Thứ Bảy, Tháng Mười 19, 2024
Trang chủ Blog Trang 94

Cellist Trần Hồng Nhung, đoạt giải tài năng trẻ tại Nga

0

Nghe tin Trần Hồng Nhung đoạt Giải 3 Cuộc thi quốc tế dành cho nghệ sĩ biểu diễn trẻ mang tên Sergei Sergeyevich Prokofiev (Сергей Сергеевич Прокофьевв) tại Nga, chúng tôi rất đỗi vui mừng (chúng tôi ở đây là hai nghệ sĩ cello Ngô Hoàng Quân, Trần Thị Mơ và tôi người viết bài này). Mừng vì cái chung, người Việt trẻ giờ đây đoạt giải quốc tế ngày càng nhiều trong khắp các lĩnh vực, bên cạnh đó là cái riêng, Trần Hồng Nhung là cháu ruột NSND Trần Thị Mơ, đứa cháu sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh rất khó khăn, tưởng như chỉ gắng gượng đủ sống đi học phổ thông thôi đã khó, mà giờ đây đã trở thành một người được ghi danh tại cuộc thi quốc tế danh giá…

Câu chuyện về sự vượt khó vươn lên của Nhung rất cảm động. Bố Nhung là anh ruột của Trần Thị Mơ. Gia đình họ Trần sống ở Thái Nguyên, trong khi các người anh và em của bố Nhung lớn lên đi học, đi làm hoặc theo đuổi giấc mơ nghệ thuật thì bố vào bộ đội, qua ba cuộc chiến, vào Nam lại ra Bắc, sang Campuchia, đến khi trở về mang hội chứng chiến tranh, không hòa nhập được đời sống bình thường. Kết hôn vội vã vì tuổi đã cao không tìm hiểu, bố mẹ của Nhung đã không có cuộc sống như các cặp vợ chồng khác. Mẹ Nhung chia tay bố, để lại đứa con 3 tháng tuổi là Nhung. Nhung lớn lên trong tình yêu thương đùm bọc của bố và bên nội, cũng như ảnh hưởng niềm đam mê âm nhạc nghệ thuật của gia đình họ Trần. Thế rồi người cô ruột Trần Thị Mơ phát hiện ra ở đứa cháu gái của mình tiềm năng âm nhạc cùng cá tính nghệ thuật nên đợi khi Nhung đủ 6 tuổi, bố của Nhung đã đưa con về Hà Nội, để cô Mơ giúp đỡ. Trần thị Mơ nhờ bố chồng mình là Nhạc sĩ (NS)Hoàng Dương đào tạo. NS Hoàng Dương không chỉ nổi danh với những sáng tác khí nhạc và ca khúc mà còn là một nhà sư phạm tài ba, đồng thời là một nghệ sĩ cello có tiếng. Ông có công đầu trong việc xây dựng bộ môn đàn violoncelle và Khoa Đàn dây của Nhạc viện Hà Nội, người đã cống hiến cho sự nghiệp giảng dạy bộ môn violoncelle hơn 40 năm, kể từ những ngày đầu thành lập Trường Âm nhạc Việt Nam, góp phần đào tạo nhiều thế hệ nghệ sĩ đàn violoncelle trong đó có những cellist tên tuổi như Ngô Hoàng Quân, Trần Thị Mơ…

Cellist Trần Hồng Nhung

Cũng như cô ruột của mình thuở nào, Nhung bỡ ngỡ về Hà Nội theo học nghệ thuật. Không ít người từ tỉnh nhỏ về thành phố lớn mang theo một giấc mơ nhưng vì thiếu ý chí giấc mơ ban đầu ấy đã tan thành mây khói, dành thời gian cho những ăn chơi, đua đòi để rồi đổ tại mọi sự cho số phận. Nhưng, Nhung thuộc typ người khác, rất đáng chú ý ngay từ khi bước chân vào ngôi nhà của NS Hoàng Dương. Buổi đầu tập nhạc, cây đàn cũ của cô Mơ cho còn cao hơn người, nhưng Nhung đã loay hoay tìm cách “chinh phục”. Rồi đến những bản nhạc, những buổi tập và cuộc sống đầy khó khăn của hai bố con trong điều kiện eo hẹp chỉ có đồng lương phục viên của bố. Vừa học văn hóa vừa học chuyên môn, chỉ một năm học kèm cặp, Nhung đã đỗ vào sơ cấp Nhạc viện Âm nhạc quốc gia, rồi lên trung cấp, giành học bổng sang Nga. Điều mà không phải mấy ai đã làm được. Khi Nhung được học bổng ra nước ngoài, bố Nhung đã rất mừng, tiễn đưa con gái với niềm hy vọng, một ngày nào đó được nhìn thấy con mình trên sân khấu với cây đàn và dòng âm thanh bác học dào dạt chảy dưới ánh sáng đêm diễn. Chỉ mới 3 tháng xa con, phần vì thương nhớ con, phần vì di chứng chiến tranh phát tác, bố Nhung đã lâm bệnh nặng, gia đình cũng đã cố gắng hết sức cứu chữa nhưng không còn hy vọng nữa. Nhung lại phải quay về bên bố, lúc này Nhung đang chuẩn bị thi tốt nghiệp dự bị tiếng Nga…

Về đến Hà Nội thì cũng là lúc bố đã hôn mê sâu trong bệnh viện vì tai biến mạch máu não. Cây đàn lúc nào cũng bên người, vừa chăm bố, vừa nghĩ đến kỳ thi trước mắt, đến việc học lâu dài…Ngồi bên bố, Nhung nước mắt lưng tròng, biết bao lần Nhung thầm ước bố khỏe lại…Nhưng, mệnh trời đã sẵn, bố Nhung nhìn thấy con và biết con có bản lĩnh để theo đuổi con đường sự nghiệp là ông mãn nguyện, ông trút hơi thở cuối cùng với nụ cười phảng phất trên môi. Nhung đổi vé máy bay, cùng gia đình lo xong tang lễ rồi quay trở lại trường (trước đó Trần Thị Mơ đã kịp viết thư xin lùi giờ thi cho cô cháu gái). Trước khi trở lại nước Nga, Nhung chào bố bằng một câu âm thầm trong tâm “Con sẽ cố gắng phấn đấu, trước hết để trở thành một con người đúng nghĩa bố ạ. Cùng với đó, con sẽ phấn đấu cho sự nghiệp mà bố con mình cùng mong đợi…”.

Quay lại Nga và thi tốt nghiệp ngôn ngữ, rồi thi chuyên môn cello vào Nhạc viện mang tên Gnhexin và đỗ đầu ở đây. Tuổi trẻ xa nhà, Nhung còn gặp những áp lực khác: nhớ nhà, nghĩ ngợi rất nhiều về sự cô đơn của người bố, thời gian biểu kín đặc cho học, cho biểu diễn, rồi chuyện bất đồng ngôn ngữ, khí hậu khắc nghiệt, khác biệt văn hóa giữa các sinh viên trong học viện…nhưng Nhung bảo: “tất cả những áp lực đó tôi đều đã trải qua. Tôi buộc mình phải trải qua, không cho phép mình một lựa chọn khác”. Tiếng Nga đã từng là một ngôn ngữ phổ thông ở Việt Nam những năm trước năm 1990, nhưng giờ đây tiếng Anh đã thay thế ở lớp người mới. Sinh sau năm 1990, Nhung chỉ biết tiếng Nga thông qua các bản nhạc của thầy cô, lớp người trước học ở Nga đã mang về từ đất nước này. Khi sang đến Nga, Nhung hoàn toàn bị choáng ngợp bởi thứ ngôn ngữ tuyệt hay đó nhưng lại không hề quen thuộc với mình. Nhung hiểu rõ rằng, khi ra nước ngoài ngôn ngữ là cầu nối đến với tri thức nhân loại, không có nó, người ta như vấp vào một bức tường chắn. Tiếng Nga không dễ chinh phục, việc tiếp nhận kiến thức mới ở trường nhạc tại Nga của bất kỳ ai cũng là việc vô cùng vất vả. “Tôi không hiểu thầy cô giáo, tôi cũng không hiểu những người bạn của mình đang nói hay đề cập đến cái gì. Nhưng với sự thân thiện và nhiệt tình của các thầy cô giáo cũng như các bạn, tôi đã học tiếng Nga vô cùng hiệu quả…” – Nhung giãi bày – “Tôi luôn tự nhủ, phải vượt mọi khó khăn, rào cản để đạt được những gì mình muốn, những gì gia đình mong đợi và hơn cả là để chạm được vào ngôi đền nghệ thuật…”.

