Thứ Bảy, Tháng Mười 19, 2024
Trang chủ Blog Trang 96

Nhóm nhạc huyền thoại ABBA tái hợp sau 35 năm tan rã

0
Nhóm nhạc huyền thoại ABBA tái hợp sau 35 năm tan rã

Chủ nhân bản hit “Happy New Year” thông báo chính thức tái hợp sau 35 năm rời xa sân khấu. Nhóm đã thu âm xong 2 ca khúc để phát hành trong thời gian tới.

Nhóm ABBA khi còn hoạt động vào những năm 1970.  

Một trong những ban nhạc nổi tiếng nhất mọi thời đại, ABBA, mới đây đã khiến người hâm mộ toàn cầu bất ngờ và vui mừng khi tiết lộ nhóm đang chuẩn bị trở lại sau 35 năm tan rã.

Theo trang tin Afton Bladet của Thụy Điển, ABBA đã quay trở lại phòng thu và ghi âm cho sản phẩm âm nhạc mới sau hơn 3 thập kỷ rời xa sân khấu.

Việc tan rã của ABBA vào năm 1982 từng khiến bao chí tổn hao nhiều giấy mực vì nghi vấn bất hòa nội bộ khó hàn gắn của các thành viên. Sau hơn 35 năm kể từ ngày tan rã, 4 thành viên cho biết họ cảm thấy vui vẻ khi tụ tập lần nữa và cùng vào phòng thu.

“Giống như thời gian bị ngưng đọng lại, như thể chúng tôi mới chỉ trải qua một kỳ nghỉ ngơi ngắn ngủi thôi”, ABBA tiết lộ.

Nhóm đã thu âm xong 2 ca khúc cho lần trở lại này. Một trong số đó là I Still Have Faith In You, sẽ được nhóm biểu diễn trên một chương trình đặc biệt do đài NBC và BBC sản xuất. Chương trình dự kiến phát sóng vào tháng 12.

Gần đây, 4 thành viên Agnetha Fältskog, Björn Ulvaeus, Benny Andersson và Anni-Frid Lyngstad đã thông báo về việc khởi động chuyến lưu diễn mới trong thời gian gần. Tuy nhiên, cả nhóm sẽ không trực tiếp xuất hiện trên sân khấu.

Thay vào đó, khán giả tham dự biểu diễn sẽ xem lại hình ảnh của nhóm trong giai đoạn 1979-1981 thông qua một hệ thống kỹ thuật số hiện đại. Phát biểu về cách thức thực hiện chuyến lưu diễn đặc biệt này, ABBA mong người hâm mộ có thể nhìn lại được thời hoàng kim của họ.

Vào tháng 10/2016, bốn giọng ca huyền thoại từng được cho rằng sẽ tái hợp trong một dự án âm nhạc kết hợp cùng Simon Fuller. Trước đó, vào tháng 6/2016, ABBA đã tập hợp và biểu diễn cùng nhau lần đầu tiên sau 33 năm ngừng hoạt động trong sự kiện kỷ niệm 50 năm thành lập nhóm.

ABBA
 ABBA hiện đã thu âm xong ca khúc mới và dự định khởi hành chuyến lưu diễn trình chiếu những hình ảnh về thời hoàng kim của nhóm. 

ABBA thành lập năm 1972 với các thành viên gồm 2 cặp vợ chồng yêu âm nhạc. Nhóm là một trong những ban nhạc nổi tiếng và có doanh số cao nhất mọi thời đại với hơn 500 triệu đĩa đơn được bán ra.

Năm 1979, trong thời kỳ đỉnh cao của sự nghiệp, hai thành viên là Björn Ulvaeus và Agnetha Fältskog tuyên bố ly hôn. Điều này đã gây ảnh hưởng tiêu cực tới những hoạt động biểu diễn của ABBA.

Tiếp đó, vào năm 1981,cặp đôi Benny Anderson và Anni-Frid Lyngstad cũng chia tay sau nhiều năm gắn bó. Kết quả là vào năm 1982, ban nhạc ABBA quyết định tan rã.

Happy New Year nổi tiếng được nhóm cho ra đời vào năm 1980, với ca từ chứa nhiều tâm sự và nỗi buồn u ám. Happy New Year được coi là bài hát “sống mãi với thời gian”, đồng thời trở thành ca khúc nổi tiếng nhất trong sự nghiệp của ABBA.

Tùng Dương đêm nào cũng mơ về Nguyễn Cường, Trần Tiến…

0
Tùng Dương đêm nào cũng mơ về Nguyễn Cường, Trần Tiến…

Từ khi bắt tay vào làm liveshow “Tùng Dương hát bộ tứ sông Hồng”, nam ca sĩ đêm nào cũng mơ về Nguyễn Cường, Trần Tiến, Dương Thụ, Phó Đức Phương.

Sau thành công của liveshow “Trời và đất” năm 2017, Tùng Dương bắt tay vào làm liveshow thứ 10 trong sự nghiệp âm nhạc của anh mang tên “Tùng Dương hát Bộ tứ sông Hồng”.

Đây là giấc mơ được anh ấp ủ trong nhiều năm trời với một concept âm nhạc độc đáo: kết hợp tác phẩm của 4 nhạc sĩ trong “Bộ tứ sông Hồng” gồm: Dương Thụ, Phó Đức Phương, Nguyễn Cường và Trần Tiến.

Trước đây, chưa từng có một ca sĩ solo nào tổ chức một đêm nhạc riêng với tác phẩm của “Bộ tứ sông Hồng” bởi nhiều lẽ: Với một số lượng tác phẩm đồ sộ, sẽ rất khó để chắt lọc, sắp xếp đưa vào trong một đêm nhạc chỉ gói gọn có 2-3 tiếng đồng hồ. 4 nhạc sĩ là 4 cá tính âm nhạc khác nhau, việc 1 ca sĩ thể hiện tác phẩm của 4 người là thử thách mà không phải ai cũng có can đảm thực hiện. Thêm vào đó, cũng rất khó để cả 4 nhạc sĩ cùng gật đầu giúp sức cho một đêm nhạc.

tung duong dem nao cung mo va bi am anh kinh khung boi bo tu song hong hinh 1
Tùng Dương và “Bộ tứ sông Hồng” trong buổi họp báo giới thiệu liveshow tại Hà Nội chiều 7/5.

Tùng Dương may mắn có được nhân duyên đó bởi anh đã có một thời gian rất lâu được tìm hiểu, trò chuyện và tiếp xúc với âm nhạc của “Bộ tứ sông Hồng”.

Anh gọi Trần Tiến, Nguyễn Cường thân mật là “bố” và gọi Phó Đức Phương, Dương Thụ là những người “chú”.

Đứng trước các bố, các chú, Tùng Dương tự nhận mình vẫn chỉ là “thằng oắt con”, nếu làm sai sẽ bị mắng.

Chính nhờ mối quan hệ thân thiết mà khi Tùng Dương ngỏ lời, cả 4 nhạc sĩ đã cùng đồng ý thực hiện đêm nhạc sắp tới.

Một điều quan trọng hơn, đó là tài năng của Tùng Dương được cả 4 nhạc sĩ đều công nhận, tán dương và đó sẽ biến “Tùng Dương hát Bộ tứ sông Hồng” thành quả bom của làng nghệ thuật – như lời nhạc sĩ Phó Đức Phương nói.

Tùng Dương chia sẻ: “Có 1 sợi dây liên kết giữa 2 thế hệ, giữa những người mà tôi gọi là bố, là chú với một người trẻ như tôi. Họ đã có ảnh hưởng đến tôi rất nhiều về tư duy và âm nhạc. Tôi nghĩ, đã đến lúc chúng ta nói lời tri ân với những người đã sáng tạo ra thứ âm nhạc mang tầm vóc lịch sử. Liveshow sắp tới như một cuộc đối thoại, một sự chuyển giao giữa hai thế hệ. Tôi hy vọng sẽ có được 4 màn phân thân, vừa nồng nhiệt, hào sảng lại vừa tĩnh tại, mênh mang…”.

tung duong dem nao cung mo va bi am anh kinh khung boi bo tu song hong hinh 2
Tùng Dương.

Trong liveshow sắp tới, Tùng Dương sẽ hát những ca khúc của Dương Thụ một cách buồn, dịu nhẹ và đầy nam tính; hát nhạc Trần Tiến một cách rất “đời”, tếu táo nhưng vẫn đầy sâu cay; hát nhạc Nguyễn Cường một cách rắn rỏi, trầm hùng và nhạc Phó Đức Phương là vẻ hồn hậu, chân chất.

Đa số các ca khúc là lần đầu tiên Tùng Dương hát. Các bài sẽ được làm mới theo phong cách Jazz, Pop, Rock, thêm vào một ít giao hưởng… dưới bàn tay của nhạc sĩ Thanh Phương, Lưu Hà An…

Đặc biệt, trong liveshow lần này, Tùng Dương tự viết kịch bản với ý tưởng tái hiện câu chuyện cuộc đời của những “tráng sĩ sông Hồng”, từ điểm khởi hành tới những thành công trên con đường nghệ thuật.

Từ khi bắt tay chuẩn bị, Tùng Dương đêm nào cũng mơ về 4 nhạc sĩ: “Hình ảnh các chú ám ảnh tôi khủng khiếp. Trong 10 năm làm nghệ thuật, chưa bao giờ tôi thấy phấn khích như bây giờ”.

tung duong dem nao cung mo va bi am anh kinh khung boi bo tu song hong hinh 3
Nhạc sĩ Nguyễn Cường – nhạc sĩ Trần Tiến.

