Thứ Ba, Tháng Mười 22, 2024
Trang chủ Blog Trang 71

Giải Âm nhạc Cống hiến năm 2021 công bố các đề cử của 9 hạng mục giải

0
Giải Âm nhạc Cống hiến năm 2021 công bố các đề cử của 9 hạng mục giải

(Tác giả: Hoàng Lân)

Ngày 4-1, Ban tổ chức Giải Âm nhạc Cống hiến lần 16 – 2021 của Báo Thể thao & Văn hóa (TTXVN) đã công bố danh sách đề cử của giải với 9 hạng mục: Nhà sản xuất của năm, Bài hát của năm, Music Video của năm, Nghệ sĩ mới của năm, Album của năm, Chương trình của năm, Chuỗi chương trình của năm, Nhạc sĩ của năm và Ca sĩ của năm.

Giải Âm nhạc Cống hiến năm 2021 công bố các đề cử của 9 hạng mục giải

Sản phẩm “Cơn mưa tháng 5” của Tùng Dương và cố nhạc sĩ Trần Lập được đề cử hạng mục Bài hát của năm.

Theo đó, đề cử hạng mục Nhà sản xuất của năm gồm có: Nhạc sĩ Dương Cầm, Giám đốc âm nhạc Dự án Bandland; Touliver, Giám đốc âm nhạc chương trình Rap Việt phát sóng trên Vie Channel – HTV2; nhạc sĩ Huy Tuấn, Giám đốc âm nhạc chuỗi chương trình Music Home (Truyền hình FPT); Hứa Kim Tuyền – TDK, là ê kíp sản xuất chính của Amee với nhiều sản phẩm âm nhạc được giới trẻ yêu thích; Nguyễn Hữu Vượng – Lưu Quang Minh, hòa âm phối khí cho ban nhạc và dàn dây trong album Human của Tùng Dương.

Hạng mục video ca nhạc (MV) của năm gồm có các đề cử: “Cứ chill thôi” (đạo diễn Chung Chí Công; sáng tác Trần Duy Khang và Rhymastic; thể hiện Chillies ft Suni Hạ Linh và Rhymastic); “Đi về nhà” (đạo diễn Hoàng Thành Đồng; sáng tác: Hứa Kim Tuyền, Xuân Ty, Đen; thể hiện: Đen và JustaTee); “Em không sai chúng ta sai” (đạo diễn Đinh Hà Uyên Thư; sáng tác: Nguyễn Phúc Thiện; thể hiện: Erik); “Kẻ cắp gặp bà già” (đạo diễn: Kawaii; sáng tác: DTAP; thể hiện: Hoàng Thùy Linh); “OK” (sáng tác và thể hiện: Binz); “Yêu thì yêu không yêu thì yêu” (đạo diễn: Nhu Đặng; sáng tác: Hứa Kim Tuyền, T.R.I; thể hiện: Amee).

Nhạc sĩ Dương Cầm được đề cử hạng mục Nhà sản xuất của năm.

Hạng mục Bài hát của năm có 5 đề cử, là những sản phẩm khá thú vị mang nhiều phong cách ở các thể loại. Đó là “Cơn mưa tháng 5” (Sáng tác: Trần Lập, Trần Tuấn Hùng; thể hiện: Tùng Dương, Trần Lập); “Hoa nở không màu” (Sáng tác: Nguyễn Minh Cường; thể hiện: Hoài Lâm); “OK” (sáng tác & thể hiện: Binz); “Sau này hãy gặp lại nhau khi hoa nở” (sáng tác: Rinnie Blue; thể hiện: Nguyên Hà); “2 phút hơn” (sáng tác và thể hiện: Pháo).

Trong hạng mục nghệ sĩ mới của năm, là sự xuất hiện của nhiều gương mặt nghệ sĩ trẻ, tài năng của dòng nhạc Rap – dòng nhạc thịnh hành của năm 2020. Đó là rapper Dế Choắt (tên thật là Châu Hải Minh); ICD (tên thật là Phạm Ngọc Huy), quán quân cuộc thi King of Rap; Trần Duy Khang (ban nhạc Chillies); Pháo (tên thật là Nguyễn Diệu Huyền) là rapper, đồng thời cũng sáng tác một số bài hát rất cá tính như: “Lạy ông lạy bà”, “Điêu toa”…

Ở hạng mục Album của năm là sự xuất hiện của những sản phẩm được thực hiện bởi những nghệ sĩ tên tuổi như Tùng Dương, Thanh Lam, Khánh Linh bên cạnh những gương mặt “mới toanh”. Đó là, sản phẩm “Dreamee” (Amee); “Hôm qua, hôm nay và sau này” (Nguyên Hà); “Human” (Tùng Dương); “Khanh Linh’s Journey” (Khánh Linh), Nơi gặp gỡ tình yêu (NSƯT Thanh Lam), “Yesteryear” (Phùng Khánh Linh).

Liveshow “Human” của ca sĩ Tùng Dương được đề cử hạng mục Chương trình của năm. Sản phẩm này cũng giúp Tùng Dương lọt tiếp vào đề cử Ca sĩ của năm.

MV “Về nhà đi” của Đen và JustaTee vào đề cử MV của năm.

Hạng mục Chương trình của năm, gồm có các sản phẩm ở nhiều thể loại, từ rock cho đến dòng nhạc cách mạng. Đó là “Con đường không tên” (Ban nhạc Bức Tường); “Con người” (Tùng Dương); “Đường chúng ta đi” (NSƯT Đăng Dương, NSƯT Việt Hoàn, Trọng Tấn); “Khúc hát phiêu ly” (Đêm nhạc Phó Đức Phương); “Rock Symphony” (Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam);  “Vy – Live concert” (NSƯT Hồng Vy).

Hạng mục Chuỗi chương trình của năm góp mặt 3 đề cử là: “Bandland” (Công ty TNHH Dương Cầm); “King of Rap” (Cát Tiên Sa – VTV3) và Rap Việt (Vie Channel – HTV2); “Music Home” (Truyền hình FPT).

Hạng mục Nhạc sĩ của năm là sự xuất hiện của những cái tên vừa quen vừa lạ như: Võ Thiện Thanh, Nguyễn Minh Cường, Phùng Khánh Linh, Sa Huỳnh – Bùi Caroon, Hứa Kim Tuyền. Họ đều là những nhạc sĩ có những sáng tác tạo được dấu ấn cho công chúng trong năm qua.

Tương tự, hạng mục Ca sĩ của năm cũng là sự xuất hiện của nhiều thế hệ ca sĩ như: Các ca sĩ thế hệ 10X là Amee, Nguyên Hà và các ca sĩ gạo cội là Tùng Dương, Khánh Linh, Thanh Lam.

Ban tổ chức giải thưởng Âm nhạc Cống hiến cho biết, năm nay, do tình hình dịch Covid-19 nên sẽ không tổ chức chương trình nghệ thuật và lễ trao giải mà sẽ thực hiện trao giải cho các nghệ sĩ ngay trong buổi bỏ phiếu do các nhà báo ở hai miền Nam, Bắc thực hiện.

(Nguồn: http://hanoimoi.com.vn/)

Một thị trường bất tương xứng

0

(Tác giả: Văn Đoàn)

Năm 2020 có thể được coi là thời điểm đánh dấu sự bùng nổ của làng Rap Việt Nam. Sau một thời gian “khởi động” với sự phổ cập của các cái tên Đen vâu, Binz, Karik và live show của Đen vâu hồi cuối 2019, nhạc Rap trở thành tâm điểm khi có tới 2 chương trình truyền hình thực tế lấy Rap làm xương sống.

Một loạt cái tên vốn đã nổi tiếng ở thế giới “ẩn lưu” (underground) như Dế choắt, Lăng LD, Ricky Star, GDucky, Pháo… bỗng chiếm sóng ở chủ lưu (mainstream) và trở thành những ngôi sao giải trí đắt khách.