Khi được hỏi: ân tượng nào mạnh nhất, đáng nhớ nhất trước, trong và sau Cuộc thi nổi tiếng này? Nhung trả lời: “Kỷ niệm khó quên nhất là vào buổi sáng trước khi đi thi. Khi vừa bước chân ra khỏi kí túc xá, trời bỗng đổ mưa rất to. Lúc đấy, một mình đứng giữa khoảng lặng, mọi cảm xúc dồn nén trong 2 năm bỗng ùa về. Tôi đã đứng khóc một mình giữa cơn mưa, giữa những con người hoàn toàn xa lạ… Khóc một hồi rồi tôi trấn tĩnh lại, tự nhủ, tất cả những gì đến với mình trước nay chưa bao giờ là dễ dàng, mà mình thì không phải là kẻ dễ bị khuất phục. Chính vì vậy, càng khó khăn tôi lại càng phải trở nên mạnh mẽ hơn. Và, cũng chính cơn mưa ấy, đã đem đến cho tôi một cảm xúc mãnh liệt. Tôi đã đàn với cảm xúc ấy trong bài thi…”. Và mới năm thứ Nhất, Nhung đã đoạt giải cuộc thi danh tiếng này. Ngoài ra Nhung còn nhiều lần tham gia biểu diễn ở Dàn nhạc trẻ châu Á và hiện nay là bè trưởng cello của dàn nhạc sinh viên tại Học viện Âm nhạc Gnhexin.

Nhung cũng sớm hiểu, con đường nghệ thuật không dễ dàng cho bất kỳ ai? Để đi được và đứng vững trên con đường ấy, mỗi người phải luôn có một sự nỗ lực, cố gắng không ngừng nghỉ, đồng thời phải có một tình yêu mãnh liệt với sự nghiệp mình đã lựa chọn. Cô bé 20 tuổi vui vẻ trả lời: “Tôi cũng giống như bao người khác, muốn trở thành một người nghệ sĩ biểu diễn chuyên nghiệp, được yêu quý và trân trọng bởi tài năng và sự cống hiến… thì không có cách nào khác là phải giành toàn bộ cuộc đời cho nó”.

Tin tức về Giải 3 trong Cuộc thi bay rất nhanh, gia đình và bè bạn đều mừng cho Nhung. Cuộc thi danh giá này dành cho tuổi trẻ các lứa khác nhau toàn Nga được tổ chức hằng năm tại Maxcơva. Mỗi lần có hàng trăm thí sinh với nhiều bộ môn: thanh nhạc, viola, violin, cello…Trần Hồng Nhung ở môn cello, năm nay có 100 thí sinh chia làm 3 bảng. Bảng của Nhung có 30 thí sinh từ các nước đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… Và Trần Hồng Nhung đã ở bục vinh quang này, khi tuổi đời mới ngoài 20./.

Nghệ sĩ piano Thái Hồng Nga: Sống xa quê vẫn giữ tình yêu Hà Nội sâu sắc

0
Nghệ sĩ piano Thái Hồng Nga: Sống xa quê vẫn giữ tình yêu Hà Nội sâu sắc

Là con gái đầu của Nghệ sĩ, nhà giáo Thái Thị Sâm, hiện đang sống ở Hungary, nữ tiến sĩ, nghệ sĩ piano Thái Hồng Nga luôn tâm niệm về nguồn gốc của mình. Chính vì thế, dù sống xa quê hương nhưng chị vẫn giữ cho mình tình yêu sâu sắc với Hà Nội.

Trong đợt về Việt Nam lần này, chị đã sáng tác thêm một số ca khúc hay về Hà Nội. Chồng chị – Tiến sĩ Toán Đào Ngọc Thắng tốt nghiệp tại Hungary, đồng thời là một nhà thơ, luôn là người viết lời cho các ca khúc.

Với tình yêu sâu sắc, anh đã viết lời cho những ca khúc của chị. Các ca từ trong sáng tác của anh chị thẫm đẫm một nỗi nhớ thương da diết của những người con Hà Nội đang sống xa quê.

Một số ca khúc đang được lựa chọn để chuẩn bị cho sự kiện đặc biệt của gia đình chị – Đêm hòa nhạc gia đình Nghệ sĩ Thái Thị Sâm, sẽ diễn ra trong thời gian tới; đồng thời sẽ ra mắt tuyển tập ca khúc và xuất bản đĩa mang tên Hà Nội và mơ.

Nữ tiến sĩ, nghệ sĩ piano Thái Hồng Nga

Câu chuyện giữa chúng tôi từ âm nhạc lan man sang du học và chuyện hòa nhập khi sống xa quê. Những ngày Hè này cũng là lúc các du học sinh của chúng ta từ các nước Âu – Mỹ lục tục về nghỉ hè. Đọc trên các trang mạng cũng thấy rất nhiều phụ huynh khoe ảnh con em đang chuẩn bị cho mùa du học mới vào tháng 8.

Chị kể về những năm 80 của thế kỷ trước, khi lần đầu tiên đặt chân đến Budapest, Hungary, chị đã phải học ngoại ngữ cật lực, học từng câu, học qua từng buổi lên lớp với các giáo viên.

Những năm làm nghiên cứu sinh tại Hungary, đất nước Đông Âu có truyền thống văn hóa, nghệ thuật lâu đời với các nhân tài âm nhạc tầm cỡ thế giới như Franc Liszt, Bartok Besla, Kodály Zoltán, chính là quãng thời gian đáng nhớ nhất, tạo nền tảng cho chị hội nhập vào xã hội Hungary những năm sau này.

Thời kỳ ban đầu, chị thực sự choáng vì trình độ và khả năng biểu diễn piano của các học sinh quốc tế tại trường. Ở các nước phương Tây, việc học thường tiến hành theo hình thức cuốn chiếu với số lượng bài phải diễn nhiều hơn so với trong nước rất nhiều. Chính vì thế việc tập bài vô cùng áp lực.

Nếu các em được trang bị đủ vốn ngoại ngữ, việc trao đổi với thầy cô và các bạn sẽ có hiệu quả hơn rất nhiều. Khả năng ngoại ngữ sẽ ảnh hưởng lớn kết quả học tập của các học sinh trong ít nhất 2 học kỳ đầu tiên.

Học sinh Việt Nam chúng ta không thua kém bất cứ học sinh nước nào về chỉ số thông minh, về kiến thức các môn học tự nhiên, song chúng ta thiếu vốn kiến thức văn thể mỹ và kỹ năng sống để có thể trở thành một công dân hoàn thiện. Đây chính là mục tiêu mà các nền giáo dục phương Tây rất quan tâm…

Chắt chiu bao nhiêu thương nhớ về Hà Nội, Hà Nội và mơ của Thái Hồng Nga sẽ là quả ngọt trong cuộc đời lao động nghệ thuật của chị nói riêng và của cả hai vợ chồng chị nói chung.

Nguồn: http://thethaovanhoa.vn

Ca sĩ Ngọc Lan và con đường tìm lại chính mình

0

Lần thứ hai, tôi gặp chị trong một buổi chiều đẹp hiếm hoi của mùa hè tại một quán cà phê trên đường Nguyễn Biểu. Ngọc Lan vận chiếc áo bà ba màu vàng cách tân, trông thật sang trọng, quý phái. Trông chị vẫn đẹp và mặn mà dù đôi mắt có phần đượm buồn sau bao nhiêu nỗi vất vả truân chuyên của những bon chen cuộc sống. Đời nghệ sĩ được ông trời ưu ái cho nhan sắc, tuổi trẻ, sự dồi dào sức khỏe và giọng ca để họ say mê hát và say mê cống hiến. Với những người ca sĩ chân chính, niềm đam mê đứng trên sân khấu là mục đích sống mà họ luôn theo đuổi, đáng để họ sống và hy sinh nhiều thứ. Ngọc Lan sinh ra để ca hát, con đường âm nhạc đến với chị cũng nhiều thiệt thòi. Trải qua bao nhiêu nghề, công việc khác nhau, chị lại trở về với niềm đam mê đích thực của đời mình, để cháy hết mình trong những tình cảm yêu mến trong lòng những khán giả yêu mến chị.

