Thứ Hai, Tháng Mười 21, 2024
Trang chủ Blog Trang 77

Gặp gỡ nhạc sĩ Văn Dung

0
Gặp gỡ nhạc sĩ Văn Dung

Ngôi nhà Âm nhạc

Kịch bản, MC & BT: Nguyễn Tiến Mạnh

Khách mời: NS Văn Dung

KT: Đỗ Minh

Photo: Nguyễn Thị Minh Châu

Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ Kịch trở lại với “Những trích đoạn nhạc kịch nổi tiếng“

0
Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ Kịch trở lại với “Những trích đoạn nhạc kịch nổi tiếng“

(Tác giả: Nhã Lê)

Sau những ngày tạm ngưng vì dịch Covid-19 bùng phát trở lại, Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ Kịch TPHCM (HBSO) giới thiệu đến khán giả chương trình Những trích đoạn nhạc kịch nổi tiếng, sẽ diễn ra vào 20 giờ ngày 26-9, tại Nhà hát Thành phố.

Đêm diễn trở lại tưng bừng với màu sắc đa dạng bởi những tác phẩm aria và trích đoạn nổi tiếng nhất trong những vở nhạc kịch kinh điển thế giới.

Chương trình sẽ có sự tham gia của các nghệ sĩ hát opera xuất sắc như Phạm Khánh Ngọc, NSƯT Hồng Vy, Phạm Trang, Đào Mác, Phạm Duyên Huyền, Trần Thanh Nam, Phan Hữu Trung Kiệt, Võ Nguyễn Thành Tâm, Nguyễn Thu Hường… và dàn hợp xướng hùng hậu cùng với Dàn nhạc Giao hưởng HBSO.

Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ Kịch trở lại với “Những trích đoạn nhạc kịch nổi tiếng“

Nghệ sĩ Phạm Khánh Ngọc

Chương trình được chia làm hai phần, trong đó phần mở đầu với khúc mở màn đến từ vở nhạc kịch hài nổi tiếng The Barber of Seville (Thợ cạo thành Seville) của nhà soạn nhạc Rossini và được tiếp nối với Saper vorreste từ nhạc kịch A Masked Ball (Vũ hội Hóa trang) của Verdi. Vai diễn này luôn được hát bởi nghệ sĩ giọng nữ cao, cải trang thành nam. Trong đêm nhạc, NSƯT Hồng Vy sẽ đảm nhận biểu diễn tác phẩm này.

NSƯT Hồng Vy

Tác phẩm Als flotter Geist từ The Gipsy Baron của Johann Strauss được trình bày bởi giọng Baritone xuất sắc hiện nay, nghệ sĩ Đào Mác.

Bên cạnh đó, trích đoạn Intermezzo nổi tiếng từ vở nhạc kịch một màn Cavalleria Rusticana của nhà soạn nhạc người Ý Pietro Mascagni, sẽ được trình tấu bởi Dàn nhạc Giao hưởng HBSO.

Hai tác phẩm Possente amor từ Rigoletto của Verdi và Nessum Dorma từ Turandot của Puccini sẽ do nghệ sĩ Phạm Trang, giọng nam cao thể hiện.

Phần một kết thúc với Brindisi, một bài hát trong lúc uống rượu từ La Traviata của Verdi, với sự tham gia của tất cả nghệ sĩ.

Phần hai được bắt đầu với Romance cho violin và Dàn nhạc giọng Fa trưởng của Beethoven cùng với phần biểu diễn độc tấu của nghệ sĩ Tăng Thành Nam.

Nghệ sĩ Tăng Thành Nam

Những tác phẩm được chọn diễn trong phần hai, từ những nhà soạn nhạc lớn như Gounod, Bizet, Rossini, và Offenbach. Khán giả sẽ được thưởng thức aria Je veux vivre của nhân vật Juliet từ nhạc kịch Romeo và Juliet của Gounod với sự tham gia biểu diễn của nghệ sĩ nghệ sĩ Nguyễn Thu Hường.

Đến từ nhạc kịch Carmen của Bizet là tác phẩm Je suis Escamillo, về sự đối đầu giữa người đấu bò Escamillo và người hung Jose, với sự tham gia biểu diễn của nghệ sĩ Võ Nguyễn Thành Tâm và Trần Thanh Nam.