Một loạt các nhãn hàng, nhà tổ chức cũng chen chân vào thế giới của Rap, kể cả khi họ thực sự chưa hiểu Rap. Rap bắt đầu xuất hiện quá nhiều, từ quảng cáo cho tới trên cả sân khấu kịch, tạp kỹ; từ “top” thịnh hành của các kênh nhạc/video nhạc số cho tới các chương trình trình diễn lớn…

Buổi trình diễn Live Concert Rap Việt có tên “All-Star Concert 2021” của chính đơn vị sản xuất chương trình TV show Rap Việt là một minh chứng cụ thể nhất. Với quảng bá chỉ 1 đêm duy nhất cùng các ngôi sao lừng danh đã xuất hiện trong TV show đình đám kể trên, “All-Star Concert 2021” đang là cái tên thu hút giới trẻ nhất hiện nay.

Một thị trường bất tương xứng

(Nguồn: internet)

Với giá vé thấp nhất 550 ngàn đồng và hạng VIP lên tới 1,9 triệu, 2,2 triệu đồng, có vẻ như “All-Star Concert 2021” đã khiến người hâm mộ lắc đầu lè lưỡi, đặc biệt là ở giai đoạn suy thoái kinh tế do COVID-19 này.

Thực chất, bán vé giá bao nhiêu là quyền của nhà tổ chức. Đã từng có những buổi trình diễn mà giá một cặp vé lên tới cả chục triệu đồng nhưng vẫn cháy vé. Song, xét ở một góc độ khác, cụ thể là tệp khách hàng của Rap, mức giá kể trên là cao quá mức bình thường.

Người hâm mộ Rap chủ yếu là lớp trẻ, có độ tuổi dưới 25, đa số là học sinh, với nguồn chu cấp là phụ huynh. Phần còn lại là những người hâm mộ là sinh viên, nhân viên trẻ tuổi, bỏ ra khoảng 2 triệu đồng cho một tấm vé vẫn là việc phải cân nhắc.

Nhưng Ban tổ chức có lẽ khó có cách nào khác, bởi tiền sản xuất là rất lớn và lớn hơn nữa là thù lao của các rapper. Được biết, sự thịnh hành tức thời của Rap đã khiến nhiều ngôi sao Rap nhận thù lao từ 100 đến 200 triệu đồng cho một buổi diễn. Mức thù lao này thậm chí còn vượt xa cả các ngôi sao nhạc Pop vốn đã nổi tiếng nhiều năm nay,

Thù lao cao, chi phí sản xuất cao tất dẫn tới giá vé cao, không tương xứng với bình quân thu nhập hiện nay của giới trẻ Việt Nam. Nếu 10 năm trước, chỉ có 1 hoặc 2 ngôi sao ca nhạc hàng đầu Việt Nam mới nhận thù lao khoảng 100 triệu đồng/chương trình thì bây giờ thậm chí có sao hàng đầu đã nhận tiền tỷ. Trong khi đó, sức tăng về thu nhập thường niên của người hâm mộ thì chậm chạp hơn nhiều. Rõ ràng, sự bất tương xứng này chính là rào cản lớn nhất đối với ngành công nghiệp biểu diễn.

Vì thế, số lượng chương trình bán vé không nhiều và các ngôi sao ít có cơ hội tiếp cận khán giả qua sân khấu hơn. Thay vào đó, họ kiếm tiền qua YouTube, qua quảng cáo… và kết cục là những nhân tố chủ đạo của ngành biểu diễn thực ra đang không thường xuyên hoạt động biểu diễn.

Không hẳn là không có cách để xử. Gần đây, ban nhạc Bức Tường diễn một concert nhỏ ở TP Hồ Chí Minh, với lượng khán giả dưới 500 người. Giá vé của họ chỉ 350 ngàn đồng, kèm 1 phần thức uống. Nên nhớ, Bức Tường có lượng người hâm mộ không thua gì các rapper đình đám hiện nay. Cách họ làm chắc chắn rất đáng tham khảo. Tuy nhiên, có vẻ như chẳng ai đi tham khảo rock khi họ vẫn còn đang quay cuồng với Rap.

(Nguồn: http://vnca.cand.com.vn/)

MV ‘Hà Nội bình yên’

0
MV ‘Hà Nội bình yên’

(Tác giả: Bảo Anh)

Nữ ca sĩ – giảng viên thanh nhạc Đinh Lan Hương thực hiện MV Hà Nội bình yên làm món quà gửi tặng cho tất cả những ai yêu Hà Nội, đặc biệt là những người con của xứ Tràng An ở mọi nơi trên thế giới vì dịch Covid-19 mà chưa về thăm lại quê hương.

Hà Nội bình yên là một sáng tác của nhạc sĩ Tăng Nhật Tuệ – cũng là một người con Hà Nội xa quê, vì thế, tâm tư tình cảm cũng như mạch cảm xúc trong ca khúc đã được ca sĩ Đinh Lan Hương vô cùng đồng cảm.

Khi nhận được tác phẩm, Đinh Lan Hương dễ dàng để thể hiện theo như ý đồ của nhạc sĩ, bởi cô hát như chính nói lên tâm sự của mình, của một người con Hà Nội, cũng như của nhạc sĩ Tăng Nhật Tuệ và biết bao người con Tràng An khác, khi xa quê, luôn đau đáu nhớ về mảnh đất kinh đô ngàn năm văn hiến của mình.

Giai điệu pop ballad trữ tình lúc thủ thỉ, nhẹ nhàng như sự tinh tế của người Tràng An, khi cao trào da diết như nỗi nhớ của những người con xa quê khi hướng về quê hương xứ sở. Đinh Lan Hương đã thể hiện rất tinh tế, nồng nàn và đầy cảm xúc ca khúc này.

Dàn dựng MV là đạo diễn Huy Cường, quay phim Nguyễn Xuân Huy. Ca khúc Hà Nội bình yên của Tăng Nhật Tuệ được hoà âm phối khí bởi Ngô Minh Hoàng, nhóm bè VK. Nhạc sĩ Thanh Tâm đảm nhiệm phần Mix & Master.

MV giản dị, gần gũi kể về nhóm bạn thân nhau từ bé, lớn lên mỗi đứa một phương nhưng luôn nghĩ về nhau và thương yêu nhau như hồi thơ bé. Nhóm bạn ấy thực tế chính là Đinh Lan Hương cùng các ca sĩ trong nhóm Sao Mai hơn hai mươi năm trước là Xuân Nhị, Lê Phương Hiền, Vương Kiều Vân, Hương Ly và Quách Thu Phương là người bạn “nên duyên” từ Nhà hát Tuổi trẻ khi Đinh Lan Hương cộng tác.

Hiện giờ, mỗi người làm một công việc khác nhau, Đinh Lan Hương và Vương Kiều Vân là giảng viên thanh nhạc, Xuân Nhị vẫn thỉnh thoảng đi hát bên cạnh công việc kinh doanh, Lê Phương Hiền là biên tập viên kênh VOV Giao thông, Hương Ly kinh doanh buôn bán, Quách Thu Phương là diễn viên kịch nói, điện ảnh. Tuy nhiên, họ luôn hướng về nhau, chia sẻ mọi niềm vui và nỗi buồn trong cuộc sống.

Ở MV này, Quách Thu Phương đóng vai người bạn từ nơi xa trở về, và cả nhóm đã đi đón cô bạn rồi đưa đi khắp phố phường Hà Nội – những nơi gắn biết bao kỷ niệm với họ, gợi nhớ những năm tháng thanh xuân tươi đẹp.

Sao Mai từng là ban nhạc đình đám nhất nhì Hà Nội thập niên 90, là một trong những ban nhạc tiên phong của V-pop với mô hình vừa sáng tác, chơi nhạc cụ và hát. Sau này Đinh Lan Hương cộng tác tại Nhà hát Tuổi trẻ và Đoàn ca nhạc Đài tiếng nói Việt Nam với nghệ danh Hương Lan và đã đi diễn nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Anh, Hồng Kông (Trung Quốc), Phần Lan, Thuỵ Điển… phục vụ bà con kiều bào Việt Nam ở xa Tổ quốc.

Hiện Đinh Lan Hương là giảng viên thanh nhạc tại trường CĐ VHNT Hà Nội, trước đó cô cũng từng đoạt giải Nhất cuộc thi Giọng hát hay Hà Nội.

