là một trong những nghệ sĩ chơi nhạc điện tử đầu tiên tại Việt Nam với nhiều thể nghiệm tiên phong và hoạt động rất tích cực. Với dự án lần này, anh kết hợp với nhạc sĩ Đoàn Hữu Thắng cùng một số nghệ sĩ trẻ giới thiệu đến người nghe nhạc những âm thanh đột phá, mới lạ.

Tiêu biểu như trong Murmurs (Thì thầm), một trong những single nổi bật từ dự án, anh đã kết hợp với ca nương Phó Hà My, nghệ sĩ opera Thăng Long tạo nên một sự kết hợp Đông – Tây, kim – cổ rất độc đáo tại thị trường âm nhạc Việt Nam. Album đầy đủ sẽ được Trí Minh ra mắt trong thời gian tới.

Ngay sau Trí Minh, nhạc sĩ Võ Thiện Thanh cũng công bố một dự án có rất nhiều điểm tương đồng, mang tên Golden Dragon, sẽ kết hợp các âm hưởng của nhạc phương Tây, bao gồm: New Age, Jazz, Pop… với làn điệu dân ca 3 miền của Việt Nam. Ca khúc đầu tiên của dự án Hò mái nhị được Võ Thiện Thanh kết hợp điệu hò của Huế và những âm thanh trống, piano của Pop đã mang đến những trải nghiệm rất thú vị và ấn tượng.

Thực tế, trước khi công bố dự án Golden Dragon, nhạc sĩ Võ Thiện Thanh đã hoạt động rất tích cực kể từ sau thành công của Khánh Linh’s Journey. Đã lâu rồi người hâm mộ mới lại được thấy một Võ Thiện Thanh sung sức và nhiều cảm hứng đến thế. Anh liên tục giới thiệu đến người hâm mộ những ca khúc chưa từng được phát hành, những dự án tâm đắc, những chia sẻ về âm nhạc đương đại…

Nhạc sĩ Võ Thiện Thanh từng thừa nhận rằng anh đã “ích kỷ, thờ ơ” khi liên tục lựa chọn “cố thủ trong cabin”. Với dự án Golden Dragon và những hoạt động tích cực gần đây, anh đang chứng minh rằng, anh dần bước ra khỏi vùng an toàn để cống hiến nhiều hơn nữa. Một tinh thần sáng tạo vô cùng đáng quý của một nghệ sĩ đã có thâm niên hoạt động trên 20 năm.

Khi những nhạc sĩ tên tuổi trở lại

Vào cuối tháng 3 vừa qua, 3 nhạc sĩ tên tuổi là Quốc Bảo, Bảo Chấn và Văn Tuấn Anh đã cùng nhau thực hiện album Điều kỳ diệu của số 3. Album tập hợp những sáng tác có cũ có mới của cả ba, nhưng được nhạc sĩ Quốc Bảo mang đến những bản phối mới hiện đại. Sự góp mặt của 3 nhân vật gạo cội này vừa giúp nền băng đĩa nhạc của Việt Nam bớt ảm đạm, vừa giúp người nghe như được trở lại giai đoạn hoàng kim của nhạc Việt thời kỳ cuối những năm 1990 đầu những năm 2000, với những giai điệu chậm rãi, lãng mạn và cách thể hiện rất nhẹ nhàng, đơn thuần.

Mỗi nhạc sĩ đều chọn cho mình một “nàng thơ”: với nhạc sĩ Quốc Bảo là giọng ca Trini, nhạc sĩ Văn Tuấn Anh lựa chọn Võ Hạ Trâm, còn nhạc sĩ Bảo Chấn đặt niềm tin vào Trọng Bắc. Điều đó giúp cho cả ba tạo ra dấu ấn riêng, không thể trộn lẫn trên một tinh thần chung thống nhất.

Sự trở lại liên tục với những dự án độc đáo của những tên tuổi trong 3 tháng đầu năm là một tín hiệu đáng mừng của nhạc Việt. Nó cho thấy sự sung sức, khả năng sáng tạo của các nghệ sĩ thế hệ trước vẫn còn rất dồi dào và họ đã không còn nằm trong vùng an toàn nữa. Mặt khác, sự “nổi dậy” của những nghệ sĩ lớn cũng là một “lời cảnh báo” đến với các nghệ sĩ trẻ, những người đang bắt đầu tự hài lòng với bản thân và không còn cập nhật, sáng tạo.