Một tác phẩm cũng đến từ nhạc kịch The Barber of Seville của Rossini là bản aria Un voce poco fa do nghệ sĩ Phạm Khánh Ngọc trình bày. Trong tác phẩm này, giọng nữ cao vào vai Rosina, người đã kết hôn trước đó trong Đám cưới của Figaro của Mozart, suy ngẫm về hoàn cảnh của mình.

Trích đoạn Barcarolle trong vở nhạc kịch The Tales of Hoffman (tạm dịch là Những câu chuyện của Hoffmann) của Offenbach sẽ được trình diễn bởi Hợp xướng HBSO. Barcarolle là một bài hát truyền thống được hát bởi những người chèo thuyền ở Venice.

Nghệ sĩ Trần Nhật Minh

Chương trình được dàn dựng và chỉ huy bởi nhạc trưởng Trần Nhật Minh.

(Nguồn: https://www.sggp.org.vn/)

Đêm nhạc “Áo lụa Hà Đông” với những tình khúc xao xuyến của mùa thu

0

(Tác giả: Thanh Vân)

Đêm nhạc “Áo lụa Hà Đông” sẽ diễn ra vào tối 26/9 với những tình khúc chọn lọc của các nhạc sĩ Vũ Thành An, Ngô Thuỵ Miên, Lam Phương, Anh Bằng, Phạm Đình Chương, Nhật Trường, Đức Huy.

Chương trình “Áo lụa Hà Đông” là những tình khúc vượt thời gian của các tác giả dòng nhạc trữ tình lãng mạn thời kỳ đầu của tân nhạc Việt Nam như Vũ Thành An, Ngô Thuỵ Miên, Lam Phương, Anh Bằng, Phạm Đình Chương, Nhật Trường, Đức Huy.

Các nhạc sĩ đã mang đến những cảm xúc tận cùng, của những nỗi đau giằng xé, của cả những sự ngọt ngào lãng mạn vào trong những tác phẩm của mình. Để đến bây giờ, chúng lại một lần nữa được vang lên qua giọng hát của Hồng Nhung, Tùng Dương, Hồ Trung Dũng cùng nhiều ca sĩ trẻ và nhóm Thời Gian, nhóm Phương Nam, vũ đoàn Hy vọng và ban nhạc Huyền Trung…

Đêm nhạc “Áo lụa Hà Đông” với những tình khúc xao xuyến của mùa thu

Diva Hồng Nhung.

Chương trình được NSND, Đạo diễn Trần Bình biên tập và dàn dựng, NSƯT Quỳnh Trang làm Giám đốc, chỉ đạo nghệ thuật. Ekip vừa rất thành công với đêm nhạc “Biển nhớ”… được giới chuyên môn, giới truyền thông cũng như các khán giả khen ngợi.

NSND, Đạo diễn Trần Bình chia sẻ: “Đối tượng khán giả mà chương trình hướng tới là lớp khán giả trung niên, những người đã từng trải qua nốt thăng trầm trong cuộc đời để ngộ được phần nào những tầng ý nghĩa từ các ca khúc cho tới cả vị trí, công việc của họ trong xã hội để có thể mua 1 đôi vé quay trở về không gian kỷ niệm xưa… mà không chút băn khoăn”.

Đặc biệt chương trình lần này sẽ có sự tham gia của Diva Hồng Nhung – “người phụ nữ Hà thành dịu dàng và duyên dáng, tươi vui, sôi động nhưng không kém phần kiêu sa vừa trở về từ Mỹ cùng hai con sau khi bị cách ly nhiều tháng”. Sự trở lại với âm nhạc của cô lần này trong khán phòng Nhà hát lớn Hà Nội bên cạnh nam ca sĩ Tùng Dương và Hồ Trung Dũng sẽ là sự hoà quyện về thanh âm, về không gian, thời gian và cả về những tâm tình của người phụ nữ vừa trải qua những tháng ngày cách xa Hà Nội.

Đêm nhạc “Áo lụa Hà Đông” sẽ diễn ra vào lúc 20h ngày 26/9 tại Nhà hát lớn Hà Nội./.

(Nguồn: https://vov.vn/)

MV “Việt Nam ơi – Vững tin!” với 150 nghệ sĩ, doanh nhân, bác sĩ hòa giọng có gì đặc biệt?

