Chủ Nhật, Tháng Mười 20, 2024
Trang chủ Blog Trang 83

Đừng đi – Nguyễn Hằng Giang

0

 ĐỪNG ĐI

Nhạc và lời: NGUYỄN HẰNG GIANG

Ca sĩ: NGUYỄN ĐÌNH THANH TÂM

Hòa âm: BẢO DŨNG

 

 

Lịch sử Âm nhạc Việt Nam (P4): Thời phong kiến – Chèo, Xẩm

0
Lịch sử Âm nhạc Việt Nam (P4): Thời phong kiến – Chèo, Xẩm

Chèo

Vào thế kỷ 15, vua Lê Thánh Tông đã không cho phép biểu diễn chèo trong cung đình, do chịu ảnh hưởng của đạo Khổng. Chèo trở về với nông dân, kịch bản lấy từ truyện viết bằng chữ Nôm. Tới thế kỷ 18, hình thức chèo đã được phát triển mạnh ở vùng nông thôn Việt Nam và tiếp tục phát triển, đạt đến đỉnh cao vào cuối thế kỷ 19. Những vở nổi tiếng như Quan Âm Thị Kính, Lưu Bình Dương Lễ, Kim Nham, Trương Viên xuất hiện trong giai đoạn này. Đến thế kỷ 19, chèo ảnh hưởng của tuồng, khai thác một số tích truyện như Tống Trân, Phạm Tải, hoặc tích truyện Trung Quốc như Hán Sở tranh hùng. Đầu thế kỷ 20, chèo được đưa lên sân khấu thành thị trở thành chèo văn minh. Có thêm một số vở mới ra đời dựa theo các tích truyện cổ tích, truyện Nôm như Tô Thị, Nhị Độ Mai.

Xẩm

Nghệ thuật hát xẩm xuất hiện từ sớm, có thể được hình thành khoảng thế kỷ thứ 14. Những nghệ nhân trong “làng xẩm” vẫn truyền tai nhau truyền thuyết về ông tổ nghề xẩm. Tương truyền, vua Trần có 2 hoàng tử là Trần Quốc Toán và Trần Quốc Đĩnh. Do tranh giành quyền lực, hoàng tử Trần Quốc Đĩnh bị Trần Quốc Toán hãm hại, chọc mù mắt và bỏ giữa rừng sâu. Trong một lần ngủ mơ, Trần Quốc Đĩnh mơ thấy bụt dạy ông cách làm đàn từ vỏ quả khô và dây rừng. Tỉnh dậy, Trần Quốc Đĩnh mầy mò làm theo hướng dẫn và thật kỳ lạ, cây đàn vang lên những âm thanh tuyệt vời. Những người đi rừng nghe tiếng đàn đã tìm đến và đưa ông về.

Thời điểm lưu lạc ở dân gian, Trần Quốc Đĩnh đã dạy đàn cho người nghèo, người khiếm thị, giúp họ có được niềm vui và cách kiếm sống. Tiếng đồn về tài năng âm nhạc của ông lan đến tận hoàng cung. Nhà vua cho vời ông vào cung hát và cha con nhận ra nhau. Tuy đã trở lại cuộc sống cung đình, nhưng Trần Quốc Đĩnh vẫn tiếp tục dạy mọi người đàn hát kiếm sống. Sau này, hoàng tử Trần Quốc Đĩnh được suy tôn là ông tổ của nghề hát xẩm. Hàng năm, để ghi nhớ công ơn của ông, những người hành nghề hát xẩm đã lấy ngày 22/2 và 22/8 âm lịch là ngày giỗ tổ nghề hát xẩm.

(còn nữa…)

(Nguồn: https://sites.google.com/)

 

 

Tái hiện “Hồ Chí Minh – Sáng ngời ý chí Việt Nam” bằng 5 điểm cầu truyền hình

0

(Tác giả: Linh Anh – Lại Tấn)

Tối 18/5, cầu truyền hình “Hồ Chí Minh – Sáng ngời ý chí Việt Nam” đã diễn ra tại 5 điểm cầu, gồm: Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch (Hà Nội), Khu di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào (Tuyên Quang), Khu di tích Kim Liên (Nghệ An), Bến Nhà Rồng (TP Hồ Chí Minh), Công viên Văn Miếu TP Cao Lãnh (Đồng Tháp).

Đây là các địa điểm mang dấu ấn lịch sử và có mối liên hệ đặc biệt với thân thế, cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của Bác. Đặc biệt, với địa điểm Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch (Hà Nội) với tiền cảnh sân khấu là ngôi nhà làm việc của Bác, là địa điểm đầu tiên đón khán giả truyền hình trong một chương trình cầu truyền hình trực tiếp.

Đến dự chương trình đặc biệt này tại điểm cầu Hà Nội có Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ. Phía Hà Nội, có Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ, Phó Bí thư thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng, Chủ tịch HĐND Nguyễn Thị Bích Ngọc…

Dự chương trình tại điểm cầu TP Hồ Chí Minh có Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng lãnh đạo Bộ, ngành và lãnh đạo Thành ủy, UBND TP Hồ Chí Minh. Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng dẫn đầu đoàn đại biểu T.Ư dự chương trình tại điểm cầu Nghệ An. Dự chương trình tại điểm cầu Đồng Tháp có Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư Võ Văn Thưởng và các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ. Dự chương trình tại điểm cầu Tuyên Quang có Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng và nhiều đồng chí lãnh đạo khác.

