Thứ Ba, Tháng Tư 30, 2024
Trang chủLý LuậnMơ ước về: Dàn nhạc Giao hưởng Hà Nội

Mơ ước về: Dàn nhạc Giao hưởng Hà Nội

14

Tác giả: Nguyễn Tiến Mạnh

Hiện nay phần lớn các nước trên thế giới đều có những dàn nhạc Giao hưởng mang tầm cỡ quốc tế, điều đặc biệt là tại Thủ đô của đa số các nước trên thế giới còn có dàn nhạc giao hưởng riêng.

Có thể kể đến: Thủ đô của nước Anh có Dàn nhạc giao hưởng London (London Symphony Orchestra); Thủ đô nước Đức có Dàn nhạc giao hưởng Berlin (Berlin Philharmonic Orchestra); Thủ đô nước Áo có Dàn nhạc giao hưởng Vienna (Vienna Philharmonic); Thủ đô nước Thái Lan có Dàn nhạc giao hưởng Bangkok (Bangkok symphony Orchestra); Thủ đô của nước Philippines có Dàn nhạc giao hưởng Manila (Manila symphony Orchestra); Thủ đô nước Nhật Bản có Dàn nhạc giao hưởng Tokyo (Tokyo symphony Orchestra); Thủ đô nước Hàn Quốc có Dàn nhạc giao hưởng Seoul (Seoul Philharmonic Orchestra)…

Ở đất nước Việt Nam đã có những dàn nhạc danh tiếng như: Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam (Vietnam National Symphony Orchestra), Dàn nhạc Giao hưởng Hà Nội của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam (Hanoi Philharmony Orchestra); Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam (Vietnam national opera and ballet – VNOB); Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ kịch thành phố Hồ Chí Minh (Ho Chi Minh City Ballet Symphony Orchestra and Opera). Thậm chí đã có nghệ sĩ nổi tiếng thế giới cộng tác với doanh nghiệp tại Việt Nam để thành lập dàn nhạc như: Dàn nhạc giao hưởng Mặt Trời (Sun Symphony Orchestra).

Thủ đô Hà Nội của đất nước Việt Nam đã trải qua hơn ngàn năm tuổi, nơi hội tụ tinh hoa văn hóa lâu đời, lắng đọng hồn thiêng sông núi, đã tạo nên khí phách, trí tuệ và tâm hồn của con người hào hoa, thanh lịch nơi đây. Với niềm tự hào đó, thủ đô Hà Nội hoàn toàn xứng đáng và rất cần thiết có một Dàn nhạc Giao hưởng – Dàn nhạc Giao hưởng Hà Nội (Ha Noi symphony Orchestra).

 Để có thêm góc nhìn khách quan, chúng ta sẽ cùng nghe ý kiến trao đổi của nhạc sĩ Trương Ngọc Ninh – chủ tịch Hội Âm nhạc Hà Nội.

– PV: Thưa nhạc sĩ Trương Ngọc Ninh, hầu hết thủ đô của các nước trên thế giới đã có dàn nhạc giao hưởng riêng, vậy thủ đô Hà Nội của chúng ta cần có dàn nhạc giao hưởng không?

+ NS Trương Ngọc Ninh: “Cùng với sự phát triển hội nhập về văn hóa văn nghệ, trong đó có âm nhạc, tôi thấy Hà Nội – thủ đô của chúng ta rất cần có một dàn nhạc giao hưởng để xứng tầm với mảnh đất truyền thống, hơn ngàn năm tuổi. Ý tưởng thành lập một dàn nhạc giao hưởng cho thành phố Hà Nội cũng là điều mà tôi ôm ấp và mong mỏi từ lâu rồi. Từ khi tôi đang làm Phó giám đốc Sở Văn hóa – Thông tin Hà Nội, năm 1998 tôi đã từng đề xuất với lãnh đạo thành phố Hà Nội đề nghị thành lập Dàn nhạc Giao hưởng cho Thủ đô nhưng không thực hiện được vì lý do kinh phí, nhân sự…Tuy nhiên theo tôi thì thời điểm hiện nay Hà Nội đã hoàn toàn có đủ điều kiện để thành lập một Dàn nhạc Gia hưởng khoảng 2 quản.

– PV: Thực tế tại địa bàn Hà Nội đã có tới 3 dàn nhạc, đó là Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam, Dàn nhạc Giao hưởng Hà Nội và Dàn nhạc Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam, vậy vì sao lại cần thêm một dàn nhạc riêng của thủ đô Hà Nội?

+ NS Trương Ngọc Ninh: Mặc dù tại địa bàn Hà Nội đã có 3 Dàn nhạc Giao hưởng, tuy nhiên với những hoạt động đặc trưng của thủ đô về văn hóa, ngoại giao và kỷ niệm những ngày lễ trọng đại của nước ta tại Hà Nội thì phải cần có dàn nhạc riêng mới có thể chủ động và đảm bảo về các hoạt động nghệ thuật âm nhạc. Vì trên thực tế hàng năm có rất nhiều sự kiện diễn ra tại Hà Nội, do vậy phải có dàn nhạc riêng của thành phố mới có thể chủ động xây dựng những chương trình nghệ thuật và phải có thời gian cho các nghệ sĩ luyện tập từ trước, chứ không thể đi thuê hoặc huy động các dàn nhạc khác được.