0
MV “Việt Nam ơi – Vững tin!” với 150 nghệ sĩ, doanh nhân, bác sĩ hòa giọng có gì đặc biệt?

(Tác giả: N.Dung – Nguyên Thảo)

150 văn nghệ sĩ, doanh nhân, bác sĩ từ ba miền Bắc, Trung, Nam hòa giọng trong ca khúc “Việt Nam ơi – Vững tin!” để cổ vũ ngành y chống dịch Covid-19.

Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng, Bộ Y tế đã phối hợp thực hiện MV “Việt Nam ơi – Vững tin” dựa trên nền ca khúc cùng tên của đạo diễn, nhạc sĩ Holy Thắng nhằm lan tỏa giá trị yêu thương, giá trị nhân văn đến cộng đồng Việt Nam và trên toàn thế giới, kêu gọi toàn dân thực hiện 5K: “Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tụ tập – Khai báo y tế” để thay đổi thói quen chung sống an toàn với dịch.

Đạo diễn – nhạc sĩ trẻ Holy Thắng – tác giả ca khúc “Hào khí Việt Nam”, “Hiển vinh Lạc Hồng”, “Việt Nam ơi, ngẩng cao đầu” chia sẻ: Ca khúc này như lời tri ân dành cho các y, bác sĩ ở tuyến đầu phòng chống dịch bệnh, đồng thời cũng là lời động viên đến toàn thể người dân, mọi người hãy luôn tin tưởng vào đường lối của Đảng, Chính phủ, đoàn kết và yêu thương để chúng ta lại một lần nữa ngăn chặn đại dịch này, nhanh chóng quay lại tái thiết cuộc sống ổn định.

Lời bài hát là lời ca tạo thành sức mạnh tinh thần, cổ vũ các cá nhân, tổ chức trong mùa dịch Covid-19, rằng một Việt Nam sáng tươi sẽ đến gần: “Các chiến sĩ nơi tuyến đầu/ Ngày đêm vẫn đang chiến đấu/ Hãy giữ vững niềm yêu thương / Việt Nam ơi – Đồng bào ơi – hãy yêu thương nhau!”.

MV “Việt Nam ơi – Vững tin!” có sự góp mặt của 150 nghệ sĩ, bác sĩ Bắc, Trung, Nam

Bên cạnh đó, chàng nhạc sĩ trẻ tài ba cũng không quên kêu gọi cộng đồng hãy nâng cao ý thức phòng chống dịch bệnh để bảo vệ bản thân và gia đình: “Hãy nhớ nhé đeo khẩu trang, rửa tay đẩy lùi dịch bệnh. Giữ khoảng cách an toàn, bảo vệ bản thân chúng ta. Và hãy ở yên chỗ của mình, để giảm nguy cơ lây nhiễm… Hãy giữ vững yêu thương nhau, Việt Nam ta sẽ vượt qua”.

Theo đó, MV “Việt Nam ơi – Vững tin” có sự tham gia của hơn 150 văn nghệ sĩ, doanh nhân, bác sĩ Bệnh viện da liễu TP HCM trong đó có nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như Nghệ sĩ nhân dân Công Lý, Nghệ sĩ ưu tú Quang Thắng, Trịnh Kim Chi, nghệ sĩ Minh Nhí, Cát Tường, Nhật Cường, MC Thanh Bạch, diễn viên Quý Bình, Đào Vân Anh, ca sĩ Cao Mỹ Kim, Minh Vương M4U… MV gửi đến người dân Việt trong và ngoài nước thông điệp rằng, chúng ta hãy yêu thương, có ý thức sẻ chia, nghiêm túc thực hiện theo lời kêu gọi của Bộ Y tế: Thay đổi thói quen để chung sống an toàn với đại dịch Covid-19.

MV “Việt Nam ơi – Vững tin!” với 150 nghệ sĩ, doanh nhân, bác sĩ hòa giọng có gì đặc biệt?

Các nghệ sĩ, ca sĩ, bác sĩ, doanh nhân tham gia MV cổ vũ ngành y

Đạo diễn – nhạc sĩ trẻ Holy Thắng – tác giả ca khúc “Hào khí Việt Nam”, “Hiển vinh Lạc Hồng”, “Việt Nam ơi, ngẩng cao đầu”… chia sẻ: Ca khúc “Việt Nam ơi – Vững tin” như lời tri ân dành cho các y, bác sĩ ở tuyến đầu phòng chống dịch bệnh, đồng thời cũng là lời động viên đến toàn thể người dân, mọi người hãy luôn tin tưởng vào đường lối của Đảng, Chính phủ, đoàn kết và yêu thương để chúng ta lại một lần nữa ngăn chặn đại dịch này, nhanh chóng quay lại tái thiết cuộc sống ổn định.