Cùng dự tại các điểm cầu còn có các đồng chí Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Thành ủy, Tỉnh ủy các tỉnh, thành, lãnh đạo các ban, bộ, ngành đoàn thể T.Ư và địa phương, Nhân dân cả nước. Cầu truyền hình “Hồ Chí Minh – Sáng ngời ý chí Việt Nam” là chương trình trọng điểm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, do Ban Tuyên giáo T.Ư, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức.

Tái hiện “Hồ Chí Minh – Sáng ngời ý chí Việt Nam” bằng 5 điểm cầu truyền hình

Chương trình nghệ thuật tại 5 điểm cầu được dàn dựng rất công phu để tưởng nhớ về Bác

Qua 5 chương chính: Bao gồm 5 chương: “Người trai chí lớn”, “Đi tìm mùa Xuân độc lập”, “Một nhà thống nhất”, “Âm thanh ngày mới” và “Rạng rỡ Việt Nam”.

Chương trình đã giáo dục truyền thống, ôn lại những câu chuyện về hành trình cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ đó rút ra những bài học sâu sắc, ý nghĩa trong thời đại hôm nay và mai sau, tạo nên tinh thần phấn chấn, hồ hởi cho đông đảo đảng viên, quần chúng nhân dân trong năm 2020, năm bản lề quan trọng, tổ chức Đại hội Đảng các cấp, hướng tới Đại hội XIII của Đảng.

Liên khúc ngợi ca Chủ tịch Hồ Chí Minh do hàng trăm thiếu nhi thể hiện đã thể hiện tình cảm của người dân Việt Nam với Bác.

Ngay từ phút mở màn chương trình, những tình cảm thiết tha nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã được hàng trăm thiếu nhi tại các điểm cầu chuyển tải qua các liên khúc: Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ, Nhớ ơn Bác, Mong Bác vô Nam, Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác, Bác Hồ – Người cho em tất cả. Bóng dáng Bác kính yêu, ngọn lửa ý chí, tinh thần Hồ Chí Minh vẫn hiện diện trong từng khoảng sân, căn phòng, con đường trong Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch cho đến mọi miền đất nước.

Người xem chương trình có dịp ngược về quá khứ, tìm hiểu về gia đình, quê hương, đất nước, hiểu hơn về cội nguồn của ý chí Hồ Chí Minh, ý chí của một anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Ở đó, từ cuối thế kỷ XIX, cậu bé Nguyễn Sinh Cung sinh ra, lớn lên trong một gia đình nhà nho yêu nước trên mảnh đất Lam Hồng. Theo nhận định của các chuyên gia, yếu tố gia đình có ảnh hưởng rất lớn tới tuổi nhỏ, nhân cách, con người cậu bé Nguyễn Sinh Cung sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đất nước, nhà tan, cậu theo cha bước ra khỏi ngôi làng của mình, đi khắp đất nước, càng đi, càng nhìn thấy thực tại đau thương của đồng bào. Năm 1911, tại Bến Nhà Rồng, chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành – cái tên được người cha đặt thêm cho cậu Nguyễn Sinh Cung, với mong muốn con hữu trí, tất thành. Và đúng là chàng trai ấy đã đi vào lịch sử và viết nên lịch sử.

Cậu bước lên tàu, rời quê hương với hai bàn tay trắng và trái tim mang nặng nỗi đau mất nước, với ý chí lớn lao: Mang hòa bình, độc lập về cho Tổ quốc và mang tự do về với mọi người dân. Trên con đường “đi tìm mùa Xuân độc lập” cho đất nước, Người đối mặt với vô vàn khó khăn nơi đất khách.

Đó là Paris, London, Moscow những mùa đông đầu thế kỷ XX, người thanh niên Nguyễn Tất Thành vừa nhọc nhằn lao động kiếm sống, vừa đi tìm con đường cứu nước, vừa tích cực góp phần vào cuộc đấu tranh chung, vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội: Gia nhập Đảng Xã hội Pháp, thay mặt Hội những người An Nam yêu nước gửi tới Hội nghị Hòa bình Versailles bản Yêu sách của nhân dân An Nam, ký tên Nguyễn Ái Quốc…

Kể tiếp những câu chuyện về Người trong chương trình còn có rất nhiều  tiết mục được dàn dựng công phu, xúc động, cạnh các phóng sự, phim tư liệu quý giá. Cũng trong chương trình, đã có rất nhiều nhiều cuộc giao lưu, trò chuyện với các khách mời đặc biệt như TS. John Callow – Giám đốc Thư viện tưởng nhớ Karl Marx, Anh quốc; TS. Chu Đức Tính, nguyên Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh; Gs Vladimir Kolotov, Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh, Đại học tổng hợp quốc gia St.Peterburg, TS Nguyễn Văn Huy – con trai của cố Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Văn Huyên, các cựu chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô, Trung tướng Phạm Hồng Cư, nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam, nhà báo Alberto Salazar Gutiérrez, Phân xã Hãng thông tấn Cuba, Giáo sư Furuta Motoo, Giám đốc Đại học Việt Nhật, Nguyên Giám đốc Đại học Tokyo…

Điểm cầu Tuyên Quang với các tiết mục nghệ thuật đặc sắc nhớ về Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu

Tất cả cùng làm sáng rõ hơn ý chí sắt đá, hành trình vượt mọi khó khăn, trở lực, cam go từ  những năm tháng ra đi tìm đường cứu nước và trong cả sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của Bác Hồ kính yêu.