(Nguồn: https://www.sggp.org.vn/)

Giới thiệu đàn Accodion

0

Giới thiệu đàn Accodion

Khách mời: PGS, TS, NSƯT Lưu Quang Minh

Biên tập, KB, MC: Nguyễn Tiến Mạnh

Nhạc trưởng Lê Ha My: Vị nhạc trưởng tài năng

0

Nhạc trưởng Lê Ha My sinh năm 1976 tại Hà Nội, trong một gia đình âm nhạc. Tốt nghiệp nhạc viện Hà Nội, chuyên ngành piano, anh sang Nga học tiếp chuyên ngành chỉ huy tại Nhạc viện Tchaikovsky và giành được tấm bằng đỏ danh giá. Trước khi về nước đầu quân cho Dàn nhạc Nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam vào năm 2010 và sau đó là đảm trách vai trò Phó Giám đốc Nhà hát Lớn TP HCM từ năm 2016, anh từng làm việc tại nhiều dàn nhạc lớn của Nga như: Dàn nhạc nhạc viện mang tên Glinka – thành phố Magnitagorsk – CHLB Nga (2004), Dàn nhạc thành phố Yaroslav (2005), Dàn nhạc nhạc viện quốc gia Moskva (2006)… Tại Việt Nam, anh được coi là trường hợp hiếm bởi là chỉ huy nhưng được đào tạo 15 năm Piano chuyên nghiệp.

Nhạc trưởng là linh hồn của live concert, là người chỉ huy dàn nhạc, phải hiểu về về cung bậc, giai điệu và làm chủ cả dàn nhạc. Mỗi thành viên trong một dàn nhạc phải tập luyện rất lâu và tâm huyết, người nhạc trưởng tài ba phải là người biết kết nối họ lại với nhau, vun bồi lên những tác phẩn kỹ lưỡng để tạo ra những âm thanh thuần khiết, đúng nghĩa nghệ thuật âm nhạc.

Và nhạc trưởng Lê Hà My là một trong những nhạc trưởng như thế.

Nhạc trưởng Lê Ha My có những ấn phẩm sáng giá như “Bài ca không quên”, “Khúc giao hòa ngày xuân”, “Plaisir d’Amour” – “Tình yêu & đam mê”…, live concert Đăng Dương.

Mỗi lần nhìn thấy anh trên dàn nhạc là một tượng đài về âm thanh bay bổng vừa lãng mạn vừa nghiêm cẩn trong phong thái, với những động tác “cầm đũa” đầy mê hoặc: lúc bồng lên mơ màng tựa một cánh hạc, lúc ào xuống quyết liệt như một bóng chim ưng…

My từng học piano suốt 15 năm, rồi học lên chỉ huy, thay vì lựa chọn trở thành một pianist. Anh lại chọn con đường gian khổ và vất vả hơn – trở thành một nhạc trưởng – một mình qua Nga để theo học trường Tchaikovsky. Ha My cũng phải vật lộn làm quen với thứ ngôn ngữ xa lạ, với muôn vàn thuật ngữ âm nhạc, khi chuyên ngành chỉ huy đòi hỏi người học phải sở hữu một vốn ngôn ngữ nhất định thì mới có thể “khai hoang tác phẩm”… Hơn ai hết, họ quá hiểu cái gọi là “hành lộ nan” khi theo đuổi thính phòng – cổ điển, trong điều kiện làm nghề tại Việt Nam.

Nhạc trưởng Lê Ha My: Vị nhạc trưởng tài năng

Tài năng, bầu nhiệt huyết… đó là những gì nhạc trưởng này dành cho niềm đam mê âm nhạc của mình. Nếu không có chúng anh không thể theo đuổi được cả những vệt dài như thế trong sự nghiệp của mình và truyền cảm hứng mạnh đến thế tới bạn diễn và cộng sự.

(Nguồn: https://vietthuong.edu.vn/)

Nhạc cổ điển và những khám phá khoa học

0

Nhạc cổ điển và những khám phá khoa học

(Nguồn: internet)

Albert Einstein và Max Planck là hai cái tên không còn xa lạ với không chỉ những người yêu thích và nghiên cứu vật lý. Một người là cha đẻ của thuyết Tương đối, người còn lại khai sinh ra vật lý lượng tử (quantum theory), có thể nói đây chính là hai cái tên cùng góp phần định hình vật lý học hiện đại. Ngoài vật lý, họ còn có một điểm chung: cả hai đều là những nhạc sĩ nghiệp dư và không ít lần thể hiện sự đam mê với âm nhạc cổ điển.