Theo đó, lời bài hát trong ca khúc “Việt Nam ơi – Vững tin” góp phần cổ vũ tinh thần cho các cá nhân, tổ chức trong mùa dịch Covid-19, để mọi người tin tưởng về một Việt Nam tươi sáng sẽ đến: “Các chiến sĩ nơi tuyến đầu, ngày đêm vẫn đang chiến đấu. Hãy giữ vững niềm yêu thương, Việt Nam ơi – Đồng bào ơi – hãy yêu thương nhau!”. Bên cạnh đó, chàng nhạc sĩ trẻ tài ba cũng không quên kêu gọi cộng đồng cùng nâng cao ý thức phòng chống dịch bệnh để bảo vệ bản thân và gia đình: “Hãy nhớ nhé đeo khẩu trang, rửa tay đẩy lùi dịch bệnh. Giữ khoảng cách an toàn, bảo vệ bản thân chúng ta. Và hãy ở yên chỗ của mình, để giảm nguy cơ lây nhiễm… Hãy giữ vững yêu thương nhau, Việt Nam ta sẽ vượt qua”.

Ông Nguyễn Đình Anh, Vụ trưởng Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng, Bộ Y tế chia sẻ: “Mong muốn của chúng tôi khi thực hiện MV này là mọi người hãy luôn chủ động, đừng chủ quan, luôn ý thức được nguy cơ lây lan, thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng ngừa. Luôn luôn ghi nhớ thực hiện 5K. Làm được như vậy, cuộc sống sẽ trở lại bình thường với chúng ta”.

(Nguồn: https://nld.com.vn/)

Quy chế Giải thưởng Hội Nhạc sĩ Việt Nam năm 2020

0

Quy chế Giải thưởng Hội Nhạc sĩ Việt Nam năm 2020

I. QUY ĐỊNH CHUNG:

– Tất cả Hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam có quyền gửi tác phẩm, công trình dự xét Giải  thưởng Âm nhạc 2021.

– Tác giả, nhóm tác giả tham dự 01 tác phẩm duy nhất thuộc một trong các chuyên ngành sau: Lý luận phê bình, Sáng tác, Biểu diễn và Đào tạo, là tác phẩm mới sáng tác và công bố trong vòng 2 năm tính đến ngày 01/8/2020, kèm theo xác nhận đóng Hội phí tính đến tháng 12 năm 2019 của Hội, Chi Hội nhạc sĩ Việt Nam nơi tác giả đó sinh hoạt.

– Tác phẩm đồng tác giả (ca khúc phổ thơ, tác phẩm khí nhạc, đĩa và sách của một nhóm tác giả), yêu cầu phải có sự ủy quyền từ phía đồng tác giả (giấy viết tay hoặc đánh máy, có chữ ký của người ủy quyền).

– Tác phẩm sáng tác gửi đến ngoài bản thảo, tổng phổ, phải gửi kèm theo bản thu âm hoặc ghi hình tác phẩm dự xét giải (có tên ca sĩ hoặc nghệ sĩ biểu diễn), theo mẫu quy định của Hội Nhạc sĩ Việt Nam.

– Tác phẩm đoạt giải sẽ được sử dụng nhằm mục đích giới thiệu, quảng bá trên Tạp chí Âm nhạc Việt Nam, Website của Hội (không trả bản quyền).

– Hội Nhạc sĩ Việt Nam không nhận và không xét các tác phẩm đang có tranh chấp, khiếu kiện về quyền tác giả hoặc đã và đang tham dự giải thưởng của các Hội đồng khác; tác phẩm của các tác giả chưa đóng hội phí đầy đủ theo điều lệ quy định của Hội Nhạc sĩ Việt Nam tính đến tháng 12 năm 2019.

II. THỂ LOẠI:

1. Chuyên ngành Sáng tác:

a) Thanh nhạc:

– Ca khúc, ca khúc thiếu nhi, romance (Khuyến khích gửi bằng đĩa hình MV, có dàn dựng với ca sĩ biểu diễn để quảng bá và giới thiệu rộng rãi).

– Hợp xướng (với dàn nhạc), hợp xướng a capella, Cantate, Oratorio.

