Thứ Bảy, Tháng Tư 20, 2024
Trang chủLý LuậnLớp học đặc biệt trao cho bệnh nhân nhí cơ hội chơi...

Lớp học đặc biệt trao cho bệnh nhân nhí cơ hội chơi đàn

17

Tác giả: Tô Vân (tổng hợp)

Một khi cây đàn violin do một quỹ từ thiện mang đến thì nó trở thành báu vật với bọn trê. Vì chúng sẽ tạo ra âm nhạc cho cuộc sống tẻ nhạt trong bệnh viện.

Âm nhạc đang trở thành trung tâm của một trường học bệnh viện của dịch vụ y tế quốc gia Anh (NHS) – một dạng trường học do các bệnh viện nhi điều hành để tạo điều kiện học tập cho bệnh nhân ở độ tuổi học tiểu học đến trung học trong thời gian nằm viện hoặc phục hồi chức năng. Đây cũng là nỗ lực cải thiện sức khỏe tâm thần và phục hồi cho các bệnh nhân nhí dễ bị tổn thương nhất của một chương trình tiên phong theo sáng kiến của nhạc sĩ Andrew Lloyd Webber, vốn ngay lập tức đem lại kết quả rõ rệt.

Với chương trình này, các bệnh nhân ở độ tuổi 4 đến 18 được trao các nhạc cụ và hướng dẫn miễn phí trong trường học. Các nhà tổ chức Âm nhạc trong các trường trung học cơ sở (MiSST), một tổ chức từ thiện tài trợ và xây dựng chương trình, đang kỳ vọng có được một kế hoạch kéo dài 12 tháng để tăng cường sức khỏe tâm thần và hồi phục cho các bệnh viện nhi ở Anh, nếu họ thành công.

Một học sinh tại trường học bệnh viện cộng đồng Chelsea đã hạnh phúc khôn nguôi khi thấy việc trao các nhạc cụ ở cổng trước bệnh viện. “Cháu thực sự cảm thấy thích thú khi học đàn. Cháu hi vọng là mình không làm hỏng nó!”, cô bé Kadina 16 tuổi nói.

Janette Steel OBE, người phụ trách trường học tại bệnh viện này, cho biết: “Việc đón nhận những chiếc đàn violin thật quá sức hứng thú – chúng đều rất đẹp. Nó đem lại cảm giác như thấy quà Giáng sinh mà mình đã bỏ lỡ – và hơn thế nữa.

“Có rất nhiều hạnh phúc trên những khuôn mặt bọn trẻ vì chúng chưa bao giờ cầm hoặc chưa bao giờ thấy một cây đàn violin trước đây. Có những đứa thì từng tham gia chơi đàn trong dàn nhạc nhưng phải đau khổ chia tay giấc mơ từ lúc vào bệnh viện. Vì vậy, đây là cơ hội thứ hai để tiếp tục theo đuổi giấc mơ chơi đàn thêm một lần nữa”, cô Steel nói thêm.

Một học trò khác là Rosslyn, cũng ở trường học bệnh viện Cộng đồng Chelsea. “Rosslyn từng chơi đàn trước khi buộc phải vào đây,” Steel kể. “Tình hình cô bé rất khả quan nhưng vẫn cần phải nằm viện. Cô bé đã phải trả đàn cho trường cũ vì đó không phải là đàn của mình. Ngay sau khi được trao tặng cây đàn, Rosslyn bắt đầu lên dây đàn và dành thời gian chơi đàn bên một học sinh khác, vốn chưa từng được chạm vào một cây violin. Thật là một ngày tuyệt vời!”.

MiSST, một quỹ từ thiện giáo dục âm nhạc và nghệ sĩ Lloyd Webber là một nhà bảo trợ, bắt đầu sáng kiến của mình bằng việc đem những hướng dẫn âm nhạc và nhạc cụ miễn phí tới những trường trung học cơ sở ở những vùng nghèo nhất Anh, bao gồm Warwickshire, Oldham, và London. Vào tháng 10 năm 2020, Frederick Bremer – một trường học ở Đông London, cho biết những kết quả chưa từng có ở trường và một vị trí đáng chú ý trong bảng xếp hạng Ofsted của Bộ Giáo dục Anh, sau năm năm triển khai chương trình này, điều mà MiSST hi vọng có thể giúp trường vượt qua được tình trạng thiếu ngân sách đầu tư cho giáo dục âm nhạc ở trường công.

Nhiều nghệ sĩ nổi tiếng, trong đó có nghệ sĩ cello Sheku Kanneh-Mason và nghệ sĩ violin Nicola Benedetti, đã kêu gọi về sự cần thiết cải thiện vào giáo dục âm nhạc cho học sinh ở các trường công.

Với dự án 12 tháng cho trường học trong bệnh viện, các nhà tổ chức hi vọng đem lại cho các bệnh nhi sự ủng hộ mà chúng cần, vì chúng phải đối diện với những thách thức của cả bản thân để vượt qua đại dịch.

Rachel Landon, CEO của MiSST, tổ chức quyên góp cho kế hoạch này thông qua một buổi hòa nhạc được tổ chức mỗi năm một lần, cho biết có “căng thẳng như một quả bom hẹn giờ” trong đại dịch. “Chúng tôi biết lợi ích trực tiếp mà những người trẻ thiếu may mắn có thể nhận được từ việc học nhạc là gì”, cô cho biết. “Chúng tôi thấy một nhu cầu thực sự trong các trường học bệnh viện và muốn giúp hỗ trợ một dạng giáo dục âm nhạc, đảm bảo trẻ em có quyền được hưởng nó trong khi ở bệnh viện”.

Và phần tốt nhất là gì? Từng nhạc cụ do MiSST quyên góp đều trở thành tài sản vĩnh viễn của những đứa trẻ chơi nó.

Lala Arslan, một cố vấn học tập tại trường học bệnh viện Cộng đồng Chelsea, đang lên kế hoạch học chơi đàn cùng với học trò của mình. “Không bao giờ được coi là quá tuổi để học hỏi hoặc đón nhận một thách thức mới; chuyển hướng đến nơi có điều chưa biết và việc làm quen với điều mới mẻ là một trong những điều hào hứng nhất, hiệu quả nhất mà chúng ta có thể hưởng”, bà nói.

(Nguồn: https://tiasang.com.vn/)

BÀI LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

PHỔ BIẾN

BÌNH LUẬN