Thứ Ba, Tháng Mười 22, 2024
Trang chủ Blog Trang 65

Aria trong Opera

0

Aria trong Opera

Khách mời: Bích Thủy, Lan Anh

Biên tập, KB, MC: Nguyễn Tiến Mạnh

Photo: Tiến Mạnh

Ra mắt sách “Nhật ký trên khóa Sol” của nhạc sĩ Lân Cường

0

(Tác giả: Thiên Phương) – Biên tập: Quỳnh Anh

Cuối tuần qua, tại trụ sở 19 Hàng Buồm (Hoàn Kiếm, Hà Nội), Hội Âm nhạc Hà Nội tổ chức gặp mặt và giới thiệu cuốn sách “Nhật ký trên khóa sol” của nhạc sĩ Lân Cường. Cuốn sách chứa đựng những tác phẩm, những kỷ niệm, những tâm sự, những tình cảm của bạn bè với nhà khoa học – nhạc sĩ say mê nghiên cứu, sáng tác và chỉ huy biểu diễn.

Ra mắt sách “Nhật ký trên khóa Sol” của nhạc sĩ Lân Cường

Các thành viên gia đình chúc mừng nhạc sĩ Lân Cường trong buổi ra mắt sách “Nhật ký trên khoa sol”.

Khoa học và âm nhạc “lồng ghép” trong một con người  

Cuốn sách đã dành phần trang trọng tới 178 trang trong số 351 trang in khổ lớn để giới thiệu các tác phẩm do nhạc sĩ Lân Cường sáng tác và phối âm cho hợp xướng.

Con số 62 tác phẩm sáng tác được in cũng trùng với “tuổi nhạc” của ông – từ ca khúc đầu tiên Tiếng hát bản Mường được viết từ năm 1959 khi ông tròn 18 tuổi.

Chắc chắn, con số tác phẩm của ông chưa dừng lại và ông còn đang ấp ủ nhiều ý tưởng trong tương lai. Trong 62 năm đó, ông đã có 14 giải thưởng của Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Hội Âm nhạc Hà Nội, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Bộ Tư lệnh Hải quân, Sở Tư pháp Hà Nội, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia… trao tặng.

Nhạc sĩ – PGS Khảo cổ học, chuyên gia cổ nhân học Nguyễn Lân Cường.

Công chúng đã được biết một nhà cổ nhân học nổi tiếng Nguyễn Lân Cường với hoạt động sôi nổi trên khắp các miền của đất nước trong lĩnh vực khảo cổ học –  nhân học. Nay công chúng lại thấy “thêm” nhạc sĩ Lân Cường say mê sáng tác và chỉ huy biểu diễn với sự nồng nhiệt đam mê trong lĩnh vực âm nhạc.

Một số công trình nghiên cứu của PGS Nguyễn Lân Cường.

Ông sinh ngày 23-12-1941, là con trai thứ trong gia đình NGND Nguyễn Lân nổi tiếng. Ông là người Việt Nam (cho đến nay là) duy nhất được học và học được phương pháp “Phục chế lại mặt theo xương sọ”, vẫn quen gọi là Phương pháp Gherasimov theo tên vị GS “chủ nhân” của phương pháp này, từ thời còn nước Cộng hòa Dân chủ Đức.

PGS. Nguyễn Lân Cường và cộng sự đã tu bổ thành công những pho tượng táng nhục thân các thiền sư ở chùa Đậu (Thường Tín, Hà Nội), chùa Phật Tích và chùa Tiêu (Tiên Du, Bắc Ninh).

Một số đĩa CD giới thiệu các ca khúc của nhạc sĩ Lân Cường.

Ông “lăn xả” vào công việc, ở đâu có “di tích cổ nhân” là ở đó có Nguyễn Lân Cường. Khoản 800 hộp sọ cổ đã được ông nghiên cứu rồi tỷ mỉ ghép chắp, phục dựng. Các vấn đề giới tính, chủng tộc, nòi giống, tuổi tác, bệnh tật… được xác định rõ hơn, khoa học hơn. Phần lớn các tư liệu về cổ nhân ở Việt Nam được dẫn từ những nghiên cứu của PGS Nguyễn Lân Cường – như khẳng định của PGS Tống Trung Tín, Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam.

