Thứ Ba, Tháng Mười 22, 2024
Trang chủ Blog Trang 66

Thẩm định Tác phẩm mới tháng 4/2021

0

Tác giả: Quỳnh Anh

Vào sáng ngày 02/04/2021 tại Hội Âm nhạc Hà Nội, số 19 Hàng Buồm – Hà Nội, Hội đồng Nghệ thuật của Hội Âm nhạc Hà Nội đã họp thẩm định tác phẩm mới của các nhạc sĩ hội viên.

Đến tham dự hội đồng có NS Trương Ngọc Ninh – Chủ tịch Hội Âm nhạc Hà Nội, NS Cát Vận – Phó chủ tịch Hội đồng nghệ thuật, NS Bá Môn – PCT, NS Hoàng Lân, NS Vũ Thiết, NSND Thiếu Hoa, NS Nguyễn Tiến Mạnh – Tổng BT website: hoiamnhachanoi.org và bà Tố Hoa – thư ký hội đồng.

Với tinh thần làm việc nghiêm túc, hiệu quả, Hội đồng nghệ thuật đã lựa chọn ra những ca khúc tiêu biểu và dự định sẽ giới thiệu vào chương trình tác phẩm mới vào ngày 15/4/2021 tại Hội Âm nhạc Hà Nội, số 19 Hàng Buồm – Hà Nội.

                                                            TP THÁNG 4/2021

STT        Nội dung TP         Sáng tác   Biểu diễn  Ghi chú
1 Khoảng trời em Văn Tiến

Thơ Quang Huy

Đăng Dương WB
2  Em vẫn đợi anh Hùng Anh Thu Phương WB
3 Dấu yêu xin hãy tìm nhau Bùi Hoàng Uyên Minh Bùi Thị Thúy WB
4 Những ký ức không bao giờ phai Nguyễn Văn Thành Minh Quang MP3
5  Xuân về nghe khúc nhạc văn Ng.Quốc Hùng Thanh Bình MP3
6 Khúc ru rừng cho em Trần Thanh Tùng Thanh Tùng WB
7 Khúc ca trên khu đô thị mới Lào Cai Ngọc Hòa Tốp ca WB
8 Trăng không bỏ Bản Bàng Ái Thơ Quỳnh Anh Wb
9 Phố mùa đông Mạnh Hồ – Thơ Thi Hương Liên Hương Mp3
10 Hương sắc Việt niềm tự hào Doãn Vỹ Hợp ca Wb
11. Đi hội chùa Lim ( Dự phòng ) Xuân Ba – Thơ Đoàn  Lam Luyến

Minh Hòa

BD

 

Sau đây là một số hình ảnh:

 

Thể lệ Cuộc thi sáng tác ca khúc về Lạng Sơn 2021

0

Thể lệ Cuộc thi sáng tác ca khúc về Lạng Sơn 2021

(Nguồn ảnh: internet)

1. Đối tượng tham dự

– Các tác giả chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp trong toàn quốc, không giới hạn về độ tuổi, nghề nghiệp, dân tộc đều có quyền gửi tác phẩm tham gia cuộc thi.

– Thành viên Ban Tổ chức, Ban Giám khảo và Tổ thư ký không được dự thi.

2. Nội dung cuộc thi

– Tác phẩm tham gia Cuộc thi sáng tác ca khúc về Lạng Sơn có nội dung phản ánh những thành tựu to lớn mà Đảng bộ và nhân dân tỉnh Lạng Sơn nỗ lực phấn đấu đạt được trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, đặc biệt những thành tựu trong thời kỳ đổi mới và ca ngợi truyền thống văn hóa, lịch sử, con người và quê hương Xứ Lạng.

3. Thời gian dự thi

– Ban Tổ chức nhận tác phẩm dự thi từ ngày 01/4/2021 đến hết ngày 30/9/2021 (thời hạn nhận bài dự thi căn cứ theo dấu bưu điện).

– Tổ chức xét thưởng: Đầu tháng 10/2021.

– Tổ chức tổng kết trao thưởng: Dự kiến tháng 11/2021 (thời gian, địa điểm cụ thể Ban Tổ chức sẽ thông báo sau).

4. Quy định về tác phẩm dự thi

– Tác phẩm là ca khúc có đủ phần nhạc (ký âm) và lời được sáng tác bằng tiếng Việt. Tác phẩm phải được đánh máy vi tính rõ ràng trên khổ giấy A4. (Nộp file thu thanh hoặc hình ảnh đĩa CD, DVD, VCD nếu có).

– Không giới hạn số lượng tác phẩm dự thi của các tác giả.

– Nội dung tác phẩm theo đúng nội dung được quy định trong Thể lệ này.

– Tác phẩm tham gia phải là ca khúc được sáng tác mới (Từ sau ngày ra Thông báo phát động cuộc thi), chưa được công bố dưới bất kỳ hình thức nào, không có tranh chấp bản quyền. Tác giả chịu trách nhiệm về bản quyền tác phẩm dự thi của mình theo quy định của pháp luật. Nếu phát hiện tác phẩm được giải mà vi phạm Luật Bản quyền, Ban Tổ chức sẽ xem xét để thu hồi giải thưởng và thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.