Học violin từ năm lên 6 từ mẹ – một nghệ sỹ piano tài năng nhưng đến năm 13 tuổi, sau khi nghe một bản sonata violin của Mozarrt, Einstein biết rằng, âm nhạc đã trở thành niềm đam mê vĩnh viễn của cuộc đời mình. Ông từng nói: “Nếu tôi không phải là một nhà vật lý, tôi có lẽ sẽ trở thành một nhạc sĩ. Tôi thường nghĩ về âm nhạc… mơ mộng trong âm nhạc. Tôi thấy cuộc sống của mình thông qua âm nhạc… Và tôi nhận được nhiều niềm vui trong cuộc sống nhất chính là từ âm nhạc”. Còn Planck, ông thậm chí còn được coi là thần đồng từ nhỏ với năng khiếu âm nhạc trời phú. Ông học hát, chơi piano, organ và cello, hơn nữa ông còn từng sáng tác các bài hát và các vở opera khi còn niên thiếu.

Điều đó khiến chúng ta tự hỏi, liệu có mối quan hệ nào giữa niềm đam mê nghệ thuật cổ điển, mà đặc biệt là âm nhạc, và sự thiên tài trong khoa học hay không?

Có lẽ không ai không biết đến phương trình E = mc2 của Einstein, phương trình vật lý nổi tiếng nhất mọi thời đại. Nhưng ít người biết đến việc Einstein đam mê âm nhạc đến mức nghĩ rằng âm nhạc chính là động lực đằng sau một trong những phát minh vĩ đại nhất của ông: “Phát hiện của tôi về thuyết tương đối hẹp xuất phát từ trực giác, và âm nhạc là động lực đằng sau nó. Khám phá của tôi chính là kết quả của sự nhận thức về mặt âm nhạc. Tôi có đủ chất nghệ sĩ để vẽ một cách tự do những gì tôi có thể tưởng tượng thấy. Trí tưởng tượng quan trọng hơn hiểu biết. Kiến thức thường bị giới hạn nhưng trí tưởng tượng thì bao trùm cả thế giới. [Chẳng hạn như] tôi tin vào tình thân hữu giữa con người với con người và sự độc nhất của mỗi cá nhân. Nhưng nếu bạn bắt tôi chứng minh điều đó thì tôi không thể. Bạn biết điều đó là đúng, và bạn có thể sống cả đời mà không màng đến việc chứng minh nó. Tâm trí chỉ có thể tư duy dựa trên những gì nó biết và có thể được chứng minh. Nhưng rồi đến một điểm nào đó, tâm trí của chúng ta nhảy vọt. Bạn có thể gọi nó trực giác nếu bạn muốn, đó là lúc tâm trí nhảy lên xa hơn khỏi mặt phẳng của kiến thức, mà không thể chứng minh vì sao nó đến được đó. Tất cả các khám phá vĩ đại đều xuất phát từ một bước nhảy vọt như vậy.”

Einstein hiểu rằng kiến thức chỉ có thể đưa bạn đến một mức độ nào đó, còn về sau chính bạn phải tạo nên một “bước nhảy vọt”. Và đó là lúc âm nhạc phát huy tác dụng: âm nhạc được tạo ra một cách đặc biệt để giúp trí não có thể đạt tới những bước đột phát đó. Một nhà soạn nhạc vĩ đại như Mozart hoặc Beethoven sẽ có thể chọn ra một ý tưởng, phát triển nó theo một chủ đề với cấu trúc thống nhất nhưng rồi đưa ra một điểm “kỳ dị”, một đoạn nhạc trớ trêu không hề phù hợp với tổng thể tác phẩm. Nhưng chính nhờ điều tưởng như là nghịch lý hay một sai lầm đó lại mang bạn đến một tầm cao hơn trong việc thưởng thức tác phẩm.