Cho đến hôm nay, ý chí Hồ Chí Minh, ý chí người cộng sản Việt Nam vẫn là ngọn lửa bất diệt, được cả thế giới công nhận, tôn vinh và trở thành biểu tượng cao đẹp của con người Việt Nam, của dân tộc Việt Nam, tiếp tục góp phần làm nên ngày càng nhiều “kỳ tích thời đại Hồ Chí Minh” trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.

(Nguồn: http://kinhtedothi.vn/)

Nguyễn Văn Nam – người viết giao hưởng nhiều nhất Việt Nam

0
Nguyễn Văn Nam – người viết giao hưởng nhiều nhất Việt Nam

Nguyễn Văn Nam – người viết giao hưởng nhiều nhất Việt Nam

GS.,TS., nhạc sĩ Nguyễn Văn Nam.

Sinh ra trong vùng quê nổi tiếng với nhạc tài tử, thuở nhỏ Nguyễn Văn Nam đã chuyên “hầu” các bạn nhạc của cha. Rồi khi kháng chiến chống Pháp bùng nổ, ông trở thành thành viên nhí của tổ quân nhạc Quân khu 8 (sau là Đoàn Văn công Mặt trận Đồng Tháp).

Chính ở đây Nguyễn Văn Nam đã được trang bị những kiến thức căn bản về âm nhạc dưới sự kèm cặp của các nhạc sĩ nổi tiếng thời ấy là Huê Nhu, Nguyễn Hữu Trí, Phan Vân và đặc biệt là Hoàng Việt, người anh kết nghĩa có ảnh hưởng lớn trong quyết định suốt đời theo nghiệp âm nhạc của ông. Năm 1959, Nguyễn Văn Nam thi đậu vào khoa sáng tác Trường Âm nhạc VN. Ông tâm sự: “Có lẽ âm nhạc tài tử từ cha ông và những ngón đàn, tiếng đàn được nghe từ thuở nhỏ đã thấm vào hồn nên trong tôi luôn vẳng ra tiếng đàn mà không có tiếng hát”. Và với các tác phẩm Biển đêm dành cho cello và piano (1962), Rủ nhau đi gánh lúa vàng dành cho piano (1963), Trỗi dậy dành cho violon và piano (1964), tên tuổi nhạc sĩ đã được nhiều người biết đến.

Năm 1966, Nguyễn Văn Nam được cử đi Liên Xô cũ học sáng tác ở Nhạc viện Leningrad và tốt nghiệp xuất sắc năm 1973 với giao hưởng số 1 mang tên Tặng đồng bào miền Nam anh dũng. Năm 1974, ông được cử sang trường cũ để làm luận án tiến sĩ và lập gia đình với Tamara Blaeva, một cô gái người Kavkaz học chung.

Trong thời gian ở trời Tây, ông đã hoàn thành công trình Những nét cơ bản của âm nhạc truyền thống VN, nhận thêm bằng tiến sĩ về lý luận âm nhạc (1981), dạy học tại Trường âm nhạc Nantchic, cho ra đời một loạt tác phẩm kịch múa Việt Nam của tôi năm 1979; tổ khúc giao hưởng Tiếng sáo (dựa trên những bài thơ trong tập Nhật ký trong tù của Bác Hồ) tại Moscow.

Với một khối lượng tác phẩm lớn, Nguyễn Văn Nam trở thành hội viên Hội Nhạc sĩ Liên Xô (cũ) dù không mang quốc tịch Nga. Năm 1988, ông cùng vợ được cử là đại biểu của Hội Nhạc sĩ Liên Xô sang thăm VN theo lời mời của Hội Nhạc sĩ VN. Đây là chuyến về quê thăm mẹ (cha ông bị giặc Pháp giết trong chiến tranh) đầu tiên của ông kể từ năm 1954. Sau lần ấy, vợ chồng ông nung nấu quyết định về VN làm việc. Nhưng mơ ước của Tamara Blaeva đã không thành sự thật. Bà mất đột ngột vào năm 1990, để lại cho ông một đứa con gái 7 tuổi.

Năm 1991, gửi đứa con nhỏ cho bà ngoại, ông trở về VN lúc mẹ ông sắp vĩnh viễn ra đi. Người mẹ đã cấm khẩu mấy tháng, nghe tiếng gọi mẹ của con trai duy nhất bỗng bật lên: “Con đã về…”. Có lẽ tình cảm này đã được ông đưa vào bản giao hưởng số 8 Quê hương đất nước tôi, một tình cảm thương yêu da diết về mẹ. “Hỡi ai dù có đi xa. Nhớ chăng câu hát mẹ ru. Mẹ ru mẹ hát ầu ơ. Ầu ơ, ầu ơ…”.

Trong những năm sống ở quê nhà, ông đã viết nhiều tác phẩm khí nhạc và trở thành nhạc sĩ viết nhiều giao hưởng nhất Việt Nam hiện nay. Các tác phẩm tiêu biểu của ông gồm: 9 giao hưởng được biểu diễn thành công tại Việt Nam và Nga, Huyền thoại Kazka (Giao hưởng thơ – 1984), Tiếng sáo 1 (Tổ khúc giao hưởng 1986), Tiếng sáo 2 (Symphony – Cantate 2004), Hòa bình cho các dân tộc (Thanh xướng kịch – 1995), Việt Nam của tôi (Âm nhạc vũ kịch – 1979)… cùng nhiều tác phẩm thính phòng dành cho nhạc cụ độc tấu và hòa tấu. Năm 2003, giải thưởng duy nhất ở thể loại giao hưởng của Hội Nhạc sĩ VN đã dành tặng cho bản giao hưởng số 8 của ông. Nhạc sĩ được UBND TP.HCM trao tặng giải thưởng Văn học Nghệ thuật lần 4.