– PV: Nếu như thành lập Dàn nhạc Giao hưởng Hà Nội chẳng hạn, thì chắc chắn cần có địa điểm, trụ sở cho dàn nhạc và cần một đội ngũ nhân sự về quản lý và đặc biệt là các nghệ sĩ. Điều này có gặp khó khăn gì thưa nhạc sĩ?

+ NS Trương Ngọc Ninh: Về địa điểm trụ sở thì thành phố Hà Nội có thể thu xếp được, về nhân sự thì thực tế chúng ta có thể tìm nguồn từ Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam và từ các môi trường đào tạo về âm nhạc khác.

– PV: Mục đích, ý nghĩa và vai trò của Dàn nhạc Giao hưởng Hà Nội khi được thành lập?

+ NS Trương Ngọc Ninh: Thứ nhất là đảm bảo các cho các chương trình nghệ thuật về hoạt động ngoại giao về văn hóa, văn nghệ, đối ngoại, đón tiếp các bạn bè quốc tế, thứ hai là phục vụ những ngày lễ lớn của thành phố và của đất nước, thứ ba là để nâng cao về thẩm mỹ âm nhạc cho công chúng yêu nhạc tại thủ đô, cân bằng với nhạc thị trường, hướng tới âm nhạc chuyện nghiệp.

– PV: Theo tôi được biết vào những năm 1960 trước đây Hà Nội đã huy động những dàn nhạc lớn cho các sự kiện trọng đại?

+ NS Trương Ngọc Ninh: Từ những năm 1960 trong các hoạt động văn hóa nghệ thuật tại Hà Nội đã có những dàn nhạc giao hưởng tham gia. Có những chương trình còn có những hai dàn nhạc: Dàn nhạc Dàn nhạc Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam và Dàn nhạc Giao hường Việt Nam trong chương trình nghệ thuật mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng họp tại Thủ đô Hà Nội vào năm 1960. Hiện nay các đơn vị nghệ thuật đã thoái trào, không có Dàn nhạc giao hưởng. Từ các Nhà hát Ca múa nhạc, các Đoàn Văn công chỉ còn dàn nhạc thu gọn mà phần lớn là dàn nhạc nhẹ. Các đơn vị nghệ thuật hướng tới dàn nhạc nhẹ là chính. Do đó hiện nay việc lập lại dàn nhạc thính phòng, giao hưởng là điều rất cần thiết. Đặc biệt hơn nếu thủ đô Hà Nội, trái tim của đất nước Việt Nam có được một dàn nhạc giao hưởng mang tên thủ đô thì điều đó là niềm mơ ước của các nhà hoạt động âm nhạc chuyên nghiệp.

  • PV: Cảm ơn nhạc sĩ Trương Ngọc Ninh

Qua cuộc trao đổi với nhạc sĩ Trương Ngọc Ninh thì chúng ta cũng thấy là thành phố Hà Nội hoàn toàn xứng đáng và rất cần thiết thành lập một dàn nhạc giao hưởng, có thể lấy tên là Dàn nhạc Giao hường Hà Nội (Ha Noi symphony Orchestra).

Tiếp sau đây chúng ta cùng nghe ý kiến trao đổi của nhạc sĩ Lân Cường – PCT thường trực Hội Âm nhạc Hà Nội:

Tôi thấy Thủ đô các nước trên thế giới từ nước đã phát triển cho đến những nước đang phát triển nhưng đã có Dàn nhạc Giao hưởng. Hiện nay Hà Nội rất cần và hoàn xứng đáng có Dàn nhạc giao hưởng. Dàn nhạc sẽ trình diễn những tác phẩm của các nhạc sĩ viết về Hà Nội cả phần thanh nhạc và khí nhạc. Trong số hội viên của Hội Âm nhạc Hà Nội có hơn một nửa còn là hội viên của Hội NSVN, đều là những nhạc sĩ có những tác phẩm đạt giải thưởng hàng năm của Hội NSVN. Bên cạnh đó Dàn nhạc Giao hưởng Hà Nội còn có thể trình diễn những tác phẩm âm nhạc kinh điển trên thế giới. Những sự kiện lớn có thể Dàn nhạc biểu diễn không chỉ trong Nhà Hát Lớn Hà Nội mà còn biểu diễn ở ngoài trời như Quảng trường tượng đài Vua Lý Thái Tổ, Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, bên quanh hồ Gươm.

Tại Hội Âm nhạc Hà Nội đang có dàn Hợp xướng “Ha Noi Harmony”, đây là sự tiếp nối của dàn Hợp xướng học sinh, sinh viên của nhạc sĩ Bang Phác hay dàn nhạc Thăng Long của NSND Quý Dương trước đây. Do vậy nếu để duy trì hoạt động mang tính chuyên nghiệp thì rất cần có dàn nhạc giao hưởng riêng của thành phố. Nếu như Hội Âm nhạc Hà Nội được lãnh đạo thành phố Hà Nội chỉ đạo giao việc cho Hội Âm nhạc Hà Nội thực hiện thành lập dàn nhạc giao hưởng và hội tụ các nghệ sĩ chuyên nghiệp thì tôi tin Hội Âm nhạc Hà Nội cũng có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ này”.

                                                                             

BÀI LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

PHỔ BIẾN

BÌNH LUẬN