– Ban tổ chức sẽ không xét giải đối với tác phẩm sao chép, mô phỏng ý tưởng và giai điệu, lời ca của các tác giả khác ở trong và ngoài nước.

– Ban tổ chức không trả lại những tác phẩm và đĩa CD, DVD, VCD đã gửi tham gia cuộc thi; Ban tổ chức sẽ chọn một số tác phẩm đạt giải dàn dựng biểu diễn tại Lễ Trao giải hoặc thu đĩa CD, in tập nhạc phát hành phục vụ công chúng (Trường hợp Ban tổ chức sử dụng tác phẩm không đạt giải để thu âm, in tập nhạc phát hành sẽ thỏa thuận trực tiếp với tác giả và trả nhuận bút theo quy định hiện hành).

– Tác phẩm dự thi ghi đầy đủ: Họ và tên, bút danh, số chứng minh thư nhân dân (Thẻ căn cước); địa chỉ, số điện thoại của tác giả, tất cả bỏ trong phong bì dán kín ghi rõ: Bài dự thi sáng tác ca khúc về Lạng Sơn năm 2021.

– Ban tổ chức không chịu trách nhiệm về các ca khúc gửi tham gia cuộc thi không đúng thời gian quy định (căn cứ theo dấu Bưu điện) hoặc bị thất lạc trong quá trình gửi tham dự.

5. Thang điểm và phương pháp chấm điểm

– Tác phẩm dự thi được chấm theo thang điểm 10, điểm lẻ đến 0,25.

– Tổ thư ký kiểm tra, báo cáo Ban tổ chức xem xét, loại các tác phẩm gửi đến không đúng quy định (nếu có những tác phẩm này sẽ được Ban tổ chức thông báo đến tác giả).

– Nguyên tắc chấm xét thưởng: bỏ phiếu kín độc lập từng thành viên Ban Giám khảo. Điểm của từng tác phẩm là điểm trung bình cộng điểm của các thành viên trong Ban Giám khảo (Tiêu chí chấm giải do Ban tổ chức cuộc thi quy định).

6. Cơ cấu giải thưởng và mức thưởng

– 01 giải Nhất: 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng);

– 02 giải Nhì, mỗi giải 20.000.000 đồng (Hai mươi triệu đồng);

– 03 giải Ba, mỗi giải 15.000.000 đồng (Mười lăm triệu đồng);

– 06 giải Khuyến khích, mỗi giải 5.000.000 đồng (Năm triệu đồng).

Các giải thưởng sẽ kèm theo Giấy chứng nhận của Ban tổ chức cuộc thi.

* Lưu ý:

– Đối với các tác phẩm phổ thơ hoặc sử dụng phần lời của người khác, tác giả phần nhạc được hưởng 70% giá trị tiền thưởng của tác phẩm; Tác giả phần lời được hưởng 30% giá trị tiền thưởng của tác phẩm và được nhận bằng Giải thưởng như tác giả phần nhạc.

7. Ban Giám khảo

Ban Giám khảo do Ban tổ chức Cuộc thi thành lập.

Thành phần Ban Giám khảo gồm các nhạc sĩ Trung ương, nhà chuyên môn có uy tín tham gia.

8. Trách nhiệm của tác giả

– Thực hiện đúng Thể lệ cuộc thi, việc tác giả gửi tác phẩm dự thi coi như chấp thuận mọi quy định trong Thể lệ cuộc thi.

– Chịu trách nhiệm về quyền tác giả và quyền liên quan theo quy định của pháp luật.

9. Địa điểm nhận tác phẩm dự thi

Gửi theo đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp đến địa chỉ: Văn phòng Hội Văn học Nghệ thuật Lạng Sơn, số 01 đường Trần Hưng Đạo, phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Điện thoại: 0205.3815.229 hoặc di động 0389 946 223, bà Nguyễn Thị Tố Oanh, chuyên viên Văn phòng Hội.

Ban tổ chức Cuộc thi sáng tác ca khúc về Lạng Sơn trân trọng nhận được sự hưởng ứng và tham gia của đông đảo các tác giả, các nhạc sĩ chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp.

BAN TỔ CHỨC

(Nguồn: http://hoinhacsi.vn/)

Romance “Mắt nhớ”

0

Romance “Mắt nhớ”

Sáng tác: Nguyễn Tiến Mạnh

Trình bày: Đặng Quỳnh Anh (Quỳnh Anh Leo)

Photo: Tiến Mạnh

Hát Đồng dao

0

Mùa xuân nghe Hát Đồng dao

Khách mời: NNC Nông Thị Nhình, NS Lư Nhất Vũ & tốp thiếu nhi.