Ca sĩ Ngọc Lan

Ngọc Lan là con gái Hà Nội, tuổi thơ của chị gắn liền với con đường Cổ Ngư, với phủ Tây Hồ, với những tiếng ve râm ran trưa hè và những chiều liễu rủ ven hồ Tây. Gặp Ngọc Lan không ít người đã phải trầm trồ khi biết rằng người phụ nữ xinh đẹp, trẻ trung nhưng cũng thật quý phái ấy đã có hai đứa con trưởng thành. Ngọc Lan cũng như phần đa các nghệ sĩ, ít muốn nhắc tới sự trôi nhanh của tuổi trẻ, luôn sợ cái cảm giác của tuổi già đang xâm lấn trong khi đam mê nghệ thuật luôn hừng hực và dạt dào, trong khi họ còn có quá nhiều dự định. Những ai đã làm việc và được nghe Ngọc Lan hát sẽ phải nói rằng họ như sống lại trong cái tuổi trẻ. Ngọc Lan chỉ cười nói rằng: “Trời ưu ái cho chị sự yêu đời để kéo lại tuổi thanh xuân”.

Tuổi thanh xuân của hơn 20 năm trước làm sao mà Ngọc Lan quên được, cô con gái Hà Nội luôn vận những chiếc áo vàng, quyến rũ trong những điệu hát trữ tình, những làn điệu quê hương. Thuở học trò, giọng hát của cô nữ sinh ấy đã được bao nhiêu người bạn cùng tuổi biết tới trong những cuộc thi của trường và thành phố… Tuy giọng ca không được đào tạo bài bản, nhưng cái tên Ngọc Lan vẫn được khán giả, đặc biệt là các nhạc sĩ, giới chuyên môn đánh giá cao với âm vực rộng 2 quãng 8, giọng hát luyến láy, thiết tha cùng với chất mặn mà ngày càng “đàn bà” khiến cho những ca khúc của chị trình bày có sức nặng về chiều sâu tâm hồn hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, sự hăm hở yêu đời để theo con đường nghệ thuật của Ngọc Lan cũng nhanh tan biến khi chị và các anh chị em khác bị bố mẹ phản đối chuyện theo con đường nghệ thuật chuyên nghiệp, mà chẳng ai có đủ can đảm vượt qua được sự ngăn cản ấy.

Kể cho tôi nghe về những năm tháng sôi nổi ấy, đôi mắt của chị ánh lên những niềm vui nhưng cũng đầy luyến tiếc cái tuổi trẻ ngây thơ, vô tư không bao giờ quay trở lại nữa. Ngọc Lan cũng đành ngậm ngùi chôn chặt cái mộng làm ca sĩ khi bước sang ngang đi lấy chồng. Một cuộc sống mới bị bó buộc bởi nhiều thứ, Ngọc Lan buộc phải ngừng hát, ngừng say mê, chị phải rời xa ánh đèn sân khấu theo mong muốn của gia đình chồng. Chị bằng lòng với nghề kế toán, với công việc kinh doanh, để rồi hằng đêm chị lại mơ mình đứng trên sân khấu và hát. Chị hy sinh niềm đam mê để giữ gìn trọn vẹn hạnh phúc gia đình nhưng con tim của chị cũng chẳng bình yên khi chị phải từ bỏ niềm đam mê đã là máu của mình. Khó có ai đó, kể cả người thân yêu nhất của chị có thể hiểu được tâm trạng người nghệ sĩ khi bị tách ra khỏi đời sống nghệ thuật của mình. Đôi khi Ngọc Lan cô đơn trong chính sự hạnh phúc của mình. Cho tới khi con chị đã trưởng thành chị mới dám sống cho mình. Sau 18 năm “không được hát”, chị như con chim sổ lồng bay lên bầu trời xanh rồi cất cao giọng ca đầy trải nghiệm của một người phụ nữ trải qua nhiều sóng gió của cuộc đời.

Bước ngoặt lớn nhất của Ngọc Lan chính là việc chị quyết tâm đi hát trở lại. Ấy là năm 2007, khi chị đi qua Trung tâm văn hóa Hà Nội (46 hàng Bồ), vô tình biết được cuộc thi “giọng hát hay Hà Nội”. Chẳng hiểu sao, chị lại chen chân vào đăng kí dự thi và cứ thế lọt vào những vòng trong. Dù kết quả không cao để chị nổi tiếng nhưng nó thực sự giúp Ngọc Lan nhận ra ý nghĩa thực sự của cuộc đời mình, để tìm lại mình. Ban đầu chị đăng kí sinh hoạt trong Trung tâm văn hóa Hà Nội. Sau một thời gian ngắn đi hát, Ngọc Lan quen được nhiều người có chung niềm đam mê âm nhạc như mình, mỗi người một hoàn cảnh nhưng đầy nhiệt huyết. Chị nghĩ ngay ra việc thành lập ra đoàn nghệ thuật Hoa sữa dưới sự bảo trợ của Trung tâm Văn hóa thành phố và Quỹ sáng tạo văn học nghệ thuật Hà Nội. Khi mới thành lập, đoàn nghệ thuật Hoa sữa trải qua giai đoạn khó khăn trong việc khẳng định vị trí của mình. Ngọc Lan vừa làm ca sĩ biểu diễn vừa làm bà “bầu” đi tìm ca sĩ, đi tìm những chương trình biểu diễn, tổ chức chương trình, từ A tới Z chị phải lo hết. Nhờ những cố gắng không ngừng ấy, hiện nay Đoàn nghệ thuật Hoa sữa đã được khán giả thành phố Hà Nội biết tới trong nhiều chương trình biểu diễn sân khấu ngoài trời của thủ đô Hà Nội và các ngày lễ lớn. Hiện nay đoàn có tới 25 ca sĩ, nhạc công, vũ công với các lứa tuổi khác nhau nhưng có cùng tình yêu ca hát. Dù bắt đầu muộn nhưng những gì Ngọc Lan đang và đã làm đã khiến cho nhiều ca sĩ trẻ phải khâm phục những thành quả của chị.

Quyết đoán để được hạnh phúc

Ngọc Lan nói rằng mình là người phụ nữ cầu toàn, trong công việc cũng như trong tình cảm, chị luôn “tham lam” mong muốn có được sự hoàn hảo. Bạn bè yêu mến chị vì sự nhiệt tình, luôn sẵn sàng giúp đỡ mỗi khi ai đó khó khăn dù bản thân chị nhiều khi chẳng được đáp lại. Thậm chí, có khi ai đó hiểu lầm mình, thay vì bỏ qua vì ở đời “ai mà đẹp lòng hết được tất cả” thì chị lại đi thuyết phục bạn bằng lời nói, hành động để chứng tỏ sự thật lòng của mình. Nhiều khi con gái chị nói rằng: “Người ta đã thế sao mẹ còn vất vả vì họ làm gì…”. Lúc ấy, chị cười: “Tính mẹ nó thế, biết làm sao được, hôm nay họ chưa hiểu mình thì ngày mai họ sẽ hiểu”.

Ngọc Lan bây giờ không còn là cô gái ngây thơ của những năm tuổi trẻ, bây giờ chị đầy bản lĩnh và táo bạo trong công việc và những dự án nghệ thuật. Hà Nội còn thiếu nhiều những câu lạc bộ, những phòng trà, nơi giao lưu những người yêu âm nhạc. Cách đây một tháng, dưới sự ủng hộ của bạn bè, của anh em nghệ sĩ trong Đoàn nghệ thuật Hoa sữa, Ngọc Lan đã tổ chức thành công phòng trà “Hát với thời gian”. Đây là một sân chơi, nơi giao lưu giải trí của các ca sĩ, nhạc sĩ, những người yêu âm nhạc cùng nhau hát, nghe những ca khúc mà họ yêu thích. Đó có thể là những tình khúc tiền chiến, những ca khúc cách mạng trữ tình, những làn điệu ví dặm, quan họ nhưng được các thế hệ khán giả khác nhau yêu thích.