Viết nhiều nhưng ông cũng dành nhiều thời gian đào tạo, hướng dẫn nhiều lớp lý luận, sáng tác bậc đại học, cao học ở Nhạc viện TP HCM và Hà Nội. Ông cũng là nhạc sĩ VN đầu tiên được Mỹ đặt hàng để dàn dựng tác phẩm mới tại New York.

Ông sống cô đơn trong căn phòng không mấy gọn ghẽ và chẳng đầy đủ tiện nghi. Thế nhưng Nguyễn Văn Nam lúc nào cũng yêu đời, lúc nào cũng cười vui, nhất là khi nói về các sáng tác. Trong liên khúc Tuyết rơi hứa hẹn được mùa, ông đã chọn lời thơ “Cuộc sống chẳng thảnh thơi nhưng tôi cứ yêu đời, ngợi ca đời mãi mãi”…

(Nguồn: Tuổi Trẻ)

 

 

Chương trình Tác phẩm mới tháng 5/2020

0
Chương trình Tác phẩm mới tháng 5/2020

Vào sáng ngày 15/5/2020, tại Hội Âm nhạc Hà Nội, số 19 Hàng Buồm – Hà Nội đã diễn ra chương trình Giới thiệu Tác phẩm mới dành cho các hội viên.

Đến tham dự gồm có: NS Trương Ngọc Ninh – Chủ tịch Hội Âm nhạc Hà Nội, NS – Bá Môn – PCT Hội, NS Lân Cường – PCT thường trực, NS Cát Vận cùng các NS Hoàng Lân, Vũ Thiết, Thiếu Hoa, Tiến Mạnh… và đặc biệt là sự hiện diện của đông đảo các nhạc sĩ hội viên.

Chương trình diễn ra với nhiều thông tin và hoạt động sôi nổi và những thành quả mới của Hội như: Nâng cấp xong trang website: hoiamnhachanoi.org, xây dựng Kênh Youtube: Hội Âm nhạc Hà Nội, tiếp tục chương trình “Tình yêu Hà Nội” kết hợp với Kênh THND, bổ sung các thông tin của hội viên, lên kế hoạch cho các hoạt động âm nhạc tiếp theo…và với chương trình Tác phẩm mới lần này cũng là những mảng màu âm nhạc phong phú, sinh động.

Bên cạnh đó, để thay đổi hình thức sinh hoạt, Hội đồng nghệ thuật của Hội Âm nhạc Hà Nội đã tổ chức làm Livestream chương trình Giới thiệu Tác phẩm mới trên Facebook Hội âm nhạc Hà Nội.

Chương trình đã diễn ra thành công tốt đẹp với không khí sôi nổi và những nhận xét đóng góp chân thành về chuyên môn đã tạo nên môi trường hoạt động âm nhạc hết sức bổ ích dưới mái nhà chung của các nhạc sĩ.

 DANH SÁCH TÁC PHẨM THÁNG 5/2020

STT NỘI DUNG TÁC GIẢ BIỂU DIỄN GHI CHÚ
1 Niềm tin chiến thắng Thùy Dương Thùy Dương + tốp ca MV
2 Bài ca câu thần dược chữa  Corona Tiêu Hà Hải Lê Văn Đạt MP3
3 Xin cảm ơn Đinh Tiến Hậu Thu Hương Mp3
4 Hành khúc những bác sĩ kiên hùng Lân Hùng Minh Quang Mp3
5 Xuân nhớ Hà Nội Nguyễn Thắng Đơn ca nam MP3
6 Gửi biển Thái Hà Đức Tuyên MV
7 Giọt đàn xứ Huế Hồ Trọng Tuấn Vân Khánh MP3
8 Vì sự nghiệp trồng người Phi Thường Đơn ca Mp3
9 Sơn ca trên đảo Trường Sa Đăng Tài Tốp ca thiếu nhi Mp3
10 Gió và thủy triều Trần Nghệ Lê Anh Dũng Mp3
11 Thương nhau ta lại về Hoàng Long Đơn ca Mp3
12 Cao nguyên chiều bên em Văn Tiến Vũ Thắng Lợi MP3
13 Bắc Ninh ngày tôi về Vũ Thiết Tùng Dương Mp3
14 Kẻ tội đồ Bích Việt Bích Việt Mp3

Sau đây là một số hình ảnh của chương trình.

Chương trình Tác phẩm mới tháng 5/2020 TPM T5

Lịch sử Âm nhạc Việt Nam (P3): Thời phong kiến

0
Lịch sử Âm nhạc Việt Nam (P3): Thời phong kiến

Lịch sử Âm nhạc Việt Nam (P3): Thời phong kiến

Âm nhạc, với đặc điểm có trước sự xuất hiện của chữ viết, từ lâu luôn là phương tiện để người dân thể hiện mọi cảm xúc của mình về thế giới xung quanh, dù là tình yêu đôi lứa, lòng căm thù hay sự buồn giận, chán nản. Âm nhạc ở Việt Nam còn sớm thể hiện những tư tưởng tôn giáo, đời sống tâm linh và phong tục tập quán của dân tộc.

Vào thời phong kiến, âm nhạc Việt Nam là sự giao thoa và tiếp thu giữa các yếu tố âm nhạc lân cận ở Châu Á. Cộng thêm sự đa dạng về sinh học, nhiều dân tộc cư ngụ trên lãnh thổ cùng với những phát triển mở đất xuống phía nam đã tạo cho nền âm nhạc nước ta thời kỳ này mang nhiều sắc thái khác nhau.