Biên tập: Nguyễn Tiến Mạnh

Gần 200 nghệ sĩ ứng tuyển cho dự án nhạc kịch đặc biệt

0
Gần 200 nghệ sĩ ứng tuyển cho dự án nhạc kịch đặc biệt

(Tác giả: Nguyên Khánh)

Gần 200 nghệ sĩ ứng tuyển cho dự án nhạc kịch đặc biệt

Chọn diễn viên cho nhạc kịch đặc biệt của Nhà hát Tuổi trẻ

Gần 200 nghệ sĩ tại Hà Nội nộp hồ sơ tham gia tuyển chọn cho MACC 2021 (Musical Actor Casting Call 2021). Đây là chương trình tuyển chọn diễn viên nhạc kịch quy mô đầu tiên do Nhà hát Tuổi trẻ thực hiện.

Vòng tuyển diễn viên của MACC 2021 diễn ra từ 20/3 đến 15/4/2021 với hai vòng Sơ tuyển và Tuyển chọn chính thức. Vòng Sơ tuyển từ 18 – 29/3, xét tuyển hồ sơ trực tuyến. Các ứng viên từ độ tuổi từ 18 tới 40 yêu thích nhạc kịch, đã được đào tạo về nghệ thuật và có ít nhất một trong ba kỹ năng (ca hát – nhảy, múa – biểu diễn kịch) điền thông tin vào phiếu đăng ký trước ngày 29/03/2021.

Ê kíp sáng tạo như NSƯT Sĩ Tiến, NSƯT Cao Ngọc Ánh, đạo diễn Nhạc kịch Nguyễn Triều Dương, ca sĩ, giảng viên thanh nhạc Hiền Soprano, nhạc sĩ Minh Đạo,…

Vòng Tuyển chọn chính thức diễn ra vào hai ngày 31/3 và 1/4/2021, dự kiến chọn ra 35 diễn viên nhạc kịch. Ứng viên sẽ trải qua ba nội dung, với hình thức hoạt động chia sẻ và trao đổi theo nhóm.

Đối với diễn xuất: ứng viên giới thiệu bản thân trong 1 phút trước khi thực hiện bài tập luyện kiểm soát năng lượng, độ tương tác trên sàn diễn và một số yêu cầu cụ thể khác từ Hội đồng chấm tuyển. Chuyển động (múa – nhảy – tap): ứng viên được chia nhóm để học một tổ hợp động tác, luyện tập thêm trong 15 phút để biểu diễn theo nhóm. Thanh nhạc: ứng viên được yêu cầu hát một ca khúc tự chọn. Sau đó, giảng viên sẽ thị phạm một trích đoạn, ứng viên cần tập và ứng tác ngay tại sân khấu.

NSƯT Sĩ Tiến, Phó Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ cho biết, các diễn viên sau đó sẽ được đào tạo toàn diện để nâng cao năng lực diễn xuất, chuyển động và thanh nhạc trong vòng 6 tháng, song song với quá trình dàn dựng vở diễn. Giai đoạn đào tạo cơ bản (từ tháng 4 – tháng 6/2021), Giai đoạn đào tạo nâng cao kết hợp dàn dựng vở diễn (từ tháng 7 – tháng 9/2021), thời gian tối thiểu 2 tiếng mỗi ngày. Vở nhạc kịch dự kiến công diễn ngày 15/10/2021 tại Cung Văn hoá Hữu nghị.

Tham gia vào dự án nhạc kịch lần này, diễn viên sẽ được làm việc nghiêm túc và rèn luyện theo tiêu chuẩn của Nhà hát, đóng góp vào quá trình xây dựng phong cách biểu diễn nhạc kịch mới tại Việt Nam.

Cơ hội cho các nghệ sĩ giao lưu, học hỏi tại MACC 2021

“MACC 2021 là nơi để các nghệ sĩ giao lưu, trao đổi, học tập kinh nghiệm, nâng cao chất lượng biểu diễn nghệ thuật sân khấu, đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật. Chương trình sẽ là nơi phát hiện những tài năng sân khấu, khuyến khích, động viên các nghệ sĩ phát huy tài năng đóng góp vào trào lưu biểu diễn nhạc kịch tại Việt Nam”, NSƯT Sĩ Tiến nói.

(Nguồn: https://tienphong.vn/)

Nghị định mới về nghệ thuật biểu diễn: Siết chặt hậu kiểm

0

(Tác giả: Nguyên Khánh)

Nghị định mới về nghệ thuật biểu diễn: Siết chặt hậu kiểm

NSND Nguyễn Quang Vinh, nguyên quyền Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn, khẳng định: Nghị định mới về hoạt động nghệ thuật biểu diễn cởi trói nhiều hoạt động quản lý ở lĩnh vực này.

6 cắt, 4 thêm, 8 điều chỉnh

Nghị định 144 gồm 5 chương, 31 điều quy định về Hoạt động biểu diễn nghệ thuật có hiệu lực từ 1/2/2021. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) giao Cục Nghệ thuật Biểu diễn (NTBD), Vụ Pháp chế, Thanh tra Bộ chủ trì hội nghị phổ biến nghị định (NĐ) tại Hà Nội (25/3), Đà Nẵng (7/4) và TP.HCM (9/4).