– Kịch hát, Nhạc kịch (opera).

b) Khí nhạc:

– Các thể loại độc tấu, hòa tấu nhạc cụ phương Tây, nhạc cụ dân tộc, dàn nhạc giao hưởng, dàn nhạc dân tộc.

2. Chuyên ngành Lý luận, nghiên cứu phê bình

a) Các công trình Lý luận, nghiên cứu, phê bình Âm nhạc.

b)  Sách biên soạn, sưu tầm về âm nhạc (không nhận giáo trình biên soạn bài tập và sách sưu tầm thiếu phần dẫn luận mang tính nghiên cứu của chính tác giả).

c) Các bài báo viết về âm nhạc dưới các hình thức sau: báo viết, báo nói, báo hình, báo mạng (số lượng: 10 bài trở lên, ghi rõ ngày, tháng, nguồn gốc phát hành).

d) Giáo trình giảng dạy từ cấp Bộ trở lên (kèm theo văn bản có xác nhận công chứng).

3. Chương trình biểu diễn âm nhạc:

Đĩa hình (DVD), đĩa tiếng (CD) thu trực tiếp chương trình biểu diễn của nghệ sĩ độc tấu, nhóm hòa tấu, dàn nhạc, kèm theo program gốc.

III. THỜI GIAN NHẬN TÁC PHẨM:

– Từ  01/9  đến hết ngày 31/10/2020 (theo dấu bưu điện).

– Tác phẩm gửi về: Phòng Công tác Hội viên – Hội Nhạc sĩ Việt Nam, 51 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội hoặc Email: congtachoivien@gmail.com

(ĐT phòng CTHV: 024.39434046; ĐT Nhạc sĩ Bùi Bá Quảng: 033.6738888; ĐT đ/c Nguyễn Thị Hoàn: 0982.347099).

CHỦ TỊCH

(đã ký)

PGS. TS. Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân

(Nguồn: http://hoinhacsi.vn/)

Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật: Cổ vũ những nhân tố mới

0

(Tác giả: An Nhi)

Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật trung ương đã tổ chức phiên họp trong tháng 8/2020 triển khai công tác từ nay đến cuối năm và trao tặng thưởng của Ban Bí thư Trung ương Đảng cho 15 tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất sắc năm 2019. Tín hiệu đáng mừng là lĩnh vực quan trọng và tinh tế này đã xuất hiện những nhân tố mới, cần được cổ vũ để tạo bước chuyển tích cực cho văn học, nghệ thuật nước nhà.

Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật: Cổ vũ những nhân tố mới

Các tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật chất lượng góp phần định hướng sáng tác và thưởng thức của công chúng. Trong ảnh: Vở ballet Kiều do Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam phối hợp với Nhà hát Giao hưởng nhạc vũ kịch thành phố Hồ Chí Minh thực hiện. Ảnh: Sơn Trần

Phát hiện những “con mắt xanh” mới

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thế Kỷ, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật trung ương nhận định, thời gian gần đây, hoạt động lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật có nhiều chuyển biến so với trước, xuất hiện những “con mắt xanh” mới soi rọi vào đời sống văn học, nghệ thuật thông qua ngòi bút vừa nghiêm khắc, vừa nhân văn, mang nhiều phương pháp nghiên cứu mới, thúc đẩy hoạt động sáng tạo và thưởng thức phát triển đúng hướng. Chỉ nhìn riêng vào con số 93 tác phẩm xuất bản năm 2019 được các cơ quan, địa phương đề nghị xét tặng thưởng của Ban Bí thư Trung ương Đảng, đặc biệt là 15 tác phẩm được trao tặng thưởng trải rộng trên các lĩnh vực được xã hội quan tâm đã phần nào thấy rõ điều này.

Tác giả Vũ Hiệp được nhận định là hiện tượng trong lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật gần đây với cuốn “Nghệ thuật dưới góc độ di truyền”. Soi rọi nghệ thuật từ góc độ nhân học, tác giả 8X này đã chỉ rõ, cần “xây” nghệ thuật từ “nền móng” truyền thống mới thành công.

Tặng thưởng lần này dành cho nhiều tác giả vốn là nhà báo, đến với lý luận, phê bình từ quá trình theo dõi hoạt động văn học, nghệ thuật và do đó đã phản ánh những vấn đề “nóng bỏng”, được xã hội quan tâm.