Với chiến thắng Ngô Quyền năm 938 thì đất nước ta bắt đầu bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập, phục hưng văn hóa dân tộc sau hơn 1000 năm bị phương Bắc đô hộ. Trải qua các thời đại Ngô – Đinh – Tiền Lê – Lý – Trần, nền văn hóa dân tộc của ta dần được phục hồi và phát triển. Trong đó không thể không kể đến âm nhạc dân gian, vốn được nhà nước coi trọng, làn điệu dân ca thời kỳ này được trau chuốt hơn với thành phần âm phong phú, đã tạo nên tính chất trữ tình trong các diễn xướng dân gian và dân ca nghi lễ. Bên cạnh các loại hình nghệ thuật đã có từ thế hệ trước, những thể loại ca nhạc dân gian khác với đặc trưng riêng phong phú gồm:

Chèo

Xẩm

Quan họ

Ca trù (Hát ả đào)

Hát chầu văn

(còn nữa…)

(Nguồn: https://sites.google.com/)

 

Hải phòng tôi yêu – Đậu Hoài Thanh

0

Hải phòng tôi yêu – Đậu Hoài Thanh

Ca sĩ: Trọng Tấn

Chương trình nghệ thuật “Hải Phòng – Bản hùng ca 65 năm” kỷ niệm 65 năm Ngày giải phóng Hải Phòng. Đạo diễn âm nhạc: NS Mai Kiên

Lịch sử Âm nhạc Việt Nam (P2): Thời kỳ vua Hùng và Bắc thuộc

0
Lịch sử Âm nhạc Việt Nam (P2): Thời kỳ vua Hùng và Bắc thuộc

Thời kỳ vua Hùng

Âm nhạc Việt Nam bắt đầu từ nền âm nhạc dân tộc rất cổ xưa. Từ đời các Vua Hùng dựng nước và giữ nước, âm nhạc dân tộc thuộc về văn hóa đồng thau, mà trống đồng Đông Sơn (Thanh Hóa) là một hiện vật biểu trưng được biết đến cho đến tận ngày nay.

Lịch sử Âm nhạc Việt Nam (P2): Thời kỳ vua Hùng và Bắc thuộc

Trống đồng Đông Sơn tại Thanh Hóa

Thời kỳ Bắc thuộc

Đến thời bị Trung Quốc đô hộ, văn hóa đồng thau của ta dần được thay thế bằng văn hóa tri thức. Đây là thời kỳ chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của nền văn hóa Trung Hoa với các triều đại phong kiến như Hán, Tùy, Đường,… Sự xuất hiện của các loại nhạc cụ, nhạc khí mắc dây tơ như đàn tỳ bà, đàn tranh, đàn nhị; các loại kèn, sáo làm bằng tre – trúc…

Trống bồng, nhạc khí màng rung. chi vỗ của dân tộc Việt/Kinh

Đàn đoản (Đàn tứ), nhạc cụ dây gảy (cần ngắn)

Đàn tỳ bà, nhạc cụ dây gẩy của người phương Đông, qua một thời gian dài sử dụng đã được bản địa hóa với những tên gọi khác nhau theo từng vùng miền hoặc từng quốc gia

Đàn tranh (Đàn thập lục), thuộc họ dây chi gảy, là nhạc cụ truyền thống của người phương Đông

Đàn nhị, nhạc cụ thuộc bộ dây có cung vĩ

(còn nữa…)

(Nguồn: https://sites.google.com/)

 

Nhớ Nhà thơ Nguyễn Trọng Hoàn

0
Nhớ Nhà thơ Nguyễn Trọng Hoàn

(Tác giả: Bùi Anh Tú)

Nhà thơ, nhà báo, nhà giáo, TS Nguyễn Trọng Hoàn, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GDĐT, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam, đã vội vã rời xa cuộc đời. Anh ra đi khi sự nghiệp giáo dục, những công việc cùng biết bao niềm đam mê trong lĩnh vực Văn học – Nghệ thuật… đang còn dài ở phía trước.

Trong cuộc sống ai cũng có những người bạn, người đồng nghiệp gần gũi thân thiết. Với Nguyễn Trọng Hoàn và tôi còn có những kỉ niệm đặc biệt riêng tư nữa. Anh là Phó Vụ trưởng, là lãnh đạo trực tiếp chỉ đạo công việc chuyên môn Âm nhạc của tôi, tôi là cấp dưới của anh. Nhưng anh đã từng nói với tôi: Ngoài giờ làm việc Trọng Hoàn luôn coi anh Tú là một người anh, một đồng nghiệp, một nghệ sĩ (Hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam) và Trọng Hoàn cũng là một thi sĩ).

Vì thế trong những đợt hai anh em đi công tác địa phương, anh cứ gọi anh Tú và xưng em, nhiều người ngạc nhiên vì Lãnh đạo sao gọi như thế và Trọng Hoàn cười nói: Anh Tú hơn tuổi Trọng Hoàn nên xưng thế.