NSND Nguyễn Quang Vinh phụ trách tổ soạn thảo nêu những điểm nổi bật của quy định mới là “cắt giảm, đơn giản hóa nhiều thủ tục hành chính, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước; phân cấp cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ở địa phương; khắc phục vấn đề tác động giới và quy định điều kiện bao quát hơn đối với thí sinh dự thi người đẹp, người mẫu (không chỉ dành cho nữ) cũng như quy định quản lý hậu kiểm đối với hoạt động nghệ thuật biểu diễn”.

Bốn điểm mới của NĐ 144: Thứ nhất là tập trung quản lý chuyên ngành về hoạt động NTBD và nội dung biểu diễn nghệ thuật được quy định rõ tại Điều 2. Thứ hai là xác định lại nội hàm khái niệm “biểu diễn nghệ thuật” và “loại hình nghệ thuật biểu diễn”. Thứ ba là phân cấp quản lý theo địa bàn, hoạt động nghệ thuật biểu diễn ở đâu sẽ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại địa phương đó quản lý. Điều này đồng nghĩa UBND cấp tỉnh trực tiếp hoặc phân định thẩm quyền cho cơ quan chuyên môn trực thuộc. Điểm mới thứ tư chính là quy định cụ thể các trường hợp dừng hoạt động, thu hồi danh hiệu, giải thưởng, hủy kết quả cuộc thi, liên hoan được tổ chức tại Việt Nam.

Ông Nguyễn Thanh Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ VHTTDL) khái quát NĐ 144 gồm “6 cắt, 4 thêm, 8 điều chỉnh”. Cụ thể cắt giảm thủ tục hành chính từ 10 xuống 4: Cắt thẩm quyền của Cục NTBD, cắt giảm quy định cấm, cắt quy định về hiệu lực thời gian của giấy phép, cắt quy định về số lượng cuộc thi người đẹp, cắt quy định về phổ biến tác phẩm âm nhạc, sân khấu. Bên cạnh việc cắt giảm, tổ soạn thảo đưa thêm quy định mới: Quản lý NTBD trên môi trường mạng, thêm quyền của các tổ chức, cá nhân tham gia biểu diễn, thêm hình thức tiếp nhận hồ sơ trực tuyến, thêm quy định hình thức dừng hoạt động biểu diễn. Các mục điều chỉnh tập trung vào quyền, trách nhiệm các chủ thể, phân loại hoạt động, điều chỉnh hình thức văn bản từ cấp phép sang cấp văn bản chấp thuận, cơ quan tiếp nhận thông báo, quy định chặt chẽ hơn việc thu hồi danh hiệu, giải thưởng, hủy kết quả cuộc thi, liên hoan.

Ðịa phương còn lúng túng

Nghị định 144 được phần lớn nhà quản lý, nghệ sĩ ghi nhận sự đổi mới về tư duy quản lý mới tuy nhiên không ít lúng túng, băn khoăn sau gần hai tháng thực thi. Tại Hội nghị ngày 25/3, đại diện Sở VHTTDL Thanh Hóa thắc mắc về thủ tục thông báo biểu diễn: Đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp được cấp phép tại một địa phương khi diễn tỉnh khác có phải đóng thêm phí thẩm định hay không. Bà Triệu Thị Tình, Phó Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Hà Giang chung băn khoăn trên, đồng thời thêm lo lắng làm sao kiểm soát các đoàn biểu diễn đảm bảo nội dung được thẩm định trước đó. Thực tế nhiều gánh hát về địa phương “treo đầu dê bán thịt chó” khiến bà con bức xúc.

Ông Nguyễn Văn Trực, Trưởng phòng Quản lý Nghệ thuật, Sở VHTT Hà Nội kêu khó do NĐ 144 loại bỏ hẳn phần biểu diễn thời trang: “Chúng tôi rất băn khoăn không biết căn cứ cơ sở nào để cấp phép cho chương trình biểu diễn thời trang, mà chỉ có quy định cấp phép cho bài hát, bản nhạc trong chương trình đó thôi”. Ông cũng đặt câu hỏi về thủ tục tiếp nhận, thẩm định chương trình được cấp phép ở địa phương này nhưng lại biểu diễn ở địa phương kia.

Ông Hoàng Minh Thái, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế giải đáp: Chương trình được một địa phương cấp phép khi diễn ở địa phương khác thì không cần thẩm định lại, bởi địa phương chịu trách nhiệm thẩm định lần đầu. Các đơn vị được cấp phép có trách nhiệm thực hiện đúng nội dung thông báo. Đây chính là ý nghĩa của việc tăng phân cấp về địa phương, tăng hậu kiểm.

Về chuyện thời trang, NSND Nguyễn Quang Vinh lí giải: Trình diễn thời trang là một loại hình biểu diễn nghệ thuật, cơ quan quản lý hoàn toàn có căn cứ để cấp phép. Ông Lê Minh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục NTBD nhắc đi nhắc lại quy định đơn vị tổ chức biểu diễn toàn quốc cần thực hiện thủ tục đề nghị chấp thuận biểu diễn, tuy nhiên địa phương tiếp nhận có quyền quyết định nội dung biểu diễn có phù hợp hay không.