Đinh Lan Hương cũng là người thể hiện rất thành công và tạo được nhiều dấu ấn với những ca khúc viết về Thủ đô như Chiều Hà Nội (Vũ Quang Trung), Hà Nội đêm trở gió (Trọng Đài) được đông đảo khán giả yêu mến.

MV ‘Hà Nội bình yên’

Đinh Lan Hương cùng các thành viên nhóm Sao Mai

Với vai trò là giảng viên thanh nhạc, Đinh Lan Hương cũng đã đào tạo ra khá nhiều học trò xuất sắc như Tiến Hưng – Quán quân Giọng hát hay Hà Nội, Á quân Sao Mai toàn quốc; Trịnh Nhật Minh – Quán quân Giọng hát Việt nhí; Gia Khiêm – Top 3 Vietnam Idol nhí 2015; Lưu Thị Hương Thảo – Á quân Đồ Rê Mí VTV3; Nguyễn Hồng Thư – giải 3 The Voice Kids 2018, Nguyễn Minh Trang – Quán quân Tài năng đất Việt 2019, Phan Hoàng Thảo Nguyên – Giải nhất tài năng nhí tại Hàn Quốc, Nguyễn Hà Minh đạt giải nhì Cuộc thi Tài Năng trẻ toàn quốc 2020…

(Nguồn: https://thethaovanhoa.vn/)

Hội Âm nhạc Hà Nội – Tổng kết hoạt động 2020

0

Tác giả: Quỳnh Anh

Vào 09h00 ngày 29/12/2020 tại Rạp Đại Nam số 89 phố Huế – Hà Nội, Hội Âm nhạc Hà Nội đã tổ chức Lễ Tổng kết hoạt động năm 2020.

Đến tham dự chương trình có nhạc sĩ Trương Ngọc Ninh – Chủ tịch Hội Âm nhạc Hà Nội cùng các nhạc sĩ trong BCH cũng như sự hiện diện của đông đảo các nhạc sĩ hội viên.

Về phía khách mời có nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân – Chủ tịch Hội NSVN, nhạc sĩ Đức Trịnh – PCT thường trực Hội NSVN, nhạc sĩ Phạm Ngọc Khôi – PCT Hội NSVN.

Sau một số tiết mục biểu diễn báo cáo những tác phẩm xuất sắc của các nhạc sĩ hội viên trong năm 2020, nhạc sĩ Bá Môn – PCT Hội đã lên đọc bản Báo cáo Tổng kết hoạt động và phương hướng nhiệm vụ của Hội Âm nhạc Hà Nội, chuẩn bị bước sang nhiệm kỳ mới.

Với những ý kiến phát biểu của nhạc sĩ Trương Ngọc Ninh – Chủ tịch Hội Âm nhạc Hà Nội và ý kiến phát biểu của nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân – Chủ tịch Hội NSVN đã hứa hẹn một chặng đường mới đang mở ra phía trước cho Hội Âm nhạc Hà Nội trong hoạt động âm nhạc.

Đặc biệt là phần khen thưởng tuyên dương những cá nhân, tập thể điển hình đã tích cực tham gia nhiều hoạt động của Hội trong năm 2020, phần tặng quà cho các nhạc sĩ lão thành…

Trong không khí ấm áp, vui vẻ với những lời chúc mừng và những nụ cười trên môi các nhạc sĩ là những dấu ấn sâu đậm, hứa hẹn một chặng đường lao động nghệ thuật tiếp theo của các nhạc sĩ trong mái nhà chung là Hội Âm nhạc Hà Nội.

Sau đây là một số hình ảnh của chương trình:

Kết quả đề cử Giải Mai Vàng 2020: Sát thực tế!

0
Kết quả đề cử Giải Mai Vàng 2020: Sát thực tế!

Chỉ còn 13/15 hạng mục vào vòng bầu chọn, nhiều hạng mục không còn đủ 5 ứng viên tranh giải, thậm chí chỉ chọn được 3 ứng viên nhưng đó là kết quả sát thực tế về hoạt động nghệ thuật đầy khó khăn trong năm.

Sau vòng đề cử diễn ra từ ngày 15-9 đến hết 30-11, sáng 6-12, Ban Tổ chức và Hội đồng Nghệ thuật Giải Mai Vàng lần thứ 26-2020 đã họp để chọn ra các ứng viên tranh giải cho các hạng mục ở vòng bầu chọn.

Dấu ấn tác động của Covid-19

Nhìn vào kết quả đề cử, Ban Tổ chức và các thành viên Hội đồng Nghệ thuật cảm nhận rõ điều này. Dịch Covid-19 kéo dài gần suốt năm 2020 đã tác động tiêu cực lên mọi mặt đời sống xã hội, trong đó hoạt động biểu diễn là một trong những lĩnh vực hứng chịu thiệt hại lớn nhất. Dù các nghệ sĩ, nhà sáng tạo nghệ thuật đã có nhiều nỗ lực để duy trì hoạt động biểu diễn của mình nhưng lượng và chất của tác phẩm nghệ thuật họ tạo ra không đạt được thành tựu như những năm trước. Vì vậy, việc đề cử của bạn đọc cũng gặp không ít khó khăn, không có nhiều chọn lựa, để ban tổ chức có được danh sách đa dạng, phong phú và đạt chất lượng như mong muốn. Đây quả là điều đáng tiếc, đồng thời cũng khiến cho Ban Tổ chức và Hội đồng Nghệ thuật Giải Mai Vàng 2020 phải tính toán, cân nhắc kỹ càng, “gạn đục khơi trong” khi chọn lựa ứng viên tranh giải cho từng hạng mục. Trên tinh thần không bỏ sót nghệ sĩ, tác phẩm xứng đáng nào nhưng cũng tuân thủ đúng thể lệ của giải và nền tảng giá trị của Giải Mai Vàng đã tạo lập những năm qua, Ban Tổ chức và các thành viên Hội đồng Nghệ thuật đã làm việc hết sức trách nhiệm, trên cơ sở kết quả phiếu đề cử của bạn đọc, để có được danh sách vào vòng bầu chọn với sự đồng thuận, nhất trí cao.

Rất tiếc phải bỏ 2 hạng mục

Theo thể lệ giải, vòng đề cử có 15 hạng mục để bạn đọc đề cử, Ban Tổ chức và Hội đồng Nghệ thuật căn cứ vào kết quả phiếu đề cử của bạn đọc để quyết định có bao nhiêu hạng mục đủ điều kiện tiếp tục vào vòng bầu chọn tranh giải. Dựa trên cơ sở này, Ban Tổ chức và Hội đồng Nghệ thuật quyết định dừng hạng mục MV (video ca nhạc) và hạng mục Ca khúc, không đưa vào bầu chọn tranh giải vì không thỏa mãn các yêu cầu về chất lượng sáng tạo đặt ra của giải: tính dân tộc và hiện đại; truyền cảm hứng mạnh mẽ đối với công chúng, dù ở hạng mục Ca khúc cũng có một, hai bài hát ăn khách: “Hoa nở không màu” và “Buồn làm chi em ơi” (Nguyễn Minh Cường). Đây cũng không phải lần đầu Giải Mai Vàng loại hạng mục Ca khúc vào vòng bầu chọn tranh giải.

Như vậy, Giải Mai Vàng 2020 chỉ còn 13 hạng mục tranh giải.

Kết quả đề cử Giải Mai Vàng 2020: Sát thực tế!