Tuy phấn khích là vậy, nhưng Tùng Dương cũng không khỏi có những lo lắng và hồi hộp bởi với concept âm nhạc độc đáo, với tầm vóc lớn cho một đêm nhạc chỉ diễn ra trong khán phòng Cung Văn hóa Hữu nghị Việt-Xô (Hà Nội), sẽ có thể thành công hoặc thất bại. Nhưng, sau lưng anh luôn có các bố, các chú ủng hộ.

Nhạc sĩ Trần Tiến chia sẻ: “Đêm nhạc của Dương có thành công hay không, không quan trọng. Với chúng tôi, Dương đã làm được một điều ý nghĩa, một đêm nhạc mà chúng tôi có muốn nhưng… càng già lại càng đuối. Dương có một tài năng đặc biệt, đó là hát nhạc của chúng tôi, tuy 4 mà 1. Dương dung hòa được những điểm khác nhau trong âm nhạc của chúng tôi để biến nó thành điểm của mình. Đó mới là nghệ sĩ”.

tung duong dem nao cung mo va bi am anh kinh khung boi bo tu song hong hinh 4
Nhạc sĩ Phó Đức Phương.

Còn nhạc sĩ Phó Đức Phương khẳng định: “Với sự chuẩn bị kỹ càng, trừ khi thành phố mất điện, còn đêm nhạc của Tùng Dương sẽ thành công. Tùng Dương đã dám nghĩ, dám làm, dám đào sâu tìm tòi và thấy được những khía cạnh mới trong âm nhạc. Bởi thế, thành công lại càng đáng quý”.

Liveshow “Tùng Dương hát Bộ tứ sông Hồng” với sự tham gia của 2 khách mời là Hà Trần và Bằng Kiều sẽ diễn ra vào tối 5-6/6 tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt-Xô (Hà Nội)./.

NSND Hoàng Chè – “Giọng ca vàng” của một thời khói lửa

0

NSND Hoàng Chè sinh năm 1948 tại Thôn Đông Ngạc, một làng ven đô của kinh thành Thăng Long, bên triền đê Sông Hồng. Làng Đông Ngạc hay làng Kẻ Vẽ, làng hiếu học nhiều Tiến sĩ bảng khoa suốt trong tiến trình lịch sử của dân tộc, nơi đây nhiều dòng họ làm rạng danh truyền thống lịch sử văn hóa. Sau khi học hết lớp 10, chàng trai Hoàng Chè đã xung phong lên đường nhập ngũ vào đơn vị 559 với tinh thần “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. Anh bộ đội Cụ Hồ, Người lính Trường Sơn đã trở thành ca sĩ nòng cốt của Đoàn văn công Trường Sơn – Đoàn văn công quân giải phòng Trường Sơn – Bộ Tư lệnh 559.

NSND Hoàng Chè.

Với tinh thần “Tiếng hát át tiếng bom”, tên tuổi của Ca sĩ Hoàng Chè đã trở nên gần gũi, thân thương với mỗi cán bộ, chiến sĩ, thanh niên xung phong trên con đường Trường Sơn lịch sử này. Tôi là thế hệ nghệ sĩ đàn em của NSND Hoàng Chè, nhưng có may mắn vào cuối thập niên 80 của thế kỷ trước đã có dịp được hành quân, được biểu diễn khắp miền Tây Bắc. Trên những chặng đường hành quân ấy có biết bao kỷ niệm, bao ấn tượng tốt đẹp về một người Anh, một người đồng nghiệp, một người nghệ sĩ, một người quản lý năng nổ và nhiệt tình, nhưng cũng cháy hết mình dưới ánh đèn sân khấu.

Vậy mà, 9 giờ sáng ngày 15 tháng 5 năm 2018, khi Ca sĩ Hiếu Hảo, người con gái lớn của NSND Hoàng Chè gọi điện cho tôi. Một tin bất ngờ đột ngột “Bố em đã mất rồi anh ạ”. Tôi bàng hoàng, rồi chấn tĩnh để động viên Hiếu Hảo và chia buồn cùng gia đình, tôi miên man suy nghĩ, xúc động tìm về những kỷ niệm, những quá khứ của người Anh, người Nghệ sĩ, chiến sĩ, “Giọng ca vàng” yêu mến của tôi cũng như bộ đội và nhân dân.

Cùng với đọc giả chúng ta cùng hành quân trên những chặng đường và sự nghiệp ca hát của người “Nghệ sĩ – Chiến sĩ” Đại tá, NSND Hoàng Chè.

Hoàng Chè là cái tên được nhiều người nhắc tới cùng với NSND Doãn Tần, NSND Quang Thọ, NSƯT Minh Đức, NSƯT Quang Huy. Đó là thế hệ “ca sĩ vàng” trưởng thành từ những năm tháng chiến tranh mà cho đến nay họ vẫn là những người bạn rất thân thiết. Nhóm bạn diễn ấy của ông thường gọi vui là nhóm “ngũ hổ”, đi đâu cũng cố gắng có nhau. Tên tuổi NSND Hoàng Chè gắn với những bài hát về Trường Sơn như “Gặp nhau trên đỉnh Trường Sơn”, “Bài ca Trường Sơn”, “Trường Sơn đông – Trường Sơn tây”, “Tháng ba Tây Nguyên”… Mặc dù tuổi đã ngoại lục tuần, nhưng hiện Hoàng Chè vẫn thường xuyên  góp mặt trong những chương trình ca nhạc nhân các sự kiện lớn của đất nước cũng như các live show của bạn bè. Ông tâm sự: “Còn sức tôi còn hát, còn muốn cống hiến…”.

NSND Hoàng Chè thể hiện tiết mục văn nghệ của người Dao.

NSND Hoàng Chè đã nghỉ hưu từ năm 2007, sau 15 năm giữ cương vị Trưởng đoàn Nghệ thuật Quân khu II (Nay là Đoàn văn công Quân khu II). Ông tham gia ca hát như một “nghệ sĩ tự do” và tham gia công tác ở Hội Cựu chiến binh. Trong căn phòng nhỏ của Hội Cựu chiến binh Thành phố Hà Nội, tôi và nghệ sĩ Hoàng Chè đã có một buổi trò chuyện thật thân mật. Có những cuộc gặp gỡ như thế, lớp trẻ chúng tôi mới thêm hiểu biết về những năm tháng chiến tranh, về những nghệ sĩ sinh ra và trưởng thành trong chiến tranh. Nghệ sĩ Hoàng Chè kể rằng, ông sinh ra và lớn lên ở làng Vẽ – xã Đông Ngạc (Từ Liêm – Hà Nội). Từ thuở nhỏ ông đã rất tích cực tham gia phong trào văn nghệ ở địa phương. Khi học lớp 10, ông xung phong lên đường nhập ngũ, dù lúc ấy vóc dáng của ông khá nhỏ bé so với các bạn cùng trang lứa. Cái thuận lợi của ông là ngay thuở ban đầu đã được về công tác tại Đoàn Văn công Trường Sơn, rồi Đoàn Văn công Quân giải phóng – là môi trường lý tưởng để ông bộc lộ năng khiếu ca hát của mình.

Ông tâm sự: “Những năm tháng ấy, cuộc chiến đang lan rộng, mức độ địch đánh phá ngày càng ác liệt. Khó khăn vất vả chồng chất nhưng đúng là chúng tôi đã sống trong không khí “tiếng hát át tiếng bom”. Chúng tôi hát ngay trên trận địa pháo, hát ở trạm giao liên, hát ở ngay những nơi trọng điểm bom rơi đạn nổ… Suốt một chặng đường dài từ ngã ba Đồng Lộc trở vào, đâu đâu cũng thấy người hành quân. Người đi ra, người đi vào đều hồ hởi đầy sức sống, đúng như câu thơ nổi tiếng của nhà thơ Phạm Tiến Duật: “Đường ra trận mùa này đẹp lắm…”. Chuyện ấy bây giờ nói ra nhiều bạn trẻ có thể thấy khó tin, nhưng hồi ấy, trong mắt chúng tôi, đường ra trận đúng là rất đẹp…”.

NSND Hoàng Chè bảo rằng, những kỷ niệm về một thời tuổi trẻ gian khổ ấy có lẽ ngồi kể 3 ngày liền cũng không hết được. Thật cảm động khi gặp được một nghệ sĩ kể về mình và đồng đội mình, về những năm tháng xa xưa trong ký ức bằng một tâm trạng nhung nhớ đến da diết và đầy trân trọng như vậy. Từ năm 1967, Hoàng Chè đã cùng đồng đội hành quân qua bao khu rừng, trải qua bao cơn mưa rừng như trút nước, bị lũ cuốn hết quần áo, lương thực, bao lần bị máy bay địch quần đảo trên đầu… Bạn bè nhiều người bị sốt rét, trúng bom đạn hy sinh, trong đó lễ truy điệu nhạc sĩ Trịnh Quý (tác giả bài hát “Trước ngày hội bắn”) để lại trong ông nhiều xúc động sâu xa.