Các sáng tác của Nguyễn Lân Cường ghi dấu những kỷ niệm các chuyến công tác của ông và mang hơi thở nóng hổi từ cuộc đời. Ông đi điền dã, đi thám sát khai quật, đến các bản làng xa xôi và có những ca khúc “Book Hồ sống mãi với lũ làng”, “Tiếng hát trên đèo Lũng Lô”, “Con thích làm nghề gì”, “Chú bộ đội cho em cái chữ”… Ông viết hợp xướng ba chương Bài ca địa chất, tự mình dàn dựng, chỉ huy và biểu diễn trước công chúng, vì thấy ngành địa chất đồng cảm với ngành khảo cổ như hai anh em, giống nhau bởi sự vất vả và cùng vỡ òa niềm vui khi phát hiện những điều mới từ lòng đất. Ông xúc động khi gặp một em ở cơ sở cai nghiện rồi về thức trọn đêm để viết ca khúc Về đi em… Tác phẩm này đoạt hai giải thưởng của Hội Nhạc sĩ Việt Nam và Sở Tư pháp Hà Nội.

Từ năm 1998, ông đã dự cảm và viết ca khúc Việt Nam chiến thắng để 10 năm sau được kịp thời cùng lúc phát ở bốn địa điểm khi đội tuyển Việt Nam giơ cao cúp vô địch AFF năm 2008. Bài hát này được gọi thân mật là “Hâm mộ ca” của các fan bóng đá nước nhà. Trong cơn lốc đại dịch Covid-19 đang bùng phát dữ dội, ca khúc “Chiều nay nếu anh không về”, phổ nhạc thơ Vũ Tuấn, được phát trên sóng truyền hình Hà Nội ngày 12-4-2020, ca ngợi các chiến sĩ trên tuyến đầu chống dịch đã gây được nhiều xúc động trong lòng khán – thính giả. Trước cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng đang được đẩy mạnh, ông hào hứng phổ nhạc “Lời tuyên thệ” của nhà thơ Lê Cảnh Nhạc viết khi con trai tròn 20 tuổi được kết nạp Đảng.

Bước lên cung bậc mới trong tiến trình sáng tạo

Các “bạn nhạc” nhận xét: “Chất” của Lân Cường hiện ra trong âm nhạc trẻ trung, yêu đời, lạc quan hướng về phía trước. Ông còn sử dụng nhuần nhuyễn các chất liệu dân ca của nhiều dân tộc, mộc mạc và có tính giáo dục cao với các ca khúc dành cho trẻ em. Bao trùm lên các ca khúc của nhạc sĩ Lân Cường là âm hưởng của nền nhạc mới được khai phá từ các thế hệ nhạc sĩ “đàn anh” như Hoàng Vân, Đỗ Nhuận, Văn Ký, Trần Hoàn…

Đĩa CD giới thiệu “Tiếng hát bản Mường” (1959) – ca khúc đầu tiên trong sự nghiệp âm nhạc của nhạc sĩ Lân Cường.

Nhạc sĩ – nhà cổ nhân học Nguyễn Lân Cường khiêm tốn chia sẻ rằng ông nghĩ mình “chỉ là một viên đá cuội nhỏ nhoi” trong ngọn núi tác phẩm âm nhạc đồ sộ của nước nhà. Ông còn dự định hoàn thành bản giao hưởng về đề tài lịch sử “Nguyễn Trãi” trong những năm “hậu 80” của mình…

Tại buổi ra mắt cuốn sách “Nhật ký trên khóa sol”, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam, gửi tới nhạc sĩ Lân Cường lời chúc: “Trong âm nhạc có bảy nốt: đô – rê – mi – pha – sol – la – si và nốt thứ tám lại quay lại nôt đô nhưng đã cao hơn một bát độ. Tôi liên tưởng tới sự nghiệp âm nhạc của anh, từng bước, bước sau cao hơn bước trước và khi bước tới nốt thứ 8 là lúc anh đã đạt tới cung bậc mới trong tiến trình sáng tạo tuổi tám mươi của mình”. Đông đảo công chúng yêu nhạc cũng chúc ông như vậy.