Là lãnh đạo nhưng anh lại là thi sĩ nên hai anh em có những quan điểm, sở thích giống nhau. Tôi đã từng nói với anh: Bùi Anh Tú chỉ đóng 2 vai diễn thôi đã khó rồi. Vai diễn thứ nhất trong công việc chuyên môn hành chính của cơ quan và thứ hai là vai diễn của một nghệ sĩ, một người sáng tác nhạc. Trọng Hoàn phải đóng 3 vai diễn ngoài 2 vai diễn như anh Tú, Hoàn còn thêm một vai diễn khó hơn nữa là vai cán bộ lãnh đạo, quản lý. Hoàn cười công nhận. Anh rất gần gũi, thân thiện với tất cả mọi người, không phân biệt trên dưới, với cơ quan cũng như các địa phương… tất cả vì công việc. Đi công tác nước ngoài hay các địa phương về anh hay tặng tôi quà như chiếc cà vạt từ nước Anh, bộ ấm chén, những chai rượu, gói chè, bao thuốc lá, điếu xì gà… và nhiều thứ nữa. Những tập thơ của anh, những tờ báo,cuốn tạp chí… có đăng bài viết của anh tặng tôi, tất cả những thứ đó vẫn hiện hữu trong nhà tôi đây.

Anh và tôi có biết bao kỉ niệm không thể kể hết được. Kỉ niệm với anh trong công việc của cơ quan, trong những chuyến đi công tác địa phương và kỉ niệm trong sự kết hợp những tác phẩm thơ, nhạc và kỉ niệm về cuộc sống riêng tư…

Tôi là người chuyển công tác về Bộ GDĐT sau anh rất nhiều năm. Anh giao cho tôi một số công việc, có những việc ngoài chuyên môn âm nhạc, lạ lẫm đối với tôi, cần phải am hiểu về tài chính, kinh tế, luật… mới làm được. Tôi đã có lần viết đơn xin phân công người khác nhưng anh không đồng ý và nói: “Anh cứ làm rồi sẽ quen dần, công việc sáng tác của anh có khi còn khó hơn nhiều anh còn làm được mà, cần gì em sẽ hướng dẫn anh Tú cụ thể“. Và tôi phải làm, lúc đầu bỡ ngỡ nên có việc làm ngô nghê, buồn cười quá. Anh đã hướng dẫn tôi làm lại và nhớ mãi, sau này anh vẫn nhắc lại việc đó và cười rất vui như một kỉ niệm. Trong công việc tại cơ quan là như thế, còn trong những đợt cùng anh đi công tác lại nhiều kỉ niệm thật khó quên. Anh và tôi đã cùng nhau rong ruổi đi khắp mọi miền của đất nước, từ biên giới đến hải đảo, từ miền núi đến đồng bằng… Nhớ lần đi công tác cùng anh tại cao nguyên Đồng Văn, Hà Giang anh và tôi đã làm việc với địa phương, đến những ngôi trường, leo lên tận đỉnh cao chân cột cờ của Tổ quốc nhìn sang biên giới Trung Quốc chụp ảnh. Hết ngày làm việc, sau khi liên hoan cùng địa phương, mọi người trong đoàn đã mệt về KS ngủ, nhưng anh lại gọi anh tiếp tục đi giao lưu cùng các thầy giáo tại địa phương nhiều cuộc nữa và sau đó về một ngôi trường có thầy hiệu trưởng biết chơi đàn ghi ta, có sẵn đàn, anh và tôi tiếp tục cùng thầy hiệu trưởng hát, đàn cả đêm. Đến 2 giờ sáng lúc đó mất điện trời tối om, anh và tôi phải lần mò trong đêm tối mới về khách sạn được.

Rồi trong các chuyến đi công tác tại Cần Thơ, Tây Nguyên, Quảng Trị, An Giang, Đồng Tháp, đảo Phú Quốc, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Phòng… và nhiều tỉnh thành khác trên cả nước nữa. Lần công tác gần đây và là những lần cuối đi cùng anh là Thanh Hóa, Đà Nẵng và Kon Tum. Anh lại gọi tôi tối đi giao lưu ca nhạc với các anh em đồng nghiệp, học trò của anh và ngồi tâm sự cùng tôi đến khuya. Mỗi đợt đi công tác cùng anh, mỗi địa phương anh và tôi đều có những kỉ niệm đẹp với nhau.

Nhớ lần ở Đà Nẵng, sau khi tổ chức Hội thảo, tối giao lưu với lớp tập huấn xong, anh lại kéo tôi đi ngồi với các văn nghệ sĩ của Đà Nẵng. Anh và tôi còn ngồi ngắm sông Hàn, ngắm cầu Thuận Phước (lúc đó chưa có cầu Rồng) suốt đêm và sau đó anh có bài thơ để tôi phổ nhạc thành bài hát “Đà Nẵng-Một tình yêu” do ca sĩ Anh Thơ thể hiện. Bài này những lần đi công tác anh và tôi được nghe nhắc đến và trong danh mục Karaoke bài hát này được sử dụng nhiều.