Bên cạnh các tác giả trẻ về tuổi nghề, lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật thời gian qua vẫn có những đóng góp công phu, giá trị của các tác giả kỳ cựu, như Nghệ sĩ nhân dân Ứng Duy Thịnh với cuốn sách “Nghệ thuật múa Việt Nam – Từ một góc nhìn”, nhà phê bình Bùi Việt Thắng với cuốn sách “Thi pháp tiểu thuyết hiện đại”, tác giả Trần Quốc Dũng với cuốn sách “Văn hóa nhiếp ảnh – Một góc nhìn”… Điều này tạo sự phát triển vững vàng và khởi sắc cho công tác lý luận, phê bình.

Định hướng sáng tác, thưởng thức nghệ thuật cho công chúng

Không chỉ dừng lại ở những tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật, yêu cầu, nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước đặt ra với công tác lý luận, phê bình văn học là bám sát thực tiễn đời sống, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên lĩnh vực văn học, nghệ thuật, đồng thời với việc định hướng sáng tác và thưởng thức văn học, nghệ thuật cho công chúng.

Nhà lý luận, phê bình nhiếp ảnh Vũ Đức Tân cho rằng, trách nhiệm của người làm công tác lý luận, phê bình là tác động, định hướng để tạo ra những giá trị mới, mang tính thẩm mỹ, hướng thiện, nhân văn trong văn học, nghệ thuật. Hiện có nhiều sáng tác mới xuất hiện cần được giới lý luận, phê bình vào cuộc tìm hiểu, đánh giá bằng con mắt tinh tường, cởi mở để cổ vũ kịp thời những khát vọng văn học, nghệ thuật của người trẻ, làm giàu văn hóa nước nhà.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Quang Long cho rằng, đội ngũ lý luận, phê bình và sáng tác văn học, nghệ thuật dường như chưa “gặp nhau”. Rất nhiều liên hoan, hội diễn, hội thảo, diễn đàn văn nghệ, giới thiệu tác phẩm mới vắng bóng người làm lý luận, phê bình chuyên sâu. Vì vậy, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật trung ương cần phối hợp với các đơn vị tổ chức, tạo điều kiện cho đội ngũ lý luận, phê bình tiếp cận thực tế.

Để hoạt động lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật hiệu quả hơn trong bối cảnh dịch Covid-19 và đáp ứng yêu cầu thời đại số, theo Tiến sĩ, nhà lý luận, phê bình điện ảnh Ngô Phương Lan, cần đổi mới, chuyển hướng hoạt động lý luận, phê bình không chỉ xuất hiện trên báo chí, phát thanh, truyền hình mà còn thông qua hình thức trực tuyến, mạng internet, nhằm tiếp cận với đối tượng sáng tác và công chúng trẻ, qua đó uốn nắn, định hướng họ kịp thời.

Liên quan đến vấn đề này, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thế Kỷ cho biết, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật trung ương sẽ tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ viết lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật để phát hiện, cổ vũ, nâng cao năng lực của các nhân tố mới; đồng thời, phối hợp với các cơ quan, đơn vị tạo điều kiện cho các nhà hoạt động lý luận, phê bình tiếp cận thực tế, nắm bắt thông tin, kịp thời đấu tranh, phản biện với những vấn đề nóng bỏng, nhạy cảm trong đời sống văn học, nghệ thuật.

(Nguồn: http://hanoimoi.com.vn/)

Ra mắt MV kêu gọi bảo vệ những dòng sông

0
Ra mắt MV kêu gọi bảo vệ những dòng sông

(Tác giả: Thụy Du)

Trước thực trạng những dòng sông đang bị ô nhiễm môi trường trầm trọng, nhạc sĩ Đỗ Phương, Nghệ sĩ ưu tú Ploong Thiết cùng ê kíp đã thực hiện và cho ra mắt MV (video âm nhạc) “Khóc cho những dòng sông” kêu gọi mọi người chung tay bảo vệ.

Ra mắt MV kêu gọi bảo vệ những dòng sông

Sau nhiều tác phẩm về những vấn đề xã hội đáng quan tâm như “Cơn say và cuộc đời” – nói không với rượu bia khi tham gia giao thông, “Ước nguyện” – cổ vũ tinh thần đội ngũ y, bác sĩ và những người trên tuyến đầu chống dịch Covid 19…, lần này, nhạc sĩ Đỗ Phương, Phó Giám đốc Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam, viết tác phẩm về đề tài môi trường, bảo vệ những dòng sông đang bị ô nhiễm do rác thải.