(Nguồn: https://nhandan.com.vn/)

Một số hình ảnh và tư liệu của buổi ra mắt sách (do nhân vật cung cấp):

Giới thiệu về Opera

0
Giới thiệu về Opera
Khách mời: Ca sĩ Lan Anh, Bích Thủy
Biên tập, KB, MC: Nguyễn Tiến Mạnh
Photo: Tiến Mạnh

Giới thiệu đàn Contrabass

0

Giới thiệu đàn Contrabass

Khách mời: NS Quyết Thắng, Đăng Khoa

Biên tập, KB, MC: Nguyễn Tiến Mạnh

Nguồn gốc nhạc Flamenco

0

(Nhạc sĩ Nguyễn Tiến Mạnh)

Nguồn gốc nhạc Flamenco

Khách mời: Nguyệt Cầm, Hồng Phương

Biên tập, KB, MC: Nguyễn Tiến Mạnh

SoundCloud trả phí bản quyền trực tiếp cho nghệ sĩ

0

(Tác giả: Việt Khuê)

The Daily Star đưa tin ứng dụng nghe nhạc trực tuyến SoundCloud thông báo từ ngày 1-4, SoundCloud sẽ trực tiếp chuyển phí bản quyền đến những nghệ sĩ sở hữu các ca khúc mà người dùng đăng ký nghe, trở thành ứng dụng nghe nhạc trực tuyến đầu tiên thu phí của người nghe và trực tiếp chuyển số tiền này đến nghệ sĩ.

SoundCloud trả phí bản quyền trực tiếp cho nghệ sĩ

SoundCloud cho biết, hệ thống thanh toán mới – được gọi là “tiền bản quyền do người hâm mộ cung cấp” hoặc “lấy người dùng làm trung tâm” – sẽ trao quyền cho người nghe và khuyến khích sự đa dạng trong phong cách âm nhạc.

Các hãng thu âm lớn được cho đã phản đối cách thức trả phí bản quyền như trên, một phần vì hệ thống hiện tại cho phép họ thu lợi nhuận lớn chỉ nhờ vào một số ít ngôi sao nổi tiếng. Một nghiên cứu do trung tâm National de la Musique của Pháp công bố vào đầu năm nay cho thấy, 10% tổng doanh thu từ các nền tảng nghe nhạc trực tuyến là Spotify và Deezer chỉ thuộc về 10 nghệ sĩ đứng đầu.

(Nguồn: https://www.sggp.org.vn/)

Thi sáng tác ca khúc dành cho thiếu nhi

0
Thi sáng tác ca khúc dành cho thiếu nhi

(Tác giả: Ca Dao)

Trung ương Đoàn phát động cuộc thi sáng tác ca khúc dành cho thiếu nhi, chào mừng 80 năm ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh.

Thi sáng tác ca khúc dành cho thiếu nhi

Ảnh minh họa

Đối tượng dự thi là công dân Việt Nam, người nước ngoài, không phân biệt lứa tuổi. Nội dung tác phẩm tham gia dự thi: ca ngợi lòng biết ơn của thiếu nhi với Đảng, Bác Hồ; niềm tự hào với đất nước, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh, các phong trào thiếu nhi Việt Nam; ca ngợi tình yêu gia đình, thầy cô, những việc làm tốt, những ước mơ…

Cuộc thi triển khai đến ngày 15-4 (tính theo dấu bưu điện). Các ca khúc dự thi được trình bày ở thể loại đơn ca, song ca, tốp ca, phải đầy đủ phần nhạc và lời, trình bày rõ ràng bằng bản nhạc viết tay hoặc soạn thảo vi tính. Bài dự thi gửi về: sangtaccakhucthieunhi@gmail.com hoặc: Hội đồng Đội Trung ương, số 62 phố Bà Triệu, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội. Các tác phẩm chất lượng tốt sẽ được đăng tải trên ấn phẩm sách 80 ca khúc mừng sinh nhật Đội TNTP Hồ Chí Minh.

(Nguồn: https://www.sggp.org.vn/)

Ra mắt album nhạc hoà tấu Hi-end đầu tiên tại Việt Nam

0
Ra mắt album nhạc hoà tấu Hi-end đầu tiên tại Việt Nam

(Tác giả: Tiểu Tân)

Nghệ sĩ Guitar Hoàng Minh vừa cho ra mắt album nhạc hoà tấu Đêm không ngủ. Đây là dự án âm nhạc được nhà sản xuất âm nhạc và nghệ sĩ Hoàng Minh đầu tư công phu.