Ông Lê Minh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục NTBD, cho biết: “Việc cấp phép được giao cho UBND cấp tỉnh và huyện nhưng không có chuyện giảm quyền lực quản lý của Bộ VHTTDL. Quan trọng là hoạt động nghệ thuật biểu diễn được tổ chức và quản lý tốt nhất”.

(Nguồn: https://tienphong.vn/)

Nhạc sĩ Trần Tiến kể ‘Chuyện tình’

0

(Tác giả: Nguyên Khánh)

Nhạc sĩ Trần Tiến đàn, hát và kể chuyện đời chuyện tình. Ảnh: Hòa Nguyễn

Nhạc sĩ Trần Tiến như thường lệ là người dẫn chuyện dí dỏm trong chính đêm nhạc của ông. Lần này, ông trải lòng nhiều hơn trong đêm nhạc chung với nhạc sĩ Thanh Tùng trong “Chuyện tình live in concert” Trần Tiến-Thanh Tùng.

Thay vì hai đêm nhạc, nhà tổ chức quyết định dồn lại thành một đêm 27/3 tại Nhà hát Lớn. Ngay phần một, nhạc sĩ Trần Tiến xuất hiện cùng Bằng Kiều, Trần Thu Hà, Quang Dũng và Hồng Nhung hát “Ngẫu hứng sông Hồng”.

Nhạc sĩ Trần Tiến khỏe mạnh dẫn chuyện, hát trong đêm nhạc “Chuyện tình” Trần Tiến-Thanh Tùng. Ảnh: Hòa Nguyễn

Lần đầu tiên làm chung đêm nhạc với nhạc sĩ Thanh Tùng, nay nhạc sĩ “Một mình” ở cõi khác thành ra Trần Tiến phải gánh cả vai kể chuyện về người đã khuất. Trong mắt nhạc sĩ Trần Tiến, nhạc sĩ Thanh Tùng tuổi trẻ tài cao. “Khi tôi gặp anh ấy, tôi chỉ làm ca sĩ, là một người làm hậu đài. Anh trở về nước sau khi học nhạc giao hưởng để chỉ huy ban nhạc của đoàn ca nhạc chúng tôi. Tôi nhớ mãi cái áo đẹp của anh Thanh Tùng mà Hà Nội lúc đó không ai có cái áo đẹp được như thế”, ông nhớ lại.

Ca sĩ Hồng Nhung là người đầu tiên được nhạc sĩ Thanh Tùng trao bản thảo “Một mình”. Ảnh: Hòa Nguyễn

Hai người không quá thân nhưng luôn yêu quý nhau. “Tôi luôn nghĩ đến nhạc của anh Thanh Tùng, như con người của anh ấy là một điệu trưởng sang trọng”, nhạc sĩ Trần Tiến nói. Ông cũng cảm ơn Ban tổ chức vì đã đặt tên chương trình là “Chuyện tình”. Bởi thế hệ của ông thuộc 4X (Nguyễn Cường, Phó Đức Phương, Trần Tiến, Thanh Tùng, Phú Quang) và lần đầu tiên có “Chuyện tình”.

“Thế hệ anh chị, những bậc thầy của chúng tôi lúc đó đâu có được viết về tình, chỉ toàn phục vụ cuộc chiến thôi. Cuộc chiến lúc đó rất tránh sự uỷ mị của tình cảm. Tôi thấy cũng đúng thôi, lúc đó là chiến đấu và chiến đấu xong rồi thì đến thế hệ chúng tôi. Và hôm nay chúng tôi rất vui khi được gặp lại bạn bè, quê hương ở đêm nhạc này”, ông nói.

Nhạc sĩ Trần Tiến có lối kể chuyện duyên dáng. Ông nhắc kỷ niệm liên quan tới “Ngẫu hứng phố”. Đó là lần ông trở lại Hà Nội gặp Nguyễn Cường, hai người rủ nhau ăn sáng nhưng trong túi có 7 nghìn đồng. Trần Tiến dẫn ông bạn đi ăn được tới 4-5 món, bởi cứ mua 1-2 nghìn đồng mỗi món rồi chia đôi cho hai người. “Tôi ăn xong tự nhiên hát “Hà Nội cái gì cũng rẻ, chỉ có đắt nhất là mày thôi. Hà Nội cái gì cũng rẻ, chỉ có quý nhất là tình người thôi”, ông kể.

Bằng Kiều tự nhận mình là nghệ sĩ duy nhất được mời ngấm bối cảnh của Hà Nội trong “Ngẫu hứng phố”. Ảnh: Hòa Nguyễn

Bằng Kiều tự nhận trong số các nghệ sĩ tham gia chỉ mình “du thủ di thực, trèo me trèo sấu nên ngấm cái gọi là phố xá ngõ ngách rồi mưa rồi ngập lụt”. “Những ca khúc của chú Tiến không chỉ là âm nhạc đơn thuần mà nó giống như những phận đời mà ai cũng thấy mình trong đó. Với Bằng Kiều từ nhỏ được nghe âm nhạc của ông, như một món ăn tinh thần mỗi ngày”, Bằng Kiều nói.