Kể về cuộc sống riêng tư hiện tại, Ngọc Lan nói nhiều về hai cô con gái yêu như hai niềm tự hào. Hai cô con gái của chị Vy Linh và Thủy Tiên giống mẹ về tính cách, giọng hát nên 3 mẹ con vẫn thường xuyên đứng chung trên một sân khấu. Sự đồng cảm của máu thịt giúp chị làm bạn với con dễ dàng hơn và giúp chị khỏi cảm thấy cô đơn sau những ngày làm việc mệt mỏi. Cuộc sống bộn bề với những dự án âm nhạc, những chuyến biểu diễn, thu thanh, rồi công việc kinh doanh sẽ thật vất vả để chị làm tròn trách nhiệm chăm sóc hai cô con gái của mình. Ngay từ nhỏ, Ngọc Lan sớm vất vả, sau này lập gia đình chị lại trải qua rất nhiều nghề nhưng những ai quen biết chị không khỏi khen ngợi sự tháo vát, hoạt bát của chị trong kinh doanh và nghệ thuật. Chưa bao giờ Ngọc Lan sống hết mình, dành toàn bộ sức lực cho công việc như trong thời điểm này. Cuối năm 2010, chị đã phối hợp cùng với Hồ Gươm Audio phát hành album: “Trăng về phố”. Cũng trong mùa thu tới, chị tiếp tục thực hiện một album thứ hai cũng với những ca khúc trữ tình cách mạng. Công việc bận như vậy nhưng chị vẫn dành thời gian cho thơ. Cũng may ông trời cho chị sức khỏe, sự nhiệt huyết để theo đuổi công việc, được ông trời ban cho hai cô công chúa nhỏ yêu mẹ, nhưng cũng sớm già dặn để suy nghĩ. Ngọc Lan ít khi phải dùng đến cây roi dạy con bởi từ khi con còn bé chị đã phải học cách làm bạn với con, để con nói ra những suy nghĩ, tâm tư của mình. Nhìn cách 3 mẹ con chị nói chuyện, vui đùa với nhau, nhiều người tưởng lầm đó là 3 cô bạn gái của nhau. Đôi khi chị kiểm soát hai cô con gái đang ở độ tuổi “nổi loạn” cũng chính là cách kiểm soát sự nỏng nảy của chính bản thân mình.

Là người phụ nữ cá tính nhưng chị vẫn là tuýp người cổ điển, nếu được chọn lựa chị cũng không muốn con gái mình làm người nổi tiếng. Chị cho rằng, điều quan trọng nhất vẫn là gia đình, là lấy chồng sinh con. Chị luôn mong muốn con mình hãy sống có niềm đam mê nhưng cũng phải lấy gia đình làm gốc. Tuy nhiên, lo lắng yêu thương con như vậy, không có nghĩa là chị có thể sống hộ cuộc sống của con mình. Những gì chị làm là hướng dẫn, thuyết phục, phân tích lí lẽ cho con, còn sự quyết định cuối cùng vẫn là ở hai con gái. Bởi cuộc sống đã giúp chị hiểu được rằng: “Mình cần phải quyết đoán hơn nữa thì mới có thành quả tốt đẹp”. Ngọc Lan tin vào sự lựa chọn của con gái vì chị hiểu tính con gái hơn ai hết. Chính vì vậy, chị đã để cho cô con gái Vy Linh học Mỹ thuật công nghiệp thay vì thành một ca sĩ chuyên nghiệp. Có thể nói, trong cuộc đời, Ngọc Lan may mắn không phải trả một cái giá quá đắt khi đi theo con đường nghệ thuật. Bây giờ cuộc sống của chị thật bận rộn, vất vả nhưng Ngọc Lan lại lấy đó là niềm vui hạnh phúc của cuộc đời mình… như câu nói của chị: “Tôi đang hạnh phúc hơn bao giờ hết!”.

Nghệ sĩ Ánh Tuyết: Gan góc đi qua giông gió

0

Ánh Tuyết bảo cuộc đời mình cái gì cũng trắc trở. Như chiếc thuyền lênh đênh trên biển động, nhìn kiểu gì cũng thấy bão tố, phong ba. Để được sống, được hát, chị đã phải cố đi qua những giông gió của cuộc đời.

Hát như sẻ chia niềm riêng

Khi Ánh Tuyết hát, tuyệt nhiên không có sự lóng lánh trang sức hay cầu kỳ xiêm áo nào. Từ bao đời nay, chị quen thuộc với áo dài, tóc dài buông xõa ngang lưng. Gương mặt buồn. Đôi mắt. Một cái nhìn chất chứa. Ngay cả cái dáng đứng, dáng ngồi khi hát ấy, ngẫm cho cùng cũng là dấu tích của nỗi buồn. Đôi khi rất nhẹ mà thẩm thấu, dai dẳng. Nỗi buồn như tiền kiếp.

Giọng Ánh Tuyết trong thanh như thủy tinh, pha lê; thánh thót như chim ca, đàn gẫy là thế. Nhưng lắm khi nức nở, rưng rưng, ngậm ngùi. Tưởng dễ dàng, nhẹ bẫng nhưng để có được vài phút đó, chị đã phải trả cả cuộc đời. Ánh Tuyết hát như một sự giãi bày. Chị xóa mờ ranh giới nỗi lòng của tác giả và bầu tâm sự của riêng mình. Những uất ức, những đắng cay không thể nói cùng ai, nhờ câu hát mà vơi nhẹ. Ánh Tuyết bảo khi hát, như nắm khúc ruột mình bứt ra.

Gắn liền tên tuổi với dòng nhạc tiền chiến, những ca khúc của cố nhạc sĩ Văn Cao, giờ đây tên tuổi chị bảo đảm cho sự tử tế và nghiêm túc của mọi chương trình. Nhưng cái tên ấy cũng đôi khi liều lĩnh và bùng nổ khó kiểm soát. Trong nghệ thuật, Ánh Tuyết có thứ bản năng rất mạnh là say sưa và ngẫu hứng.

Những liveshow chị làm, những album chị ra không bao giờ có kế hoạch, một sự chuẩn bị từ trước nào. Ánh Tuyết ghét sự nói trước. Chị bất chợt và bất thình lình. Như cái dạo ra album Đi tìm với phong cách nhạc jazz, album bolero bằng tiếng Quảng hay mang chương trình Hội trùng dương đi khắp 3 miền Bắc Trung Nam. Nhưng đừng tưởng chị xuề xòa và cẩu thả. Những tiếng vang, lời khen tặng của giới chuyên môn, báo chí, đồng nghiệp đã nói thay điều đó.

Nghệ sĩ Ánh Tuyết

“Đoạn trường, giông gió đi qua, chị thấu gần hết, đôi chân mỏi nhừ. Đã bình yên chưa, chị ơi?”. Ánh Tuyết cười buồn: “Đúng là số phận tôi là phải trân mình đón nhận những nghịch biến, tai ương. Cũng bao phen vào sinh ra tử với 7 cuộc phẫu thuật lớn nhỏ trên người. Đâu ai biết còn cơn sóng dữ nào chực chờ nữa?”.

Ánh Tuyết có những câu chuyện chở nặng mất mát, chia lìa, cả những khoảnh khắc bất thần đớn đau. Như mới đây thôi, mẹ chị bệnh nặng, chị dâu mất, em trai cũng qua đời. Ngôi nhà ở ngoại thành Củ Chi đã hoàn tất, đón cả gia đình về sum tụ nhưng đã thiếu mất đi bóng dáng người em. Bản thân chị cũng thoắt ẩn thoắt hiện chứ chưa về ở hẳn. Chị không nói nhưng tôi biết chị lắm khi làm biếng sống. Nhưng quá nhiều lo toan, nhiều công việc cần đôi vai mình, chị đâu dám ích kỷ vậy được. Bao ước vọng về nghề chưa thực hiện được hết. Nhiều lần Ánh Tuyết nói về phòng trà ATB trong niềm tiếc nuối khôn nguôi.

Cuộc đời Ánh Tuyết, có nhiều cái công chúng biết rõ, cũng có điều thăm thẳm điều giấu kín; có những mật ngọt dâng đời, cũng nhiều chén đắng chị ngậm lấy. Đêm về, chị rất cô đơn. “Trong cuộc đời này, không phải lúc nào cũng có người đi bên cạnh mình san sẻ, sớt chia. Trong lúc một mình ấy, tôi luôn nghe rõ nỗi đau đời”- chị nói mà nỗi xót xa ngời lên tròng mắt. Nhìn Ánh Tuyết hay cười nói, kể chuyện tiếu lâm cho mọi người vui, tưởng chị an lành nhưng nào phải.

Khi chị buồn, cũng gương mặt ấy, những đường nét đầy nỗi khuất tất hằn sâu làm cho người khác cảm thấy không thể nắm bắt nổi. Bao năm rồi, gương mặt này úp mặt vào nước mắt, lạ chưa, đến giờ vẫn chưa khô. Theo dõi face book cá nhân của Ánh Tuyết cứ thấy những tấm hình hài hước. Thật ra chị cố tình thưởng cho mình sau những muộn phiền không thể tháo gỡ. Ánh Tuyết bảo, giờ mỗi đêm chợp mắt, chị không muốn một giấc mộng dữ nào đến với mình nữa.