Ra mắt album nhạc hoà tấu Hi-end đầu tiên tại Việt Nam

Album nhạc hoà tấu “Đêm không ngủ”

Album Đêm không ngủ gồm 9 nhạc phẩm được tuyển chọn thực hiện với tiêu chí là những tác phẩm bất hủ của Việt Nam, đã được thử thách qua thời gian, gần gũi với người nghe…

Cũng là những bản nhạc đã đi vào lòng người qua nhiều thế hệ như Hạ Trắng, Mười năm tình cũ, Buồn ơi chào mi… nhưng ở album này người nghe sẽ được thưởng thức qua màu hoà âm hoàn toàn khác lạ. Các tác phẩm đã “lột xác” hoàn toàn khi được mặc một bộ áo hoà âm mới. Sẽ không có một khúc intro, đoạn giang tấu hay câu nhạc đệm nào giống với các bản nhạc cùng tên trước đây.

Nghệ sĩ Guitar Hoàng Minh

Guitarist Hoàng Minh chia sẻ: “Quá trình hoà âm và thu âm, chúng tôi đã tiết chế bản thân, nêm món vừa phải, không quá mặn, không quá ngọt, phù hợp với khẩu vị người dùng. Một vài bài có pha một chút Smooth Jazz, nhưng cũng rất nhẹ nhàng, không lạm dụng…”.

Nghệ sĩ Guitar Hoàng Minh trong một buổi trình diễn cùng ca sĩ Phương Thanh

Ngoài sự chậm rãi nhẹ nhàng vốn có của các bản nhạc được tuyển chọn trong album, người nghe còn dễ dàng nhận ra từ đầu đến cuối Guitarist Hoàng Minh và các nghệ sĩ không có bất kỳ màn múa ngón nào.

Nghệ sĩ Hoàng Minh tâm sự: “Đó là yêu cầu bắt buộc với các nghệ sĩ vì album này được sản xuất theo những đòi hỏi khắt khe của giới nghe nhạc hi-end. Một trong những đặc thù của nhạc hi-end là nhạc chơi nốt nào ra nốt đó, chậm rãi nhưng đi vào chiều sâu. Cấm ngặt những màn khoe ngón của các nghệ sĩ”.

Album Đêm không ngủ được thu bởi kỹ thuật analog và công nghệ “tế bào quang điện” (Electroluminescent Optical Methodology) để chuyển đổi âm thanh thành ánh sáng trước khi đưa vào computer để xử lý. Công nghệ thu âm này lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam, ngay cả trên thế giới cũng còn rất hiếm.

(Nguồn: https://www.sggp.org.vn/)

Nâng chất nhạc phim

0
Nâng chất nhạc phim

(Tác giả: Hải Duy)

Không còn được xem là yếu tố phụ, nhạc phim và ca khúc trong phim đang trở thành “vũ khí” truyền thông hiệu quả. Nhiều ê kíp sản xuất đầu tư lớn cho khâu này, thậm chí tiệm cận tính chuyên nghiệp ở Hollywood.

Dồn dập bản hit

Tại buổi giới thiệu phim điện ảnh Kiều, nhà sản xuất Tincom Media lần đầu ra mắt MV nhạc phim Kiều mệnh khúc với phần thể hiện của ca sĩ Bùi Lan Hương. MV được đầu tư chỉn chu về phần nhìn và nghe với chất liệu âm nhạc dân tộc khá đậm nét, hứa hẹn là bản hit khi chính thức ra mắt thời gian tới. Bùi Lan Hương hiện được xem là “nữ hoàng nhạc phim” khi đứng sau thành công của rất nhiều ca khúc đình đám.

Trước Kiều, cô cũng rất thành công với Ngày chưa giông bão (phim Người bất tử), Sự thật vỡ đôi (phim Tiệc trăng máu) và gần nhất là Đóa bạch trà trong phim Gái già lắm chiêu V.