Hai đêm nhạc nay dồn thành đêm duy nhất tại Nhà hát Lớn. Ảnh: Hòa Nguyễn

Như bật mí trước đó, ca sĩ Trần Thu Hà chính là người phù hợp nhất hát “Không gục ngã”. Ca khúc ra đời khi nhạc sĩ Trần Tiến trải qua trận thập tử nhất sinh trên giường bệnh. Ca từ chính là lời nhắc nhở bản thân không thể đầu hàng tử thần, dù hoàn cảnh lúc ấy ông dường như không thể bước chân đi nổi.

Diva Hà Trần xứng đáng là người thể hiện tinh thần tốt nhất của “Không gục ngã”, ca khúc mới nhất Trần Tiến viết khi đang trên giường bệnh. Ảnh: Hòa Nguyễn

Đêm nhạc “Chuyện tình” không thể thiếu những ca khúc tình yêu gắn với tên tuổi hai nhạc sĩ này, nhất là ở phần ba với các ca khúc như “Mưa ngâu”, “Cô bé vô tư”, “Hát với chú ve con”, “Chuyện tình thảo nguyên”.

(Nguồn: https://tienphong.vn/)

Tìm về sân khấu chèo

0
Tìm về sân khấu chèo

(Tác giả: Soạn giả Mai Văn Lạng)

Không biết tự bao giờ chèo đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Việt Nam, chỉ biết rằng tháng ba ngày tám nông nhàn, giêng hai mở hội làng vào đám thì không thể thiếu tiếng trống, tiếng hát của các gánh chèo.

Ăn no rồi lại năm khoèo
Nghe giục trống chèo bế bụng đi xem

Tự thân chèo sau một tiến trình phát triển khá dài đã trở thành một bộ môn nghệ thuật độc đáo bậc nhất của Việt Nam. Nó độc đáo không chỉ ở các vai diễn, ở trò diễn, ở tích diễn, ở diễn viên và ở người xem, mà nó còn độc đáo ở trong từng câu hát. Có thể xuất phát từ những câu hát chèo mà hàng trăm năm qua người ta thường rủ nhau: “Đi xem hát” chứ không phải đi xem diễn, đi xem sân khấu v.v…

Cảnh trong vở chèo “Phú ông làm quan”.

Thời Lý, trong bối cảnh xã hội yên vui hưng thịnh, nền văn học nghệ thuật của Đại Việt được dịp phát triển mạnh mẽ. Qua cứ liệu vua Lý Thái Tông kết vạn tuế Nam Sơn, đặc biệt là văn bia tháp: “Sùng Thiện Diên Linh”, chúng ta có thể khẳng định rằng “nghệ thuật ca, múa, nhạc thời Lý đã phát triển đến trình độ khá cao, từ nội dung nghệ thuật đến quy mô trình diễn”.

Tuy nhiên cho đến nay chưa có một nguồn tư liệu chính xác là chèo có từ bao giờ nhưng qua tính chất các làn điệu hát, các khổ trống, các vở diễn, người ta có thể ước đoán rằng chèo đã manh nha có từ thời Đinh.

Theo Giáo sư Trần Bảng trong cuốn: “Khái luận về chèo” (NXB Sân Khấu xuất bản năm 1998) thì “Tiếng trống đế đánh lưu không chẳng đã mang dáng dấp tiếng trống trong quân đội nhà Đinh. Hát chèo bắt nguồn từ tiếng hát của bà tổ nghề là ưu bà Phạm Thị Trân đời Đinh. Những thế múa cơ bản của chèo nhất là cuộn ngón hoa tay chẳng đã thấy ở những điệu múa cửa đình, múa tế lễ thời ấy. Lại còn những trò kể vè, trò nhại của chú hề cung đình đã in đậm trong các miếng trò hài hước châm biếm của chèo”.

Nhưng đã gọi là nghệ thuật sân khấu chèo thì nghệ thuật ấy phải mang được đặc trưng cơ bản của nghệ thuật sân khấu, mà một trong những đặc trưng cơ bản là tính xung đột và hành động. Những hình thức mà chúng tôi vừa trích dẫn mới chỉ là những màn múa hát, những anh hề vẽ mặt bôi râu làm vui chứ chưa có tính hành động, tính xung đột trong các sinh hoạt văn hóa nghệ thuật thời bấy giờ.

Vậy thì khi nào sân khấu kịch hát dân tộc nói chung và sân khấu chèo nói riêng được gọi là một loại hình sân khấu: Đó chính là lúc có một vở diễn xuất hiện và trong vở diễn ấy mang đủ những yếu tố đặc trưng của sân khấu kịch. Vâng chúng tôi muốn nhắc tới vở: “Tây Vương Mẫu hiến bàn đào”.