“Vì thế mặc dù lúc đầu nghịch lý đó có vẻ như không phù hợp với tác phẩm hoặc có thể bạn muốn bỏ qua nó để giữ vẻ đẹp toàn vẹn của tác phẩm. Nhưng sau đó bạn lại nhận ra phía đằng sau của nghịch lý này, đó là một chiếc cầu đưa bạn đến một thứ cao hơn, đẹp hơn và hoàn thiện hơn những gì có ở phần đầu tác phẩm”.

Trong một bài phát biểu của mình, Jason Ross đã nghiên cứu về cuộc chiến Einstein tiến hành chống lại các nhà cơ học lượng tử, những người đã tấn công ông vì chối bỏ ý tưởng về quy luật nhân quả. Để đáp lại, Einstein nói:

“Tôi tin rằng các sự kiện trong tự nhiên được kiểm soát bởi quy luật nghiêm ngặt và ràng buộc chặt chẽ hơn nhiều những gì chúng ta tưởng ở thời điểm hiện tại: một sự việc xảy ra là nguồn gốc của một sự việc khác. Khái niệm này của chúng ta bị hạn chế bởi những gì diễn ra trong một khoảng thời gian, nó bị tách biệt khỏi toàn bộ quá trình. Cách mà chúng ta đang áp dụng luật nhân quả như hiện nay khá là hời hợt và nông cạn.

Chúng ta giống như một đứa trẻ đánh giá một bài thơ qua sự gieo vần chứ không phải là nhịp điệu, hay chỉ là những người học đàn non nớt chỉ biết đến một nốt nhạc khi dựa vào các nốt nằm trước và nằm sau ngay sau nó… Tới một mức độ nào đó, điều này chỉ có thể áp dụng tốt khi xử lý những tác phẩm đơn giản, nhưng rõ ràng sẽ chẳng làm được gì đối với việc biểu diễn một đoạn fuga của Bach chẳng hạn. Vật lý lượng tử đã cho chúng ta thấy những quy trình vô cùng phức tạp, và để hiểu nó, chúng ta phải mở rộng hơn hay chỉnh sửa lại quan niệm về quan hệ nhân quả của chúng ta”.

Với cùng ý tưởng, Planck cho biết:

“Không có khác biệt giữa thế giới tự nhiên và nguyên tắc nhân quả, mà chỉ có khác biệt giữa thực tế trong tự nhiên với bức tranh mà chúng ta hinh dung về tự nhiên. Bức tranh của chúng ta không hòa hợp một cách hoàn hảo với những quan sát trong thực tế, và như tôi đã từng nêu trước đây nhiều lần, nhờ có sự tiến bộ trong khoa học mà chúng ta đạt được sự hòa hợp tốt hơn. Tôi tin rằng sự hòa hợp đó không đến từ việc chối bỏ quan hệ nhân quả, mà là sự mở rộng và sàng lọc những công thức của nó để có thể đạt được những khám phá hiện đại.

Nhưng quan điểm về nhân quả không phải là điểm chung duy nhất của họ. Một lần khác khi được hỏi: “Có rất nhiều các nhà khoa học tin rằng thế giới bên ngoài chỉ là một phần của trí tưởng tượng bên trong của chúng ta”, Einstein đã trả lời: “Không có nhà vật lý nào tin vào điều đó. Tại sao phải mất công nhìn chằm chằm vào các ngôi sao, nếu bạn không tin rằng các ngôi sao thực sự có ở đó? Về vấn đề này tôi hoàn toàn đồng ý với Planck, chúng ta không thể chứng minh một cách hợp lý sự tồn tại của thế giới bên ngoài cũng giống như bạn không thể chứng minh rõ ràng rằng tôi ở đây và ngay lúc này đang nói chuyện với bạn. Nhưng bạn biết rằng tôi vẫn đang có mặt, và không một nhà tư tưởng chủ quan nào có thể thuyết phục bạn tin vào điều ngược lại”.

Planck cũng từng trình bày với ý tương tự:

“Khoa học không thể giải quyết được toàn bộ các bí ẩn của tự nhiên, và đó là bởi vì nếu đi đến cùng, chính chúng ta cũng là một phần của tự nhiên, một phần của điều bí ẩn mà chúng ta hằng tìm kiếm. Âm nhạc và nghệ thuật, ở một mức độ nào đó, cố gắng giải quyết, hoặc ít nhất thể hiện sự bí ẩn đó. Nhưng đối với tôi, sự tiến bộ của con người ở hai lĩnh vực này đều giúp chúng ta tiến vào sự hòa hợp với toàn thể tự nhiên. Và đây chính là một trong những điều tuyệt vời mà khoa học mang lại cho mỗi cá nhân”.