Nói về ý tưởng thực hiện Đóa bạch trà, Bùi Lan Hương cho hay: “Đạo diễn giao tôi một chủ đề khá lạ. Bài hát nói về loài hoa cao sang – bạch trà, nhưng lại phải truyền tải được ẩn ý về cuộc đời, tình yêu và sự khát khao của người phụ nữ Lý gia. Cũng may thời gian đó đang trong khu cách ly, nên tôi lập tức tưởng tượng mình đang ở trong Bạch Trà viên cô quạnh. Tôi đã thay lời họ, nói lên tâm tư của chính mình”.

Ở mảng ca khúc nhạc phim, sẽ là thiếu sót nếu bỏ qua ca khúc Cha già đúng không trong bộ phim đang làm mưa làm gió tại các rạp chiếu Bố già.

Một điều khá thú vị, ca khúc này được chính MC, diễn viên Trấn Thành viết lại lời mới dựa trên bản gốc, sáng tác từng rất được yêu mến của Phạm Hồng Phước. Nếu bản gốc chinh phục khán giả bằng câu chuyện đậm tính cá nhân và riêng tư của tác giả, thì phiên bản mới đem lại những tâm sự mà bất cứ người con nào cũng sẽ trải qua khi bước vào tuổi trưởng thành.

Ca sĩ Ali Hoàng Dương, người thể hiện ca khúc này, nói: “Ban đầu, tôi rất lo lắng, bởi tác giả của bản nhạc đã tạo nên cái hồn và sức sống cho nó rồi. Tuy nhiên, khi được nghe những giai điệu đầu tiên của bài hát, mọi thứ từ ca từ lẫn cái tình trong bản nhạc này đều chạm mạnh đến trái tim của tôi”. Ca khúc này hiện thu hút hơn 2,5 triệu lượt xem trên YouTube.

Nâng chất nhạc phim

Dàn nhạc giao hưởng thu âm nhạc nền cho bộ phim Sám hối

Thời gian gần đây, phim Việt có xu hướng tung ra ca khúc chủ đề sớm trước khi phát hành và dùng đó làm công cụ PR, quảng bá dự án. Hầu hết các ca khúc đều được đặt hàng từ những nhạc sĩ tên tuổi.

Rap Say được đạo diễn Lý Hải cho ra mắt khá sớm, trước ngày Lật mặt: 48H khởi chiếu, rút kinh nghiệm từ “sự cố” bản quyền ca khúc Gánh mẹ của Lật mặt: Nhà có khách.

Ca khúc Trạng Tí trong Trạng Tí phiêu lưu ký, hay Nhìn vậy mà không phải vậy trong Thiên thần hộ mệnh… cũng được PR khá rầm rộ.

Đầu tư lớn cho nhạc nền

Trong khi đó, ở mảng nhạc nền, sự chịu chi lên đến hàng tỷ đồng. Cuối năm 2019, đạo diễn Victor Vũ hé lộ mời dàn nhạc giao hưởng gồm 20 nhạc công châu Âu, thu âm cho Mắt biếc tại Bulgary.

Bước sang năm 2020 và 2021, xu hướng này phổ biến hơn. Sám hối có lẽ là bộ phim chịu chi nhất khi dành kinh phí đến 3 tỷ đồng, cùng sự tham gia của dàn nhạc giao hưởng Anh quốc Macedonian Symphonic Orchestra.

Sam CS, người đảm nhận vai trò sáng tác nhạc phim Sám hối, cho biết: “Chúng tôi đã thu âm bản nhạc với dàn nhạc giao hưởng Macedonian Symphonic của Anh Quốc. Do thực hiện phần thu âm ngay trong mùa dịch, tất cả các nhạc công tham gia đều phải mang khẩu trang suốt quá trình chơi nhạc. Toàn bộ quá trình tạo ra bản nhạc này là một điều mới mẻ và kỳ diệu, khi tôi có thể khám phá những lĩnh vực mới”.

Trước đó, Truyền thuyết về Quán Tiên cũng chi hơn 1,2 tỷ đồng cho nhạc phim, với phần thể hiện của Dàn nhạc giao hưởng Mặt Trời, do nhạc sĩ Trần Mạnh Hùng viết.

“Hơn cả một bộ phim, Truyền thuyết về Quán Tiên là một bản giao hưởng cảm xúc dành tặng khán giả. Và bản giao hưởng theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng đều được thể hiện trong phần âm nhạc với 166 trang tổng phổ và 1.500 trang phân phổ của bộ phim này”, đạo diễn Đinh Tuấn Vũ hào hứng chia sẻ. Anh cho biết, hơn 1,2 tỷ đồng đầu tư cho nhạc phim là hoàn toàn xứng đáng.