Một số gương mặt mới được đề cử tranh Giải Mai Vàng lần thứ 26-2020: Từ trái qua, từ trên xuống: Erik, Văn Phượng, Thanh Sơn, Hồng Diễm, Quỳnh Lam, Huỳnh Lập, Jack, Chillies Band. (Ảnh do nghệ sĩ cung cấp)

Ngoài việc quyết định dừng hai hạng mục nói trên, Hội đồng Nghệ thuật và Ban Tổ chức Giải Mai Vàng lần thứ 26-2020 cũng đã xem xét từng nghệ sĩ, tác phẩm, chương trình cụ thể được đề cử để quyết định chọn không quá 5 ứng viên cho từng hạng mục. Ngoài căn cứ số phiếu đề cử của bạn đọc, Hội đồng Nghệ thuật cân nhắc thêm yếu tố hoạt động năng nổ, đa dạng và trách nhiệm với cộng đồng, xã hội của từng nghệ sĩ để ưu tiên trong lựa chọn. Theo đó, có những hạng mục được chọn đủ 5 ứng viên (Nam ca sĩ, Ca sĩ hát nhạc âm hưởng dân ca, Nữ diễn viên phim, Bộ phim) nhưng có những hạng mục chỉ chọn được 4 ứng viên (Nam diễn viên sân khấu, Nữ diễn viên sân khấu, Diễn viên hài, Vở diễn sân khấu), thậm chí nhiều hạng mục chỉ chọn được 3 (Nữ ca sĩ, Nhóm/ban nhạc, Người dẫn chương trình (MC) và Chương trình truyền hình). Đây là những ứng viên mà theo Hội đồng Nghệ thuật là xứng đáng, nếu được giải.

Vòng bầu chọn Giải Mai Vàng lần thứ 26-2020 bắt đầu từ ngày 8-12-2020 đến hết ngày 6-1-2021. Lễ trao giải diễn ra vào ngày 14-1-2021.

Hội đồng Nghệ thuật Giải Mai Vàng 26-2020

– Ông Tô Đình Tuân, Tổng Biên tập – Trưởng Ban Chỉ đạo Giải Mai Vàng lần thứ 26-2020: Chủ tịch.

– Ông Bùi Thanh Liêm, Phó Tổng Biên tập – Trưởng Ban Tổ chức Giải Mai Vàng lần thứ 26-2020: Phó Chủ tịch Thường trực.

– Đạo diễn NSND Trần Minh Ngọc, thành viên Hội đồng Nghệ thuật Sở Văn hóa – Thể thao TP HCM: Phó Chủ tịch.

– Biên kịch Dương Cẩm Thúy, Chủ tịch Hội Điện ảnh TP HCM: Phó Chủ tịch.

– Nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhạc sĩ Việt Nam, thành viên Hội đồng Nghệ thuật Sở Văn hóa – Thể thao TP HCM: Thành viên.

– Đạo diễn NSƯT Ca Lê Hồng: Thành viên.

– Ca sĩ, MC Quỳnh Hoa: Thành viên.

– Nhạc sĩ, ca sĩ, nhà sản xuất âm nhạc Phương Uyên: Thành viên.

– NSƯT Quyền Linh – Ban Chấp hành Hội Điện ảnh Việt Nam: Thành viên.

Danh sách nghệ sĩ, tác phẩm vào vòng bầu chọn

(xếp theo thứ tự a, b, c chữ cái đầu)

1. Nam ca sĩ:

– Erik, ca khúc “Em không sai chúng ta sai” (Nguyễn Phúc Thiện).

– Hoài Lâm, ca khúc “Hoa nở không màu” (Nguyễn Minh Cường).

– Jack, ca khúc “Hoa hải đường” (Jack).

– Noo Phước Thịnh, ca khúc “Yêu một người sao buồn đến thế” (Nguyễn Minh Cường).

– Soobin Hoàng Sơn, ca khúc “BlackJack” (Soobin Hoàng Sơn).

2. Nữ ca sĩ:

– Hoàng Thùy Linh, ca khúc “Kẻ cắp gặp bà già” (DTAP).

– Mỹ Tâm, ca khúc “Đúng cũng thành sai” (Mỹ Tâm).

– Vũ Cát Tường, ca khúc “Hành tinh ánh sáng” (Vũ Cát Tường).

3. Ca sĩ hát nhạc âm hưởng dân ca:

– Cẩm Ly, ca khúc “Ngoại ơi con về” (Minh Vy).

– Phi Nhung, ca khúc “Ngồi buồn nhớ mẹ” (Hamlet Trương).

– Phương Anh, ca khúc “Thương lắm miền Trung ơi” (Hoài Duy).

– Phương Mỹ Chi, ca khúc “Bát nhã thuyền” (Viên Hoa).

– Tố My, ca khúc “Mắt chị” (Phạm Hồng Biển).

4. Nhóm (ban) nhạc:

– Chillies Band, ca khúc “Có em đời bỗng vui” (Chillies Band).

– DaLAB, ca khúc “Gác lại âu lo” (DaLAB).

– Ngọt Band, ca khúc “Lần cuối” (Ngọt Band).

5. Nam diễn viên sân khấu:

– Hữu Châu, vai ông Phán, vở “Cậu đồng”.

– Minh Dự, vai Châu Thủy Huệ, vở “Ngược gió”.

– Thành Lộc, vai cậu Đồng, vở “Cậu Đồng”.

– Võ Minh Lâm, vai Tiết Thiệu, vở “Khát vọng vương quyền”.

6. Nữ diễn viên sân khấu:

– Khả Như, vai Hoa, vở “Tuyết

Sài Gòn”.

– Thanh Hằng, vai bà mẹ, vở “Áo cưới trước cổng chùa”.

– Thanh Ngân, vai Ngân, vở “Tướng cướp Bạch Hải Đường”.

– Tú Sương, vai Đoàn Hồng Ngọc, vở “Đoàn Hồng Ngọc phá trận Thuần Dương”.

7. Diễn viên hài:

– Hoài Linh, vai ông sui, vở “Áo cưới trước cổng chùa”.

– Huỳnh Lập, vai người kể chuyện ma, xê-ri “Một nén nhang”.

– Lâm Vỹ Dạ, chương trình “Ơn giời cậu đây rồi”.

– Trường Giang, chương trình “7 nụ cười Xuân”.

8. Vở diễn sân khấu:

– “Áo cưới trước cổng chùa” (đạo diễn: Trần Ngọc Giàu, Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang).

– “Bàn tay của trời” (đạo diễn: Ái Như, Sân khấu Kịch Hoàng

Thái Thanh).

– “Lôi Vũ” (đạo diễn: NSND Việt Anh, Sân khấu Kịch Hồng Vân –

Phú Nhuận).

– “Mưu bà Tú” (đạo diễn: Vũ Minh, Sân khấu Kịch IDECAF).

9. Nam diễn viên phim:

– Kiều Minh Tuấn, vai Tùng Sơn, phim “Nắng 3: Lời hứa của cha”.

– Lương Thế Thành, vai An, phim “Mẹ ghẻ”.

– Nhan Phúc Vinh, vai Minh, phim “Tình yêu và tham vọng”.

– Thanh Sơn, vai thầy giáo Duy, phim “Đừng bắt em phải quên”.

10. Nữ diễn viên phim:

– Hồng Diễm, vai Khuê, phim “Hoa hồng trên ngực trái”.

– Ninh Dương Lan Ngọc, vai Miss Q, phim “Gái già lắm chiêu 3”.

– Quỳnh Lam, vai Thảo và Ngọc Bích, phim “Luật trời”.

– Thanh Hằng, vai Thiên Kim, phim “Chị chị em em”.

– Văn Phượng, vai Diệu, phim “Mẹ ghẻ”.

11. Bộ phim:

– “Đôi mắt âm dương” (đạo diễn: Nhất Trung).

– “Hoa hồng trên ngực trái” (đạo diễn: NSƯT Vũ Trường Khoa).

– “Muôn kiểu làm dâu” (đạo diễn: Cẩm Hà, Phạm Tuân).

– “Ròm” (đạo diễn: Trần Thanh Huy).

– “Tình yêu và tham vọng” (đạo diễn: Bùi Tiến Huy).

12. Người dẫn chương trình (MC):

– Đại Nghĩa, chương trình “Giọng ải giọng ai”.

– Ngô Kiến Huy, chương trình “Sàn đấu ca từ”.

– Trấn Thành, chương trình “Rap Việt”.

13. Chương trình truyền hình:

– “Ký ức vui vẻ” (VTV3).

– “Rap Việt” (HTV2).

– “Siêu trí tuệ Việt Nam” (HTV2).

