Thứ Bảy, Tháng Mười 19, 2024
Trang chủ Blog Trang 92

Sức mạnh cảm ứng tâm linh của âm nhạc cổ đại

0
Sức mạnh cảm ứng tâm linh của âm nhạc cổ đại

Nói về sức mạnh cảm ứng tâm linh con người của âm nhạc thời cổ đại, trong suốt hàng ngàn năm, văn hóa truyền thống có ghi lại rất nhiều điển cố.

Trong “Lã Thị Xuân Thu. Thuận thuyết” có ghi lại câu chuyện: Vào thời Xuân Thu, Quản Tử (Quản Trọng) là tể tướng của nước Tề. Khi Quản Tử bị bắt giữ ở nước Lỗ, vua nước Lỗ đã phái người áp giải ông trở về nước Tề. Vì tình hình có nhiều biến động, Quản Tử e sợ rằng nước Lỗ sẽ có thể thay đổi chủ ý mà giết chết ông. Vì thế, Quản Tử rất muốn nhanh chóng được quay trở về nước Tề.

Để đạt được nguyện ý này, Quản Tử đã lựa chọn dùng sức mạnh của âm nhạc. Âm nhạc của Quản Tử đã khiến sai dịch phấn khởi trong lòng, không một chút chán nản mà lựa chọn con đường nhanh nhất đưa ông trở về nước Tề.

Trong “Liệt Tử” ghi lại câu chuyện: Thời Xuân Thu Chiến Quốc có một nữ sĩ có tài ca hát, tên là Hàn Nga. Một lần, Hàn Nga đi sang Tề quốc, khi qua địa phương Ung Môn thì bị mất hết tiền và lương thực. Bất đắc dĩ, Hàn Nga đành phải hát rong xin ăn.

Tiếng ca của Hàn Nga réo rắt rơi vào trong không trung giống như tiếng chim Nhạn hót mãi không ngừng làm rung động lòng người. Ba ngày sau khi Hàn Nga rời đi, tiếng ca vẫn quẩn quanh ở  nơi đây, mãi không dứt. Đây chính là điển tịch: “Dư âm nhiễu lương, tam nhật bất tuyệt”  (dư âm vẫn còn văng vẳng bên tai, ba ngày không dứt).

Cũng theo ghi chép, “Thanh Giác” là một trong ba loại nhạc do Sư Khoáng đặt định ra bao gồm “Thanh Thương”, “Thanh Chinh” và “Thanh Giác”. Theo ông, “Thanh Thương” thuộc về âm thanh tượng trưng cho điềm xấu, “Thanh Chinh” là âm thanh tượng trưng cho những điều may mắn, còn “Thanh Giác” là âm thanh tượng trưng cho thời đại hưng thịnh, hoàng kim.

Trong sách “Hàn Phi Tử. Thập quá” cũng viết về tài năng của Sư Khoáng. Theo đó, khi Tấn Bình Công và Vua nước Vệ gặp nhau có mời Sư Khoáng gảy đàn. Khi Sư Khoáng dùng kỹ thuật điêu luyện mà gảy khúc nhạc đầu tiên  thì mọi người trông thấy có 16 con Hạc đen tuyền từ phương Nam bay đến. Lúc Sư Khoáng gảy nhạc khúc thứ hai thì bầy Hạc đen ấy xếp thành một hàng ngay ngắn. Khi ông chơi giai điệu thứ ba thì bầy Hạc đen vừa kêu hót vừa xếp thành hàng ngũ chỉnh tề giương cánh nhảy múa. Khi ông tiếp tục diễn tấu, trông thấy mây lành lúc ẩn lúc hiện, sương lành ào ạt kéo tới. Tiếng kêu hót của bầy Hạc và tiếng đàn hòa hợp thành một thể, còn vang vọng ngân nga rất lâu tận phía chân trời. Cảnh tượng và âm thanh ấy khiến cho người thưởng thức cảm thụ được tự nhiên và thanh âm của tự nhiên, cảm thấy trong lòng khoáng đạt mà an bình hạnh phúc.

Những điển cố này đều nói rõ, âm nhạc thời cổ đại là có thể “thông linh cảm vật”, vạn vật đều có thể biến hóa theo giai điệu của âm nhạc. Nó có thể khiến cho con người thấy được rằng cỏ cây cũng có tình, chim cá cũng có hiểu biết. Đây thực sự là tác dụng to lớn của đức âm nhã nhạc.

Trong các kinh điển của Nho gia cũng giảng đến sức mạnh, sức hấp dẫn của âm nhạc cổ đại. Như trong “Luận Ngữ” có ghi chép: “Đức Khổng Tử ở nước Tề nghe nhạc Thiều, ba tháng không biết mùi thịt. Nói rằng: Không ngờ nhạc được sáng tác đến mức tuyệt vời như thế!”

Liên quan đến chuyện này, trong sách “Lão tàn du ký” của Lưu Ngạc thời nhà Thanh có ghi chép rằng: Khi Khổng Tử ở Lạc Ấp nước Chu đã đến thăm Trường Hoằng – vị đại phu của nước Chu thời Chu Kính Vương. Trong phòng khách đơn sơ, với bốn bức tường làm bằng đất và cỏ, Trường Hoằng hàn huyên cùng Khổng Tử. Khổng Tử vốn được biết đến là người tinh thông thi, thư, lễ, dịch và có chút am hiểu về âm nhạc nhưng chưa đạt đến trình độ tinh thông. Ông nghe nói đại phu Trường Hoằng biết thiên văn, am hiểu khí tượng, tinh thông lịch pháp, hơn nữa còn tinh thông âm luật nên muốn đến thỉnh giáo.

Hàn huyên một hồi, Khổng Tử đưa hai tay chắp trước ngực rồi khom lưng cúi xuống hướng về phía đại phu Trường Hoằng nói: “Trường đại phu bác học đa tài, Khổng Khâu tôi nông cạn ngu dốt cần phải thỉnh giáo ngài thật nhiều. Thỉnh xin tiên sinh chỉ điểm chỗ mê”.

Trường Hoằng vội chặn tay Khổng Tử lại rồi cười nói: “Khổng đại phu thanh danh vang xa, chính là ta ân hận vì không được gặp tiên sinh từ sớm. Nay đại phu đã tới thăm, vừa đúng lúc ta cũng muốn thỉnh giáo ngài. Nếu trong lòng có chỗ khó giải, chúng ta cùng nhau thảo luận và nghiên cứu.”

Khổng Tử đáp: “Khổng Khâu tôi yêu thích âm nhạc, nhưng lại hiểu biết nửa vời. Thiều nhạc và Vũ nhạc đều rất cao nhã, đều diễn tấu trong cung đình. Hai loại này có điểm gì khác nhau?”

Trường Hoằng chậm rãi nói: “Theo ngu kiến của ta, Thiều nhạc là nhạc thời vua Thuấn thái bình an hòa, âm điệu tao nhã rộng lớn. Vũ nhạc là nhạc thời Võ Vương phạt Trụ thống nhất thiên hạ, âm tiết hùng vĩ hào phóng. Từ bề ngoài thì thấy bất đồng nhưng đều tốt đẹp”.

Khổng Tử lại hỏi thêm: “Vậy thì trong nội dung của hai loại nhạc này có gì khác nhau?”

Trường Hoằng đáp: “Từ nội dung, Thiều nhạc nghiêng về an khang tường hòa, lễ nghi, giáo hóa. Vũ nhạc lại nghiêng về đại trị đại loạn, lập lại trật tự xã hội, đây là điều khác nhau căn bản.”

Khổng Tử nói: “Như vậy, xem ra Vũ nhạc tận mỹ mà chưa tận thiện, Thiều nhạc là tận mỹ tận thiện!”

Đại phu Trường Hoằng khen ngợi: “Kết luận của Khổng đại phu cũng là tận thiện tận mỹ!” Khổng Tử bái tạ Trường Hoằng đại phu và ra về.

Năm sau, Khổng Tử đi sứ nước Tề. Nước Tề là do Khương Thái Công kiến lập, là nơi lưu truyền Thiều nhạc và Vũ nhạc chính thống. Khổng Tử tới nước Tề đúng vào dịp vua nước Tề cử hành lễ hiến tế long trọng. Khổng Tử đến dự đại lễ, vui sướng vì được nghe diễn tấu Thiều nhạc và Vũ nhạc, đồng thời cũng thể nghiệm sâu sắc lời của đại phu Trường Hoằng năm trước. Âm nhạc tận thiện tận mỹ, âm thanh tao nhã êm tai, hàm ý hướng thiện của Thiều nhạc đã khiến Khổng Tử bị hấp dẫn sâu sắc mà rơi vào trạng thái “ba tháng không còn biết mùi thịt”. Trạng thái này tức là ba tháng không muốn động đến thịt, hoặc ba tháng có ăn thịt cũng không thấy vị, một loại trạng thái từng được ghi lại trong giới tu hành. Từ đó Khổng Tử cảm thán rằng, không ngờ âm nhạc thời cổ đại lại có cảnh giới cao siêu đến như vậy.