Chị chị em em cũng đầu tư bản nhạc của ban nhạc giao hưởng đến từ Budapest (Hungaria) và Creative Team ở Los Angeles (Mỹ).

Gái già lắm chiêu V mời nhạc sĩ Christopher Wong và dàn nhạc giao hưởng thính phòng từ Anh đến đảm nhận phần nhạc phim. Tất cả đều cộng hưởng, góp phần đẩy cảm xúc của khán giả.

Theo nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung, việc đầu tư cho phần âm nhạc trong phim thật sự cần thiết. Theo anh, âm nhạc chiếm 30% thành công của bộ phim, nhất là vào những cảnh cao trào, xúc động hoặc gay cấn nhất. Anh cũng đưa ra nhận xét, phim Việt hay tiết kiệm phần âm nhạc, vì các nhà sản xuất thường cho rằng, phim ăn khách chỉ cần nhờ diễn viên hot và kịch bản tốt. Tuy nhiên, thời gian gần đây, sự thay đổi này ngày càng đậm nét và là điều đáng mừng.

(Nguồn: https://www.sggp.org.vn/)

Nhạc Việt vào cuộc đua mới

0
Nhạc Việt vào cuộc đua mới

(Tác giả: Tiểu Tân)

Dù ảnh hưởng bởi tình hình dịch bệnh phức tạp, thời gian qua thị trường nhạc Việt vẫn có những bước chuyển mình nhất định. Bên cạnh nhiều chương trình nghệ thuật lớn, các sản phẩm chất lượng, thị trường âm nhạc cũng chứng kiến sự xuất hiện của nhiều gương mặt mới, đậm cá tính âm nhạc.

Nhạc Việt vào cuộc đua mới

Music Home mùa ba đã trở lại số đầu tiên

Các show âm nhạc lớn trở lại

Sau hơn 1 tháng tạm hoãn, liveshow Tri âm của ca sĩ Mỹ Tâm dự kiến sẽ diễn ra vào hai ngày 25-4 (SVĐ Quân khu 7, TPHCM) và 1-5 (SVĐ Mỹ Đình, Hà Nội). Phần lớn ca khúc được trình diễn trong liveshow là những bản hit trong album Tâm 9. Ngoài những màn trình diễn của Mỹ Tâm còn có 3 khách mời đặc biệt là Hà Anh Tuấn, Phan Mạnh Quỳnh và rapper Wowy.

Ngày 15-5, liveshow 30 năm tình ca Quốc Bảo sẽ được tổ chức tại Nhà hát Hòa Bình (TPHCM). Đêm nhạc được thể hiện thành 3 phần, tượng trưng 3 giai đoạn âm nhạc của nhạc sĩ, được trình diễn bởi các ca sĩ Trần Thu Hà, Nguyên Hà, Bằng Kiều, Lê Hiếu, Trini, Tiêu Châu Như Quỳnh, Hoàng Yến Idol với 21 ca khúc. Đĩa than và CD gồm 9 bài được thể hiện qua 4 giọng ca Trần Thu Hà, Nguyên Hà, Bằng Kiều và Lê Hiếu cũng sẽ được giới thiệu đến công chúng.

Ngày 9-4, album Điều kỳ diệu của số 3 của Bảo Chấn, Quốc Bảo, Văn Tuấn Anh sẽ được phát hành. CD gồm 10 bài hát: Chia tay giấc mơ, Nhà anh trên đỉnh cheo leo, Bão lũ (Võ Hạ Trâm); Giấc mơ tuyệt vời, Về với anh, Làng Cù Lần, Chút tàn phai (Trọng Bắc); Yêu nhau dịu dàng xa nhau dịu dàng, Có lúc, Vắng (Trini). Ngoài ra, nhạc sĩ Nguyễn Minh Cường và ca sĩ Nguyên Hà sẽ thực hiện mini concert Chạy trời sao khỏi nắng tại Nhà Văn hóa Thanh niên (TPHCM) vào tối 17-4.