Nhạc sĩ Trịnh Quý ra đi, gia tài chẳng có gì ngoài chiếc bình tông có ghi hai chữ “Tạm biệt” như một dự cảm về chuyến đi định mệnh ấy. Nhưng cũng trong những cánh rừng ấy, Hoàng Chè đã gặp được rất nhiều khoảnh khắc vô cùng đáng yêu: Đó là những khi đi lạc trong rừng rậm, khi ngẩng đầu lên thì thấy cả một khoảng trời bạt ngàn toàn hoa lan nở đủ màu sắc, đẹp như một giấc mơ; có khi giữa những khoảng lặng của chiến tranh có những chú hươu, chú nai giương tròn đôi mắt khi thấy bóng người qua, đúng như lời một bài hát “Có chú nai vàng nghiêng đôi tai ngơ ngác…”. Nghệ sĩ Hoàng Chè ngậm ngùi: “Những hình ảnh đối lập trong chiến tranh ấy để lại trong tôi những ấn tượng khó phai và tôi gửi gắm vào những bài hát của mình. Có lẽ chính vì thế, khi tôi hát về Trường Sơn, lúc nào cũng dạt dào tình cảm, nhiều nỗi niềm. Sau này, khi theo đoàn quân chiến thắng vào Buôn Mê Thuột, xuống Nha Trang hay vào Sài Gòn hát mừng thành phố giải phóng, mỗi khi hát về Trường Sơn với các bài như “Bài ca Trường Sơn”, “Trên đỉnh Trường Sơn”, “Tháng ba Tây Nguyên”… tôi đều muốn gửi gắm những tâm tình của mình vào bài hát đó, mong khán giả cũng thấy được một phần những gì mình đã thấy, đã trải qua…”. Cũng trong buổi lễ mừng chiến thắng 30-4 -1975 được tổ chức sau đó một tuần, NSND Hoàng Chè đã lần đầu tiên thể hiện ca khúc “Đất nước trọn niềm vui” của nhạc sĩ Hoàng Hà và ông  gắn bó với ca khúc này từ đó đến nay. Đó cũng là ca khúc đem đến cho ông tấm Huy chương Vàng đầu tiên trong số 5 Huy chương Vàng ông giành được trong cuộc đời làm ca sĩ của mình.

Sau giải phóng, nghệ sĩ Hoàng Chè chuyển về học thanh nhạc tại Trường Âm nhạc Việt Nam. Đoàn Văn công quân Giải phóng lúc ấy cũng chuyển đổi thành Đoàn Nghệ thuật Quân khu II và khi học xong, Hoàng Chè lại về công tác tại đây. 30 năm ở Đoàn Nghệ thuật quân khu II, gắn bó với Tây Bắc, khi đi diễn nghệ sĩ Hoàng Chè cũng hay mặc đồ của người dân tộc để hát các bài hát như: “Điều chưa thấy trong văn tự người Dao”, “Mùa xuân xuống chợ”, “Cô gái Sầm Nưa xinh đẹp”, “Thơ tình của núi”, “Bài ca trên núi”… nên nhiều người bảo ông khá giống đồng bào dân tộc, không hiếm người ngỡ ông sinh ra và lớn lên ở miền đất này. Bởi vậy, khi đi diễn phục vụ bộ đội và đồng bào các dân tộc, cũng như sau này khi đã lên làm lãnh đạo Đoàn, ông rất được đồng bào yêu quý, mến mộ. Không những dành tình cảm cho miền Tây Bắc, những lần đi Trường Sa với các bài “Nơi đảo xa” và “Bài ca Trường Sa”, giọng nam cao da diết truyền cảm của ông còn đón nhận nhiều tình cảm yêu mến của chiến sĩ nơi hải đảo, biên cương của Tổ quốc.

Chương trinh nghệ thuật Kỷ niệm 45 năm sự nghiệp của nghệ sĩ Hoàng Chè.

NSND Hoàng Chè là một người hiền hậu, có lối sống mộc mạc, chân tình. Chính vì vậy, các diễn viên trẻ trong Đoàn Nghệ thuật Quân khu II  thường âu yếm gọi ông bằng “bố” xưng “con”, rất ấm áp tình cảm như trong một đại gia đình. Ông thì luôn dìu dắt, chỉ bảo cho các cháu các em từ những tiểu tiết nhỏ trong cuộc sống cũng như trong công việc nên anh – em, bố – con rất gần gũi nhau. Nghệ sĩ Hoàng Chè bảo rằng, cách thể hiện tình cảm của những nghệ sĩ mặc áo lính cũng rất…lính: Nó hồn nhiên, vô tư và chan chứa tình đồng chí, đồng đội. Những năm tháng sống gần bộ đội, sẻ chia nhiều tình cảm, tình yêu, tâm tư với những người chiến sĩ trẻ đã khiến ông thể hiện nhiều ca khúc vui nhộn như “Anh quân bưu vui tính”, “Tôi là Lê Anh Nuôi”, “Cuộc đời vẫn đẹp sao”… rất thành công, để lại dấu ấn đẹp trong lòng khán giả.

Từ khi nghỉ hưu đến nay, nghệ sĩ Hoàng Chè là Giám đốc Nhà Văn hóa Hội Cựu chiến binh Thành phố Hà Nội. Ông rất tích cực tham gia các hoạt động văn hóa – văn nghệ, thường xuyên tham gia giúp đỡ các câu lạc bộ tổ chức các hoạt động thăm hỏi, từ thiện… Ông cảm thấy rất vui vì mình lại được tiếp tục làm những công việc tuy nhỏ nhưng đầy ý nghĩa đối với bạn bè, đồng đội của mình. Nghệ sĩ Hoàng Chè xúc động kể về chuyến đi thăm gia đình cố nhạc sĩ Trịnh Quý – người bạn đồng hành trên tuyến lửa một thời của ông ở Thái Nguyên. Cách đây vài năm, ông và một vài người bạn đã có chuyến đi dọc Trường Sơn, về lại những địa danh một thời tuổi trẻ họ đã đi qua. Với Hoàng Chè cũng như với những người bạn thân thiết của ông: NSND Doãn Tần, NSND Quang Thọ, NSƯT Minh Đức, NSƯT Quang Huy, dường như ở họ không có khái niệm nghỉ hưu. Nghệ sĩ Hoàng Chè tâm sự rằng: “Còn sức, tôi còn hát, còn muốn cống hiến. Tôi và những người bạn cùng thế hệ của mình luôn mong muốn được thắp sáng những bài hát mang dấu ấn một thời đến mai sau. Những bài hát thế hệ chúng tôi hát là những bài ca đi cùng năm tháng, đi vào lòng người, có sức sống, sức lay động ghê gớm. Và tôi cũng rất mừng khi nhìn thấy thế hệ ca sĩ tiếp theo của Đoàn văn công Quân khu II, lớp kế cận đầy tự tin và sáng tạo tiếp bước hành quân của những người chiến sĩ Trường Sơn năm xưa, của người anh cả, của người nghệ sĩ cống hiến trọn đời mình cho nghệ thuật.

NSND Hoàng Chè chỉ một hai năm gần đây ông mới chịu lùi bước trước bạo bệnh để chăm sóc sức khỏe cho mình. Ông vẫn cố gắng vượt qua mọi đau đơn bệnh tật do ảnh hưởng của những năm tháng phục vụ chiến đấu tại tuyến đường Trường Sơn lịch sử. Giọng ca vàng của một thời khói lửa đạn bom đã ngắt nhịp giữa chừng vào 21 giờ 34 phút ngày 14 tháng 5 năm 2018 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Nhưng giọng hát, những bài ca mãi mãi đi cùng năm tháng, mãi mãi sống với thời gian, mãi mãi gần gũi với bộ đội và nhân dân. Giọng ca của người Nghệ sĩ, Chiến sĩ, Đại tá, NSND Hoàng Chè.

Việc lưu giữ các tác phẩm Âm Nhạc là cần thiết vô cùng

0

Nhạc Sĩ Hồng Đăng

Nhạc sĩ Hồng Đăng cho hay: “Việc lưu giữ các tác phẩm âm nhạc là cần thiết vô cùng. Vì nó không chỉ là tư liệu cho các thế hệ tiếp nối tìm hiểu, nghiên cứu về âm nhạc qua từng thời kỳ mà nó còn là một di sản tinh thần của quốc gia. Khi ta nhắc về một ca sĩ nào đó, dù họ không còn trên đời, thì ta vẫn có thể nghe được tiếng hát của họ mới là quý giá. Và đối với cả các nhạc sĩ thì điều này cũng có ý nghĩa tương tự…”

Trong những lần trò chuyện với chúng tôi, nhạc sĩ Hồng Đăng thường chia sẻ một cách bức xúc về những yếu kém trong công tác lưu giữ, bảo quản những tác phẩm âm nhạc, những giọng hát hay một thời. Ông nói: “Mỗi lúc có một nghệ sĩ qua đời, người ta mới cuống lên tìm kiếm, thống kê, lưu giữ những tác phẩm của họ, nhưng mọi sự đều đã muộn.

Giờ đây, khi muốn nghe lại những giọng hát nổi tiếng một thời, khi người nghệ sĩ đã ra người thiên cổ, thì khán giả thực sự không biết phải đến đâu. Ngay cả những nghệ sĩ còn đang sống cũng có lúc không biết những “đứa con tinh thần” của mình trôi dạt phương nào. Thành ra, rất nhiều nghệ sĩ, đặc biệt là nghệ sĩ biểu diễn thì chỉ còn lại cái tên thôi, chứ lao động nghệ thuật của họ, sản phẩm nghệ thuật của họ đã mất tăm tích trong đời sống rồi”.
Trong văn học, nhà văn qua đời rồi, tác phẩm của họ vẫn tồn tại trên văn bản và bạn đọc nhiều thế hệ vẫn có thể thưởng thức tác phẩm nếu muốn. Nhưng trong âm nhạc, văn bản, tức là một bản nhạc nằm trên giấy thì không có nhiều ý nghĩa lắm. Vì bản chất của âm nhạc là phải được vang lên.