(Tác giả: An Hòa)

Âm nhạc và tâm linh

0
Âm nhạc và tâm linh

Trần Tiến đã đưa tôn giáo vào âm nhạc của mình hay tôn giáo đã bước vào âm nhạc Trần Tiến. Tôi đã tự hỏi mình như thế khi nghe ca khúc “Mưa bay tháp cổ” của ông. Trước kia ca khúc “Sắc màu” đã ít nhiều mang màu sắc tôn giáo với hình ảnh “Một màu đen đen, một màu trắng trắng, chiều hoang vắng chiếc xe tang lăn thật vội vàng…”. Nhưng không phải cứ triết lý về sinh diệt luân hồi, về cái chết với những cờ, những phướn… là có được chất tâm linh. ở “Mưa bay tháp cổ” ông đã khai mở một con đường không phải đi vào lòng những phế tích tháp Chàm xưa mà thực sự đi vào đời sống tâm linh người Chăm nơi thánh địa Mỹ Sơn.

Một lần đi thăm dải đất miền Trung, cảm hoài trước vẻ đẹp hoang phế, huyền cổ và phiêu miên của những tháp Chàm nhạc sĩ Trần Tiến đã hứng khởi viết nên Mưa bay tháp cổ. Trong điệu múa Apsara, trong tiếng niệm kinh Phật, trong sự thôi miên của những ánh mắt Chiêm, ông đã viết lên bản nhạc chứa trong nó nội lực một sức mạnh huyền bí và cổ kính. Những hạt mưa trên đỉnh tháp ướt vào lòng ông, thấm vào hồn ông trong chiều nghiêng không còn nhiều nắng… Mưa bay trên đá/ Trăm năm bước phù du/ Hoang sơ tháp cổ/ Hoang sơ vũ điệu xưa/ Cong cong năm ngón ngũ hành/ Trăm năm vũ điệu/ Nam mô nam mô nam mô Bụtđà / Một vòng thôi miên thôi miên Apsara/ Nhật nguyệt trên cao trên cao sáng tỏ/ Nam mô nam mô nam mô Butda… Lời tụng kinh thinh không đã thành lời hát trầm mình trong điệu Apsara. Ca từ lạ, độc đáo khác hẳn ngôn ngữ trong những bài hát trước đây của Trần Tiến, cho thấy cái phong cách âm nhạc thiên biến tài tình và khả năng sáng tạo thật sung lực của ông. Con đường âm nhạc mà ông đã đi qua in dấu nhiều miền đất và ở đâu ông cũng để lại những “nốt nhạc” của lòng mình. Khi là bình nguyên mượt xanh, khi là ngọn núi cao mây phủ – nơi chỉ có một mùa yêu, khi là bờ cát in dấu chân người lính, khi là cây cầu quê trên bờ sông nhiều gió heo may… Và giờ đây là ngọn tháp Chàm linh thiêng và cổ mặc.

Hình tượng âm nhạc trong Mưa bay tháp cổ ấn tượng như chính những ngôi tháp có một vẻ đẹp khó có thể bỏ qua. Hình ảnh tháp Chàm đã đi vào thi ca trong thơ Chế, đi vào điệu múa dân gian, đi vào hội họa, nhiếp ảnh và nhiều lĩnh vực nghệ thuật khác mà ít thấy trong những giai điệu âm nhạc. Thế nên tôi cứ chờ trông. Và Mưa bay tháp cổ đã ra đời trong “Bài hát Việt” như là một sự tất nhiên hay ngẫu nhiên? Tôi không trả lời được câu hỏi đó nhưng khi nghe Mưa bay tháp cổ thấy thoả niềm mong ngóng. Nghe Mưa bay tháp cổ sẽ dễ chìm sâu lắm vào không gian thánh địa, vào lòng những cổ tháp như để tưởng tượng về thánh thần, về thời gian, về ngọn lửa dưới giàn hoả thiêu… Lại thấy hiện về những linga, yoni, những tượng chim thần, bò thần. Lại thấy hiện về những hoa văn Chămpa trên những viên gạch Chàm, phiến đá Chàm, trên những ngọn dương xỉ Chàm, trong kiến trúc và điêu khắc Chàm. Lại thấy hiện về điệu múa Apsara từ cả ngàn năm, vũ điệu thắp lửa bên trời Phan Rang, Phan Rí. Những nét cười bí trầm, bộ mặt đắm đuối yêu thương, ngón tay lật ngửa cong vút, đôi chân trùng thấp chuốt căng một thế võ… Vũ điệu như bước ra từ đá và lại bước vào đá hàng trăm năm trong những hội Katê, những lễ tẩy trần… Những động tác, cử chỉ được khắc tạc từ đá trong niềm yêu mê như chim thần Garuđa đang bay, bay những đường gấp khúc quanh các vị thần Dvarapala, Galesa, Brama… Vũ điệu với “cong cong năm ngón ngũ hành”, hoang sơ và sử mặc, “trăm năm em múa ngả nghiêng ngả nghiêng ngả nghiêng” cứ thôi miên tâm trí người nhạc sĩ lãng du kia.

Âm nhạc là một phần đời sống tinh thần. Mưa bay tháp cổ sẽ là một phần đời sống tâm linh bởi nó ánh xạ tình yêu, giá trị, niềm tin của chúng ta vào những nốt nhạc, những giai điệu, những ca từ. Mưa bay tháp cổ dẫu không hoá giải điều huyền bí xưa của những viên gạch Chàm và cách thức dựng tháp nhưng nó chứa đựng sức sống của tháp Chàm, mạnh mẽ như câu thơ của nhà thơ trẻ Lê Bảo Âu Long :

Những trụ tròn vươn giữa trời xanh
Thẳng đứng thế cương từ đất đá
Đỉnh tháp vòm cong đỏ sực
Hiển hiện phồn thực linga.
(Đôi mắt Chăm huyền quyến – VNQĐ số 607/2004).

Cái sức sống phồn thực, đầy bản năng, và bản năng âm nhạc tích dồn trong mỗi ca từ nên từng con chữ cứ như ám ảnh, thôi miên những suy nghĩ của tác giả, những cảm nhận của người nghe, thôi miên chính cả những tầng tháp cổ… Bản năng âm nhạc tụ nén trong mỗi điệu nhạc nên từng nốt nhạc như mãi sâu hút vào những ám ảnh của nhạc sĩ, vào dư âm thính giả, vào trường âm lượng những cổ tháp …

Âm nhạc là cảm xúc thăng hoa. Trần Tiến nói rằng Mưa bay tháp cổ không lấy cảm hứng trực tiếp từ một ngôi tháp cụ thể nào trong quần thể thánh địa Mỹ Sơn, không từ ngọn Dương Long hay Khương Mỹ hay bất kì một ngôi tháp nào khác… Mưa bay tháp cổ là nỗi phiêu miên của ông. Ông lãng tử trong đời thực và phiêu miên trong âm nhạc. Trong niềm đam mê mình, trong trí tưởng tượng mình, trong cả giấc chiêm bao mình ông vẫn phiêu du khắp nơi. “Trăm năm bước phù du” ông đã đặt chân đến đây, cảm hoài điệu Apsara này. Cái hồn phiêu lãng bị thu hút bởi cái đẹp hay vẻ đẹp thôi miên cái hồn phiêu lãng, cũng không rõ nữa. Nhưng là người nhạc sĩ, ông phiêu miên với nghệ thuật, và là một Phật tử, ông phiêu miên với tôn giáo.

Chỉ đơn giản vậy thôi!

(Tác giả: Âu Thiên Sơn)

Để Ca trù sớm thoát khỏi tình trạng cần bảo vệ khẩn cấp

0

Ngày 1/10/2009, Ca trù của Việt Nam được Unesco ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp. Cho đến nay đã gần 11 năm, nhiều nghệ nhân vẫn lo lắng với câu hỏi: Bao giờ ca trù mới thoát khỏi tình trạng cần bảo vệ khẩn cấp?

Ca trù là di sản được thế giới quan tâm

Vào lúc 0 giờ đêm 23/2, Google đã đưa hình ảnh minh họa một chầu hát Ca trù của Việt Nam lên tính năng Google Doodle. Động thái của Google nhân ngày giỗ nghiệp Ca trù (23/2) đã khiến nhiều người hy vọng sẽ thức tỉnh thế hệ ngày nay quan tâm đến Ca trù và có những biện pháp tích cực bảo vệ di sản “vàng” của văn hóa Việt.

Ca trù độc đáo ở không gian nghệ thuật riêng, nhạc cụ và thể thơ riêng biệt.