Anh là một người viết nhiều, viết khỏe ở nhiều lĩnh vực: Thơ, văn, báo chí, lý luận phê bình, sách giáo khoa, kịch bản văn học, kịch bản phim ảnh, truyền hình… Rất nhiều bài thơ của anh đã được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc thành công, đã được giới thiệu trên Đài THVN, Đài TNVN, Đài TH Hà Nội, các phương tiện thông tin đại chúng, in trong sách giáo khoa từ cấp Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở, những bài hát về Mẹ, về tình yêu quê hương đất nước, về nghề dạy văn như: “Em đến trường mầm non” (Ngọc Linh-Kim Anh hát), “Lớp Một của em” (Sách GK Tiếng Việt lớp 1 mới), “Vì cuộc sống đẹp tươi” (VTV, Tốp ca THCS Chu Văn An, Hà Nội), “Lặng lẽ mẹ tôi” (VTV1, ca sĩ Lê Anh Tuấn), “Đà Nẵng-Một tình yêu” (ca sĩ Anh Thơ), “Gửi tới đảo xa” (VTV1, ca sĩ Thanh Bình) , “Gửi người yêu văn” (ca sĩ Việt Hoàn), “Thanh Xuân trường em” (Tốp ca NVH Ba Đình, Hà Nội), “Bài ca Trường THPT Đồng Đăng”, Lạng Sơn (tốp ca) và một số bài thơ của em được các nhạc sĩ khác phổ như: “Gửi từ Hà Nội” (VTV1, Nhạc sĩ Khánh Vinh, ca sĩ Lê Anh Dũng), “Từ bàn tay cô” (Nhạc sĩ Bùi Anh Tôn), Hẹn hò quan họ (Nhạc sĩ Bùi Anh Tôn), “Con yêu bố” (Bùi Anh Tôn), “Chiều hoa sen” (VTV1. Nhạc sĩ Ngọc Khuê-Ca sĩ Thanh Nga), “Huế xưa trở lại” (Nhạc sĩ Hoàng Long)…

Anh là người hiền lành, ít nói về gia đình, chỉ kể về người vợ mà anh rất yêu quý, các con yêu ngoan ngoãn, học giỏi và đặc biệt là người mẹ già 80 tuổi sống một mình ở quê nhà em rất yêu thương. Chủ nhật tuần nào anh cũng thuê taxi về thăm bà, có lúc đi riêng, lúc cùng vợ con (trừ lúc phải đi công tác) hoặc có việc quan trọng ở cơ quan. Bài hát “Lặng lẽ mẹ tôi” (Nhạc: Bùi Anh Tú-Bùi Anh Tôn) là từ bài thơ “Hình dung” anh viết tặng mẹ với tất cả tình cảm yêu thương chân thành nhất.

Anh thích thuốc lá, chè, rượu, bia chủ yếu là để ngồi cho vui, đàm đạo thơ, văn, nhạc, họa… Là người đam mê, trách nhiệm với công việc nên khi bị bệnh nặng đang nằm viện, nếu có cuộc họp anh vẫn đi taxi về cơ quan khi có thể.

Anh ra đi vội vã khi còn biết bao công việc nghĩa tình chưa thực hiện được. Hai nhạc sĩ Hoàng Long-Hoàng Lân là hai nhạc sĩ em rất kính trọng và yêu quý (NS Hoàng Long đã phổ nhạc bài hát: “Huế xưa trở lại” từ bài thơ của em). Hai nhạc sĩ đã cộng tác nhiều chương trình với Bộ GDĐT, các Dự án của UNICEF do anh phụ trách, trong những lần làm việc, gần đây hai nhạc sĩ đáng kính của ngành giáo dục có nói cho đến ngày hôm nay chưa đặt chân đến Điện Biên một lần. Tôi ngỡ ngàng và kể với anh. Anh cũng rất ngạc nhiên vì không ngờ là hai nhạc sĩ lớn của ngành giáo dục đã đặt chân đi khắp mọi miền đất nước mà sao lại chưa hề đến Điện Biên, trong khi đó Trọng Hoàn và tôi đã đến không biết bao lần và anh khẳng định luôn: Trọng Hoàn sẽ tổ chức một chuyến đi mời hai nhạc sĩ lên Điện Biên tham quan du lịch và giao lưu với các trường, với thầy cô giáo và các em học sinh trên mảnh đất lịch sử này. Anh bàn với tôi là sẽ tổ chức chuyến đi với tư cách cá nhân (không đi máy bay mà thuê  ô tô riêng và nên đi vào mùa xuân để cho hai nhạc sĩ được ngắm phong cảnh núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, ngắm hoa đào, hoa ban, hoa mận…). Lịch trình sẽ đi qua Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu rồi đến Điện Biên, tiện đâu nghỉ đó. Anh còn dặn tôi lo thức ăn, nước uống, thuốc men và đồ dùng đầy đủ dùng dọc đường cho hai nhạc sĩ lão thành. Anh đã nói với hai nhạc sĩ nguyện vọng của anh, hai nhạc sĩ rất xúc động.

Anh còn nói sẽ đưa Bùi Anh Tú đi cùng anh đến đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) mà anh cho là một địa điểm lý tưởng, đẹp mà anh đã từng đến. Nhưng thật buồn sao. Bao nguyện vọng, những dự định tốt đẹp của anh và tôi đang lên kế hoạch thực hiện thì anh bất ngờ bị bệnh nặng rồi ra đi!

Ôi! Cuộc đời anh sao mà ngắn ngủi quá.

Không thể nào quên được những tháng ngày làm việc, những tình cảm và những kỉ niệm vô cùng đẹp với anh. Còn nhiều và rất nhiều nữa… nước mắt ngập tràn, không thể kể hết được. Ngồi nhớ lại những kỉ niệm, nghe những bài hát của anh và tôi đàn, hát những bài hát đó mà nghẹn lòng ko thể nghe, đàn, hát tiếp được nữa. Nhớ thương anh!

Anh đã giã từ cuộc đời vào ngày 28/4/2020.

Cầu mong anh siêu thoát và thanh thản nơi cõi Vĩnh hằng!

Bài hát “Lặng lẽ mẹ tôi”, thơ Nguyễn Trọng Hoàn, nhạc Bùi Anh Tú do VTV1 thực hiện tại làng cổ Đường Lâm, mời các quý vị và các bạn cùng nghe!