 Nghệ sĩ Khánh Vân

Một tác phẩm âm nhạc hoàn thiện phải là sự kết hợp của nội dung tác phẩm với dàn nhạc và người biểu diễn. Công chúng không thể nào nhận ra cái hay, cái đẹp của một tác phẩm âm nhạc khi nó chỉ nằm trên văn bản. Trong lịch sử âm nhạc Việt Nam, đã có biết bao tác phẩm âm nhạc được thăng hoa bởi những giọng hát hay và đẹp của một thời.
Những Thương Huyền, Thanh Huyền, Kim Ngọc, Bích Liên, Tuyết Thanh, Tường Vi, Tân Nhân, Lê Dung…là những tên tuổi đã được khán giả nhiều thế hệ biết đến qua những tác phẩm của nhiều nhạc sĩ thời kỳ tân nhạc và thời kỳ cách mạng. Một “thế hệ vàng” của ca khúc đã được nâng cánh bởi một “thế hệ vàng” ca sĩ.

NSND Quốc Hương

Họ làm nức lòng người nghe nhiều thế hệ. Người biểu diễn, người sáng tác và công chúng chính là sự cộng hưởng quan trọng để tạo ra cái gọi là đời sống âm nhạc. Trong đó công chúng là yếu tố luôn luôn có sẵn. Nhưng người sáng tác và người biểu diễn thì mỗi thời kỳ mỗi khác.
Vì vậy, việc lưu giữ những giá trị nghệ thuật mà họ mang lại cho đời sống âm nhạc là một việc làm cần thiết. Những thế hệ người nghe của tương lai sẽ không thể nào có cơ hội thưởng thức những nhạc phẩm hay, những giọng ca hay trong quá khứ, nếu nó không được bảo quản, lưu trữ, giữ gìn một cách nghiêm túc.

NSND Thanh Huyền

NSND Thanh Huyền năm nay đã ở tuổi ngoài 70. Bà đã ra khỏi đời sống âm nhạc từ rất lâu rồi. Khi được hỏi, khán giả trẻ hôm nay muốn nghe lại những ca khúc NSND Thanh Huyền thể hiện thành công một thời như “Khi thành phố lên đèn”, “Câu hò bên bờ Hiền Lương”, “Đường cày đảm đang”…thì phải làm cách nào, bà trả lời: “Tôi cũng không biết nữa.
Có thể ở bên Đài Tiếng nói Việt Nam họ có lưu trữ một số bài tôi hát thời tuổi trẻ, nhưng không hiểu hiện nay thì có còn không. Ngay cả tôi, khi muốn nghe lại các bài hát mình từng thể hiện cũng không biết phải đến đâu. May mà tôi có ghi vào băng cát-xét được một số bài nên thỉnh thoảng các con cháu muốn nghe lại mẹ, bà mình ngày xưa hát thế nào thì cũng còn có cái để nghe.

NSND Quý Dương

Tất nhiên không được nhiều, không được hệ thống và chất lượng cũng không tốt. Ít ra thì cháu tôi cũng còn may mắn là nghe được giọng hát của bà ngày xưa, giọng hát mà nhờ nó bà được phong NSND, chứ còn nhiều nghệ sĩ biểu diễn khác, như tôi biết, họ không có ý thức tự lưu giữ lại tiếng hát của mình thì ngay cả những người thân yêu cũng không biết tới giọng hát của họ, chứ đừng nói là công chúng sau này.
Bởi ca sĩ thì chỉ có thời thôi. Và những khoảnh khắc hát xuất thần cũng hiếm lắm, nếu không lưu giữ được là mất đi vĩnh viễn.Về già mình đâu còn hát được nữa”.

NSND Thu Hiền

 Nghệ sĩ Kim Ngọc – người nghệ sĩ được xem là hát nhạc Văn Cao hay nhất, năm nay tuổi đã bát tuần cũng có chung một tâm sự như vậy. Thời của bà, phương tiện thu âm khó khăn lắm, lại không ý thức về việc phải lưu giữ lại giọng hát nên bà chẳng có gì để “chứng minh” với khán giả sau này về thời kỳ vàng son của mình. Quá khứ hát nhạc Văn Cao của bà chỉ còn lại bằng kỷ niệm và qua cảm nhận của khán giả cùng thời, những người đã từng được nghe bà hát, xem bà biểu diễn.

Nhạc sĩ Hồng Đăng cho hay: “Việc lưu giữ các tác phẩm âm nhạc là cần thiết vô cùng. Vì nó không chỉ là tư liệu cho các thế hệ tiếp nối tìm hiểu, nghiên cứu về âm nhạc qua từng thời kỳ mà nó còn là một di sản tinh thần của quốc gia. Khi ta nhắc về một ca sĩ nào đó, dù họ không còn trên đời, thì ta vẫn có thể nghe được tiếng hát của họ mới là quý giá.

NSND Mai Khanh

 Và đối với cả các nhạc sĩ thì điều này cũng có ý nghĩa tương tự. Bạn nhắc về một người nhạc sĩ nào đó là bạn phải được nghe tác phẩm của họ, bằng một giọng ca cụ thể, chứ không phải là bản nhạc vô tri vô giác. Trong đời một người nhạc sĩ có đến hàng trăm, thậm chí hàng ngàn tác phẩm được viết ra, được biểu diễn.
Nhưng nếu không có một sự lưu giữ nào đó thì rồi tất cả sẽ rơi rụng đi, và ngay cả người nhạc sĩ cũng không biết số phận những “đứa con” mình đẻ ra mất hút đi đâu. Tất nhiên ai đó có thể nói rằng, nếu bài hát hay, nhiều thế hệ ca sĩ vẫn còn hát về nó. Trên thực tế thì mỗi thời kỳ khẩu vị âm nhạc của khán giả mỗi khác. Ca sĩ thế hệ sau có thể thích một bài hát nào đó và hát, nhưng thể hiện thành công bài hát đó lại là chuyện khác.

NSUT Tân Nhân

 Trong âm nhạc, quan trọng là cái duyên của người sáng tạo và người biểu diễn. Sự “hợp chất” cũng quan trọng không kém. Cho nên, nếu không có một sự lưu giữ những giá trị ấy trong âm nhạc thì tức là chúng ta đang làm nghèo nàn đi đời sống âm nhạc. Trên thực tế thì chúng ta đã bỏ phí không biết bao nhiêu mà kể những tài sản tinh thần ấy”.
Theo tìm hiểu của người viết thì hiện nay có 3 địa chỉ có ít nhiều chức năng lưu trữ các tác phẩm âm nhạc, đó là Viện Âm nhạc, Cục Nghệ thuật biểu diễn và Đài Tiếng nói Việt Nam. Khi hỏi về số lượng các tác phẩm âm nhạc qua các thời kỳ được lưu giữ là bao nhiêu thì ông Phạm Đình Thắng, Cục phó Cục Nghệ thuật biểu diễn cho hay, Cục chưa thống kê cụ thể, nhưng con số đó chắc chắn là không nhiều.

NSND Trung Kiên

 Băng đĩa lưu giữ tại Cục chủ yếu là qua các kỳ hội diễn nghệ thuật. Một biên tạp viên âm nhạc của Đài Tiếng nói Việt Nam thì cho biết, hiện nay vẫn có thể tìm được một số tác phẩm âm nhạc của những nghệ sĩ biểu diễn thời kỳ đầu của âm nhạc cách mạng, nhưng số lượng thì cũng tương đối…khiêm tốn. Và chất lượng cũng không được ổn lắm, vì điều kiện bảo quản của ta không tốt.
Vẫn là nhạc sĩ Hồng Đăng bức xúc: “Tôi đồng ý là điều kiện bảo quản của chúng ta chưa tốt. Nhưng quan trọng hơn cả là ý thức của những người có trách nhiệm với nền âm nhạc. Nửa thế kỷ nay, chúng ta thực sự chưa coi trọng việc này. Tôi ví dụ, NSND Quý Dương vừa qua đời. Ông là người hát Opera đầu tiên ở Việt Nam. Giọng hát của ông đã gắn liền với nhiều ca khúc hay. Giả sử ngay lúc này đây chúng ta muốn làm một bản tổng kết về số lượng tác phẩm biểu diễn của ông, chúng ta phải làm cách nào?

NSUT Bích Liên

 Tôi chắc chắn là chúng ta không thể có một cách đầy đủ được, vì khâu lưu trữ của chúng ta quá kém. Giới nhạc sĩ chúng tôi cũng có một tâm trạng thất vọng không kém. Rất ít người trong đời có đủ tiền để tự làm băng đĩa về những tác phẩm mình đã sáng tác ra. Những tác phẩm ấy nó chủ yếu tồn tại trong đời sống bằng những giọng hát khác nhau, ở những chương trình khác nhau, sân khấu khác nhau.
Nếu không có những cơ quan chuyên trách việc này, làm công việc sưu tầm, lưu trữ những tác phẩm ấy, như là lưu giữ một bảo tàng về âm nhạc của đất nước, thì rồi một ngày chính chúng tôi cũng quên mất từng “đứa con tinh thần” của mình đã được dàn dựng và biểu diễn như thế nào”.

NSUT Tuyết Thanh

NSND Thanh Huyền chia sẻ: “Tôi nghĩ rằng đã đến lúc nhà nước phải có cơ chế cho việc sưu tầm, bảo quản các giá trị âm nhạc, không chỉ ca khúc mà cả các tác phẩm không lời một cách hệ thống, chính danh, chứ không phải chỉ để phục vụ cho hoạt động của một số đơn vị nào đó.
Ví dụ Đài phát thanh người ta lưu trữ là để phục vụ cho các chương trình phát thanh của người ta là chính. Như thế thì không thể khái quát và đầy đủ được. Trong tương lai tôi mong rằng chúng ta sẽ có một thư viện âm nhạc, ở đó khán giả có thể được thưởng thức bất cứ tác phẩm âm nhạc của nhạc sĩ nào, giọng hát của bất cứ ca sĩ nào mà họ yêu mến, thuộc nhiều thế hệ khác nhau”.