Sách “Đại Việt sử ký toàn thư”, của Ngô Sĩ Liên (NXBKHXH 1967, tập 2, trang 148) chép: “Trước đây khi đánh quân Toa Đô, bắt được người phường hát là Lý Nguyên Cát, hát giỏi, dạy những con cái tuổi trẻ ở nhà thế gia tập hát điệu phương Bắc. Nguyên Cát đóng tuồng truyện cổ có các tích “Tây Vương mẫu hiến bàn đào”, người ra trò có danh hiệu quan nhân, Chu tử, Tân Nương, Sửu nô, cộng 12 người đều mặc áo thêu, đánh trống, thổi sáo, gảy đàn, vỗ tay, đánh đàn thay đổi nhau ra vào làm trò, có thể cảm động lòng người, muốn cho buồn được buồn, muốn cho vui được vui. Nước ta có tuồng truyện từ ngày đó”.

Tìm về sân khấu chèo

Cảnh trong vở chèo “Quan Âm Thị Kính”.

Sau sự kiện này, một loại hình nghệ thuật ra đời đó là nghệ thuật tuồng, nhưng nghệ thuật chèo vẫn chưa được khẳng định có bắt đầu từ đó hay không? Giáo sư Trần Bảng trong cuốn: “Khái luận về chèo” – Sđd – trang 23 – khẳng định: “Nghệ thuật chèo ra đời sau bằng cách tiếp thu phương pháp nghệ thuật của tuồng, phỏng theo cấu trúc của tuồng, lấy kho tàng văn nghệ dân gian của lưu vực sông Hồng làm chất liệu, làm bằng xương thịt mà tạo thành”.

Trải qua mấy thế kỷ, manh nha, hình thành và ra đời khác với nghệ thuật tuồng, đi sâu vào miêu tả chốn cung vua phủ chúa với những mâu thuẫn xung đột mang tầm quốc gia, nghệ thuật chèo đi sâu vào quần chúng nhân dân. Lấy đời sống thường ngày của nhân dân làm đề tài, lấy lời ăn tiếng nói của nhân dân làm ngôn ngữ nói, và lấy những làn điệu hát dân gian để trở thành những điệu hát trong các vở diễn của mình.

“Không thầy đố mày làm nên”, không thể phủ định vai trò rất trọng yếu của các “bác Thơ”, hay các thầy đồ, thầy khóa trong làng, ngoài xã trong việc đóng góp vào ngôn ngữ trong chèo. Tuy nhiên yếu tố dân gian vẫn là chủ đạo trong nghệ thuật chèo.

Hiện nay số vở chèo cổ được lưu truyền và ghi chép, rồi diễn lại không nhiều (khoảng 7 vở) nhưng đáng chú ý là một vở chèo ngắn mà từ trước tới nay nhiều người đã đề cập nhưng chưa sâu, chưa kỹ, đó là tích: “Mục Liên – Thanh Đề”, hay con gọi là “Huyết hồ”.

Từ khi còn bé tôi đã được bà ngoại (nếu còn sống năm nay trên 100 tuổi), hát kể cho nghe tích này. Tích trò miêu tả khi chửa đẻ bà Thanh Đề thường mang đồ dơ bẩn ra giặt giũ những chỗ ao hồ đông người dùng nước, ăn ở thì ngoa ngoắt nên đến khi chết bà bị đày xuống 18 tầng địa ngục.

Con của bà Thanh Đề là Mục Liên đi tu đã thành chính quả ra sức làm việc thiện, cầu xin thần Phật, đất trời, ngục tốt cứu mẹ. Cảm động trước tấm chân thành và lòng hiếu đễ của Mục Liên mà bà Thanh Đề được thoát khỏi 18 tầng địa ngục.

Tích diễn này thường được các bác thợ kèn trống của nhà có đám tang diễn trong buổi tối trước hôm đưa linh cữu ra đồng. Sau tích diễn thường có màn hát “chèo đò” đưa vong linh vượt qua sông Nại Hà là nơi nguy hiểm của chốn âm ty để quy y về với chốn Phật Đà, tức là chốn “Tây Phương cực lạc”.

Loại trừ chức năng giáo huấn, chúng tôi thấy nghệ thuật diễn xướng ở đây có thể được coi như một lối diễn cổ nhất của nghệ thuật chèo: Sân khấu biểu diễn là hai chiếc chiếu trải giữa sân, diễn viên thì từ trong nhà hoặc từ phía ngoài đường đi vào, các nhạc công kèn trống là người vừa chơi nhạc, vừa vào vai diễn và có lúc lại nói tiếng đế. Các điệu hát ở đây rất gần với các điệu hát của nghệ thuật chèo, đặc biệt là bài chèo đò có: “Khoan ới dô khoan” rất gần với điệu chèo đò của chèo.

Người xem là gia đình tang chủ và xóm làng đến chia buồn. Nhiều đoạn diễn về nỗi khổ của bà Thanh Đề, người ta lại nhớ đến nỗi khổ của người đã quá cố, con cháu khóc nấc lên, nhiều khi không tiếc tiền thưởng cho phường kèn. Sự hoà đồng giữa người xem và người diễn là ngang nhau. Người xem càng thấy cảm động “càng khóc” bao nhiêu thì người diễn càng hứng thú diễn bấy nhiêu.