Ban Tổ chức

(Nguồn: https://nld.com.vn/)

Tăng quyền, tăng trách nhiệm trong hoạt động nghệ thuật biểu diễn

0
Tăng quyền, tăng trách nhiệm trong hoạt động nghệ thuật biểu diễn

(Tác giả: Châu Xuyên)

Với nhiều điểm mới được đánh giá là tiến bộ, phù hợp với tình hình phát triển văn hóa nghệ thuật, giải trí của đất nước và thế giới, Nghị định số 144/2020/NĐ-CP quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn (NTBD) vừa được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành ngày 14-12 (thay thế Nghị định số 79/2012/NĐ-CP) và có hiệu lực từ ngày 1-2-2021.

Tạo hành lang thông thoáng

Nghị định số 144/2020/NĐ-CP (Nghị định 144) quy định về hoạt động NTBD gồm 5 chương và 31 điều với nhiều nội dung được cho là thông thoáng, “cởi trói” nhiều thủ tục hành chính, “giấy phép con”, như: Bỏ khái niệm “tác phẩm sáng tác trước năm 1975 tại các tỉnh phía Nam” (hay được gọi “ca khúc trước 1975”), trước đây nếu muốn phổ biến các tác phẩm này phải có hồ sơ xin cấp phép riêng; bỏ khái niệm “cấp phép”, thay bằng cụm từ “văn bản chấp thuận” của cơ quan quản lý nhà nước; cá nhân muốn thi người đẹp quốc tế không cần phải có danh hiệu nào từ một cuộc thi sắc đẹp trong nước, chỉ cần có thư mời của ban tổ chức và không có tiền án, tiền sự, không đang trong giai đoạn bị cấm biểu diễn… Ngoài ra, một điểm mới khác trong Nghị định 144 được dư luận rất quan tâm là không còn quy định cấm sử dụng bản ghi âm để thay cho giọng thật của người biểu diễn (hát nhép) hoặc thay cho âm thanh thật của nhạc cụ biểu diễn (đàn nhái) như ở Nghị định 79.

Tăng quyền, tăng trách nhiệm trong hoạt động nghệ thuật biểu diễn

Các nghệ sĩ Việt Hoàn, Thanh Lam, Đăng Dương, Trọng Tấn biểu diễn trong Liveshow “Đường chúng ta đi”.

Một trong những điểm thay đổi lớn trong Nghị định 144 là các cơ quan quản lý nhà nước sẽ có quyền thu hồi danh hiệu, giải thưởng của các cuộc thi, liên hoan khi phát hiện một trong các trường hợp, như: Danh hiệu, giải thưởng không đúng với nội dung đề án theo hồ sơ đề nghị cấp văn bản chấp thuận hoặc nội dung thông báo; cuộc thi vi phạm quy định cấm trong hoạt động NTBD. Việc phân cấp, phân quyền cấp phép tổ chức các hoạt động NTBD cũng chỉ rõ: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật trong khuôn khổ hợp tác quốc tế của các hội chuyên ngành về NTBD thuộc Trung ương, đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng biểu diễn nghệ thuật thuộc Trung ương; UBND cấp tỉnh, thành phố chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật được tổ chức trên địa bàn quản lý.

Nâng cao ý thức, trách nhiệm của nghệ sĩ

Trước thông tin cho rằng, nghệ sĩ có thể hát nhép thoải mái trên sân khấu, không bị cấm hay việc bỏ quy định giới hạn số lượng cuộc thi sắc đẹp dễ dẫn tới loạn danh xưng hoa hậu, người đẹp… NSND Nguyễn Quang Vinh, quyền Cục trưởng Cục NTBD (Bộ VHTTDL) cho hay: Nghị định bỏ cấm hát nhép nhưng không có nghĩa khuyến khích việc hát nhép. Ông Vinh nói: “Trên hết, mỗi nghệ sĩ biểu diễn phải có trách nhiệm với uy tín của mình và khán giả. Đặc biệt, khán giả có thể sử dụng quyền người tiêu dùng sản phẩm văn hóa để yêu cầu cơ quan quản lý xử lý với các ca sĩ hát nhép. Chấp nhận hay tẩy chay ca sĩ hát nhép là quyền của công chúng. Bởi, nghị định mới được xây dựng trên tinh thần tăng quyền và trách nhiệm của tổ chức và cá nhân nghệ sĩ khi tham gia các hoạt động NTBD, giảm những cấm đoán, tăng hậu kiểm, kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý”.

Ca sĩ Tùng Dương nêu quan điểm: “Ban soạn thảo và các cơ quan có trách nhiệm đã phải nghiên cứu rất kỹ để đưa ra những quy định mới về NTBD. Nghị định mới ban hành không cấm hát nhép nhằm mở rộng cho các nhà tổ chức khi có những chương trình nghệ thuật đòi hỏi phải sử dụng bản ghi âm trước thay cho hát trực tiếp (hát live). Nên chăng, cơ quan quản lý nhà nước cần có thêm thông tư hướng dẫn cụ thể những trường hợp nào, quy mô tổ chức nào thì có thể sử dụng bản ghi âm. Khán giả là “quan tòa” khách quan và dĩ nhiên những người không đủ tài năng, hát giả dối sẽ không bao giờ có chỗ và vị trí trong đời sống âm nhạc”.

Bà Nguyễn Thị Thúy Nga, Giám đốc Công ty Elite-đơn vị nắm giữ bản quyền các cuộc thi sắc đẹp quốc tế tại Việt Nam, cho biết: “Nghị định có nhiều quy định mới rất phù hợp với thực tế của Việt Nam và quốc tế. Việc không giới hạn số lượng cuộc thi sẽ để các công ty tổ chức phải nâng cao năng lực cạnh tranh. Đó là xu hướng tất yếu của thị trường, nếu sản phẩm tốt sẽ ngày càng phát triển, và nếu cuộc thi không có uy tín, chất lượng sẽ bị khán giả, nhãn hàng tẩy chay và tự đào thải. Việc cho địa phương cấp phép cũng là bước tiến rất cởi mở cho các công ty tổ chức biểu diễn, giúp các đơn vị tổ chức rút ngắn được thời gian xin cấp phép, chủ động hơn trong công việc”.

Theo NSND Nguyễn Quang Vinh: Trong thời gian sớm nhất, Cục NTBD sẽ tổ chức hội nghị phổ biến về Nghị định 144 tới sở VHTTDL, sở VHTT các tỉnh, thành phố, các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động NTBD triển khai thực hiện theo đúng quy định của Chính phủ. Khi Nghị định 144 chính thức có hiệu lực từ ngày 1-2-2021, toàn bộ các hoạt động biểu diễn nghệ thuật trên toàn quốc sẽ được điều chỉnh theo nội dung của nghị định. Trong quá trình triển khai, Cục NTBD sẽ thường xuyên tiếp nhận các thông tin để kịp thời có những hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện theo đúng quy định pháp luật.

(Nguồn: https://www.qdnd.vn/)

Hòa nhạc Giáng sinh tại Nhà thờ lớn: Quy tụ nhiều nghệ sỹ trẻ tài năng

0

(Tác giả: Minh Thu)

Các nghệ sỹ trong nước và quốc tế sẽ cùng biểu diễn những bản nhạc kinh điển trong buổi hòa nhạc mừng Giáng sinh tại Nhà thờ lớn ngày 22/12. Chương trình mở cửa tự do cho công chúng.

Patcharaphan Khumprakob, nghệ sỹ viola tốt nghiệp tại Áo, sẽ biểu diễn trong chương trình. (Ảnh: BTC)

Chương trình hoà nhạc Giáng sinh năm 2020, cũng là chương trình thứ 5 trong chuỗi hòa nhạc tại nhà thờ Cathedral Concert Series sẽ diễn ra từ 20h30 ngày 22/12 tại Nhà thờ lớn Hà Nội.

Chương trình do Maestoso, nhóm những nghệ sỹ tài năng của Việt Nam đã và đang học tập ở nước ngoài, tổ chức với sự phối hợp của Inspirito School of Music và Dàn nhạc Giao hưởng Quốc gia Việt Nam.