Cuộc đời vui ít, buồn nhiều

Nhà có 5 anh chị em thì Ánh Tuyết là đứa con gái đứng ngay giữa, giống như cái “đòn gánh”. Lúc nhỏ chị gầy gò và ốm yếu nhưng không mong manh và dễ vỡ. Bằng chứng là đôi vai gầy ấy mấy mùa gánh cơm, gánh gạo, gánh củi, gánh cả nỗi nhọc nhằn của gia đình. Ba là thầy dạy nhạc, mẹ biết đàn, các anh là nhạc công nên chuyện Ánh Tuyết có máu văn nghệ từ nhỏ cũng là đương nhiên.

Ánh Tuyết trong một lần đi từ thiện.

Vậy mà hễ nghe đứa con gái xấu xí, lem luốc, đen đúa muốn lên sân khấu hát, ai cũng cười. Nào ngờ, chị sớm đạt được những thành tích vang dội. 8 tuổi hát trong Ban ca Tuổi Thơ thị xã Hội An, Quảng Nam. 12 tuổi, đoạt giải nhất đơn ca thiếu nhi toàn miền Nam. 17 tuổi trở thành ca sĩ của Đoàn Nghệ thuật Ca múa nhạc Quảng Nam – Đà Nẵng. Thành công ban đầu ấy, vinh quang cũng lắm mà cay đắng cũng nhiều!

Ánh Tuyết còn nhớ rõ ban đầu rất vui thích. Nhưng khoảnh khắc đó không kéo dài lâu. “Người ta làm khó dễ tôi, không cho tôi cơ hội hát. Khi biết mình không phải thiếu tài mà thiếu sắc. Cảm giác đó đâu ghê lắm! Tôi chịu đựng sự phân biệt đối xử, coi thường tôi là nhà quê, hát hay mấy mà không sáng sân khấu trong một thời gian rất dài, rất dài”- chị khóc.

Lúc Ánh Tuyết vào Sài Gòn là năm 1984, cái nghèo, cái quê vẫn bám rịt lấy chị. Cũng đồng nghĩa với cái nghiệp ca hát lận đận cứ thế tiếp nối. Làm sao quên những đêm phải đạp xe gần 10 cây số đến điểm hát mà trong bụng đói meo. Làm sao quên cái cảnh ngồi chờ chực để được lên sân khấu. Làm sao quên những lời chế nhạo, mỉa mai phía sau cánh gà.

Làm sao quên bị gieo tiếng xấu, vu oan chị lấy cắp tiền đặng lấy cớ đánh đập, không cho hát. Nỗi chua xót ê chề giăng đầy trên bước đường về. Nỗi ẩn ức, bức bách vì không thể làm nghề khiến Ánh Tuyết muốn quẫy đạp để vượt thoát. Ai đã từng xa quê lập nghiệp mà không hình dung ra nỗi khắc khoải này?

Chị kể: “Có nhiều khi, tôi nằm ngay giữa nhà, lật ngửa mình ra, thở dài rồi khóc tức tưởi như đứa trẻ. Có lúc tôi nhìn trân trân ngó lên trần nhà, tự hỏi: Tại sao con cứ lận đận miết vậy? Mà có phải con lười biếng gì cho cam, ông trời ơi?”. Những câu hỏi cứ chồng lên theo năm tháng. Cũng như chị, con nhện trên trần nhà cũng giăng tơ miệt mài, chị cứ quét rồi mà nó lại giăng. “Con nhện này cũng lạ, ưa chi cái chỗ bị quét mà giăng miết. Cũng như mình, bị vùi dập mà cứ trụ lại miết” – Ánh Tuyết nghĩ bụng.

Tất nhiên chị có nhiều lý do để không dứt ra được. Dù đã hơn một lần chị làm biếng phấn đấu, toan tính chuyện bỏ nghề. Nhưng chị không dám đốt đi ước mơ của cô gái nghèo mê ca hát. Thời tuổi xuân rực rỡ, nhiều dự định, kế hoạch chị mãi dang dở…

Ký ức lúc nhớ lúc quên của Ánh Tuyết có khi không trọn vẹn. Nhưng chị dám khẳng định rằng, cuộc đời mình cái gì cũng trắc trở hết trơn. Như chiếc thuyền lênh đênh trên biển động, nhìn kiểu gì cũng thấy bão tố, phong ba. Tuổi trẻ của chị, chỉ toàn rễ đắng còn những mầm cây cho trái đẹp, hoa thơm không cặm vào mình. Lúc Ánh Tuyết vút bay với nhạc Văn Cao, chị bảo đó là thời gian vui nhất.

Cho đến khi chị mở được phòng trà ATB, ước nguyện mới thành sự thật, chị càng hân hoan hơn. Nhưng niềm vui thì qua mau, nỗi buồn cứ dai dẳng. ATB chỉ dừng lại ở con số 11 năm. Tôi hỏi: “Hơn 30 năm khóc cười với nghề hát, chị có thấy nghiệp bạc với mình?”. “Bạc, bạc lắm! Nhưng lòng người bạc thôi! Vị ngọt được tặng ít mà đắng cay của lật trở, phản bội nhiều. Hơn nữa, cũng tại cái tính tôi ngang bướng quá nên ông trời ổng cho trắc trở miết”- chị thở dài.

Dấu quê chưa cũ

Ánh Tuyết đang ở trong một khoảng lặng khác của cuộc sống, khi chương trình Những bài hát còn xanh mùa 2 vừa kết thúc đợt ghi hình kéo dài mấy tuần liền. Chị một mình về Quảng Nam, nơi có những mảnh đời bất hạnh, ốm đau ngặt nghèo đang cần giúp đỡ. Sau những ngày vận động trên facebook, gom được một số tiền nho nhỏ, chị đáp vội chuyến bay về vì sợ không còn kịp.

Cuộc đời vốn đã cuốn Ánh Tuyết bằng những chuyến đi mãi miết. Chị có lúc cũng thấy mình mất hết năng lượng và sức lực. Thế nhưng, có một nơi thân thuộc nhất mà cứ hễ trở về là chị dạt dào cảm xúc. Nơi chôn nhau cắt rốn ấy, mỗi lần hướng về, lòng chị lại đầy se sắt. Người nghèo chưa bao giờ làm Ánh Tuyết thôi trăn trở. Chị bảo, cuộc đời này, thiệt nhiều người khổ!

Ánh Tuyết, theo tôi biết, mọi người biết và chị cũng tự biết mình là một người có trái tim nhân hậu. Thương người nghèo là tình cảm thường trực trong chị. Cũng bởi tuổi thơ chị, mưa nắng, gió chướng ngập đầu, lũ lụt quanh năm. Ngày chị còn nhỏ, mỗi sớm tinh mơ hay mỗi chiều hoàng hôn xuống đã quẳng đôi gánh cơm trên vai ra chợ bán.

Rồi những trận lũ tràn về, cuốn trôi bao chắt chiu, dành dụm. “Tôi luôn nhớ về thời thơ ấu với những hồi ức không mấy ngọt ngào nhưng cũng đầy ắp kỷ niệm vui buồn tràn về, trong dòng lệ đơn độc, lẻ loi, cô quạnh”- chị từng viết nhật ký như thế. Dù đã trải qua mấy bận lưu lạc thị thành, xức lên mình bao nhiêu lụa là gấm vóc vẫn không làm mất đi cái bóng dáng nhà quê và tấm lòng nhân hậu nơi chị. Nơi nào có người nghèo là chị xông xáo giúp, nghệ sĩ nào khó khăn là chị rút ruột gan viết bài, kêu gọi quyên góp.

Trong mắt toàn thể mọi người, Ánh Tuyết thể hiện một sự trẻ trung, tươi tắn đến sốt ruột. Trẻ từ tâm hồn đến hình thức. Thật lạ, khi Ánh Tuyết điểm tô chút phấn, thoa nhẹ ít son, cười tít mắt để lộ đôi đồng điếu nho nhỏ kề miệng, chị đẹp đến bất ngờ. Mỗi dạo lên sóng truyền hình, chị nhận được cơn mưa lời khen. Có lần nhìn chị một lượt, tôi bảo thế này: “Hơn 20 năm trước mà như giờ chắc chị không phải lận đận nhỉ?”.

Ánh Tuyết cười: “Vậy cũng tốt mà! Nếu hồi trẻ tôi là một cô gái xinh đẹp thì đã thành ai đó, bị lãng quên rồi không chừng”. Chị thừa nhận mình có tròn trịa lên nhiều nhưng dấu vết nhà quê vẫn còn đậm đà lắm. Tôi thích chị ở những khoảng lặng của cuộc sống, khi gạt bỏ hết niềm riêng, chị nói chuyện vui vẻ, tếu táo bằng những câu chuyện chắp nhặt đầy thú vị, mang đậm văn phong Quảng.