NSND Thanh Hoa

Mỗi thời đại đều tạo ra dấu ấn của riêng nó bằng các giá trị nghệ thuật, trong đó có âm nhạc. Nếu chúng ta không có ý thức tôn vinh, giữ gìn, bảo quản những giá trị ấy thì e rằng sẽ tạo ra những lỗ hổng cho tương lai, khi con em chúng ta không hiểu biết gì về những giá trị âm nhạc thời ông bà, cha mẹ họ đã sống.

NSƯT Hồng Liên: “Tôi dựa vào câu hát mà thoát nỗi cô đơn, buồn tủi…”

0

“Có một câu nói tôi thấy rất thấm thía: “Dựa vào câu hát mà sống, mà thoát nỗi cô đơn, buồn tủi”. Những năm tháng trước đây khi chỉ có một mẹ một con, cuộc sống đúng là buồn tẻ và cô đơn lắm”, NSƯT Hồng Liên tâm sự.

Những lúc con đi học xa… chỉ biết làm bạn với hai con cún

Cả một đời hoạt động âm nhạc, đến tuổi nghỉ hưu đáng ra phải được nghỉ ngơi để vui vầy bên con cháu thì bà lại hoạt động nhiều hơn. Phải chăng vì cơm áo gạo tiền nên bà không cho phép mình dừng lại?

Điều đầu tiên, quan trọng nhất vẫn là tôi muốn được làm nghề. Mặc dù nghỉ hưu nhưng ngồi ở nhà một ngày tôi cảm thấy buồn lắm.

NSƯT Hồng Liên thấy mình vẫn có ích khi đến tuổi nghỉ hưu vẫn được thường xuyên mời đi hát.

Việc đi hát thường xuyên khiến tôi cảm thấy vui vì được gặp gỡ đồng nghiệp, bạn bè, khán giả… Bên cạnh đó, niềm đam mê ca hát vẫn chưa nguội tắt. Cảm giác lúc nào cũng muốn được hát và được đi hát cho mọi người nghe. Trừ những lúc sức khỏe tệ quá, không đi hát nổi tôi mới đành nằm ở nhà, chứ khỏe một cái, có lời mời tôi đi hát ngay.

Tất nhiên, cũng không phủ nhận, việc đi hát cũng giúp tôi có đồng ra đồng vào mặc dù không nhiều. Những lần đi hát cho nhà chùa, chương trình từ thiện… người ta cảm ơn bao nhiêu thì nhận bấy nhiêu chứ không bao giờ đòi hỏi. Nếu không có đồng nào vẫn vui vẻ bởi cứ được hát là vui rồi. Và thêm vào đó là cảm thấy mình vẫn có ích, vẫn có thể kiếm tiền được bằng nghề hát, dù ít ỏi.

Nghe bà trải lòng, người ta có cảm giác, người cô đơn lắm mới phải bám víu lấy nghề để tìm kiếm niềm vui, sợ cảm giác ở nhà một mình?

Nó cũng có một phần thôi. Có một câu nói tôi thấy rất thấm thía: “Dựa vào câu hát mà sống, mà thoát nỗi cô đơn, buồn tủi”. Những năm tháng trước đây khi chỉ có một mẹ một con, cuộc sống đúng là buồn tẻ và cô đơn lắm. Nhất là thời điểm con trai đi học xa, ở nhà chỉ biết làm bạn với hai con cún. Cho nên mỗi khi được đi hát là mỗi lần mình đỡ cô đơn và cảm thấy yêu đời hơn. Tuy nhiên, những năm trở lại đây, có đứa cháu nội nên tôi cũng có thêm niềm vui. Đứa cháu nó khiến tôi quên hết mệt mỏi.

Trong những tháng năm con đi học xa, bà thường dựa vào đâu để vơi nỗi cô đơn khi không đi hát?

Những lúc cô đơn nhất tôi thường tìm về với mẹ tôi hoặc đi chơi với bạn bè. Do hoàn cảnh không được trọn vẹn nên mình phải tự tìm niềm vui cho chính mình thôi. Nhiều lúc tôi tự an ủi mình rằng, trông lên không bằng ai nhưng trông xuống cũng không ai bằng mình. Mặc dù có những lúc ở tận cùng nỗi buồn tủi và cô đơn, nhất là những lúc ốm đau chỉ có một mình nhưng tôi cũng phải bằng lòng với cuộc sống chứ không muốn ca thán với ai.

Chẳng hạn, có những lúc, 2 giờ sáng bị đau bụng, phải tự xuống gọi taxi đến bệnh viện một mình. Hoặc những hôm bị cảm cúm, muốn có người đánh gió hộ mà con không có ở nhà lại phải gọi điện sang nhờ vợ nhạc sĩ Thanh Phúc sống bên cạnh. Có hôm nghe chị ấy nói mà tôi rớt nước mắt: “Em chịu khó đợi chị chút, chị đánh gió cho anh xong sang chị đánh gió cho em”. Có nghĩa là anh chị ấy đã lớn tuổi hết rồi nhưng vẫn phải nhờ đến vì không biết nhờ cậy ai khác được.

Chứng kiến cảnh mẹ cô đơn như thế có bao giờ con trai động viên mẹ nên tìm một người bạn đời để nương tựa vào nhau tuổi già?

Thực ra những năm đầu, khi cuộc sống gia đình không ổn, cậu ấy cũng bảo mẹ như thế. Nhưng tìm ai bây giờ, cuộc sống phức tạp lắm, tìm được ai phù hợp với mình đâu dễ. Tìm được người yêu thương mình và yêu cả con mình là cả một vấn đề. Sau này thấy mẹ lớn tuổi thêm nên cậu ấy không nhắc đến chuyện đó nữa. Bây giờ tôi hay nói vui là “nhất tâm” với con cháu thôi chứ không nghĩ đến những chuyện khác nữa.

Dù hôn nhân không trọn vẹn nhưng NSƯT Hồng Liên vẫn luôn cháy hết mình với nghề và sống hết mình với con cháu.

Bà có bao giờ cảm thấy mệt mỏi khi đến tuổi này vẫn phải “đơn thân” bảo bọc cho con cháu?

Có chứ, vì tuổi này đáng lí được nghỉ ngơi, thích làm thì làm, thích chơi thì chơi… nhưng vẫn phải gánh trên vai nhiều gánh nặng. Nhưng mỗi người một hoàn cảnh, không ai giống ai cả, cho nên mình cũng phải chấp nhận thôi. Đôi lúc tôi nghĩ, thôi thì vất vả một chút nhưng mẹ con hòa thuận, vui vầy… còn hơn có điều kiện mà tình cảm gia đình lạnh nhạt.

Nghĩa bố của con trai cũng không chia sẻ với bà gánh nặng nuôi con?

Người ta ở nước ngoài nhưng cũng không khá giả gì nên tôi cũng rất thông cảm. Tôi không trách móc gì họ cả.

40 năm mới làm được live show… tôi cảm giác như đang mơ

Sau hơn 40 năm ca hát mới làm được cho mình một live show để đời. Bà nghĩ mình thiệt thòi hay may mắn?

Tôi thấy mình quá may mắn bởi có những người cả một đời ca hát vẫn không thể nào làm được cho mình một live show. Đến bây giờ tôi vẫn cảm giác như đang mơ, không thể tin có một ngày mình sẽ có một bước ngoặt lớn lao đến thế. Thực ra, live show này tôi ấp ủ từ lâu nhưng “lực bất tòng tâm” bởi không có kinh phí.

Có thể, làm live show ở thời điểm này, sức khỏe của tôi không như thời trẻ được. Nhưng tôi nghĩ khán giả đến với tôi vì tình yêu là chính chứ không phải để nghe tôi hát có hay không. Bởi nói thật, bây giờ làm sao tôi còn hát hay được như thời còn trẻ, còn khoẻ.

Vậy điều gì khiến bà quyết định làm live show ở thời điểm này?

Phải thú thật rằng, mang tiếng là tôi tổ chức live show nhưng tôi lại không có bất kỳ một đồng bạc nào cả. Nếu không có một người em đứng ra tài trợ toàn bộ chắc tôi không bao giờ làm được chuyện lớn lao này. Đáng lẽ, live show diễn ra vào tháng 4 vừa rồi nhưng hồi đó tôi bị ốm cộng thêm với việc ngại ngần chuyện người em giúp đỡ nên cứ lần khất. Người em giúp đỡ tôi không phải người thân mà chỉ là một người hâm mộ nhưng đã bỏ ra một số tiền lớn để làm live show cho tôi thì không ngại sao được.

NSƯT Hồng Liên sẽ có live show để đời vào ngày 24/6 tại rạp Đại Nam – 89 Phố Huế, Hà Nội.

Cảm động hơn là người em đó bảo rất yêu mến giọng hát của tôi, cả mẹ của em đó cũng vậy. Bạn ấy bảo, bạn ấy làm live show cho tôi không phải vì tôi, cũng không phải vì bạn ấy mà vì mẹ bạn ấy, mẹ bạn ấy đã khuất núi rồi. Tôi rất cảm động vì tấm lòng của người em dành cho mình nên đã quyết định làm dù rất phân vân. Bạn ấy nói một câu động viên mà tôi không thể không làm: “Chị ơi, chị làm đi vì không còn cơ hội nữa đâu. Sức của chị mỗi năm mỗi khác, càng lớn tuổi càng khó”.

Làm live show, người ta thường có xu hướng mời những tên tuổi để tăng hiệu ứng cho live show thì bà lại mời những người nghệ sĩ thân thiết với mình. Điều đó có là một sự mạo hiểm?