Tóm lại, vấn đề chính là những nguyên lý khoa học được thể hiện không khác với bố cục trong nghệ thuật cổ điển… Và điều đó giải thích khả năng nhân loại, thông qua sự phát triển của trí não, có thể học được những trật tự bậc cao của ngôn ngữ cũng như những trật tự cao cấp của khoa học tự nhiên. Nếu không có nghệ thuật cổ điển, chắc hẳn điều đó sẽ không thể tồn tại, mà sự kết nối tuyệt vời giữa hai thiên tài vật lý với niềm đam mê âm nhạc chính là minh chứng rõ ràng nhất cho điều đó.

(Nguồn: Tạp chí Tia Sáng)

Hát nói trong Opera (Recitative)

0

(Nhạc sĩ Nguyễn Tiến Mạnh)

Hát nói trong Opera (Recitative)

Khách mời: Ca sĩ Lan Anh, Bích Thủy

Biên tập, KB, MC: Nguyễn Tiến Mạnh

Nhạc trực tuyến và đĩa than vẫn song hành

0
Nhạc trực tuyến và đĩa than vẫn song hành

(Tác giả: Minh Châu)

Câu chuyện nghe nhạc bằng phương tiện gì đang là đề tài được tranh luận khá sôi nổi, nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 khiến cho thị trường nghe nhạc trực tuyến bùng nổ. Tuy nhiên, xu hướng chơi đĩa than đang âm thầm nóng lên từng ngày. Lối nghe nhạc hiện đại liệu có giết chết được thú chơi tao nhã ngày xưa?

Không thể phủ nhận lợi ích và tính năng kho nhạc trực tuyến của hàng loạt nhà cung cấp tên tuổi như Apple Music, Spotify… Người dùng có thể truy cập hàng triệu bài hát trong vài giây, tất nhiên với khoản phí cố định hàng tháng cho nhà cung cấp.

Trong thời đại dịch, xu thế nghe nhạc trực tuyến càng như diều gặp gió khi hầu hết các nước đều cách ly xã hội, mọi người tìm đến thú vui này để giải trí. Chỉ tính riêng ở Mỹ đã có 872,6 tỷ lượt nghe nhạc trực tuyến, tăng 17% so với năm trước. Và xu hướng này không chỉ diễn ra tại Mỹ mà trên phạm vi toàn cầu. Theo số thống kê của MRC – đơn vị nghiên cứu, quy đổi số lượt nghe sang mức tiêu thụ album – nhu cầu nghe nhạc trực tuyến đã tăng tới 22,6% trong năm 2020.

Sự tiện lợi và đa dạng trong kho nhạc trực tuyến khiến lượng tải nhạc và bán các album nhạc giảm hẳn. Tuy nhiên, trong lúc lượng tiêu thụ CD giảm, đĩa than lại có mức độ hấp thụ cao kỷ lục.

Nhạc trực tuyến và đĩa than vẫn song hành

Đĩa than thường dành cho khán giả kỹ tính và hoài cổ

Tại Mỹ, lượng đĩa than tiêu thụ lên đến 27,5 triệu bản, tăng hơn 46,2% so với năm 2019. Tại Anh, doanh số đĩa than cũng tăng hơn 10%, đẩy doanh số phá mốc 100 triệu bảng (khoảng 136 triệu USD). Dù các cửa hàng âm nhạc phải đóng cửa vì đại dịch, doanh số bán đĩa than trên các kênh Amazon hay các hãng bán lẻ vẫn tăng trưởng tốt. Xu hướng nghe đĩa than thực chất đã bén rễ từ vài năm trước. Tuy nhiên, từ khi xảy ra đại dịch Covid-19, tiêu thụ đĩa than được tiếp thêm động lực nhờ phân khúc khán giả sành sỏi.

Đa phần người nghe hoài cổ, cầu kỳ và đòi hỏi mức độ tinh tế về âm thanh hơn là sự đơn giản, tiện lợi của kho nhạc trực tuyến. Thú vị hơn nữa, băng cassette giờ cũng được ưa chuộng trở lại, nhưng thị phần thì thua kém hơn so với đĩa than.