Sắc diện mới trong vẻ đẹp vĩnh cửu

0

Sơn mới đúng là “người ham mới”. Mỗi lần về lại một số di động khác chỉ là cái cớ mào đầu câu chuyện về những cái mới có chủ đích mà Sơn mang lại cho người yêu nhạc trong nước. Cũng mỗi lần Sơn về lại í ới bạn cũ gặp nhau, cập nhật tin mới của nhau, “xả” cho nhau những gì chưa chia sẻ từ lần gặp trước.

 

– Úi giời, thấy số phone lạ là nghe ngay, nếu số cũ chắc gì đã trả lời, đúng là cái người ham của mới của lạ.

Sau câu phủ đầu ra vẻ châm chọc là giọng cười ha hả không thể lẫn với ai để tôi nhận ra ngay “người bạn cũ không bao giờ chịu cũ” của mình: Đặng Thái Sơn.

Sơn mới đúng là “người ham mới”. Mỗi lần về lại một số di động khác chỉ là cái cớ mào đầu câu chuyện về những cái mới có chủ đích mà Sơn mang lại cho người yêu nhạc trong nước. Cũng mỗi lần Sơn về lại í ới bạn cũ gặp nhau, cập nhật tin mới của nhau, “xả” cho nhau những gì chưa chia sẻ từ lần gặp trước.

NSND Đặng Thái Sơn (Ảnh: Phương Vũ)

Nói về cái mới, trước tiên phải chúc mừng thành quả vừa gặt hái của bạn tôi trong lĩnh vực sư phạm. 36 năm trước Đặng Thái Sơn đã làm nên lịch sử là người châu Á đầu tiên đoạt giải nhất và toàn bộ giải phụ trong Concours Chopin lần thứ 10 (1980). Tới Concours Chopin lần thứ 17 (2015), với vai trò Phó chủ tịch Hội đồng Giám khảo, lại lần nữa Sơn “làm nên lịch sử”: người có nhiều học trò đoạt giải trong một cuộc thi (ba trong sáu giải chính thức). Sự kiện đầu tiên và chắc sẽ rất hiếm hoi trong lịch sử cuộc thi piano danh tiếng này có ý nghĩa như một “giải nhất” nữa dành cho Sơn ở vai trò người thầy.

Với tinh thần luôn đề cao thành tích, Việt Nam đã phong danh hiệu cao quý Nghệ sĩ nhân dân cho chàng trai trẻ măng ngay sau chiến thắng bất ngờ với cả thế giới. Vậy trước thành tích mới cũng tầm cỡ thế giới này, liệu Nhà nước có kịp thời ghi nhận và phong Nhà giáo nhân dân cho giáo sư Đặng Thái Sơn không, hay ở ta giờ chẳng thiếu gì người đoạt danh hiệu nữa?

Trở lại với điều mới mẻ trong hai đêm nhạc 9-10/3/2016 ở Hà Nội. Dễ nhận thấy nhất là sự có mặt của các tác giả Pháp: Fauré và Ravel. Nhạc Pháp cũng là một thế mạnh của Đặng Thái Sơn. Anh chơi nhạc Pháp hợp chất và hay chẳng kém gì chơi Chopin. Đêm nhạc thứ nhất ngay sau ngày quốc tế phụ nữ nên Sơn đã chọn Ballade op.19 của Fauré với vẻ đẹp quyến rũ, nữ tính; và để thủ thỉ tâm tình với phái đẹp, anh lại chọn phiên bản gốc viết cho piano độc tấu chứ không diễn version được biết đến nhiều hơn mà Fauré soạn lại cho piano và dàn nhạc giao hưởng.

Fauré của Sơn đẹp dịu dàng và duyên dáng, một vẻ đẹp tự nhiên, không màu mè son phấn. Sự cuốn hút bắt đầu ngay từ giai điệu nhỏ nhẹ, trữ tình, đầy chất hát. Rồi không chỉ một bè giai điệu hát lên, càng về sau tính phức điệu càng rộng mở tạo nên những con sóng âm thanh nối tiếp nhau, đuổi bắt nhau, xô đẩy và hòa nhập vào nhau… Dòng cảm xúc dâng trào, dạt dào, mãnh liệt cho đến phút giây cuối mới lắng dần xuống trong những nét hoa mỹ tinh tế. Phiên bản thính phòng cho riêng piano khó thể hiện hơn version giao hưởng. Không có sự hỗ trợ của dàn nhạc, nghệ sĩ piano phải đảm đương toàn bộ cuộc đối thoại của các bè giai điệu đan cài nhau. Những đoạn đòi hỏi kỹ xảo điêu luyện đó đã diễn ra đúng với phong cách đánh đàn “như chơi” ở Sơn.

NSND Đặng Thái Sơn và nhạc trưởng Honna Tetsuji (Ảnh: Nguyễn Đình Toán)

Bên cạnh những giai điệu dễ nhận thấy, nổi bật ở âm khu cao nhất hoặc trầm nhất, Sơn vẫn có biệt tài “hát” lên cả những giai điệu lẩn khuất. Những nét nhạc ẩn giữa các bè có lúc được nổi lên rõ hơn làm cho đoạn nhạc dù lặp lại nhiều lần vẫn không bị nhàm. Không phải pianist nào cũng có ý thức làm mới sự nhắc lại theo cách đó nếu không đủ tinh tường và khéo léo để lẩy ra được những đường nét tiềm ẩn. Sở trường chắp cánh cho giai điệu lần này có cơ hội tung hoành với cả hai tác giả Pháp.

Còn một điểm chung nữa trong hai tác phẩm của Fauré và Ravel là chất ngẫu hứng. Tính ngẫu hứng phóng khoáng và sự phức tạp trong đường nét giai điệu được đẩy lên rất cao ở Ravel. Nếu như Ballade của Fauré thổ lộ tình yêu ngọt ngào, thì Concerto Rê trưởng của Ravel là cả một bi kịch nghiệt ngã, là những giằng xé trong sự tương phản màu sắc, cường độ và tính cách.

Concerto dành cho tay trái được viết theo yêu cầu của một nghệ sĩ piano người Áo đã mất một tay trong chiến tranh thế giới thứ I. Đôi tay là tất cả sự nghiệp của nhạc công, mất cánh tay phải có thể coi như mất hết sự nghiệp. Sự mất mát không chỉ ở thể xác, mà nỗi đau tinh thần còn dai dẳng và khủng khiếp hơn.

Vẻ u ám, tàn nhẫn, gay gắt; chất hoang dã, khoáng đạt, bi hùng; những suy tưởng, giãi bày, châm biếm; sự pha trộn thể loại, nhịp điệu, lúc đậm phong cách jazz, lúc đượm màu sắc Á Đông… Tất cả tính đa dạng, đa tầng, đa màu ấy đều tạo bởi năm ngón tay diệu nghệ.

Một bàn tay lướt nhanh, chạy lắt léo hiểm hóc, nhảy cóc ngược xuôi suốt chiều dài mặt phím đàn. Một bàn tay cùng lúc đóng mấy vai – vừa nền đệm, vừa giai điệu chính hoặc cả hai bè giai điệu đối đáp – mà hiệu quả không khác gì chơi cả hai tay. Một bàn tay – lại là tay trái – đối thoại với cả dàn nhạc bằng những chùm âm thanh dày đặc, chẳng những ngang ngửa về âm lượng trong cuộc ganh đua quyết liệt, mà còn dẫn dắt, lấn lướt, đôi khi cướp lời, chặn đứng các nhạc cụ khác một cách đầy quyền uy.

Quyền lực tuyệt đối thuộc về năm ngón tay độc diễn trong hai cadenza trái ngược tính cách. Nếu Cadenza đầu dữ dằn, toát ra chất anh hùng và nam tính, thì Cadenza sau trữ tình, thanh thoát, đậm chất ca xướng. Song khoảnh lặng dịu êm mau chóng bị dồn lên cao trào cuối. Màn kịch kết thúc bằng cách đẩy sự căng thẳng tột cùng rơi vào im lặng đột ngột. Dường như âm nhạc chưa hết trong khoảng không bất ngờ đó, khiến người nghe còn sững sờ bất động vài giây trước khi trở lại là mình.

Tính xung đột trong tác phẩm Ravel là điểm nối với đêm nhạc thứ hai dành cho Chopin – tình yêu trọn đời của Sơn.