Nhạc sĩ Đỗ Phương chia sẻ: “Từ lâu, tôi đã ấp ủ viết ca khúc về những dòng sông quê hương hiền hòa. Khi đọc những bài viết trên báo chí về các dòng sông bị “bức tử” bởi ô nhiễm môi trường, sự xót xa cùng với ký ức, hình ảnh về dòng sông quê lấp lánh phù sa đã giúp tôi viết nên ca khúc này”.

Ca khúc “Khóc cho những dòng sông” được nhạc sĩ Đỗ Phương viết trên giai điệu buồn, thể hiện sự tiếc nuối những kỷ niệm về dòng sông trong quá khứ mà mỗi người trong chúng ta đã từng “vùng vẫy con sóng kia, lấp lánh như sông xưa”.

Qua bản phối tâm huyết của nhạc sĩ Phan Cường cùng sự thể hiện nồng nàn, cháy bỏng của Nghệ sĩ ưu tú Ploong Thiết, MV “Khóc cho những dòng sông “mong muốn góp sức cảnh báo về những dòng sông đang bị ô nhiễm, xâm hại và thôi thúc cộng đồng hành động để bảo vệ các dòng sông, bảo vệ môi trường và cuộc sống xung quanh.

MV “Khóc cho những dòng sông”

(Nguồn: http://hanoimoi.com.vn/)

ÂM NHẠC PHẬT GIÁO NHẬP THẾ

0

ÂM NHẠC PHẬT GIÁO NHẬP THẾ

Chỉ đạo nội dung: Thượng Tọa THÍCH MINH HIỀN

Biên tập & MC: VÂN HÀ

Khách mời: NS NGUYỄN TIẾN MẠNH

(Nguồn: HƯƠNG SEN MẦU NHIỆM – AVG)

Tạo kho dữ liệu số cho văn học, nghệ thuật

0
Tạo kho dữ liệu số cho văn học, nghệ thuật

(Tác giả: Người lái đò)

Tạo kho dữ liệu số cho văn học, nghệ thuật

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 1296/QĐ-TTg (ngày 24-8-2020) phê duyệt chương trình “Nghiên cứu, xây dựng cơ sở dữ liệu và công bố tác phẩm văn học, nghệ thuật Việt Nam trên nền tảng Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”.

Theo đó, chương trình xây dựng hệ thống tư liệu, kho dữ liệu số và công bố các công trình, tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị của Việt Nam trên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học – công nghệ, nhằm thực hiện hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng và phát triển văn hóa, văn học, nghệ thuật.

Đây là chủ trương đúng đắn, nhận được sự ủng hộ của giới hoạt động văn học, nghệ thuật nước nhà, nhất là những đối tượng thụ hưởng như: Các cơ quan tuyên giáo; cơ quan phục vụ đối ngoại; cơ quan nghiên cứu; các hội văn học, nghệ thuật; các cơ sở giáo dục; đoàn thể; hệ thống thư viện và người nghiên cứu văn học, nghệ thuật; các tổ chức, cá nhân có nhu cầu.

Dự kiến, trong vòng 5 năm (từ 2021-2025), chương trình sẽ công bố 500 công trình, tên sách truyền thống từ thế kỷ X đến năm 1945; 100 tác phẩm sách 3D giới thiệu công trình, tác phẩm nghệ thuật có giá trị; 2.000 đầu mục dữ liệu số về công trình, tác phẩm văn học, nghệ thuật; 50 phim tài liệu, chuyên đề về tác giả, tác phẩm; tạo lập hệ thống phần mềm lưu trữ, quản lý các sản phẩm của chương trình…

Với mục tiêu và khối lượng công việc lớn như vậy, ngay từ bây giờ, các cơ quan, đơn vị thực hiện, đặc biệt là Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam và Hội đồng quản lý Quỹ hỗ trợ sáng tạo văn học, nghệ thuật Việt Nam phải chuyển động tích cực, nhanh chóng cập nhật kiến thức về khoa học – công nghệ, tận dụng lực lượng tinh nhuệ mới triển khai chương trình đạt hiệu quả, chất lượng.

(Nguồn: http://hanoimoi.com.vn/)