Đôi khi diễn xong, diễn viên, – vốn là những nhạc công hóa trang – đổ mồ hôi, mệt nhoài, phải nằm nghỉ mới lấy lại được sức. Theo nhiều nhà nghiên cứu thì đây là một trong những bản cổ nhất của nghệ thuật chèo còn lưu truyền trong dân gian. Chúng tôi thấy rất có lý nên đã miêu tả rất chi tiết để cùng minh chứng điều đó.

Như trên chúng tôi đã trình bày: Nghệ thuật chèo hình thành, manh nha và phát triển trong lòng quần chúng nhân dân, nó chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những trò diễn xướng dân gian nên ngôn ngữ của chèo, một trong những thành tố rất quan trong tạo nên một đêm diễn chèo đó chính là hát.

Trong nghệ thuật hát chèo, ngoài yếu tố diễn viên (giọng hát), nhạc công – đệm cho hát, giai điệu của bài hát (Điệu) thì một yếu tố hết sức quan trọng, tạo nên sức hấp dẫn của một điệu hát, thậm chí của một cảnh diễn, vở diễn, và thậm chí cả một đêm diễn: Đó chính là yếu tố ca từ.

Nhưng yếu tố hát trong nghệ thuật chèo không chỉ đơn thuần là câu hát để thư giãn – giãn trò, mà điều đặc biệt là câu hát được tham gia ngay vào tích trò. Nói một cách khác, hát trong sân khấu chèo cũng chính là một dạng của đối thoại, tức là đối thoại đã được cách điệu, ước lệ thành hát.

Có thể nói hát là một thành tố không thể thiếu trong sân khấu chèo, “phi hát bất thành chèo”. Nếu một đêm diễn chèo mà không có hát thì không thể gọi là diễn chèo được, chính vì vậy mà người ta có thể thuộc lòng tích diễn, kể vanh vách cốt truyện, nhưng vẫn rất hăng hái đi xem bởi một trong những sức hút ghê gớm của nghệ thuật chèo là: hát chèo.

(Nguồn: http://vnca.cand.com.vn/)

Nghệ sĩ Piano TRANG TRỊNH & Nhật ký Dương cầm

0

Nghệ sĩ Piano TRANG TRỊNH & Nhật ký Dương cầm

Biên tập: Nguyễn Tiến Mạnh

Quảng Trị phát động cuộc thi sáng tác ca khúc dành cho thiếu nhi 

0
Quảng Trị phát động cuộc thi sáng tác ca khúc dành cho thiếu nhi 

(Tác giả: Anh Tuấn)

“Quảng Trị quê hương tôi” là chủ đề cuộc thi sáng tác ca khúc dành cho thiếu nhi năm 2021 do Nhà Thiếu nhi tỉnh Quảng Trị và Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị phối hợp phát động ngày 12/3.

Quảng Trị phát động cuộc thi sáng tác ca khúc dành cho thiếu nhi 

Cuộc thi nhằm khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước, mảnh đất và con người quê hương Quảng Trị anh hùng, động viên và phát huy phong trào sáng tác âm nhạc dành cho thiếu nhi Quảng Trị, góp phần khích lệ, cổ vũ các tác giả có tác phẩm mới, đáp ứng yêu cầu sáng tác và hưởng thụ nghệ thuật của thiếu nhi cũng như quần chúng nhân dân.

Đây là hoạt động thiết thực chào mừng 90 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 – 26/3/2021), 80 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2021) và chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước và Quảng Trị năm 2021.

Theo đồng chí Nguyễn Thế Hùng, Giám đốc Nhà Thiếu nhi tỉnh Quảng Trị, các tác phẩm (đơn ca, song ca, tốp ca) có ca từ trong sáng, tươi vui, phù hợp với lứa tuổi tập trung ca ngợi và bày tỏ lòng tôn kính, biết ơn của thiếu nhi đối với Đảng quang vinh, Bác Hồ kính yêu; ca ngợi công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; ca ngợi Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh; tình cảm gia đình, tình cảm thầy trò, bạn bè, tình yêu mái trường và những ước mơ của thiếu nhi hướng tới tương lai, đồng thời, khuyến khích sáng tác ca khúc dân ca và tình yêu đối với Nhà Thiếu nhi tỉnh – ngôi nhà tuổi thơ Quảng Trị, hướng tới kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Nhà Thiếu nhi tỉnh 16/11 (1993 – 2023).

Ban tổ chức không hạn chế số lượng tác phẩm tham dự, trình bày khổ giấy A4; khuyến khích gửi qua đĩa CD, có bản thu âm ca khúc kèm theo. Những tác phẩm đạt chất lượng cao sẽ được in trong tập ca khúc thiếu nhi Quảng Trị năm 2021, phát hành rộng rãi, cũng như được chọn để công diễn và gửi tham gia dự thi cấp Trung ương.

Thời gian nhận và thẩm định tác phẩm từ ngày 12/3 – 25/4, tổng kết vào dịp tổng kết hoạt động hè của Nhà Thiếu nhi tỉnh ngày 26/8./.

(Nguồn: https://tinhuyquangtri.vn/)