Các nghệ sỹ tham gia chương trình là những người trẻ mang khát vọng tiếp thu những tinh hoa nghệ thuật của thế giới và mong muốn được cống hiến sức lực, trí tuệ để góp phần mang đến sự phát triển của nền âm nhạc Việt Nam nói chung và cho đời sống âm nhạc cổ điển trong nước nói riêng.

Trong đó phải kể đến Lưu Đức Anh (tốt nghiệp đại học và thạc sĩ ngành piano tại Nhạc viện hoàng gia Lìege, Bỉ, và chương trình nâng cao tại Học viện âm nhạc Malmo, Thụy Điển); Hoàng Hồ Thu (huy chương Vàng piano châu Á năm 2011); Ngô Phương Vi (thần đồng piano với nhiều giải thưởng quốc tế) và nghệ sỹ cello Phan Đỗ Phúc (giải Nhất cuộc thi hòa tấu thính phòng tại Trieste, Italy, giải Nhất cuộc thi hòa tấu thính phòng Ackerman Chamber Music Competition, New York, Mỹ).

Thần đồng piano Ngô Phương Vi sẽ biểu diễn trong buổi hòa nhạc tại Nhà thờ lớn. (Ảnh: BTC)

Đặc biệt chương trình năm nay có sự góp mặt của dàn nhạc Inspirito Chamber Orchestra, gồm nghệ sỹ Trumpet Yuki Urushihara (Nhật), nghệ sỹ viola Patcharaphan Khumprakob (Thái Lan), các nghệ sỹ violin Lê Tuấn Anh, Nguyễn Thiện Minh, Nguyễn Hà Linh, Nguyễn Việt Anh, bass Vũ Cẩm Tú, chỉ huy dàn nhạc: nghệ sỹ Nguyễn Phú Sơn.

Các nghệ sỹ sẽ biểu diễn những bản nhạc phù hợp với không khí Giáng sinh và lễ hội như “Concerto Grosso Op. 6” cung Sol trưởng của Georg Friedrich Händel (1685-1759), bản “Bassoon Concerto” của Antonio Vivaldi (1678-1741) và bản “Concerto” cho piano 4 tay cung Đô thứ của Johann Sebastian Bach (1685-1750).

Chương trình diễn ra vào 20h30 ngày 22/12/2020 tại Nhà thờ lớn Hà Nội, mở cửa tự do cho công chúng./.

(Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/)

Chương trình nghệ thuật “Tình yêu Hà Nội” lần thứ XIII

0

Tác giả: Quỳnh Anh

Chương trình nghệ thuật “Tình yêu Hà Nội” lần thứ XIII đã diễn ra vào tối 14/12/2020 tại Nhà hát Lớn Hà Nội với chủ đề “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không và Nhịp điệu phố”.

Đây là chương trình nghệ thuật thường niên nhằm tôn vinh các nhạc sĩ hội viên Hội Âm nhạc Hà Nội đã nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật và giới thiệu với công chúng Thủ đô những tác phẩm âm nhạc hay về Hà Nội, về vẻ đẹp của quê hương đất nước, con người và biển đảo Việt Nam.

Các tác phẩm được lựa chọn để giới thiệu trong chương trình chính là những trang nhật ký, là những câu chuyện viết bằng âm nhạc. Qua đó phác họa nên bức chân dung toàn cảnh về con đường hoạt động nghệ thuật của các nhạc sĩ.

Chương trình “Tình yêu Hà Nội” lần thứ XIII gồm 2 phần. Phần 1 “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” với những ca khúc nổi tiếng về Hà Nội, gồm: “Bài ca Hà Nội” của nhạc sĩ Vũ Thanh; “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” và “Hà Nội những đêm không ngủ” của nhạc sĩ Phạm Tuyên,  “Hà Nội niềm tin và hi vọng” của nhạc sĩ Phan Nhân.
Phần 2 “Nhịp điệu phố” tôn vinh 3 nhạc sĩ Thủ đô đã được nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật gồm các nhạc sĩ Hoàng Dương, Đặng Hữu Phúc, Vũ Thiết với các sáng tác nổi tiếng. Tiêu biểu như: “Tiếng mưa rơi”, “Hướng về Hà Nội”, “Tiếng hát Sông Hương”… của nhạc sĩ Hoàng Dương; “Chùm hoa Việt Nam”, “Hà Nội mưa mùa đông”, “Bên dòng sông năm tháng”… của Đặng Hữu Phúc; Rừng gọi”, “Hà Nội thu”, “Nghe câu quan họ trên cao nguyên”, “Tiếng hát bên dòng sông Trà”, “Khúc tráng ca biển” – thơ Trinh Công Lộc… của Vũ Thiết.

Điểm sáng nổi bật trong đêm nhạc “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không và Nhịp điệu phố”, đó là đã mang đến một không gian âm nhạc chuyên nghiệp, tràn đầy cảm xúc thông qua những tác phẩm khí nhạc như: “Hát ru” – hòa tấu Violon và dàn nhạc, “Tiếng hát sông Hương” – hòa tấu Cello và dàn nhạc của nhạc sĩ Hoàng Dương; Độc tấu Piano “Chùm hoa Việt Nam” của nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc; “Rừng gọi” – hòa tấu Flute và Piano của nhạc sĩ Vũ Thiết.

Có thể nói, những tác phẩm âm nhạc được vang lên trong chương trình là những mảng màu âm thanh bất tận, mang đậm nét hào hùng, tinh tế, sâu lắng với cảm xúc vô tận trong trái tim người nhạc sĩ với tình yêu lớn dành cho Hà Nội và để tri ân cuộc đời và cũng để dành tặng đông đảo công chúng yêu nhạc.

Để xem đầy đủ hình ảnh về chương trình, kính mời các nhạc sĩ click vào đường link đã post trên trang facebook của Hội Âm nhạc Hà Nội, dưới đây: https://www.facebook.com/media/set/?vanity=hoiamnhac.hanoi&set=a.2842228219379013

Phát động cuộc thi “Sáng tác lời mới cho làn điệu dân ca và nhạc cổ truyền về phòng chống thiên tai”

0
Phát động cuộc thi “Sáng tác lời mới cho làn điệu dân ca và nhạc cổ truyền về phòng chống thiên tai”

Phát động cuộc thi “Sáng tác lời mới cho làn điệu dân ca và nhạc cổ truyền về phòng chống thiên tai”

(Nguồn ảnh: internet)

Trước diễn biến thiên tai ngày càng bất thường trong những năm gần đây, công tác thông tin truyền thông nâng cao nhận thức về phòng chống thiên tai đóng vai trò quan trọng, hỗ trợ công tác chỉ đạo điều hành và góp phần giảm nhẹ rủi ro do thiên tai gây ra.

Nhằm đổi mới nội dung, đa dạng hóa phương thức truyền thông cũng như động viên, khuyến khích sự sáng tạo các cán bộ làm công tác phòng chống thiên tai, các nhạc sỹ, nghệ sỹ và người dân quan tâm tới công tác phòng chống thiên tai, góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng thông qua các loại hình dân ca gần gũi với cuộc sống, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai phát động cuộc thi “Sáng tác lời mới cho làn điệu dân ca và nhạc cổ truyền về phòng chống thiên tai” trên phạm vi cả nước.

Mục đích, ý nghĩa cuộc thi:

– Nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc tìm hiểu, phản ánh thực trạng, bài học kinh nghiệm, giải pháp trong công tác phòng chống và giảm nhẹ rủi ro thiên tai.

– Góp phần đổi mới nội dung, đa dạng hóa tài liệu và phương thức truyền thông, tuyên truyền về phòng chống thiên tai thông qua loại hình văn hóa dân gian truyền thống, gần gũi với cuộc sống và diễn biến thiên tai tại các vùng miền, dễ dàng tiếp cận với nhiều nhóm đối tượng ở địa phương, đặc biệt là người dân vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

– Hình thành, xây dựng và bổ sung cơ sở dữ liệu, tài liệu tham khảo, tuyên truyền, truyền thông nâng cao nhận thức phòng, chống thiên tai để phổ biến đến cán bộ các cấp và người dân.