Nặng tình với mảnh đất miền Trung, ca sĩ Dương Triệu Vũ vừa tổ chức liveshow Uyên Uyển với mong muốn kích cầu du lịch Hội An vào ngày 24-4. Liveshow có sự góp mặt của Quang Dũng, Đàm Vĩnh Hưng, Hồ Ngọc Hà…

Nhạc trực tuyến, gương mặt mới lên ngôi

Giữa tình hình dịch Covid-19 tác động đến nhiều lĩnh vực nghệ thuật, các nghệ sĩ đã phải chủ động có những xoay chuyển phù hợp. Bên cạnh việc nhiều ca sĩ, nhạc sĩ tích cực ra mắt các sản phẩm thì một số chương trình âm nhạc trực tuyến đa dạng về nội dung, hình thức, bắt nhịp xu thế và tình hình mới vẫn được tiếp tục sản xuất. Nhạc trực tuyến vẫn là xu hướng phát triển của âm nhạc Việt Nam năm 2021.

Sau hai mùa thành công với cách thức tổ chức đưa âm nhạc chất lượng cao tới phòng khách của mỗi nhà, Music Home mùa thứ ba đã trở lại với số đầu tiên về cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vào tối 26-3 trên kênh Truyền hình FPT. Mỗi số phát sóng 90 phút là một câu chuyện âm nhạc đầy cảm xúc gồm những thước phim tư liệu, chia sẻ của khách mời liên quan đến chân dung âm nhạc. Đặc biệt nhất trong thời gian qua, khán giả vô cùng hứng thú đón xem chương trình âm nhạc diện mạo mới mang tên Xuân Hạ Thu Đông Rồi Lại Xuân với 10 tập đã lên sóng mùa 1. Đây là show âm nhạc mộc mạc, mang đến cảm xúc thăng hoa cho công chúng bằng giọng hát live ngọt ngào của dàn ca sĩ trẻ Hòa Minzy, Anh Tú, Hứa Kim Tuyền cùng các khách mời ca sĩ theo từng tập lên sóng.

Thị trường nhạc Việt đang khởi sắc với hàng loạt sản phẩm giới thiệu. Đáng chú ý là sự xuất hiện của nhiều giọng ca trẻ được đánh giá cao về chất giọng cùng sản phẩm âm nhạc chất lượng. Dù là “tân binh” nhưng khi Hoàng Duyên ra mắt MV Chàng trai sơ mi hồng, MV Sài Gòn đau lòng quá kết hợp cùng nhạc sĩ – nhà sản xuất âm nhạc Hứa Kim Tuyền đã khiến nhiều người ấn tượng với chất giọng của cô.

Hoàng Duyên chọn chất nhạc kết hợp giữa ngũ cung dân gian Việt Nam, cụ thể là dân ca Bắc Bộ, với folk country của Mỹ đã thu hút khán giả, được đánh giá đầy triển vọng. Hàng loạt ca sĩ trẻ khác như Hoàng Dũng, Dương Hoàng Yến, Phùng Khánh Linh, Hoàng Ly, Bùi Công Nam, Sofia, EmceeL, Huy R… cũng đang chinh phục người nghe bởi chất giọng lạ, sáng tác đơn giản mà nhiều cảm xúc. Lựa chọn dấn thân vào dòng nhạc mang hơi hướng mới mẻ có thể xem là thách thức không hề nhỏ mà thế hệ nghệ sĩ Gen Z ngày càng tài năng đang lựa chọn.

Ở nhiều bảng xếp hạng âm nhạc, sự xuất hiện các sản phẩm được giới thiệu là sáng tạo của nghệ sĩ trẻ đang góp phần tạo nên diện mạo mới cho nhạc Việt. Giới chuyên môn nhận định thị trường âm nhạc năm nay sẽ có nhiều biến đổi lớn, khi những MV được xây dựng kiểu ly kỳ như phim truyền hình phần nào thoái trào thì đất diễn cho nghệ sĩ trẻ và những chương trình nghệ thuật ấn tượng, ý nghĩa lên ngôi. Khán giả vẫn sẽ luôn đón đợi những sản phẩm âm nhạc văn minh, trí tuệ với tư duy đổi mới. Đó cũng là hành trình mà nhạc Việt đang trở mình mạnh mẽ, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu đa dạng của công chúng.

(Nguồn: https://www.sggp.org.vn/)