Tại tính năng Doodle, google đã có bản giới thiệu về nghệ thuật Ca trù như sau: “Hôm nay, Doodle đăng tải hình ảnh được minh họa bởi họa sĩ Xuân Lê nhân kỷ niệm Ngày giỗ nghiệp Ca trù để tôn vinh thể loại nhạc truyền thống được tôn sùng nhất của Việt Nam. Ca trù có nguồn gốc từ thế kỷ XI, phong cách mang nhiều nét giống nghi lễ Geisha của Nhật Bản và các màn trình diễn Opera. Ban đầu, Ca trù được xem là thú vui giải trí cho giới quý tộc trong hoàng cung, sau đó, đi vào không gian văn hóa chung của Hà Nội thời hiện đại”.

Google cũng cho biết, “Ca trù được biểu diễn tại các lễ hội hàng năm ở Việt Nam. Gần đây, Ca trù đang được hồi sinh bởi nỗ lực của các tổ chức nhà nước Việt Nam và các cơ quan quốc tế. Bảo tồn Ca trù rất khó khăn bởi đây là một loại hình nghệ thuật truyền thống truyền miệng, được kế cận bởi các học viên ưu tú, truyền cho thế hệ kế tiếp sau nhiều năm nghiên cứu. Ca trù có bản chất lịch sử quý giá và khó khăn trong việc bảo vệ, Unesco đã tận tâm bảo vệ di sản này và ghi danh Ca trù vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể năm 2009”.

Trước đây, Hội đồng thẩm định di sản của Unesco cũng đánh giá, Ca trù đã trải qua một quá trình phát triển ít nhất từ thế kỷ 15 đến nay, được biểu diễn trong không gian văn hóa đa dạng gắn liền, ở nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau. Ca trù thể hiện một ý thức về bản sắc và sự kế tục trong nghệ thuật biểu diễn, có tính sáng tạo, được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua các tổ chức giáo phường. Những giáo phường này đã duy trì các cộng đồng có quan hệ mật thiết, tạo nên nét đặc trưng cho Ca trù. Mặc dù trải qua nhiều biến động lịch sử, xã hội nhưng Ca trù vẫn có một sức sống riêng bởi giá trị nghệ thuật của nó đối với văn hóa Việt Nam.

Theo các nghệ nhân dân gian, Ca trù có rất nhiều thể thức hoặc giai điệu khác nhau, mỗi loại này được gọi là thể cách. Kỹ thuật hát rất tinh tế, công phu. Từ Ca trù một thể thơ độc đáo đã ra đời và có vị trí sáng giá trong dòng văn học chữ Nôm của dân tộc, đó là thể hát nói với hàng nghìn bài thơ chữ Nôm chứa đựng rất nhiều tâm trạng và biến thái tinh tế của tâm hồn Việt Nam qua nhiều thế kỷ. Về âm nhạc, ba loại nhạc cụ là đàn đáy, phách và trống, trải qua quá trình sử dụng lâu dài đã trở thành những nhạc khí đặc trưng của Ca trù, góp phần đưa Ca trù trở thành một thể loại thanh nhạc kinh điển của Việt Nam. Trên thế giới, ít có một bộ môn nghệ thuật nào mà chỉ có ba người cùng với nhạc cụ đàn đáy, cỗ phách, trống chầu phối hợp lại mà thành cả thơ, nhạc, tiết tấu, thể điệu… làm mê hoặc lòng người như Ca trù.

Hà Nội nỗ lực bảo vệ Ca trù

Ca trù độc đáo ở không gian nghệ thuật riêng, nhạc cụ và thể thơ riêng biệt. Từ khi được Unesco vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp, thành phố Hà Nội đã có động thái tích cực giúp di sản Ca trù không những được “hồi sinh” mà còn được bảo tồn một cách bền vững. Bên cạnh chú trọng truyền dạy lớp trẻ kế cận, thành phố Hà Nội đang tích cực tổ chức thực hành Ca trù nhằm làm mới loại hình nghệ thuật truyền thống này để Ca trù mang hơi thở cuộc sống đương đại và đến gần hơn với công chúng.

Giáo sư, tiến sĩ khoa học Tô Ngọc Thanh – Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam cho biết, trước khi Unesco vinh danh Ca trù là di sản văn hóa phi vật thể năm 2009, Hà Nội là một trong những địa điểm phục hồi Ca trù sớm nhất và đến nay Ca trù tiếp tục được bồi dưỡng, phát huy giá trị, trong đó không thể không kể đến vai trò của cơ sở hết sức quan trọng.

Hà Nội hiện có 14 câu lạc bộ và nhóm Ca trù đang hoạt động, với hơn 50 người có khả năng truyền dạy, hơn 220 người thực hành. Hiện cũng có hàng trăm người theo học và còn giữ được hơn 30 thể cách, điệu múa cổ. Tuy nhiên, để đào tạo được một ca nương biểu diễn phục vụ người dân Thủ đô và khách du lịch đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức. Để trở thành một đào nương chính thức, người ca nương phải trải qua một đợt tuyển chọn với rất nhiều tiêu chuẩn khắt khe: Giọng hát phải hay, có năng khiếu về thẩm âm, gõ phách, có sự hiểu biết về âm nhạc, thơ văn, lòng đam mê nghệ thuật và đặc biệt là tính kiên trì học hỏi…

Vẫn biết Ca trù là một loại hình ca nhạc vừa dân gian, vừa bác học, việc bảo tồn và đưa Ca trù đến gần hơn với công chúng đòi hỏi các ngành chức năng, chính quyền địa phương tại cơ sở tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, quảng bá đưa Ca trù vào các tuyến, các điểm du lịch của Thủ đô. Bên cạnh đó, các nghệ nhân tâm huyết cùng với câu lạc bộ, nhóm Ca trù là những cầu nối truyền tải cái hay, độc đáo của Ca trù đến với người hâm mộ.

Sau gần 11 năm được Unesco vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể, đến nay Ca trù đã có bước phát triển đáng kể. Trong đó Hà Nội là điểm sáng về bảo tồn Ca trù. Ca trù Hà Nội đang dẫn đầu về mặt tổ chức, nghiên cứu và số nghệ nhân tài năng. Số câu lạc bộ cũng tăng theo thời gian, cùng với đó là đội ngũ được trẻ hóa, đưa Ca trù ngấm sâu vào tiềm thức người dân Thủ đô và du khách.

Bà Bùi Thị Thu Hiền, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cho biết, Sở đang tích cực đẩy mạnh hoàn thiện kế hoạch đến năm 2020, tất cả các thôn đều có nhà sinh hoạt văn hóa. Cùng với đó, Sở sẽ đưa Ca trù biểu diễn phổ biến hơn tại các không gian văn hóa để người dân trong và ngoài nước biết đến di sản văn hóa phi vật thể này.

(Nguồn: http://laodongthudo.vn/)

Lãnh đạo Hội âm nhạc qua các thời kỳ

0
Lương Ngọc Trác
Chủ tịch Hội 1966-1968
Trần Hữu Pháp
Chủ tịch Hội 1968-1971
Hồ Bắc
Chủ tịch Hội 1971-1984
Chủ tịch Hội 1974-1976
Thái
Chủ tịch Hội 1976-1995
Phạm Tuyên
Chủ tịch Hội 1996-2010
Giới thiệu
Hồ Quang Bình
Chủ tịch Hội 2010-2014
Tiểu sử
Văn Dung
Chủ tịch Hội 2014-2016
Website Hội nhạc sĩ
Trương Ngọc Ninh
Chủ tịch Hội 2016-2020
FacebookWiki

Hội viên chuyên ngành sáng tác

0
Ái Thi
Hội viên CN Sáng tác

P301, ktt 1C Tông Đản, Phường Lý thái Tổ, Q Hoàn Kiếm

An Thuyên
Hội viên CN Sáng tác

Mất 2015

Bùi Anh
Hội viên CN Sáng tác
Bùi Đình Quang
Hội viên CN Sáng tác

117 Khâm Thiên . Phường Thổ Quan.Q Đống Đa

Bùi Đức Ngọc
Hội viên CN Sáng tác

108/B6 ktt Nam Thành Công, Q Đống Đa

 
Bùi Đức Nghĩa
Hội viên CN Sáng tác

Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội.