Concerto số 2 là kết quả mối tình đầu của Chopin ở tuổi 19, cũng có thể được coi là “mối tình đầu” trong sự nghiệp biểu diễn của Đặng Thái Sơn: ngoài giải nhất, tác phẩm này còn đem lại cho anh giải “chơi concerto hay nhất” trong Concours năm 1980. Là người luôn hướng tới cái mới, Sơn ở thập niên này không chơi Chopin như ở các thập niên trước, như cách đây hơn 30 năm lại càng không. Tôi chuẩn bị nghe không phải với tinh thần chiêm ngưỡng mối tình trong trắng của chàng trai đôi mươi, mà là chứng kiến người đàn ông từng trải sống lại trong mối tình đầu. Hóa ra không phải thế, đây không hẳn là câu chuyện tình đầu được kể lại, đây không phải quá khứ mà là thực tại: người đàn ông từng trải ấy đang yêu – yêu như mới yêu lần đầu, âm thầm, run rảy, bẽn lẽn, hết mình… Và cách yêu cũng có cái khác thời trai trẻ. Ở tuổi đã nếm trải nhiều đắng cay mất mát, tình yêu kín đáo và bao dung hơn, khắc khoải và day dứt hơn, lắng sâu và đau đớn hơn.

Gặp lại ở đây sự tương phản màu sắc và cường độ âm thanh: bên cạnh vẻ đẹp lộng lẫy, mượt mà, uyển chuyển còn có độ cứng rắn, sắc nhọn, giòn giã; cùng với sự say đắm, cuồng nhiệt, giận dữ còn có lúc đỏng đảnh, bỡn cợt, hóm hỉnh. Vẫn lối đàn tự nhiên và dễ dàng như chơi, vẫn chuỗi âm thanh lấp lánh hạt trai và cách thầm thì có lúc nhẹ như hơi thở, Sơn đã trải lòng mình đúng như con người thực của anh. Đặc biệt ở chương II, nơi sâu lắng tĩnh lặng nhất lại là nơi khiến tim ta xao xuyến nhất, xao xuyến đến thổn thức – người nghe rớt nước mắt, chính người đàn cũng chảy nước mắt.

Sơn tự nhận không giỏi nói bằng ngôn từ như nói bằng âm nhạc. Với âm nhạc của Sơn, vốn từ của tôi cũng trở nên nghèo nàn. Đôi khi ai đó hỏi “Sơn đánh thế nào?” làm tôi lúng túng vì không đủ từ diễn tả, có lẽ tôi không còn khách quan và dễ mờ mắt trước “idol” của mình. Chỉ biết rằng từ cái đẹp tươi trẻ của tuổi mới lớn, từ cái đẹp rực rỡ của tuổi trưởng thành tới cái đẹp đậm đà của tuổi đã chín là cả một hành trình không ngừng hướng tới cái mới. Có thể cảm nhận điều đó trong mỗi đợt về Việt Nam biểu diễn của Sơn.

Có lẽ chính Sơn không hình dung hết mỗi lần trở về anh đều mang niềm vui nhiều mức nào cho mọi người, cho má Sơn – NGND Thái Thị Liên, cho những người thân và bạn bè. Bên cạnh niềm vui gặp gỡ còn có niềm vui được nghe Sơn đàn với một sắc diện mới.

Không kịp nghỉ lấy một ngày, ngay sáng hôm sau Sơn lại bay đi biểu diễn và dạy học ở các nước khác (Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan), tiếp tục lịch trình mang cái đẹp đến cho người yêu nhạc trên toàn cầu. Chat vội mấy lời tạm biệt trước khi Sơn cất cánh, tôi lại muốn lần nữa nói với bạn một câu không còn mới: mỗi lần Sơn mở lòng bộc bạch bằng âm nhạc, tôi càng thêm thương bạn mình hơn, yêu quý bạn mình hơn.

13-3-2016

Những người hát rất hay về Hà Nội – Phần 1

0

Nhớ ngày chia xa Hà nội (cũng đã hơn 40 năm), tôi đến chào anh Lê Gia Hội,một nghệ sĩ của Nhà hát opera tôi rất yêu quý vì bản tính hiền hậu. Anh Hội chở tôi ra một quán phở, mời tôi một bát phở nóng hổi để anh em chia tay (ngày ấy ở Hà nội mời nhau bát phở nóng là sang trọng rồi). Ngồi ăn phở mà tôi cứ rưng rưng, cảm động về tình cảm của anh lắm…

Ca sĩ Lê Gia Hội

Ca sĩ Ngọc Tân

Thế rồi khi ra tới ga, lại thấy Ngọc Tân đã đứng ở cửa ga chờ đưa tiễn.Tình anh em,tình bạn nồng hậu như thế, nói thật, suýt đã làm tôi hủy vé tàu thôi không vào định cư ở TPHCM nữa,mà sẽ mãi ở lại Hà nội với bao tình cảm ấm áp này.

Anh Lê Gia Hội và Ngọc Tân ngày ấy đều là những ca sĩ xuất sắc, người ở Nhà hát Giao hưởng hợp xướng, người ở Đoàn ca nhạc Đài tiếng nói VN, cả hai đều sống đậm chất Hà nội tri thức và hào hoa. Đặc biệt họ cùng hát rất hay những bài hát về Hà nội. Nếu như Ngọc Tân có những “Ngõ nhỏ, phố nhỏ nhà tôi ở đó” thì Lê Gia Hội có “Tiếng nói Hà nội” của Nhạc sĩ Văn An như xốc tâm hồn chúng ta lên ở những năm tháng bom đạn ác liệt nhất.

“Tôi đứng đây bên nhịp cầu Long Biên lộng gió/ Dưới chân cầu Hông Hà vẫn ngàn năm sóng vỗ…”. Một giọng tenor bay bổng mà vẫn đầy chất thép, rất tiêu biểu cho một Hà nội “thép và thơ”. Ngày ấy tôi yêu tiếng hát Lê Gia Hội lắm, yêu đến mức khi viết xong kịch bản opera Đường cây mùa xuân, được Đài truyền hình VN dàn dựng phát ngày mồng một Tết, được nhạc sĩ Chu Minh viết phần âm nhạc (năm ấy tôi mới 22 tuổi)…thì tôi đã nằng nặc “đòi”đạo diễn Phan Lưu là phải mời bằng được anh Lê Gia Hội đóng vai chính: người chiến sĩ. Với tài năng của nhạc sĩ Chu Minh, của các đạo diển Phan Lưu và Trần Minh (biên đạo múa), của nghệ sĩ opera Lê Gia Hội và các em diễn viên múa khóa 8 Trường Múa, vở opera ngày ấy đã thành công, được đông đảo công chúng khen ngợi. Đây là lần đầu tiên giới thiệu thế hệ học sinh múa tài năng Đặng Hùng,Vương Linh,Thúy Loan, Danh Long, Thúy Huyền.. với đông đảo công chúng,và cũng lần đầu tiên nghệ sĩ Lê Gia Hội từ thánh đường opera có dịp xuất hiện, được đông đảo công chúng yêu hơn qua màn ảnh nhỏ.

Năm tháng qua đi, những nghệ sĩ tham gia vở diễn ngày ấy giờ đây hầu hết đều đã là nghệ sĩ nhân dân, riêng anh Lê Gia Hội hình như vẫn chưa được đánh giá đúng mức tài năng và cống hiến của anh trên sân khấu nhạc kịch của nước nhà?

Nhưng anh Hội ơi, Ngọc Tân ơi, tiếng hát các anh là mãi mãi trong lòng công chúng, mãi mãi trong lòng nhân dân, và tình cảm các anh cũng là mãi mãi trong trái tim anh em, bạn bè…

Nhất là với em đây – Châu la Việt

Những người hát rất hay về Hà Nội – Phần 2

0

Tôi quen thân với Ngọc Tân sau ngày miền Nam giải phóng, khi từ mặt trận trở về Thủ đô Hà Nội. Lúc này, Ngọc Tân còn đang là một hợp xướng viên thầm lặng trong dàn hợp xướng Đoàn ca nhạc Đài TNVN. Mặc dù chỉ khiêm tốn vậy, nhưng khi tiếp xúc với anh, ai cũng thấy một vẻ quyến rũ, một sức hấp dẫn lạ lùng….