Tôi nghĩ, những người làm live show đặt nặng mục đích thương mại bao giờ cũng muốn mời những tên tuổi nổi tiếng để tạo hiệu ứng. Còn tôi không đặt nặng vấn đề bán vé. Số tiền bán vé tôi sẽ dành để làm từ thiện. Tên live show “Một đời nhớ, một đời thương” cũng đủ nói rằng, tôi muốn tri ân tất cả những người bạn đồng nghiệp và khán giả của tôi trong chặng đường 40 năm ca hát.

Họ chính là những người đã luôn luôn đi bên cạnh tôi, những người luôn khiến tôi phải cố gắng. Những người tôi mời góp mặt trong live show như: NSND Thanh Hoa, NSƯT Hồng Năm, NSƯT Việt Hoàn, Sao mai Ngọc Ký, Châu Tuấn, Hải Đăng, Nhóm Mộc Miên, MC Lê Anh – Thảo Vân đều là những người thân thiết với tôi. Tôi không nghĩ mình sẽ bán hết vé nhưng tôi tin chắc mọi người sẽ đến với tôi bằng tình cảm thương mến và ưu ái. Vì thế mà tôi cũng cảm thấy nhẹ lòng, không lo lắng nhiều.

Trong live show của bà, những ca khúc nào gắn với tên tuổi của bà sẽ được tái hiện trên sân khấu?

Những ca khúc gắn liền với Hồng Liên như: Sợi nhớ sợi thương, Hoa cau vườn trầu, Dòng sông và tiếng hát, Giận mà thương, Trường Sơn Đông – Trường Sơn Tây, Khúc hát ru người mẹ trẻ… một phần nữa là các ca khúc về nhạc Phật. Như nhiều người biết, những năm tháng gần đây, khi nghỉ hưu ở Đài Tiếng nói Việt Nam tôi hay đi hát ở nhà chùa, đi hát từ thiện… nên tôi muốn đọng lại với khán giả là những ca khúc về Phật giáo.

Cảm ơn bà đã chia sẻ thông tin.

Lê Cát Trọng Lý khác lạ giữa sự ‘lên đồng’ của Thanh Lam và Tùng Dương

0

Lý, tay cầm cây đàn ukulele hát giản dị, tự nhiên như tâm tình với bè bạn. Lý vẫn thế dù trong đêm nhạc có Thanh Lam và Tùng Dương đầy nổi loạn, lên đồng.

Đêm nhạc Mùa yêu, đúng như tên gọi, được diễn ra vào tối 14/2, ngày Valentine, tại không gian Nhà hát Lớn, Hà Nội. Có lẽ, đây cũng là chương trình đầu tiên vào dịp lễ tình nhân của Thanh Lam, Tùng Dương nhưng có sự góp mặt của Lê Cát Trọng Lý.

Sự xuất hiện của một nghệ sĩ indie thực thụ kiểu như Lý trong một đêm nhạc với hai giọng ca diva, divo là một bất ngờ không nhỏ.

Le Cat Trong Ly khac la giua su ‘len dong’ cua Thanh Lam va Tung Duong hinh anh 1

Lý cầm trên tay cây đàn ukulele nhỏ xinh, đứng hát trước cây micro với ca khúc Vì ta không hát như lúc xưa.

Sự khác lạ của Lê Cát Trọng Lý

Lý xuất hiện không nhiều, đó là một sự thật, nhất lại là trong một đêm nhạc có không gian sang trọng tại “thánh đường nghệ thuật” Nhà hát Lớn. Lý vẫn quen với những đêm nhạc nho nhỏ của mình, có lẽ là một trường học, hoặc ở một nơi ngẫu nhiên, trong một chuyến đi đâu đó.

Nhưng Lý không lạc lõng trong Mùa yêu. Giọng ca Chênh vênh xuất hiện ở phần giữa của chương trình, ngay sau màn giới thiệu của Tùng Dương: “Và bây giờ là sự xuất hiện của ca sĩ, nhạc sĩ Lê Cát Trọng Lý”. Khán giả vỗ tay nhiệt thành. Lý được đón nhận.

Lý cầm trên tay cây đàn ukulele, đứng hát trước cây micro với sáng tác của chính mình – Vì ta không hát như lúc xưa. Ca khúc không quá xuất sắc, nhưng nhẹ nhàng, chân thành như Lý vốn dĩ vẫn vậy. Không màu mè thể hiện, Lý vẫn là Lý, và… vẫn hát như lúc xưa.

Sau ca khúc, Lý chia sẻ dăm ba câu. Cách nói chuyện của Lý không gãy gọn, rõ ràng như không gian đêm nhạc cần phải thế. Nhưng cái duyên dáng thì không thể phủ nhận. Lý cũng e mình lạc lõng giữa đêm nhạc với Tùng Dương, Thanh Lam nên khi vừa hát xong, Lý đùa, thành thật “Em sợ mọi người ngủ rồi chứ”.

Tùng Dương hát Mang thai, Lý ngồi bên cạnh đệm đàn guitar

Rất lâu mới thấy Lý, nhưng điều đáng mừng là Lý vẫn luôn là chính mình, chẳng thay đổi. Vẫn dễ thương trong cả âm nhạc và biểu cảm như thế. Lý khác biệt trong sự nổi loạn, lên đồng của Thanh Lam, Tùng Dương. Nhưng Lý không lạc lõng, đó cũng là một điều thú vị.Ngay sau đó, là một sáng tác nữa của Lý – Vì sao cố giấu đi thật thà. Ca khúc giản dị và chân phương như chính tựa đề của nó. Lý hát say sưa và tự nhiên, trong tiếng piano hỗ trợ của Lưu Hà An. Lý mang đến những êm ả cho một đêm nhạc 14/2, sự êm ả ấy cũng đầy tình cảm.

Sự lên đồng của Tùng Dương, Thanh Lam

Dù xuất hiện với vai trò đặc biệt, Lê Cát Trọng Lý đã không có màn kết hợp chính thức với Thanh Lam, Tùng Dương, có lẽ đó cũng là một điểm đáng tiếc. Sự mạo hiểm đã không xảy ra, tuy nhiên, Lý có màn đệm đàn cho Tùng Dương hát.

Tùng Dương hát Mang thai, Lý ngồi bên cạnh đệm đàn. Màn acoustic tương đối thú vị. Divo nhạc Việt cho biết, 8 năm trước, anh từng được kết hợp với Lý trong chương trình Không gian âm nhạc của đạo diễn Việt Tú, thời điểm đó cả hai đều chưa lập gia đình. Nam ca sĩ tếu táo bảo giờ mình đã “tần ngần một con”, và mong năm sau gặp lại Lý cũng như vậy. Khán phòng cười.

Màn kết hợp “người đàn kẻ hát” tương đối thú vị, dù Mang thai không hẳn là ca khúc phù hợp để thể hiện với phiên bản như vậy. Và Lý, cũng thường chỉ hay và làm chủ được nhất khi đàn ca khúc của chính mình, thay vì đàn cho một giọng ca nào đó.

Thanh Lam hát Nơi gặp gỡ tình yêu, Bụi trời, Đôi mắt xanh, Đá trông chồng, Gió mang bài ca bay đi.

Tùng Dương thể hiện nhiều màu sắc âm nhạc khác nhau với những ca khúc như Mùa xuân bên cửa sổ, Cỏ và mưa, Thu cạn, Thiêu thân, Trời và đất,… Trong đó, ca khúc Thiêu thân đặc biệt nhận được sự tán thưởng của khán giả.Trở lại với hai nhân vật chính, Tùng Dương và Thanh Lam có một đêm nhạc ấn tượng. Dù nhiều lần kết hợp với nhau, cả hai vẫn mang đến cho khán giả những cảm nhận mới mẻ.

Trong khi đó, Thanh Lam hát Nơi gặp gỡ tình yêu, Bụi trời, Đôi mắt xanh, Đá trông chồng, Gió mang bài ca bay đi,… Sự “điên” của Thanh Lam được tiết chế phần nào, nhưng lửa âm nhạc vẫn như hừng hực, nội lực khó ai có thể chê bai được. Gió mang bài ca bay đi là một sáng tác mới, từng được thể hiện trong live show Bình minh của ca sĩ. Riêng với ca khúc này, Lam hát nhẹ nhàng, thủ thỉ như chính ca từ, giai điệu của sáng tác.

Màn kết hợp trong ca khúc Mây của Thanh Lam và Tùng Dương để lại nhiều cảm xúc.

Đêm nhạc kết thúc với màn hòa giọng của Thanh Lam, Tùng Dương trong Độc đạo, và sau đó là Em và tôi – Ngôi sao cô đơn. Đêm nhạc diễn ra tương đối vừa vặn, không quá dài. Ban nhạc cũng không quá đông nhân sự. Thiết kế sân khấu được giản lược, sân khấu gần như không để lại ấn tượng, tuy nhiên, âm nhạc và lối chơi của ban nhạc cho thấy sự hiệu quả và để lại dư âm.Ngoài những màn solo, Tùng Dương và Thanh Lam song ca trong các ca khúc như Huyền thoại Hồ núi cốc, Hồ trên núi, Mây, Đỉnh núi lãng quên. Trong đó màn kết hợp với Mây, một sáng tác của Đỗ Bảo, thuyết phục hoàn toàn người nghe

“Phụ nữ đang thống trị nền âm nhạc”!

0
“Phụ nữ đang thống trị nền âm nhạc”!

"Phụ nữ đang thống trị nền âm nhạc"!