Doanh số các album nhạc trên băng cassette đạt mốc 1 triệu bảng tại Anh, tăng hơn 85% so với năm trước. So với băng cassette và đĩa than, đĩa CD lại chứng kiến sự sụt giảm mạnh mẽ tới hơn 30% tại Anh. Theo con số chưa chính thức, doanh số bán CD tại Anh có thể chỉ đạt 150 triệu bảng, mức thấp nhất kể từ năm 1987.

Có thể nói, thị trường âm nhạc đang sôi động với 2 xu thế bùng nổ. Trong khi nhạc trực tuyến hoàn toàn áp đảo xu thế nghe nhạc thì làn sóng nghe đĩa than vẫn trụ vững và tăng trưởng đều.

Một bên thuộc về lớp thính giả hiện đại, trẻ trung; bên còn lại dành cho khán giả kỹ tính và hoài cổ. So với nghe nhạc trực tuyến, chơi đĩa than khá tốn kém. Chất lượng âm thanh của đĩa than vượt trội về độ trung thực. Độ rè, âm thanh có phần thô mộc hơn là nhạc số trơn tru. Khó có thể nói xu thế nào sẽ thắng thế trong 5 năm tới, nhưng rõ ràng, các nhà sản xuất âm nhạc đang là những người đau đầu nhất.

Dù sao, âm nhạc thực thụ sẽ không bao giờ chết. Giờ đây, các ca khúc bất hủ vẫn được tìm kiếm tích cực trên kho nhạc trực tuyến, hay đĩa than theo phong cách hợp gu khán giả nhất.

(Nguồn: https://www.sggp.org.vn/)

Giới thiệu tác phẩm mới tháng 4/2021

0

Tác giả: Quỳnh Anh

Vào sáng ngày 15/4/2021 tại Hội trường Hội Âm nhạc Hà Nội, số 19 Hàng Buồm – Hà Nội đã diễn ra chương trình Giới thiệu Tác phẩm mới tháng 4/2021.

Chương trình với chủ đề “Khoảng trời tháng tư. Chỉ đạo nghệ thuật: NS Trương Ngọc Ninh – Chủ tịch Hội Âm nhạc Hà Nội, Biên tập: NS Bá Môn, Kịch bản và MC: NS Nguyễn Tiến Mạnh, Kỹ thuật: Đình Hậu & NS Minh Đức,

Đến tham dự chương trình có NS Trương Ngọc Ninh – Chủ tịch Hội Âm nhạc Hà Nội, NS Bá Môn – PCT, NS Cát Vận – PCT Hội đồng nghệ thuật, NS Nguyễn Tiến Mạnh – Tổng Biên tập website: hoiamnhachanoi.org, cùng đông đảo các nhạc sĩ là hội viên của Hội Âm nhạc Hà Nội.

Chương trình Giới thiệu Tác phẩm mới của Hội Âm nhạc Hà Nội là hoạt động cố định vào ngày 15 hàng tháng và đã trở thành điểm hẹn của các nhạc sĩ hội viên. Đây là dịp để các nhạc sĩ có thể giới thiệu thành quả lao động nghệ thuật của mình cũng như chia sẻ về chuyên môn sáng tác và những tâm tư trong cuộc sống đời thường.

 TP THÁNG 4/2021

STT        Nội dung TP         Sáng tác   Biểu diễn  Ghi chú
1 Khoảng trời em Văn TiếnThơ Quang Huy Đăng Dương WB
2  Em vẫn đợi anh Hùng Anh Thu Phương WB
3 Dấu yêu xin hãy tìm nhau Bùi Hoàng Uyên Minh Bùi Thị Thúy WB
4 Những ký ức không bao giờ phai Nguyễn Văn Thành Minh Quang MP3
5  Xuân về nghe khúc nhạc văn Ng.Quốc Hùng Thanh Bình MP3
6 Khúc ru rừng cho em Trần Thanh Tùng Thanh Tùng WB
7 Khúc ca trên khu đô thị mới Lào Cai Ngọc Hòa Tốp ca WB
8 Trăng không bỏ Bản Bàng Ái Thơ Quỳnh Anh Wb
9 Phố mùa đông Mạnh Hồ – Thơ Thi Hương Liên Hương Mp3
10 Hương sắc Việt niềm tự hào Doãn Vỹ Hợp ca Wb

 

Sau đây là một số hình ảnh của chương trình: