Thứ Bảy, Tháng Mười 12, 2024
Trang chủLý LuậnCâu chuyện âm nhạc: Nghe âm luật hiểu số mệnh con người

Câu chuyện âm nhạc: Nghe âm luật hiểu số mệnh con người

11
Số mệnh con người

Chúng ta đều biết rằng xem tướng, toán mệnh, chiêm tinh, trắc tự v.v. đều có thể tính toán và xem trước được vận mệnh một đời người, nhưng rất hiếm khi chúng ta nghe thấy câu chuyện của người có thể tiên đoán được từ âm nhạc. Câu chuyện âm nhạc dưới đây được ghi lại trong cuốn “Yến cổ lục” do Nam Trác triều Đường biên soạn.

Câu chuyện kể về Tống Duyện, cháu trai của Tể tướng Tống Cảnh (663-737), đối với âm luật học rất có thành tựu. Trong triều đại của Hoàng đế Đường ĐứcTông – Trinh Nguyên, Tống Duyện đã tiến góp hai cuốn nhạc thư vào cung đình. Đường Đức Tông sau khi đọc xong vô cùng phấn khích, hết sức cảm kích Tống Duyện. Lại biết được Tống Duyện là cháu trai của Tống Cảnh, vua liền lập tức triệu ông vào cung. Đức Tông và Tống Duyện hai người ngồi đối diện nhau, đàm luận về âm luật một cách rất cao hứng.

Âm luật là âm điệu và định luật, âm điệu nói đến tần số của âm thanh trong vật lý. Âm luật cũng được xưng là nhạc luật. “Nhạc luật toàn thư” của Chu Tải Dục của nhà Minh. (Ảnh: epochtimes)

Sau vài ngày, Đức Tông hoàng đế lại triệu kiến Tống Duyện đến Tuyên Vi viện, để các nhạc công tấu nhạc cho Tống Duyện nghe, vua cũng nói: “Nếu có chỗ nào âm luật không phù hợp, ngươi hãy cứ nói ra“.

Tống Duyện đáp: “Cho phép thần cùng các nhạc công trao đổi, liệt ra thành điều văn cho hoàng thượng nhìn“. Đức Tông sau khi nghe, phái các nhạc quan phụ trách chính việc giảng dạy trong nội cung cùng tới tham gia thảo luận. Vài ngày sau đó, một số nhạc quan vào tấu với Đức Tông, nói Tống Duyện không hiểu gì nhạc lý, tiết phách, lại còn có bệnh về mắt, vì thế không thể tin tưởng mà coi như một người có thể phê bình về âm luật.

Bích họa thời nhà Đường (Ảnh: epochtimes)

Đức Tông hoàng đế nghe xong cảm thấy kinh ngạc, bèn triệu kiến Tống Duyệt lên hỏi, Tống Duyệt trả lời: “Thần đúng là bị nhiều bệnh lâu năm, lỗ tai cũng quả thật là nghễnh ngãng, nhưng ở trên phương diện bình luận âm luật, thần vẫn có thể làm chút chuyện“.

Đức Tống hoàng đế lại đưa các nhạc công đến diễn tấu, đến khúc cuối quay ra hỏi Tống Duyện: “Lần này bọn họ diễn tấu có chỗ nào sai sót không?” Tống Duyện suy nghĩ hồi lâu mãi không nói một câu, các nhạc công nhạc quan đang ngồi rất nhiều người quay ra châm biếm ông.

Tống Duyện thấy có nhạc công chế giễu ông, bèn nét mặt giận dữ, nghiêm túc trả lời Đức Tông: “Màn diễn tấu mặc dù rất xuất sắc, nhưng trong những nhạc công ngồi đây có vài người không thích hợp để được lên diễn tấu nữa“.

Hoàng đế kinh ngạc hỏi: “Là những người nào?

Tống Duyện lập tức chỉ vào một nhạc công diễn tấu đàn tỳ bà và nói: “Người này mắc phải tội đại nghịch bất đạo, không lâu sau sẽ phải chịu sự trừng trị của luật lệ quốc gia. Vì vậy không thích hợp đứng trước mặt hoàng thượng mà trình diễn nữa.”

Sau đó ông lại chỉ vào một người thổi sáo nói: “Người này linh hồn đã xuất ra, hiện đang du đãng ở một mảnh mộ nào đó. Như vậy cũng không thể ở bên cạnh hầu hạ hoàng thượng nữa“. Đức Tông hoàng đế nghe xong rất kinh hãi, nên đã ra lệnh cho người âm thầm điều tra lai lịch của hai người này.

Không lâu sau đó, người nhạc công gảy đàn tỳ bà bị người làm cùng tố cáo rằng 6, 7 năm trước cha hắn ta treo cổ chết vì hắn. Ngay lập tức người nhạc công bị bắt giữ. Ngoài ra người thổi sáo lúc nào cũng thấy cả ngày buồn rầu không ăn cơm, qua được 10 ngày thì đột nhiên chết.

“Tiêu âm kết hạ đồ” – Cừu Anh (Ảnh: epochtimes)

Sau sự việc trên, Đức Tông hoàng đế đối với Tống Duyện càng kính trọng hơn, ban thưởng cho ông, còn thường xuyên gọi ông vào cung tâm sự. Và cũng kể từ lần ấy, mỗi lần hoàng đế ra lệnh cho Tống Duyện khảo hạch các nhạc công, họ đều mang tâm trạng lo lắng bất an, mỗi lần diễn tấu đều nín thở vì đau tim, không dám nhìn thẳng vào mặt Tống Duyện. Tống Duyện thấy tình hình ấy, sợ rằng mình phải tiếp tục tiết lộ ra nhiều mối họa, nên đã lấy cớ thân thể có bệnh mà tự thoái lui.

Theo epochtimes.com

Uyển Vân biên dịch

BÀI LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

PHỔ BIẾN

BÌNH LUẬN