Facebook
Bùi Dương Kim
Hội viên CN Sáng tác

129, ngõ 73 Nguyễn Lương Bằng, Q Đống Đa

Bùi Huy Thông
Hội viên CN Sáng tác

5 Ngõ 268/21/63 Phường Ngọc Thụy, Q Long Biên

Bùi Nhật Thăng
Hội viên CN Sáng tác

An Trạch 1, Ngách 39 số nhà 4.Quốc Tử Giám. Q Đống Đa

Bùi Sơn
Hội viên CN Sáng tác

Số 9, Ngõ Miếu, Phường Khâm Thiên, Q Đống Đa

 
Bùi Thắng
Hội viên CN Sáng tác

9 Ngõ 126 Kim Ngưu, Thanh Nhàn, Q Hai Bà Trưng

Cao Khắc Thùy
Hội viên CN Sáng tác

17 Ngõ 151B, Ngách 151B/92 Thái Hà.Q Đống Đa

Cao Minh Khanh
Hội viên CN Sáng tác

8A, Ngõ 79 Lò Đúc, Q Hai Bà Trưng

Cát Vận
Hội viên CN Sáng tác

194 Đường Giải Phóng, Phường Phương Liệt. Q Thanh Xuân

Chu Minh
Hội viên CN Sáng tác

304/D3 . Ktt Giảng võ. Q Ba Đình

Dân Huyền
Hội viên CN Sáng tác

Nhà 405, ktt ĐTNVN 194 giải phóng, phg P Liệt, Q Thanh Xuân

Đặng Bá Oánh
Hội viên CN Sáng tác

Nhà CC2, Khu đô thị Mỹ Đình, Mễ Trì.Từ Liêm

Đặng Hữu Phúc
Hội viên CN Sáng tác

21 Lò Đúc . Q Hai Bà Trưng

Đặng Nhất Mai
Hội viên CN Sáng tác

10 Ngách 31 ngõ 378 Lê Duẩn, Q Đống Đa

Giới thiệu
Đặng Tài Tuệ
Hội viên CN Sáng tác

312 Trần Đăng Ninh, Vân Đình, Ứng Hòa

Đặng Văn Khoáng
Hội viên CN Sáng tác

2/219 Phố Vọng, Phường Đồng Tâm, Q Hai Bà Trưng

Đào Đình Thảo
Hội viên CN Sáng tác

Khối 4, Ngõ Ngang, Phường La Khê, Q Hà Đông

 
Đào Hoàng Anh
Hội viên CN Sáng tác

Xóm Ban .Thôn Phù Đổng 1. Gia Lâm

 
Đào Hữu Thi
Hội viên CN Sáng tác

40 Tổ 3 Tình Quang, Q Long Biên

 
Đào Quý Duy
Hội viên CN Sáng tác

412/A2 Ktt 128C Đại La . Q Hai Bà Trưng

 
Đào Thế Y
Hội viên CN Sáng tác

40 Ngách 20 An Trạch 2, Bích Câu, Quốc Tử Giám, Q ĐĐ

 
Đinh Quang Hợp
Hội viên CN Sáng tác

78B, Ngõ 318 Đê La Thành, Phường Ô chợ dừa.Q Đống Đa

Giới thiệu
Đinh Tiến Hậu
Hội viên CN Sáng tác

35B . Ngõ 738 Bạch Đằng .Pg Bạch đằng. Q Hai Bà Trưng

Đỗ Anh Tuấn
Hội viên CN Sáng tác

90 Ngõ 127 Hào Nam . Q Đống Đa

Đỗ Đức Liên
Hội viên CN Sáng tác

Nhà Hát Ca Múa nhạc VN, 8 Huỳnh Thúc Kháng

Giới thiệu
Đỗ Hoàng Linh
Hội viên CN Sáng tác

20 Nguyễn Trung Trực . Q Ba Đình

Đỗ Hoàng Long
Hội viên CN Sáng tác

Tầng 14. Tòa nhà CEO.GROUP Đường Phạm Hùng

Đỗ Hồng Quân
Hội viên CN Sáng tác

Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam, 51 Trần Hưng Đạo

Đỗ Hồng Thao
Hội viên CN Sáng tác

Số 2, Ngõ 29, Ngách 11 Thụy Khuê, Q Tây Hồ

Đỗ Hữu Thanh
Hội viên CN Sáng tác

20 Nguyễn Trung Trực . Q Ba Đình

Đỗ Kim Yến
Hội viên CN Sáng tác

20 Ngõ .312 Nguyễn Trãi,Q Thanh Xuân

Đỗ Niệm
Hội viên CN Sáng tác

159 . Tổ 24C Phường Thanh Lương.Q Hai Bà Trưng

Đỗ Sơn
Hội viên CN Sáng tác

30 Tổ 67 Phường Tương Mai . Q Hoàng Mai

Đoàn Bổng
Hội viên CN Sáng tác

106 . Ngõ 32A Hào Nam .Q Đống Đa

Giới thiệu
Doãn Nguyên
Hội viên CN Sáng tác

53E . Tổ 23 Phường Phương Liên (hồ 3 mẫu). Q Đống Đa

Giới thiệu
Đoàn Nguyên Hiếu
Hội viên CN Sáng tác

Số 2 Lý Nam Đế . Quận Hoàn Kiếm

Doãn Nho
Hội viên CN Sáng tác

53E . Tổ 23 Phường Phương Liên (hồ 3 mẫu). Q Đống Đa

Giới thiệu
Đoàn Phi Liệt
Hội viên CN Sáng tác

23 ngõ 88/1 Võ Thị Sáu . Q Hai Bà Trưng

Đoàn Quốc Khanh
Hội viên CN Sáng tác

P305/D1 .TTTrung Tự,Phố Đặng Văn Ngữ. Q Đống Đa

Đức Minh
Hội viên CN Sáng tác

35 Ngách 189/2 Giảng võ, Q Đống Đa

Dương Thế Đạt
Hội viên CN Sáng tác

Dãy nhà C. P304 TT Nhà máy thuốc lá Thăng Long

 
Dương Văn Bắc
Hội viên CN Sáng tác

64 Ngõ 88 Trần Quý Cáp . Phường Văn Chương . QĐĐ

 
Giáng Son
Hội viên CN Sáng tác

202/A22 ktt Đồng Xa, Mai Dịch, Q Cầu Giấy

Giới thiệu
Hàn Ngọc Bích
Hội viên CN Sáng tác

24 hẻm 15. Ngách 26 Ngõ Thái Thịnh 2. Q Đống Đa

Giới thiệu
Hồ Bắc
Hội viên CN Sáng tác

P414/DDN1/CT1A Khu đô thị Mỹ Đình 2

Giới thiệu
Hoàng Dương
Hội viên CN Sáng tác

6 Ngách 141 Ngõ Thịnh Quang . Q Đống Đa

Giới thiệu
Hoàng Giai
Hội viên CN Sáng tác

32A . Ngõ 444 Thụy Khuê . Q Tây Hồ

Hoàng Hải
Hội viên CN Sáng tác

Số 11/17 Thụy Khuê . Q Tây Hồ

 
Hoàng Long
Hội viên CN Sáng tác

12/B3 . Ngõ 8 Ngô Quyền . Q Hà Đông

Giới thiệu
Hoàng My
Hội viên CN Sáng tác

73/38 Ngô Sĩ Liên, Phường Văn Miếu. Q Đống Đa

Hoàng Tôn Trọng
Hội viên CN Sáng tác

2/430 Bạch Đằng, Phường Chương Dương, Q Hoàn Kiếm

Hồ Hữu Thới
Hội viên CN Sáng tác

14 ngõ 175/24 Xuân Thủy, Q Cầu Giấy

Hoàng Chí Bình
Hội viên CN Sáng tác

12 Ngách 310/102 Hoàng Như Tiếp.Q Long Biên

Hồng Đăng
Hội viên CN Sáng tác

3 ngõ 1081 Đường Hồng Hà.Phường CD. QHoàn Kiếm

Giới thiệu
Hoàng Lương
Hội viên CN Sáng tác

Nguyên Phó Giám đốc Nhà hát Đài TNVN. Mất năm 2017

Giới thiệu
Hoàng Trọng
Hội viên CN Sáng tác

20, Ngõ 1 Nguyễn Trãi, Q Hà Đông

Hoàng Vân
Hội viên CN Sáng tác

Mất năm 2018

Giới thiệu
Hoàng Xuân Đông
Hội viên CN Sáng tác

26 Hạ Hồi

Huy Thục
Hội viên CN Sáng tác

5/B2 .Ngõ 217 Mai Dịch. Q Cầu Giấy

Giới thiệu
Huy Trân
Hội viên CN Sáng tác

52 Hàng Cháo . Q Đống Đa

Giới thiệu
Khúc Ka Hoàng
Hội viên CN Sáng tác

6 D Cao Bá Quát . Phường Điện Biên .Q Ba Đình

La Thăng
Hội viên CN Sáng tác

6 Ngách 158/124 Phường Ngọc Hà, Q Ba Đình

Giới thiệu
Lã Văn Khoa
Hội viên CN Sáng tác

Số 8, Hẻm 17/2 Ngõ Thịnh Quang, Q Đống Đa

Lại Hồng Thanh
Hội viên CN Sáng tác

59 Tổ 11B ngõ 296 Minh Khai

Đang
Hội viên CN Sáng tác

P302. ktt 48A2 Nguyễn Bỉnh Khiêm. Phường Lê Đại Hành. Quận HBT

Lê Đăng Khoa
Hội viên CN Sáng tác

Xóm 9 Khánh Mậu. Yên Khánh , Ninh Bình

 
Dũng
Hội viên CN Sáng tác

A121 . P18 .20 Văn Chương . Q Đống Đa

 
Lê Huy Cường
Hội viên CN Sáng tác

29 Ngõ 371 Kim Mã . Q Ba Đình

 
Lê Mạnh Thanh
Hội viên CN Sáng tác

38C, Ngõ 218 Lạc Long Quân.Q Tây Hồ

 
Mây
Hội viên CN Sáng tác

Xóm Trần Hưng Đạo, Xã Đức Giang, Hoài Đức

Giới thiệu
Minh
Hội viên CN Sáng tác

15A.Tổ 45 Khương Hạ, Phường Khương Đình Q Thanh Xuân

Giới thiệu
Lê Minh Cường
Hội viên CN Sáng tác

Nhà A8 . Lô số 6 . Khu đt Định Công.Q Hoàng Mai

Lê Tiến Trúc
Hội viên CN Sáng tác

502/C9 Quỳnh Mai. Phường Quỳnh Mai. Q Hai Bà Trưng

Lê Trọng Quang
Hội viên CN Sáng tác

11 Ngách 2, Ngõ 108 Bùi Xương Trạch, Q Thanh Xuân

 
Tuế
Hội viên CN Sáng tác

R4.Ngõ 22 Ngô Quyền, Phường Quang Trung,Q Hà Đông

 
Việt
Hội viên CN Sáng tác

Số 5 Ngách 29/78 Khương Hạ. Q Thanh Xuân

 
Lê Việt Hòa
Hội viên CN Sáng tác

P 130.Nhà 194 ttĐTNVN.Phường P Liệt.Q Thanh Xuân

 
Lê Xuân Thọ
Hội viên CN Sáng tác

30 Trần Nhân Tông. Q Hai Bà Trưng

 
Lương Ngọc Trác
Hội viên CN Sáng tác

16B Ngõ 187 Mai Dịch . Q Cầu Giấy. Chủ tịch Hội 1966-1968. Đã mất

Giới thiệu
Lương Thủy
Hội viên CN Sáng tác

32 Nguyễn Thái Học, Q Ba Đình

Lương Văn Dũng
Hội viên CN Sáng tác

78 Nguyễn Lương Bằng.Q Đống Đa

 
Mai Sao
Hội viên CN Sáng tác

18 Yên Thế .Q Ba Đình

 
Mai Trung Kiên
Hội viên CN Sáng tác

21 Phạm Đình Hổ. Q Hai Bà Trưng

 
Mai Kiên
Hội viên CN Sáng tác

Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội.

FacebookWebsite
Minh Hòa
Hội viên CN Sáng tác

Đài PT & TH HN . 5 Huỳnh Thúc Kháng

Nghiêm Bá Hồng
Hội viên CN Sáng tác

6/A1 Hoàng Cầu .Q Đống Đa

Nghiêm Bằng
Hội viên CN Sáng tác

Phòng 204/N2 .Ngõ 40 Vạn Bảo.Q Ba Đình

Ngô Quốc Tính
Hội viên CN Sáng tác

Thôn Vĩnh phú. Xã Phật Tích, Tỉnh Bắc Ninh

Ngọc Báu
Hội viên CN Sáng tác

Nhà 17 T10. P905 Nguyễn Thị Định. Q Cầu Giấy

Ngọc Khuê
Hội viên CN Sáng tác

Chung cư R6 Royal City, 72A Nguyễn Trãi, Thượng Định, Thanh Xuân, Hà Nội

FacebookGiới thiệuCa khúc
Nguyễn Thịnh
Hội viên CN Sáng tác

P69 . B2 Giảng Võ . Q Đống Đa

Nguyễn Ánh Minh
Hội viên CN Sáng tác

175 Bùi Thị Xuân. Q Hai Bà Trưng

Nguyễn Anh Tuấn
Hội viên CN Sáng tác

13 Ngõ 98 Đường Núi Đôi, Thị trấn Sóc Sơn

Nguyễn Anh Tuấn (2)
Hội viên CN Sáng tác

Số 1 - 3 Nguyễn trường Tộ . Q Ba Đình

Nguyễn Anh Tuấn (3)
Hội viên CN Sáng tác

Thôn Bãi Dài – Xã Tiến Xuân – Huyện Thạch Thất

Nguyễn Bá Lộc
Hội viên CN Sáng tác

P203, N15, K9,tt Bộ đội Biên phòng, Q Hai Bà Trưng

Nguyễn Bá Môn
Hội viên CN Sáng tác

200 Nguyễn Sơn . Q Long Biên

FacebookGiới thiệu
Nguyễn Bảo Thắng
Hội viên CN Sáng tác

P1208, Nhà CT2/DN1 Khu đô thị Định Công. Q Hoàng Mai

Nguyễn Thị Minh Châu: Sáng tác nhạc cho thiếu nhi phải từ tình yêu và thấu hiểu

0
Sáng tác nhạc cho thiếu nhi luôn là trăn trở của những nhạc sĩ trong việc góp phần nuôi dưỡng tâm hồn thế hệ tương lai. Với nhà phê bình, nhạc sĩ Nguyễn Thị Minh Châu, Phó Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam, bước vào lãnh địa này đôi khi là thôi thúc của bản thân, dành cho con cháu mình. Trò chuyện với phóng viên Báo Hànộimới, nhạc sĩ Nguyễn Thị Minh Châu chia sẻ, sáng tác nhạc cho thiếu nhi từ tình yêu và sự thấu hiểu sẽ có sức lan tỏa.
– Là một nhà phê bình âm nhạc, tại sao gần đây nhạc sĩ lại sáng tác ca khúc cho thiếu nhi?

– Không phải gần đây tôi mới sáng tác ca khúc cho thiếu nhi. Bài hát đầu tiên, tôi viết cho con cách đây hơn 20 năm. Chỉ là 2 năm gần đây, tôi dự giải thưởng của Hội Nhạc sĩ Việt Nam và may mắn đoạt giải, nên nhiều người ngạc nhiên. Thực ra, tôi sáng tác ca khúc dành cho người lớn nhiều hơn. Với tôi, sáng tác ca khúc là để giải tỏa nỗi lòng mỗi khi gặp sóng gió. Sau khi lấy lại thăng bằng, tôi thường cất “thành quả tay trái” đó vào ổ cứng, coi như nó đã làm xong bổn phận. Riêng những bài hát viết cho con được dàn dựng cho trường mẫu giáo, nên công chúng biết đến nhiều hơn.

– Những ca khúc thiếu nhi của nhạc sĩ đã lan tỏa như thế nào trong đời sống?

– Mọi chuyện hoàn toàn tình cờ. Bé út nhà tôi rất sợ đến lớp, hay khóc, ăn chậm, ngủ ít. Để bù đắp sự phiền hà của con với các cô, bố hứa sẽ viết bài hát cho trường mẫu giáo. Nhưng bố lại bận việc, nên mẹ đành “đóng thế”. Tiết mục “Bé đi học” của trường đoạt giải và được phát trên Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó, mẹ gánh luôn trọng trách viết bài mới cho trường theo chủ đề như học vẽ, giữ gìn vệ sinh… Con trai đầu của tôi không thích học thuộc lòng. Tôi biến bài thơ thành bài hát để giúp con dễ thuộc. Thế là ra đời “Làm anh” (thơ Phan Thị Thanh Nhàn), “Ai trồng cây” (thơ Bế Kiến Quốc). Những bài hát cho các con sau này đều được phát sóng trên Đài Tiếng nói Việt Nam và lan tỏa rộng rãi hơn.

– Nhạc sĩ có thể chia sẻ thêm về hai ca khúc thiếu nhi đã đoạt giải của Hội Nhạc sĩ Việt Nam?

– “Đồ chơi, game online, này iPad, này truyện tranh/Dường như con không thiếu gì/Chỉ thiếu người trò chuyện, chỉ thiếu người cùng chơi” – đó là điều tôi muốn nói hộ các con trong bài “Không biết”. Tôi đã thấy sự cô độc khép kín của những đứa trẻ mắc chứng tự kỷ. Ánh mắt chúng lúc vô cảm lạnh lùng, lúc dè chừng sợ hãi, lúc lại giận dữ, bất cần… cứ ám ảnh tôi mãi. Tôi gửi bài cho Đài Tiếng nói Việt Nam và sau đó đoạt giải A hạng mục ca khúc thiếu nhi của Hội Nhạc sĩ Việt Nam năm 2017.

Còn “Cháu và bà” được Hội Nhạc sĩ Việt Nam trao giải B (không có giải A) năm 2019. Đằng sau bài hát là một câu chuyện riêng. Hơn 6 giờ ngồi chen chúc trong hành lang phía trước phòng mổ chờ con phẫu thuật, căng thẳng, lo âu đủ khiến tôi ngất xỉu, nếu không sáng tác nhạc. Giai điệu đưa tôi tới không gian rộng mở, nơi hai bà cháu vẫn ngồi ngắm mây trời, chim chóc và câu chuyện của bà với cục cưng bé bỏng đã hoàn thành như thế.

– Là người theo dõi hoạt động âm nhạc nhiều năm, trên cương vị Phó Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam, nhạc sĩ có nhận xét gì về thực trạng âm nhạc thiếu nhi hiện nay?

– Đã có không ít cuộc vận động sáng tác ca khúc cho thiếu nhi, tuổi học trò. Giải thưởng Hội Nhạc sĩ Việt Nam hằng năm luôn có hạng mục ca khúc thiếu nhi. Đáng mừng là ngôn ngữ âm nhạc ngày càng đa dạng, nhất là ở những tác giả trẻ, tuổi đời chưa quá xa với thiếu nhi. Tôi biết rất nhiều nhạc sĩ từng sáng tác nhạc cho con, cháu. Những món quà nhỏ đầy yêu thương ấy đang góp dần thành gia tài chung cho mảng ca khúc thiếu nhi.

Hiện nay, chúng ta thiếu bài hát cho những độ tuổi quan trọng trong hình thành tính cách như tuổi học nói và tuổi mới lớn; thiếu hẳn mảng nhạc không lời để phát triển trí tưởng tượng, thúc đẩy sáng tạo cá nhân. Những người quản lý thì thiếu khả năng thẩm định nghệ thuật để nhận biết đâu là bài hát khô cứng giáo điều, đâu là bài hát hấp dẫn con trẻ, mà đầu tư sáng tác đúng chỗ và phổ cập kịp thời.

Chúng ta chưa có chương trình giáo dục âm nhạc không chỉ dạy hát, mà chú trọng đến vai trò cảm thụ âm nhạc. Còn những người tổ chức, nhà sản xuất thiếu tầm nhìn, nên đã để tràn lan chương trình truyền hình, trong đó trẻ con không những hát bài dành cho người lớn, mà còn trang điểm, ăn mặc, điệu bộ như người lớn, thậm chí mang cả cái tâm thế ganh đua vào các cuộc thi tài năng nhí. Bên cạnh đó, phong trào ca nhạc tự phát của tuổi mới lớn, nơi phát hiện khả năng sáng tác và kịp thời ngăn chặn các ca khúc nhảm nhí, “nhái” còn chưa được người trong nghề quan tâm, theo sát…

– Vậy theo nhạc sĩ, làm thế nào để có nhiều ca khúc thiếu nhi phù hợp với lứa tuổi, thời đại, thị hiếu hiện nay?

– Mỗi thời kỳ mỗi khác, tuổi thơ thế hệ con cháu không hoàn toàn giống như tuổi thơ ông bà, cha mẹ. Trẻ con cần những bài hát gắn với môi trường sống hiện đại, đúng với ngôn ngữ tuổi thơ của chính các con hôm nay. Để hiểu con trẻ, để có thể nói thay lời chúng, người sáng tác nhạc phải học làm bạn với con cháu mình. Các tác giả gắn bó với con cháu sẽ làm được thôi, vì có tình yêu là làm được tất cả!

– Trân trọng cảm ơn nhạc sĩ!

Năm 2020: Xu hướng âm nhạc thịnh hành

0
Tác giả: Thùy Trang

Nhạc Việt được dự báo sẽ có những thay đổi thú vị trong năm 2020 khi có sự xuất hiện của những nhân tố mới, đi đúng xu hướng thịnh hành của âm nhạc thế giới.

Ca khúc “Anh thanh niên” với giọng hát của HuyR chễm chệ ở vị trí đầu trên Top Trending YouTube Việt Nam sau 2 ngày xuất hiện trên mạng. Hiệu ứng lan tỏa của ca khúc này khiến khán giả nhớ đến ca khúc “Hongkong1” của Nguyễn Trọng Tài ra đời cách đây vài năm.

Underground tiếp tục “ăn nên làm ra”

Cơn sốt “Anh thanh niên” của HuyR thật ra dễ hiểu bởi nội dung gần gũi, ca từ rất đời thường, đánh trúng tâm lý của nhiều chàng trai tuổi tầm 30 nhưng vẫn thấy mình là đứa trẻ to xác, đến khi gặp được một cô gái xinh đẹp, cuộc đời mới thay đổi hoàn toàn. Kết hợp với giai điệu catchy (vui vẻ) dễ thương và dễ nghe, “Anh thanh niên” đã nhanh chóng nhận được sự yêu thích của khán giả, đặc biệt khán giả trẻ. Ca khúc ra mắt “hạ gục” các sản phẩm hit (ăn khách) đang có trên thị trường âm nhạc thời điểm hiện tại như “Một triệu like” của Đen Vâu.

Gần gũi, thực tế, có gì nói nấy, không khoa trương hoa mỹ… chính là cách hành văn trong âm nhạc của giới underground (không chính thống), vốn đang làm mưa làm gió ở thị trường nhạc Việt thời điểm hiện tại. Đã có những giọng ca như Đen Vâu, Ngọt band, Vũ, Nguyễn Trọng Tài, Đạt G, BinZ hay thậm chí là Jack… nổi lên từ giới underground, thị trường sẽ có thêm những gương mặt mới khác khi dòng nhạc này tiếp tục chinh phục được khán giả. Sự nổi lên của cái tên HuyR là một minh chứng cho dòng chảy underground tiếp tục “ăn nên làm ra” trong thời gian tới.

Sự kết hợp giữa underground và ca sĩ chính thống (mainstream) luôn mang đến hiệu quả nhất định, góp phần kiến tạo những giá trị mới mẻ cho cả hai bên. Những cái bắt tay giữa underground với ca sĩ chính thống sẽ tiếp tục là yếu tố để hấp dẫn thị trường. Đã có sự thành công của Đen và Min với “Bài này chill phết”, Tóc Tiên và DaLAB trong “Nước mắt em lau bằng tình yêu mới”… của năm trước thì Bích Phương sẽ mở đầu cho cuộc hợp tác này trong năm mới khi kết hợp cùng Big Daddy và Phúc Du, trong live show “Do you wanna Đu?”, diễn ra vào ngày 22-2 tại Trung tâm SCCC (TP HCM).

Hình ảnh trong MV “Anh thanh niên” với giọng hát của HuyR. (Ảnh do nghệ sĩ cung cấp)

MV là sản phẩm “đinh”

MV (video ca nhạc) vẫn là sản phẩm “đinh” làm nhiệm vụ quảng bá thương hiệu của nghệ sĩ. Cuộc đua ý tưởng thực hiện MV thực tế đã hình thành nhiều năm qua với mật độ cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. Chính cuộc đua này đã tạo nên những xu hướng thực hiện MV đắt đỏ và mới lạ. Người trong giới nhận định 2020 là năm chấm dứt hình thái MV drama dài dòng, lê thê với những chuyện tình tay ba, nước mắt não nề như những bộ phim truyền hình dài tập, rất thịnh hành thời gian qua. Khán giả cần một sản phẩm chất lượng mà ở đó không chỉ hay mà còn lạ. Đen Vâu khẳng định ý tưởng thực hiện MV còn đắt giá hơn số tiền đầu tư cho một sản phẩm. Trong đó có những sản phẩm rất “rẻ tiền” nhưng với ý tưởng lạ cũng được chú ý. Gần đây nhất chính là “Một triệu like” của Đen Vâu. MV chỉ được quay ở Đà Lạt với gam màu cổ điển, không cốt truyện. Song, ý tưởng về một chàng trai lang thang, một mình giữa núi rừng lại trở nên “ăn khách”. Thậm chí, theo xu hướng thịnh hành ở Hollywood hiện nay, MV không cần một ê-kíp hoành tráng và chuyên nghiệp thực hiện. Nhiều MV ra đời với những thước phim quay bằng điện thoại. Cái chính là câu chuyện và màu sắc sản phẩm mang đến khán giả. Câu nói “giản dị là đỉnh cao của sự phức tạp” đang được khai thác triệt để trong nền công nghiệp âm nhạc thế giới, nhạc Việt không nằm ngoài trào lưu đó.

Tác động của âm nhạc Grammy

Cũng cần nhắc đến tầm ảnh hưởng của “làn sóng Grammy” với thị trường nhạc Việt. Giọng ca 18 tuổi Billie Eilish “gây bão” ở lễ trao giải Grammy lần thứ 62 mới đây sẽ tác động không nhỏ đến hoạt động của làng nhạc. Âm nhạc của Billie Eilish chuyển tải “ngôn ngữ” của người trẻ, những người nhìn vào thực tế cuộc sống để viết nên những lời ca thẳng thắn, phơi bày hiện thực không mấy ngọt ngào, thậm chí có phần thô thiển. Thế nhưng, đó lại là cách mà khán giả yêu nhạc trẻ thời này yêu thích. Gu thẩm mỹ thưởng thức âm nhạc của khán giả trẻ sẽ tạo nên diện mạo của thị trường nhạc Việt trong năm.

(Nguồn: https://nld.com.vn/)

Bảo vệ Văn hóa Cồng chiêng trước sự lạm dụng

0

Năm 2005, UNESCO công nhận không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên là “kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại”. Và điều đáng buồn là gần đây, nét đẹp truyền thống văn hóa và lịch sử lâu đời quý giá này đang bị mai một, biến tướng, bị lạm dụng cho mục đích thương mại…

Cồng chiêng chứa đựng những giá trị sáng tạo, là phương tiện để khẳng định cộng đồng và bản sắc văn hóa chung của các dân tộc Tây Nguyên. Nhưng cồng chiêng chỉ thực sự có giá trị khi “nằm” trong không gian văn hóa của người dân bản địa.

Khi sợi dây gắn kết bị bào mòn

Không gian Văn hóa Cồng chiêng ở Tây Nguyên như một sợi dây vô hình gắn kết dân làng, thắt chặt cộng đồng. Văn hóa Cồng chiêng còn là bữa ăn tinh thần không thể thiếu trong bất cứ một sự kiện sinh hoạt đời sống nào và là tiếng nói của tâm linh, tâm hồn…

Nghệ nhân KraJan Dick – huyện Lạc Dương – chia sẻ: “Người thiểu số các dân tộc Tây Nguyên đều tự hào về bản sắc văn hóa riêng. Chúng tôi có quyền tự hào đồng thời cũng phải có trách nhiệm giữ gìn và phát huy. Thế nhưng nét đẹp văn hóa ấy dường như đang ngày càng mai một do ảnh hưởng của sự biến đổi của xã hội hiện đại hóa. Thực tế, nhiều hộ gia đình đã bán đi những bộ chiêng, ché, kpan quý vì lợi ích trước mắt và vì họ không thật sự đủ hiểu giá trị để mà yêu cái cồng, cái chiêng của dân tộc mình”.

Nhờ kinh tế xã hội phát triển, nên thay cho các không gian buôn làng, khu nhà mồ, bến nước… là những ngôi nhà xây kiên cố, những công trình hiện đại nối tiếp nhau mọc lên, điều rất đáng mừng. Nhưng đời sống và sinh hoạt hiện đại cũng nhanh chóng làm thay đổi nhận thức về sự thiêng liêng và tính cộng đồng của văn hoá cồng chiêng. Sự xuất hiện của nhiều loại hình giải trí mới thu hút giới trẻ, do đó việc hướng họ theo học cồng chiêng, “chung thủy” với các loại hình văn hóa truyền thống dân tộc trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Và nguy hiểm nhất, Văn hóa Cồng chiêng đang bị lạm dụng cho mục đích thương mại. Ngày càng xuất hiện nhiều những “lễ hội”, câu lạc bộ mượn hình ảnh văn hóa bản địa để trình diễn, phục vụ mục đích thương mại, thu hút khách du lịch. Và cứ thế, cồng chiêng đã không còn giữ được sự trong sáng, thiêng liêng vốn có… để rồi, bản sắc văn hóa không còn giữ nguyên được hồn cốt, dễ dàng bị chi phối bởi đồng tiền.

“Văn hóa cồng chiêng nên diễn ra tự nhiên không nên dàn dựng, còn tiền thì nên để khách tự trả chứ không nên quy ra thành vé thu phí như thế này” – du khách Đỗ Mai Linh chia sẻ cảm nghĩ. Còn Ông Cil Poh – Phó Chủ tịch UBND huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) – thẳng thắn nhìn nhận: Hiện nay trên địa bàn  hình thành nhiều nhóm, cạnh tranh nhau nên có khi đánh lạc điệu, có nhiều điệu nhảy biến tướng mua vui. Không còn bản sắc Văn hóa Cồng chiêng, không gian biểu diễn cồng chiêng bị hòa lẫn với nhạc hiện đại mất tính truyền thống.

Để cồng chiêng vang mãi

Trước thực trạng đáng báo động, đề án “Bảo tồn và phát triển không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” do Sở VHTTDL tỉnh Lâm Đồng đề xuất được triển khai, đến nay đã đi vào giai đoạn 2 (2018 – 2020) và đang xây dựng kế hoạch trình UBND tỉnh để triển khai tại 6 địa phương gồm Cát Tiên, Đạ Huoai, Bảo Lâm, Di Linh, Đơn Dương và Đam Rông.

Giai đoạn từ 2009 – 2015, ngành Văn hóa đã phối hợp với đoàn thể mở hơn 30 lớp truyền dạy cồng chiêng ở các địa phương có đông bà con đồng bào dân tộc thiểu số người Mạ, K’ho và Churu sinh sống. Ngành chức năng cũng tập trung tạo môi trường sinh hoạt văn hóa hiện đại, phù hợp với các biện pháp bảo tồn và phát huy Văn hóa Cồng chiêng, tính đến nay đã có 3 chương trình Liên hoan Văn hóa Cồng chiêng được tổ chức tại Di Linh, Bảo Lâm và Đạ Huoai, với gần 60 nghệ nhân được biểu dương và tôn vinh. Nhằm khắc phục việc thất thoát số lượng cồng chiêng trên địa bàn, đề án đã hỗ trợ khoảng 12 bộ cồng chiêng truyền thống cho các thôn, buôn có khả năng duy trì và phát triển văn hóa cồng chiêng.

“Phải và cần hỗ trợ ngân sách để các vùng khó khăn bảo tồn, phát huy văn hóa cồng chiêng. Chúng tôi mong muốn làm sao trong các buôn làng đều hình thành đội cồng chiêng duy trì qua các thế hệ, tổ chức lễ hội để tạo sân chơi từ cơ sở” – bà Nguyễn Thị Nguyên – Giám đốc Sở VHTTDL Lâm Đồng – cho biết.

Tác giả: Mai Thị An

(Nguồn: https://laodong.vn/)

Đưa cảm hứng văn học vào MV ca nhạc: Xu hướng được nhiều nghệ sĩ trẻ lựa chọn

0
Đưa cảm hứng văn học vào MV ca nhạc: Xu hướng được nhiều nghệ sĩ trẻ lựa chọn

Tác giả: Nguyễn Phương Hà

Ý tưởng đưa nội dung của các tác phẩm văn học Việt Nam vào trong thế giới nhạc trẻ đã thực sự mang đến một làn gió mới cho nền âm nhạc nước nhà, cũng như một lần nữa khẳng định tính nhân văn sâu sắc được gửi gắm trong các tác phẩm văn học ấy. Không chỉ dừng lại ở việc phổ nhạc cho thơ vốn được xem là chuẩn mực trong sáng tác, nghệ sĩ Việt Nam ngày nay đã sáng tạo, đưa nguyên vẹn tác phẩm văn xuôi vào thế giới âm nhạc, ngay cả tạo dựng, biến tấu từ hình ảnh cho đến lời bài hát.

Xu hướng này dần trở nên rõ rệt khi đã có tới 3 tác phẩm âm nhạc như vậy ra đời vào năm 2019, được đầu tư vô cùng công phu, từ khâu hình ảnh, trang phục, ngoại cảnh, âm nhạc cho đến nội dung, mặc dù trước đó đã xuất hiện tuy còn chưa đầu tư và ít về số lượng. Cốt truyện của những MV này vẫn giữ mạch truyện gốc, nhân vật gốc của các tác phẩm văn học nhưng đều rất khéo léo khai thác những khía cạnh, góc nhìn vô cùng mới mẻ, đôi khi còn biến tấu chúng so với nguyên tác để đem đến cho khán giả một cái nhìn mới, chuyển đi một thông điệp trong câu chuyện mà họ đang kể. Chính sự độc đáo này đã tạo nên sức nóng cho các MV nói trên cũng như mở ra một xu hướng làm MV mới cho các ca sĩ trẻ hiện nay.

Được công chiếu chính thức vào 23/4/2019 và cũng là tác phẩm tiên phong cho trào lưu làm MV lấy cảm hứng từ các tác phẩm văn học, Anh ơi ở lại đã thực sự tạo biến tấu trong nội dung. Đây là câu chuyện Tấm Cám mới của nữ ca sĩ trẻ Chi Pu. Cô Cám trong Anh ơi ở lại đã giãi bày tâm tình của mình với khán giả qua ca từ nhẹ nhàng nhưng vô cùng day dứt, buồn tủi.

Anh ơi ở lại tuy tập trung vào khai thác tâm lý và góc nhìn của nhân vật Cám, vốn là một điểm sáng về mặt nội dung, nhưng đáng khen hơn nữa là chỉ trong vỏn vẹn 5 phú 41 giây mà ta có thể thấy rõ sự đầu tư và cố gắng của ekip làm nhạc và dựng hình. Tấm Cám được tái hiện đầy đủ, rõ ràng, lớp lang từ những hình ảnh mang tính biểu tượng như cá bống, chim vàng anh, cây thị cho đến từng chi tiết nhỏ như miếng trầu hay trang phục của các nhân vật. Tất cả đều hoàn hảo tái hiện lại một Tấm Cám, dù mới, nhưng vẫn gìn giữ nguyên tác.

Sau một thời gian dài vắng bóng trên sàn diễn ca nhạc, Hoàng Thùy Linh đã chọn cách trở lại bằng lần thứ hai làm một MV mang đậm sắc màu “văn học” khi mà trước đó cô đã cho ra mắt ca khúc Bánh trôi nước cũng lấy cảm hứng từ bài thơ cùng tên của nữ sĩ Hồ Xuân Hương vào năm 2016. Để Mị nói cho mà nghe như một cuốn sổ tay của một học sinh yêu thích môn văn, ghi chép đầy đủ, sinh động và hết sức sáng tạo về các tác phẩm văn học nổi tiếng như Vợ chồng A Phủ, Chí Phèo, Tắt đèn, Lão Hạc, Số đỏ, Vợ nhặt…

Khác hẳn Bánh trôi nước vốn nổi đình đám một thời với chỉ vỏn vẹn câu thơ của nhà thơ Hồ Xuân Hương, ở MV Để Mị nói cho mà nghe, Hoàng Thùy Linh cũng thành công phổ nhạc và dựng lên những khung hình kì ảo và bắt mắt, Mị hồn nhiên đi khắp nơi để dạo chơi và “giao lưu” với các nhân vât, tác phẩm văn học khác. Tìm “cậu Vàng” cho Lão Hạc, cùng Thị Nở nấu cháo hành cho Chí Phèo. Các tác phẩm chảy trôi rất mượt mà cùng với tone nhạc cao, cử chỉ nhí nhảnh, nhanh nhẹn của cô Mị phiên bản Hoàng Thùy Linh đối lập hoàn toàn so với cô Mị buồn tủi, chịu thương chịu khó, khao khát được tự do của Tô Hoài.

Để Mị nói cho mà nghe không phải là một MV quá đầu tư về mảng nội dung, nhưng đã thành công trong việc lồng ghép khéo léo các tác phẩm tạo nên một màu sắc vừa hài hước lại vui tươi, đồng thời ôn lại những câu chuyện xưa cũ bất hủ cho thế hệ trẻ hiện nay mãi khắc ghi và in dấu.

Gần đây nhất, quán quân Giọng hát Việt năm 2015 Đức Phúc cũng cho ra mắt ca khúc Hết thương cạn nhớ cũng lấy cảm hứng từ tác phẩm văn học đình đám Chí Phèo của nhà văn Nam Cao. MV Hết thương cạn nhớ gây ấn tượng đối với công chúng không chỉ nhờ vào giai điệu dễ nghe và giọng hát xuất sắc của Đức Phúc mà còn nhờ vào cốt truyện đã đươc biên tập lại, cùng với đó là các cảnh quay tái hiện ngôi làng Vũ Đại rất chân thực và sống động với dàn diễn viên “khủng” như hoa hậu Đỗ Mỹ Linh trong vai Thị Nở, NSND Hoàng Dũng trong vai Bá Kiến

Chia sẻ về ý tưởng làm mới Chí Phèo, ca sĩ Đức Phúc cho biết, cốt truyện được thay đổi, tạo nên nhiều bất ngờ. Cùng với Hết thương cạn nhớ, khai thác cốt truyện xoay quanh nhân vật Chí Phèo của Nam Cao, MV Chí Phèo của Bùi Công Nam cũng chinh phục người nghe bằng ca từ, giai điệu mang âm hưởng dân ca, Bùi Công Nam đã đem đến sức sống tươi trẻ cho nhân vật anh Chí qua những phút giây thăng hoa trước tình yêu dành cho Thị Nở. Câu từ gọn ghẽ, giai điệu đồng quê bắt tai, lại tái hiện sinh động nhân vật văn học quen thuộc đã khiến Chí Phèo trở thành ca khúc được yêu thích nhất của Bùi Quang Nam. Anh đây quậy phá khắp đất trời rượu chè lè nhè đi khắp nơi/ Lang thang cười hát ca với đời anh chí phèo… anh chí phèo/ Em đây chẳng nết na ngoan hiền chẳng được diệu dàng lại kém duyên/ Ba mươi rồi đấy vẫn chưa chồng em Thị Nở… Em Thị Nở….

Chất nhạc trong các MV chủ yếu là ballad với tiết tấu chậm, đều đều mở ra một câu chuyện với tiếng piano mộc mạc và đẩy cao trào nhờ phân đoạn lên tone cuối bài. Đây là thể loại nhạc êm tai và dễ dàng làm hài lòng số đông khán giả, đi cùng với đó là sự đầu tư kỹ lưỡng về trang phục, bối cảnh đã khiến cho những MV Vpop không chỉ đạt đỉnh về kinh phí sản xuất (MV Hết thương cạn nhớ có mức đầu tư lên đến 1,2 tỷ), doanh thu phát hành khủng mà còn trở thành điểm nhấn trong đời sống nhạc trẻ vốn đang khá ồn ào và ít nhiều thiếu vắng sự chuyên nghiệp.

Chính vì vậy, không khó để hiểu những MV ca nhạc lấy cảm hứng từ những tác phẩm văn học lại nhận được sự ủng hộ không chỉ của công chúng yêu nghệ thuật mà còn tạo thành trào lưu trong đời sống hiện nay với những câu Để Mỵ nói cho mà nghe vừa thân thuộc, hài hước vừa nhắc nhớ đến một giai đoạn lịch sử đau buồn của dân tộc – đêm trước của cách mạng Tháng Tám. Việc đưa cảm hứng văn học vào MV ca nhạc đang dần trở thành xu hướng được nhiều nghệ sĩ trẻ lựa chọn. Và công chúng yêu nghệ thuật nói chung, văn học nói riêng có quyền hy vọng, những tác phẩm văn học sẽ được làm mới, được bước ra ngoài đời thật với những gam màu sống động, giúp người trẻ có cái nhìn chân thực hơn về xã hội mà ông cha ta đã từng sống.

Nguồn Văn nghệ số 49/2019

(Nguồn: http://baovannghe.com.vn/)

Khán giả yêu cầu Song Hye Kyo cách ly

0
Khán giả yêu cầu Song Hye Kyo cách ly

(Song Hye Kyo tại Milan. Ảnh: Nah Meo.)

HÀN QUỐC: Nhiều người nói Song Hye Kyo phải cách ly vì trở về từ Italy – ổ dịch Covid-19 lớn nhất châu Âu.

Sáng 1/3, Osen đưa tin một nghệ sĩ vừa trở về từ Tuần lễ thời trang Milan, Italy bị chẩn đoán nhiễm nCoV. Song Hye Kyo là cái tên được nhắc đến nhiều nhất do vừa tham dự show thời trang Bottega Veneta tại Milan ngày 22/2. Diễn viên không đeo khẩu trang và có biện pháp bảo vệ nơi đông người tại sự kiện.

Trên Naver, khán giả nói: “Yêu cầu Song Hye Kyo phải cách ly, cô ấy đi từ vùng dịch về nên tránh lây nhiễm cho người khác”. “Italy là ổ dịch lớn nên Song Hye Kyo hay bất kỳ nghệ sĩ nào tới Milan đều phải cách ly”…

Không chỉ bị yêu cầu cách ly, Song Hye Kyo còn chịu chỉ trích khi không quyên góp cho quê nhà Daegu dù trước đó ủng hộ Vũ Hán – Trung Quốc vì dịch.

Ngoài Song Hye Kyo, Park Min Young, Han Ye Seul, IU, Lisa (Black Pink)… cũng tham dự Tuần lễ thời trang. Khoảng 30 người Hàn Quốc tới Milan đều ở chung một khách sạn, khả năng lây nhiễm cao, theo Osen. Hiện phía các nghệ sĩ chưa phản hồi dư luận về tình trạng sức khỏe.

Cuối tháng 2, sau khi trở về từ Italy, hai trợ lý trong êkíp của ca sĩ Chungha được chẩn đoán dương tính với nCoV, làm dấy lên lo ngại ca sĩ cùng toàn bộ êkíp bị lây nhiễm. Theo Naver, công ty quản lý của Chungha – MHN – mới đây cho biết các thành viên còn lại trong đoàn có kết quả xét nghiệm âm tính, đang tự cách ly theo yêu cầu của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc. Toàn bộ lịch trình hoạt động của ca sĩ bị hủy.

IU tham gia Tuần lễ thời trang Milan (Italy). Ảnh: Naver.

IU tham gia Tuần lễ thời trang Milan. Ảnh: Naver.

Italy hiện là ổ dịch lớn nhất châu Âu, ngày 1/3 ghi nhận thêm 240 ca dương tính nCoV, nâng tổng số ca nhiễm lên 1.128, trong đó 29 người đã tử vong.

Dịch Covid-19 khởi phát ở Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc hồi tháng 12, đến nay đã xuất hiện tại 64 quốc gia, vùng lãnh thổ. Dịch đã khiến hơn 86.000 người nhiễm bệnh, gần 3.000 người tử vong trên toàn thế giới. Hàn Quốc hiện ghi nhận 3.526 ca nhiễm trên toàn quốc, bao gồm một công dân Việt Nam sinh sống tại nước này.

Hiểu Nhân