Âm nhạc thế giới xoay chuyển từng giờ từng phút. Có biết bao ngôi sao đang tỏa sáng trên bầu trời âm nhạc ấy? Có bao ngôi sao còn trụ lại được mà không bị thời gian làm già cỗi và tụt hậu với thời đại? Và trong đó, có bao nhiêu là người là phụ nữ?

Rihana – cô ca sĩ sexy nóng bỏng số 1 thế giới đã từng phát biểu: “Phụ nữ hiện đang thống trị nền âm nhạc, và đó là lí do chúng tôi luôn cạnh tranh. Tôi có cảm giác như âm nhạc chưa bao giờ thú vị như bây giờ”. Phải chăng âm nhạc thế giới đang do phụ nữ “cầm quyền”?

1. Âm nhạc Âu – Mỹ

Beyonce, Rihanna, Adele, Katy Perry, Britney Spear, Lady Gaga, Taylor Swift, Miley Cirus… quá nhiều cái tên nữ nghệ sĩ nổi tiếng đang thống trị âm nhạc hiện nay. Thật khó khi đặt họ lên bàn cân để quyết định xem ai đang là người đứng đầu bởi tất cả đều vô cùng tài năng. Mỗi người một màu sắc góp phần tạo nên một bức tranh âm nhạc tuyệt vời.

Từ các bảng xếp hạng lớn nhỏ toàn cầu đến những giải thưởng danh giá, âm nhạc thế giới đều gọi tên họ. Mỗi khi họ quyết định ra mắt sản phẩm, không ít các nam nghệ sĩ đều cảm thấy chút phần lo lắng khi quảng bá cùng thời điểm.

Điều gì làm nên sức hút từ những nữ nghệ sỹ nổi tiếng này? Phải chăng là sự xinh đẹp, sexy đầy quyến rũ, không ngại ngần thay đổi hình ảnh, phong cách đã làm cho họ có một chỗ đứng vững chắc trong nền âm nhạc hiện nay.

Phụ nữ có đang thống trị làng nhạc thế giới2

Adele là nữ nghệ sỹ đạt nhiều giải Grammy nhất trong một đêm

2. Kpop

Ở kpop, nữ nghệ sỹ nào đang đứng đầu? Chắc chắn 2 cái tên được đưa ra tranh cãi nhiều nhất chính là 2NE1 và SNSD. 2 nhóm nhạc nữ này cùng đang đứng ở vị trí top đầu những nhóm nhạc nữ tại Hàn Quốc.

Mỗi nhóm nhạc theo đuổi một phong cách khác nhau. Nếu như SNSD mang đến hình ảnh những cô gái dịu dàng, xinh đẹp, nũ tính thì 2NE1 lại đầy phóng khoáng, cá tính, độc và lạ. Tháng 3 này, cùng tham gia quảng bá, họ đã tạo nên một làn song chú ý mạnh mẽ từ người hâm mộ. Điều đó khiến cho nhóm nhạc nam nổi tiếng DBSK hiện đang quảng bá ca khúc mới phải chịu lép vế.

Trên các diễn đàn, fan 2 bên không ngừng tranh đấu để quyết định ai ở vị trí đầu. Chính điều này làm tăng thêm độ nóng của Kpop những tháng đầu năm. Và dù ai ở vị trí đứng đầu thì cũng không thể phủ nhận những nữ nghệ sỹ của Kpop đang thực sự được quan tâm hơn bao giờ hết. Xinh đẹp, tài năng, sở hữu nhưng vũ đạo chết người cùng với một lực lượng fan vô cùng hùng hậu, họ xứng đáng thống trị Kpop hiện nay.

Phụ nữ có đang thống trị làng nhạc thế giới3

3. Vpop

Với âm nhạc Việt, số ca sĩ nữ nổi tiếng hiện nay vô cùng nhiều. Nhưng những cái tên nhắc đến nhiều nhất đó chính là Hồ Ngọc Hà, Mỹ Tâm, Thu Minh, Đông Nhi, Bích Phương, Khởi My…

Mỹ Tâm và Thu Minh là 2 nghệ sĩ Việt đầu tiên dành giải thưởng nghệ sỹ xuất sắc nhất châu Á của MAMA. Tháng 11 năm 2013, Mỹ Tâm giành giải Best Southeast Asia Act trong hạng mục giải thưởng EMA quốc tế, cô đã vượt qua các đối thủ Đông Nam Á để giành được giải thưởng này. Thậm chí cô còn là nghệ sĩ Việt đầu tiên được Youtube ký hợp đồng hợp tác

Phụ nữ có đang thống trị làng nhạc thế giới3

Cùng với Mỹ Tâm, Hồ Ngọc Hà đang là nữ ca sỹ có tầm ảnh hưởng nhất hiện nay khi mỗi dự án, quảng cáo cô tham gia đều thu về rất nhiều sự quan tâm báo trí truyền thông. Tất cả các chương trình giải trí, gameshow đều vô cùng hot khi có sự góp mặt của Hồ Ngọc Hà

Phụ nữ có đang thống trị làng nhạc thế giới4

Trong khi đó, các nữ ca sỹ trẻ hiện nay cùng đang dần tạo nên những thành công cho riêng mình. Khởi My là ca sỹ có lượt like nhiều nhất trên Facebook với hơn 3 triệu lượt, MV “Gửi cho anh 2 “ của cô đã đạt hơn 12 triệu lượt view trên youtube.

Phụ nữ có đang thống trị làng nhạc thế giới5

Đông Nhi cũng là nữ nghệ sỹ có một lượng like lớn trên Facebook với hơn 2,7 triệu lượt like cùng với vô vàn những MV âm nhạc nhờ sự đầu tư nghiêm túc đã tạo nên sự đổi mới cho nền âm nhạc Việt.

Và 1 cái tên nữa không thể không nhắc đến đó là Bích Phương. Cô ca sỹ này hiện đang được mệnh danh là “Nữ hoàng nhạc sầu” của Vpop. Bất cứ 1 ca khúc nào mới ra của Bích Phương cũng nhanh chóng leo lên vị trí cao trên bảng xếp hạng. Năm ngoái, album “Chỉ là em giấu đi” mặc dù ra mắt vào cuối năm nhưng đã nhanh chóng lọt top 3 album của năm – một trong 4 giải thưởng quan trọng nhất tại Zing Music Awards 2013 – giải thưởng âm nhạc trực tuyến duy nhất tính đến thời điểm hiện tại.

Phụ nữ có đang thống trị làng nhạc thế giới6

NSND Đặng Thái Sơn sẽ về nước vào tháng 8/2019

0

Vào tháng 8/2019, NSND Đặng Thái Sơn sẽ về nước và góp mặt trong chương trình “Giai điệu mùa thu 2019”. Phần biểu diễn của ông được coi là điểm nhấn của toàn bộ đêm diễn.

Liên hoan Giai điệu mùa thu diễn ra 2 năm một lần vào giữa tháng 8 ở TP HCM, là sự kiện có quy mô lớn nhất về nghệ thuật hàn lâm cả nước. Chương trình năm nay lần đầu giới thiệu đến công chúng vở vũ kịch nổi tiếng Mùa xuân thiêng liêng (The Rite of Spring) của nhà soạn nhạc người Nga Igor Stravinsky.

Từ Giai điệu Mùa thu 2017, Dàn nhạc Giao hưởng TP.HCM đã mời NSND Đặng Thái Sơn ở nước ngoài về tham gia sự kiện. Tuy vậy, do chưa sắp xếp được lịch công việc, đến nay, Đặng Thái Sơn mới hội ngộ khán giả thành phố Hồ Chí Minh.

“Sự có mặt của nghệ sĩ Đặng Thái Sơn sẽ nâng cao uy tín và tầm vóc của liên hoan. Ngoài ra, chương trình còn có nhiều nghệ sĩ tài năng trong nước và quốc tế, trong đó có nghệ sĩ violin Vũ Việt Chương cùng đoàn nghệ sĩ Mỹ”- ông Trần Vương Thạch, Giám đốc Dàn nhạc Giao hưởng TP.HCM cho biết.

ảnh 1

NSND Đặng Thái Sơn

Theo kế hoạch, NSND Đặng Thái Sơn sẽ trình diễn một bản concerto của nhà soạn nhạc Beethoven cùng dàn nhạc giao hưởng vào tối 25/8/2019 ở TP. HCM.

Đặng Thái Sơn sinh năm 1958 ở Hà Nội. Ông là nghệ sĩ châu Á đầu tiên đoạt Huy chương Vàng tại cuộc thi Piano quốc tế mang tên Chopin tổ chức tháng 10/1980 tại Warsaw, Ba Lan. Giải thưởng cao quý này đã ghi tên ông vào danh sách những nghệ sĩ biểu diễn piano hàng đầu thế giới.

Từ năm 1991, Đặng Thái Sơn định cư ở Montreal, Canada. Tháng 3/2018, ông nhận lời giảng dạy piano tại Nhạc viện Oberlin, bang Ohio, Mỹ.

Vĩnh biệt ca sĩ ‘Đường chúng ta đi’

0

Nghệ sĩ nhân dân Doãn Tần – người ca sĩ dòng nhạc đỏ được khán giả yêu mến với những ca khúc như Đường chúng ta đi, Cùng anh tiến quân trên đường dài…, đã qua đời vào lúc 23 giờ 30 ngày 17.3, tại Hà Nội.

Nghệ sĩ nhân dân Doãn Tần /// Ảnh TL

Nghệ sĩ nhân dân Doãn Tần – ẢNH TL

Nghệ sĩ nhân dân Doãn Tần, người nghệ sĩ nổi tiếng của dòng nhạc đỏ, qua đời ở tuổi 72 vì tuổi cao, sức yếu. Nhiều năm nay, nghệ sĩ Doãn Tần đã không thể nhớ nổi điều gì do căn bệnh mất trí nhớ. Người vợ thảo hiền – nghệ sĩ Minh Hồng, vẫn ngày ngày chăm sóc ông.