Thời gian tổ chức dự kiến:

– Thời gian bắt đầu phát động: tháng 12/2020.

– Thời hạn nhận tác phẩm dự thi: hết ngày 31/3/2021

Công bố và trao giải thưởng: dự kiến tháng 5/2021 (Nhân kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Phòng chống thiên tai Việt Nam và Tuần lễ Quốc gia về phòng chống thiên tai).

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Phụ lục

THỂ LỆ CUỘC THI “SÁNG TÁC LỜI MỚI CHO LÀN ĐIỆU DÂN CA VÀ NHẠC CỔ TRUYỀN VỀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI”

1. Tên cuộc thi:

Cuộc thi “Sáng tác lời mới cho làn điệu dân ca và nhạc cổ truyền về phòng chống thiên tai” do Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai phát động tổ chức hướng đến chào mừng kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Phòng chống thiên tai Việt Nam 22/5/2021.

2. Mục đích, ý nghĩa cuộc thi:

– Nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc tìm hiểu, phản ánh thực trạng, bài học kinh nghiệm, giải pháp trong công tác phòng chống và giảm nhẹ rủi ro thiên tai.

– Góp phần đổi mới nội dung, đa dạng hóa tài liệu và phương thức truyền thông, tuyên truyền về phòng chống thiên tai thông qua loại hình văn hóa dân gian truyền thống, gần gũi với cuộc sống và diễn biến thiên tai tại các vùng miền, dễ dàng tiếp cận với nhiều nhóm đối tượng ở địa phương, đặc biệt là người dân vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

– Hình thành, xây dựng và bổ sung cơ sở dữ liệu, tài liệu tham khảo, tuyên truyền, truyền thông nâng cao nhận thức phòng, chống thiên tai để phổ biến đến cán bộ các cấp và người dân.

3. Thời gian tổ chức dự kiến:

– Thời gian bắt đầu phát động: tháng 12/2020.

– Thời hạn nhận tác phẩm dự thi: hết ngày 31/3/2021

– Công bố và trao giải thưởng: dự kiến tháng 5/2021 (Nhân kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Phòng chống thiên tai Việt Nam và Tuần lễ Quốc gia về phòng chống thiên tai).

4. Phạm vi và đối tượng tham gia:

– Mọi công dân Việt Nam quan tâm tới công tác phòng chống thiên tai.

– Đặc biệt khuyến khích các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động công tác trong lĩnh vực phòng chống thiên tai và các nhạc sĩ, nghệ sĩ, nghệ nhân am hiểu về dân ca và nhạc cổ truyền tham gia sáng tác dự thi.

– Mỗi tác giả có thể gửi nhiều tác phẩm dự thi.

– Thành viên Ban tổ chức, Ban giám khảo không tham gia dự thi.

5. Nội dung, hình thức và cách thức gửi tác phẩm:

a)  Nội dung các tác phẩm dự thi:

Tác phẩm tham dự cuộc thi tập trung phản ánh các nội dung sau:

– Phản ánh tác động, hiểm họa từ các loại hình thiên tai theo vùng miền, chú trọng tuyên truyền đến các đối tượng dễ bị tổn thương như trẻ em, người cao tuổi;

– Phổ biến, tuyên truyền các kỹ năng ứng phó, kinh nghiệm, kiến thức bản địa về phòng chống thiên tai ở các địa phương;

– Phản ánh, ca ngợi, cổ vũ động viên các sáng kiến, giải pháp, cách làm hay, mô hình điển hình, gương người tốt, việc tốt trong phòng chống thiên tai;

– Phê phán các hành vi vi phạm, các hoạt động tiêu cực, hạn chế trong công tác phòng chống thiên tai.

– Biểu dương, ngợi ca tập thể, cá nhân, lực lượng làm công tác phòng chống thiên tai, lực lượng xung kích và người dân tham gia phòng chống thiên tai.

b) Hình thức tác phẩm dự thi:

– Tác phẩm dự thi là các ca khúc dựa trên làn điệu dân ca và nhạc cổ truyền về phòng chống thiên tai dựa trên thể loạc nhạc dân gian theo văn hóa 3 miền Bắc, Trung, Nam (chèo, cải lương, dân ca quan họ, hò, vè, ví, lý, bài chòi, đờn ca tài tử…).

– Tác phẩm thể hiện tính sáng tạo, lời ca gần gũi, thiết thực. Phần ca từ trong sáng, dễ hiểu, nội dung tư tưởng và chất lượng nghệ thuật tốt, phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam, dễ phổ biến, dễ hát, dễ dàn dựng.

– Tác phẩm dự thi là các ca khúc được sáng tác, viết lời mới và thu âm hoàn chỉnh cả nhạc và lời. Tác phẩm dự thi có thể do chính tác giả hoặc ca sĩ tự do thể hiện, thu âm.

– Tác phẩm dự thi không có tranh chấp bản quyền. Tác giả dự thi chịu trách nhiệm về bản quyền tác phẩm của mình theo quy định của pháp luật.

c) Cách thức gửi bài dự thi:

– Hồ sơ tác phẩm dự thi bao gồm:

+ 01 bản thu âm ca khúc hoàn thiện (định dạng file âm thanh đuôi mp3, mp4, mov,…)

+ 01 bản nhạc và lời tác phẩm (dạng file word) (ghi rõ sáng tác dựa trên ca khúc dân ca và nhạc cổ truyền nào). Đối với tác phẩm có ngôn ngữ dân tộc phải có lời dịch tiếng Việt.

+ Thông tin đăng ký dự thi đầy đủ: tên tác giả, tên tác phẩm, tên ca khúc dân ca và nhạc cổ truyền được viết lời mới, tên ca sĩ thể hiện.

– Tác giả gửi bài dự thi theo 2 cách:

+ Gửi tác phẩm online về địa chỉ Email: vuttcd.pctt@wru.vn của Ban tổ chức hoặc website cuộc thi: http://cuocthidancapctt.vn

+ Gửi tác phẩm đã ghi đĩa CD, VCD, USB và bản in lời ca khúc dự thi (gồm nhạc và lời) trên giấy qua đường bưu điện theo địa chỉ: Vụ Quản lý Thiên tai cộng đồng – Tổng cục Phòng chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Nhà A4, Số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội.

Ban tổ chức không chịu trách nhiệm về các tác phẩm tham dự không đúng thời gian quy định hoặc thất lạc, hư hỏng trong quá trình gửi tham dự do lỗi của bưu điện. Tác giả chịu trách nhiệm về tính bảo mật của tác phẩm dự thi trong quá trình gửi về cho Ban tổ chức.

6. Tổ chức thực hiện:

– Thành lập Ban tổ chức: Ban Tổ chức cuộc thi do Tổng cục Phòng chống thiên tai – Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo trung ương về Phòng chống thiên tai quyết định thành lập. Trong đó:

+ Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai – Trưởng ban;

+ Đại diện Lãnh đạo Văn Phòng thường trực Ban Chỉ đạo – Phó trưởng ban;

+ Đại diện một số đơn vị trong Tổng cục Phòng chống thiên tai;

+ Các chuyên gia, nhạc sỹ có kinh nghiệm trong lĩnh vực dân ca và nhạc cổ truyền.

– Thành lập Ban giám khảo: Ban tổ chức quyết định thành lập và quyết định số lượng thành viên.

– Thành lập Tổ thư ký giúp việc cho Ban Tổ chức.

– Cơ quan thường trực của cuộc thi là Tổng cục Phòng, chống thiên tai – Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai.

7. Cơ cấu giải và hình thức khen thưởng:

a) Cơ cấu giải:

– 01 giải Nhất; 02 giải Nhì; 03 giải Ba; 05 giải Khuyến khích.

– 01 giải Tập thể cho Tỉnh/Thành phố có nhiều tác phẩm dự thi nhất.

b) Mức giải thưởng:

– Giải Nhất: 15.000.000 đồng (Mười lăm triệu đồng).

– Giải Nhì: 10.000.000 đồng (Mười triệu đồng).