Thông tin nhạc sĩ Bùi Anh Tú:

Bùi Anh Tú

Bùi Anh Tú

Hội viên CN sáng tác

NS. ThS Bùi Anh Tú. Sinh ngày 17/6/1959. Quê quán: Thanh Tân, Kiến Xương Thái Bình.

Chỗ ở hiện nay: Số 1806, Nhà N2, CT1.2, Chung cư ngõ 183 Hoàng Văn Thái,           Phường Khương Trung, QuậnThanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại: 0903269400

 Khen thưởng:

- Kniệm chương “Vì thế hệ trẻ” vì đã có thành tích đóng góp vào sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ và xây dựng tổ chức Đoàn do Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao tặngm 2014. - Bằng khen do  đã có nhiều thành tích đóng góp tích cực vào Cuộc thi sáng tác ca khúc dành cho tuổi trẻ và Thể dục Thể thao năm 2017-2018 do  Ủy ban OLIMPIC trao tặng năm 2018.

- Bằng khen do đã có nhiều đóng góp xây dựng đơn vị, góp phần vào sự nghiệp phát triển giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trao tặng năm 2019.

Hội viên Hội Âm nhạc Hà Nội từ năm 1998

Hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam từ năm 1997

Tác phẩm, giải thưởng:

1. Giải thưởng Cuộc thi sáng tác văn nghệ “Toàn xã hội chăm sóc sự nghiệp trồng người” do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức (năm 1990) Ca khúc: Cô giáo và mùa xuân

2. Giải thưởng Cuộc thi sáng tác ca khúc với đề tài “Tuổi trẻ - Nhà trường  92” do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam tổ chức (năm 1992) Ca khúc; Dòng sông tuổi thơ (Thơ: Đỗ Thị Hương Nhu)

3. Giải thưởng cuộc thi  sáng tác ca khúc mang tên “Trẻ em hôm nay-Thế giới ngày mai” do Ủy  ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam, Unicef  Việt Nam, Hội Nhạc sĩ Việt Nam tổ chức (năm 1993). Ca khúc: Chim cúc cu (Phỏng thơ: Nghiêm Thị Hằng)

4. Giải thưởng cuộc thi sáng tác ca khúc về đề tài Người chiến sĩ biên phòng do Bộ Tư lệnh Biên phòng, Hội Nhạc sĩ Việt Nam tổ chức (năm 1999). Ca khúc: Em hát tặng anh người chiến sĩ biên phòng

5. Giải thưởng cuộc thi sáng tác ca khúc về “Thầy cô và mái trường” do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch, Hội Nhạc sĩ Việt Nam tổ chức(năm 2008) Ca khúc:  Khúc ca người giáo viên

6. Giải thưởng cuộc thi sáng tác ca khúc Bác Hồ với thiếu nhi do Hội đồng Đội Trung ương và Báo Thiếu niên Tiền phong tổ chức (năm 2015) Ca khúc:  Niềm vui ngày gặp mặt

7. Giải thưởng Hội Nhạc sĩ Việt Nam năm 2015. Ca khúc:  Thầy cô là tất cả (Phỏng thơ: Nguyễn Trọng Sửu)

8. Giải thưởng cuộc thi sáng tác ca khúc cho tuổi thơdo Báo Hoa học tròĐài Tiếng nói Việt Nam tổ chức (năm 2015)Ca khúc:  Em đến trường Mầm non (Thơ Nguyễn Trọng Hoàn)

Giới thiệu 5 tác phẩm nổi bt nhất:

1. Ca khúc Chút kỉ niệm dịu êm

2. Ca khúc Gửi tới đảo xa (Thơ: Nguyễn Trọng Hoàn)

3. Ca khúc Nghề giáo tôi yêu (Thơ Đinh Văn Nhã)

4. Ca khúc Anh hãy về quê em

5. Ca khúc  Lặng lẽ mẹ tôi (Nhạc: Bùi Anh Tú-Bùi Anh Tôn-Thơ Nguyễn Trọng Hoàn)

 6. Ca khúc Hà Nội, Hà Nội ơi!

Thông tin thêm về tác giả:

Hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Hội Âm nhạc Hà Nội chuyên ngành sáng tác.

- Tốt nghiệp Trường Quân Nhạc bộ môn kèn Clarinette (1979)

- Tốt nghiệp Khoa sư phạm Âm nhạc Trường CĐSP Nhạc - Hoạ TƯ (nay là ĐHSP Nghệ thuật TƯ (1984).

- Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Sáng tác Nhạc viện Hà Nội (1991)

- Tốt nghiệp Cao học chuyên ngành sáng tác Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam (2011).

- Đã từng công tác tại: Đoàn Quân nhạc Quân đoàn 4 (1979-1981), Giảng viên  Trường ĐHSP Nghệ thuật TƯ (1985-1993), Biên tập Âm nhạc Nhà xuất bản Âm nhạc (1993-2000), Biên tập sách Âm nhạc Nhà xuất bản Giáo dục (2000-2006), Chuyên viên Âm nhạc Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006-2019).

Đã nghỉ hưu tại HN. Hiện đang làm biên tập SGK Âm nhạc NXB Giáo dục.

https://youtu.be/M2zoD2-sRJw https://youtu.be/_l0Fy9ik_Fg https://youtu.be/6O7lkl7xiyg https://youtu.be/_QtQ_ASrkxM https://youtu.be/39T5LYK3N1U https://youtu.be/TwifofjTtEc