Nghệ sĩ nhân dân Doãn Tần sinh ra và lớn lên ở xã Hồng Lý, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Lúc sinh thời, ông đã có lần chia sẻ, Thái Bình vốn là đất chèo, nên những làn điệu chèo cũng như âm nhạc đã ngấm vào ông một cách tự nhiên.

Học xong cấp 2, ông vào Liên đoàn địa chất 9, được cho đi đào tào một lớp trung cấp khoan và trở thành kíp trưởng một kíp khoan. Những ngày đó, ông rất hăng hái tham gia các hoạt động, đi thi văn nghệ. Giữa lúc cơ quan đang có ý định cử ông đi đào tạo tại Liên Xô, thì trường Âm nhạc Việt Nam về Thái Bình tuyển sinh. Ông đã đỗ trong kỳ tuyển đó. Rồi ông quyết định sẽ theo ngành âm nhạc.

Tháng 9.1969, ông lên Hà Nội theo học tại Trường Âm nhạc Việt Nam. Ngay khi học năm thứ nhất, ông đã được đài phát thanh thu bài hát Đường chúng ta đi của nhạc sĩ Huy Du và được Tổng cục Chính trị gọi vào đoàn văn công.

Từ đó trở đi, ca khúc Đường chúng ta đi đã gắn liền với nghệ sĩ Doãn Tần. Ca khúc qua giọng ca của ông đã trở nên quen thuộc với những người lính ở chiến trường. Ca khúc cũng ngân vang tại Festival Ca nhạc Thanh Niên, Sinh viên thế giới năm 1973 tại Đức; giữa sân bay Tân Sơn Nhất, ở rạp Quốc Khánh trước hàng vạn đồng bào TP.HCM và chiến sĩ trong những ngày đất nước hoàn toàn giải phóng.

Bên cạnh ca khúc Đường chúng ta đi, tên tuổi của nghệ sĩ Doãn Tần gắn liền với nhiều ca khúc như Cùng anh tiến quân trên đường dài, Chim yến bay, Người lính tình nguyện và điệu múa Áp xa ra, Dáng đứng Việt Nam, Sông Lô chiều cuối năm…

Nghệ sĩ Doãn Tần và nghệ sĩ Minh Hồng có một người con gái là ca sĩ Hồng Vy, tiếp bước theo con đường ca hát của cha mẹ.

Nghe lại ca khúc Đường chúng ta đi qua giọng ca của NSND Doãn Tần:

Nghệ sĩ trẻ “áp đảo” trong đề cử giải Âm nhạc cống hiến 2019

0

Sáng 12-3, Ban tổ chức giải thưởng Âm nhạc cống hiến 2019 công bố các đề cử của giải thưởng này sau thời gian cân nhắc và lấy ý kiến của 100 nhà báo từ hai miền Bắc – Nam.

Các nghệ sĩ trong lễ công bố đề cử giải thưởng Âm nhạc cống hiến 2019.

Năm nay, giải thưởng vẫn có 9 hạng mục: Nhà sản xuất của năm, Bài hát của năm, Music video của năm, Nghệ sĩ mới của năm, Album của năm, Chương trình của năm, Chuỗi chương trình của năm, Nhạc sĩ của năm và Ca sĩ của năm.

Với tiêu chí đề cao những khám phá, sáng tạo, giải thưởng Âm nhạc cống hiến ưu tiên những sản phẩm mới, có tính chất khai phá, sáng tạo, đóng góp nhất định cho sự nghiệp âm nhạc của nước nhà.

Nhìn vào bảng đề cử năm nay, có thể thấy nghệ sĩ trẻ “áp đảo” trong các đề cử. Trong đó, có nhiều nghệ sĩ xuất hiện ở các hạng mục khác nhau như: Tiên Cookie, Phạm Thanh Hà, Bùi Lan Hương, Vũ Cát Tường…

Ở hạng mục Nhà sản xuất của năm, chỉ có Võ Thiện Thanh là “lão làng”, còn lại những đề cử khác đều là những nhà sản xuất trẻ, như Phạm Thanh Hà, Tiên Cookie, Dương K, Đỗ Hiếu.

Các nghệ sĩ trẻ “áp đảo” trong bảng đề cử giải thưởng Âm nhạc cống hiến 2019.

Hạng mục Music video của năm cũng là những sản phẩm đang “hot” trên thị trường nhạc trẻ, được khán giả trẻ yêu thích cũng như đang dẫn đầu một số bảng xếp hạng, như: “Bùa yêu” (đạo diễn: TanDs. Tác giả: Tiên Cookie, Phạm Thanh Hà, Dương K. Ca sĩ: Bích Phương); “Chạm đáy nỗi đau” (đạo diễn: Đinh Hà Uyên Thư. Tác giả: Mr Siro. Ca sĩ: Erik); “Chạy ngay đi” (đạo diễn: Koinrush. Tác giả, ca sĩ: Sơn Tùng M-TP)… Ở hạng mục Nhạc sĩ của năm, có đến 3/4 là nhạc sĩ trẻ, gồm: Tiên Cookie, Phạm Thanh Hà, Vũ Cát Tường.

Ở hạng mục Chương trình của năm, góp mặt là những giọng hát “vàng” của làng nhạc Việt với những liveshow lớn như: “Bình minh” của Thanh Lam, “Tùng Dương hát Bộ tứ sông Hồng” của Tùng Dương, “Thời gian” của Mỹ Linh. Ở hạng mục này, có hai nghệ sĩ dòng dân gian và thính phòng được đề cử là Phạm Phương Thảo với “Mơ duyên”, Lan Anh với “Ánh trăng tình yêu”.

Hạng mục Ca sĩ của năm cân bằng hơn giữa những nghệ sĩ gạo cội và nghệ sĩ trẻ. Bên cạnh những ca sĩ như Thanh Lam, Lan Anh, Tùng Dương, còn có sự góp mặt của các ca sĩ trẻ như Đông Nhi, Bích Phương…Đêm trao giải Âm nhạc cống hiến 2019 sẽ diễn ra vào tối 16-4 tại Nhà hát TP Hồ Chí Minh. Lễ bầu chọn sẽ được tổ chức tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh trước đêm trao giải một tuần.

Các đề cử giải Âm nhạc cống hiến 2019:

1. Nhà sản xuất của năm:
– Phạm Thanh Hà
– Tiên Cookie
– Dương K
– Đỗ Hiếu
– Võ Thiện Thanh

2. Music video của năm
– “Bùa yêu” (Đạo diễn: TanDs. Tác giả: Tiên Cookie, Phạm Thanh Hà, Dương K. Ca sĩ: Bích Phương).
– “Chạm đáy nỗi đau” (Đạo diễn: Đinh Hà Uyên Thư. Tác giả: Mr Siro. Ca sĩ: Erik).
– “Chạy ngay đi” (Đạo diễn: Koinrush. Tác giả, ca sĩ: Sơn Tùng M-TP).
– “Có ai thương em như anh” (Đạo diễn: Ứng Duy Kiên. Tác giả: Bùi Công Nam. Ca sĩ: Tóc Tiên).
– “Thằng điên” (Đạo diễn: Khương Vũ. Tác giả: ViruSs, JustaTee. Ca sĩ: Phương Ly)

3. Bài hát của năm
– “Có ai thương em như anh” (Ca sĩ: Tóc Tiên. Tác giả: Bùi Công Nam)
– “Em không thể” (Ca sĩ, tác giả: Tiên Tiên)
– “Hành tinh song song” (Ca sĩ, tác giả: Thái Vũ)
– “Hôm nay em buồn” (Ca sĩ, tác giả: Phùng Khánh Linh)
– “Huyền thoại” (Ca sĩ, tác giả: Phan Mạnh Quỳnh)

4. Nghệ sĩ mới của năm
– Lộn Xộn Band
– JustaTee
– Bùi Lan Hương
– Phùng Khánh Linh
– Thái Vũ

5. Album của năm
– “Chat với Mozart II” (Ca sĩ Mỹ Linh)
– “Dramatic” (Ca sĩ Bích Phương)
– “Hà Nội và em khi thu chớm đông sang” (Ca sĩ Đức Tuấn)
– “Saigon Feel – Hồ Trung Dũng meets Võ Thiện Thanh” (Ca sĩ Hồ Trung Dũng)
– “Stardom” (Ca sĩ, tác giả: Vũ Cát Tường)
– “Thiên thần sa ngã” (Ca sĩ Bùi Lan Hương)

6. Chuỗi chương trình của năm
– Bài hát hay nhất – Sing my song 2018 (VTV + Công ty Cát Tiên Sa)
– Ban nhạc Việt (VTV)
– Giai điệu tự hào (VTV + Motion Media)
– See Sing Share (Hà Anh Tuấn)

7. Chương trình của năm
– “Ánh trăng tình yêu” (Lan Anh)
– “Bình minh” (Thanh Lam)
– “Khát vọng” (Vũ Thắng Lợi)
– “Mơ duyên” (Phạm Phương Thảo)
– “Romance – Người đàn ông và bông hoa trên ngực trái” (Hà Anh Tuấn)
– “Thời gian” (Mỹ Linh)
– “Tùng Dương hát Bộ tứ sông Hồng” (Tùng Dương)

8. Nhạc sĩ của năm
– Tiên Cookie
– Phạm Thanh Hà
– Võ Thiện Thanh
– Vũ Cát Tường

9. Ca sĩ của năm
– Lan Anh
– Tùng Dương
– Thanh Lam
– Đông Nhi
– Bích Phương