– Giải Ba: 5.000.000 đồng (Năm triệu đồng).

– Giải Khuyến khích: 3.000.000 đồng (Ba triệu đồng).

– Giải Tập thể: 5.000.000 đồng (Năm triệu đồng).

Tiền thưởng nêu trên đã bao gồm thuế thu nhập mà cá nhân và tập thể đoạt giải phải thực hiện nghĩa vụ thuế của Nhà nước. Ngoài tiền thưởng, tác giả nhận được giấy chứng nhận của Ban tổ chức cuộc thi.

8. Quy định sử dụng tác phẩm dự thi, trách nhiệm của tác giả và giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm:

a) Quy định sử dụng tác phẩm dự thi:

– Đối với các tác phẩm dự thi, Ban tổ chức có quyền sử dụng tác phẩm cho các hoạt động tuyên truyền về phòng chống thiên tai. Tác phẩm đã gửi dự thi không được hoàn trả lại dưới mọi hình thức.

– Ban tổ chức sẽ lựa chọn một số tác phẩm đoạt giải, thu âm, ghi hình, dàn dựng tiết mục biểu diễn tại lễ tổng kết trao giải và sử dụng các tác phẩm có chất lượng vào các hoạt động kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Phòng chống thiên tai Việt Nam.

– Giá trị giải thưởng sẽ được trao trực tiếp cho các tác giả đoạt giải hoặc người được tác giả ủy quyền khi kết thúc cuộc thi. Trường hợp tác giả không có điều kiện tham dự, Ban tổ chức sẽ gửi qua đường bưu điện.

b) Trách nhiệm của tác giả:

– Thực hiện đúng quy định theo thể lệ cuộc thi, việc gửi tác phẩm tham gia cuộc thi được xem như đã chấp nhận mọi nội dung quy định của thể lệ cuộc thi.

– Chịu trách nhiệm hoàn toàn về bản quyền tác giả, tác phẩm theo quy định về Luật Sở hữu trí tuệ Số: 07/VBHN-VPQH

– Chịu trách nhiệm về quyền tác giả, quyền liên quan, chi phí nhận giải và thuế thu nhập (tiền thưởng) theo quy định của pháp luật.

c) Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm:

– Các tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại về kết quả xét, tặng giải và những vi phạm quy định, trình tự, thủ tục xét, tặng giải. Đơn khiếu nại phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ và lý do khiếu nại và gửi cho cơ quan Thường trực của cuộc thi.

– Cơ quan Thường trực cuộc thi có trách nhiệm xem xét và trả lời đơn khiếu nại, báo cáo kết quả giải quyết khiếu nại lên Ban Tổ chức cuộc thi. Không xem xét đơn không có tên, địa chỉ không rõ ràng hoặc mạo danh.

– Tác phẩm tham dự cuộc thi nếu vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ và các quy định của Nhà nước có liên quan và Thể lệ này, Ban Tổ chức cuộc thi sẽ thu hồi giải thưởng, thông báo cơ quan chức năng để giải quyết theo quy định của pháp luật hiện hành./.

(Nguồn: http://tuyengiao.vn/)

CHƯƠNG TRÌNH NGHỆ THUẬT “TÌNH YÊU HÀ NỘI” – LẦN THỨ XIII

0
CHƯƠNG TRÌNH NGHỆ THUẬT “TÌNH YÊU HÀ NỘI” – LẦN THỨ XIII
HỘI ÂM NHẠC HÀ NỘI
CHƯƠNG TRÌNH NGHỆ THUẬT
“TÌNH YÊU HÀ NỘI – LẦN THỨ XIII”

Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không và Nhịp điệu phố

Thời gian: 20h00 ngày 14/12/2020
Địa điểm: Nhà hát Lớn Hà Nội

Chỉ đạo nghệ thuật: Nhạc sĩ Trương Ngọc Ninh

Tổng đạo diễn: Nhạc sĩ Hồ Trọng Tuấn

Kịch bản và lời bình: Nhạc sĩ Trương Ngọc Ninh

Chỉ huy dàn nhạc: Tetsuji Honna

Tham gia biểu diễn: Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam, NSND. Ngô Hoàng Quân, Nhóm Ngũ Lão, NSƯT. Ngô Hoàng Linh, Vũ Thắng Lợi, Phạm Thu Hà, Xuân Hảo, Minh Chuyên, Hoàng Quyên, Minh Quân, Đăng Thuật, Phúc Tiệp, Lương Nguyệt Anh, Hanoi Harmoni,  Bokyungt Lee, Thương Hà, Ly Hương, Liên Hương, nhóm Pha Lê, nhóm Thăng Long, Vũ đoàn Hà Nội trẻ.

PHẦN I.  Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không

TT Tác phẩm Tác giả Biểu diễn
1 Bài ca Hà Nội Vũ Thanh Xuân Hảo, Lương Nguyệt Anh
2 Hà Nội những đêm không ngủ Phạm Tuyên Nhóm Ngũ Lão
3 Hà Nội của tôi Tiến Minh Minh Quân
4 Hà Nội Điện Biên Phủ trên không Phạm Tuyên Nhóm Thăng Long
5 Hà Nội niềm tin và hy vọng Phan Nhân Ngũ Lão, Thăng Long, Pha Lê


PHẦN II. Nhịp điệu phố

Clip 01: Giới thiệu nhạc sĩ Hoàng Dương (HTV thực hiện)

TT Tác phẩm Tác giả Biểu diễn
* Clip 01: Giới thiệu NS Hoàng Dương
1 Hòa tấu Violon và Dàn nhạc: Hát ru Hoàng Dương NSƯT Ngô Hoàng Linh và DNGH
2 Ru lại tình sau Hoàng Dương Vũ Thắng Lợi
3 Tiếng hát anh tìm em Hoàng Dương Vũ Thắng Lợi
4 Tiếng mưa rơi Hoàng Dương Phạm Thu Hà
5 Hướng về Hà Nội Hoàng Dương Phạm Thu Hà
6 Hòa tấu Cello và Dàn nhạc: Tiếng hát Sông Hương Hoàng Dương NSND.  Ngô Hoàng Quân và DNGH
7 Lời ru Trống đồng Đặng Hữu Phúc Minh Chuyên
8 Lời ru mùa đông Đặng Hữu Phúc Ngọc Hà
9 Độc tấu piano “Chùm hoa Việt Nam”  Đặng Hữu Phúc Bokyungt Lee
* MC dẫn vào 3 bài
10 Nội mưa mùa đông Đặng Hữu Phúc Đăng Thuật
11 Bên dòng sông năm tháng Đặng Hữu Phúc Minh Chuyên
12 Trăng chiều Đặng Hữu Phúc Hoàng Quyên
13 Rừng gọi  Vũ Thiết Ly Hương trình tấu Flute và Quỳnh Trang Piano
14 Hà Nội thu

Thơ: Thái Thăng Long

Phúc Tiệp (Thương Hà đệm Piano)

 

15 Nghe câu quan họ trên Cao Nguyên

Phỏng thơ: Hữu Chỉnh

Vũ Thiết Lương Nguyệt Anh

và Vũ đoàn Hà Nội trẻ

16 Lời sóng hát

Thơ: Trịnh Công Lộc

Vũ Thiết Liên Hương
17 Tiếng hát bên bờ Sông Trà Vũ Thiết Nhóm Pha Lê
18 Khúc tráng ca biển

Thơ: Trịnh Công Lộc

Vũ Thiết Xuân Hảo

Hợp xướng Hanoi Harmoni và Vũ đoàn Hà Nội trẻ.

Nhóm Thăng Long: Mạnh Quân, Văn Tuấn, Tuấn Ngọc

Nhóm Pha Lê: Kiều Oanh, Ngọc Hà A, Ngọc Hà B

Nhóm Ngũ Lão: Dương Minh Đức, Mạnh Chung, Mạnh Tuấn, Quang Huy, Thanh Vinh

Sau đây là một số hình ảnh của các nhạc sĩ trong chương trình:

* Nhạc sĩ Hoàng Dương

* Nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc

* Nhạc sĩ Vũ Thiết