Ca sĩ Ngọc Tân

Cũng phải nói thêm rằng, Hà nội lúc này có nhiều giọng hát, nhiều gương mặt nghệ thuật trẻ đặc sắc. Hầu như tất cả họ đều được đào tạo cơ bản qua hệ thống kinh viện là Nhạc viện Hà nội. Trong khi đó Ngọc Tân lại không được thuận lợi này). Có thể kể đến những Quang Huy, Quang Thọ, Ái Vân , Lệ Quyên của Nhà hát Ca múa nhạc TW; Dương Minh Đức, Lê Dung, Doãn Tần của quân đội; Trọng Nghĩa, Bích Thảo, Huyền Châu của Ca múa Hà Nội và ngay ở Đoàn Ca nhạc Đài TNVN nơi Ngọc Tân công tác, cũng lại có những Thanh Hoa, Vân Khánh, Hữu Nội…, chưa kể lớp đàn anh đã tên tuổi như Trần Khánh, Trần Thụ, Tuyết Thanh, Thu Phương…

Thế nhưng rồi, như viên ngọc ẩn mình trong cát và tháng năm tự hoàn thiện mình, đến một ngày phát lộ thì ánh sáng rực rỡ vô cùng, một dịp may đã đưa Ngọc Tân bước ra khỏi dàn hợp xướng, phát lộ ánh sáng và tiếng hát của anh ngay lập tức được công chúng đón nhận nồng nhiệt. Chỉ một thời gian ngắn, nhất là từ sau khi từ cuộc thi Con người và biển cả với giải đặc biệt, một “cơn sốt Ngọc Tân” nóng bỏng. Sân khấu nào cũng phải nhất mực có Ngọc Tân, địa phương nào cũng yêu cầu tiếng hát Ngọc Tân. Các nhà hát, các đoàn nghệ thuật mở rộng cửa đón chào anh. Với đông đảo khán thính giả, đêm nào bật lên làn sóng phát thanh hay truyền hình mà thiếu đi tiếng hát Ngọc Tân, lại cảm thấy như thiếu hụt một điều gì, nhớ nhung một điều gì. Có thể nói những ngày tháng ấy, ít một ca sĩ nào vinh quang như Ngọc Tân. Anh thành niềm yêu mến, tôn thờ, ngưỡng mộ, thành thần tượng của không biết bao nhiêu con tim. Anh thực sự là một viên ngọc quý của nền nghê thuật.

Nhưng thật bất ngờ, giữa lúc vinh quang tột đỉnh ấy, Ngọc Tân lại ra đi…

*

Ngày Ngọc Tân ra đi, tôi ở TPHCM chứ không còn ở Hà nội.

Một buổi chiếu khi tôi cùng một số anh em văn nghệ sĩ TPHCM lên thăm chiến khu Đ Mã Đà, nhạc sĩ Trần Tiến bỗng ghé tai tôi thì thầm: “ Ngọc Tân vượt biên rồi”. Tôi sững sờ, choáng váng. Và suốt đêm ấy, giữa gió rừng đại ngàn Mã Đà, tâm trí tôi chỉ nghĩ về Ngọc Tân, về lớp lớp sóng gió nơi biển khơi…

…Bạn ra đi tôi đã mất bạn rồi
Ta mất nhau trong tình yêu thứ nhất
Ta mất nhau trong tình yêu Tổ quốc
Ngã ba nào nơi ta phải chia tay?
Cho sóng hãy bình yên
Cho gió hãy bình yên
Xin tất cả dồn vào tim tôi hết
Dẫu lầm lỗi mạng người là quý nhất
Biển khơi ơi, xin bão tố bình yên…

Bão và tố đã không bình yên. Ít ngày sau, tôi hay tin con tàu gặp giông bão. Ngọc Tân dìu được con vào bờ, nhưng người vợ thân yêu của anh thì mãi mãi nằm lại giữa biển khơi…

Năm ấy Ngọc Tân 31 tuổi. Đỉnh cao và vực thẳm. Vinh quang và cay đắng. Cái được cũng nhiều mà cái mất càng kinh khủng hơn. Từ đây, anh phải nhận một hệ lụy mà cuộc đời anh không bao giờ ngờ tới: Chốn lao tù!

*

Ở tù, như Ngọc Tân kể, cũng bởi nhờ tiếng hát mà anh được mọi người ưu ái hơn. Nhưng nỗi dày vò tinh thần thì thật nặng nề. Dù vậy, cũng còn đỡ hơn những ngày ra tù. Vẫn sân khấu ấy, con đường kia, ngôi nhà nọ… mà bỗng chốc mất tất cả. Hai bàn tay trắng. Gia đình tan nát. Con thành côi cút. Khát vọng trở lại với nghệ thuật không thể thực hiện. Không công ăn việc làm. Trong cảnh ngộ ấy, có thể ai đó đã tìm tới cái chết. Nhưng Ngọc Tân thì khác. Anh cắn chặt răng và quyết làm lại cuộc đời…

Vào Đà Lạt,tham gia dạy nhạc cho Đoàn Ca múa tỉnh,hy vọng sẽ sớm được trở lại sân khấu.Về Sài gòn,với nghệ danh là Bảo Hà (ghép tên vợ và tên con) để hợp cùng Trần Tiến, người hú, người thổi tù và phi dọc phi ngang trên sân khâu với bài hát Ngọn lửa cao nguyên chiều thị hiếu khán giả… Cũng là hết sức nhọc nhằn. Chỉ đến khi Đoàn Nghệ thuật Bông Sen giang rộng vòng tay đón Ngọc Tân, hỗ trợ cho anh trở lại với con dường nghệ thuật, giúp anh làm lại cuộc đời.

Từ đây, anh đĩnh đạc trở lại sân khấu, với đúng dáng vẻ lịch lãm, hào hoa của mình. Anh tha thiết dâng hiến cho đời tiếng hát nồng nàn tình yêu sau những bảo giông. Anh yêu khán giả Sài gòn và khán giả Sài gòn cũng dành cho chàng trai Hà nội này những tình cảm đặc biêt. Cùng với Sĩ Thanh, các anh làm nên một cặp “bài trùng” rất đẹp của Đoàn Nghệ thuật Bông sen ngày ấy.

Ngọc Tân đi diễn ở TPHCM, ở các tỉnh phia Nam, phía Bắc, trở ra Hà nội, và cả những chuyến lưu diễn nước ngoài, điều mà chính anh cũng không ngờ tới vì sau lần vượt biên bất thành, anh đã nghĩ cánh cửa quốc tế đã vĩnh viễn khép lại với mình…

Cũng từ đây anh xây dựng lại tổ ấm, cũng với một cô gái Hà Nội. Họ sinh hạ được một cô con gái xinh đẹp. Thế là với Ngọc Tân, có đủ nếp đủ tẻ. Anh yêu gia đình mình,và hết lòng với tổ ấm này.

Bước vào tuổi 50, Ngọc Tân vẫn còn rất sung sức trong nghệ thuật. Anh vẫn ra Bắc vào Nam, đi các nước trình diễn. Nhưng lá gan của anh bắt đầu có vấn đề. Một cuộc chiến đấu mới của anh với bệnh tât lại bắt đầu. Lặng lẽ, âm thầm, quyết liệt. Một lần nữa anh quyết không đầu hàng số phận.

Nhưng đáng tiếc thay, trong cuộc chiến đấu này, người nghệ sĩ thân yêu của chúng ta đã bất lực. Cuộc đời anh khép lại ở tuổi 56. Khép lại một số phận có đủ vinh quang và đắng cay, nhưng trên hết vẫn là một tiếng hát tuyệt vời, một tiếng hát minh chứng cho một cuộc đời nhiếu thăng trầm chìm nổi nhưng luôn giàu ý chí vươn lên.

Thế hệ nghệ sĩ của anh có nhiều người sớm ra đi như Tiến Thành, Hữu Nội, Lê Dung, Sĩ Thanh… Cũng nhiều người bôn ba “chân trời góc bể” như Vân Khánh, Huyền Châu, Ái Vân, Lệ Quyên…Và cũng còn nhiều người đến hôm nay vẫn tiếp tục mang tiếng hát dâng hiến cho cuộc đời như Quang Thọ, Quang Lý, Quang Huy, Dương Minh Đức, Thanh Hoa, Trung Đức, Thu Hiền…

Tất cả đều bàng hoàng về sự ra đi của Ngọc Tân. Trước đó ở Tuần Châu, anh vẫn còn đầy ma lực trong tiếng hát khiến nhiều người nghe kinh ngạc, rồi khi về Hải Phòng, anh vẫn được công chúngg chào đón nồng nhiệt như ngày nào, có những người lái xe taxi chở anh đi mà nhất quyết không lấy tiền vì quá hâm mộ tiếng hát của anh… Và ở album cuối cùng Hà nội ngày chia xa, tiếng hát của anh vẫn tha thiết, nồng nàn, sang trọng và tươi trẻ. Không ai nghĩ đấy là tiếng hát của một nghệ sĩ đã 56 tuổi, và càng không ai nghĩ rằng đó là tiếng hót cuối cùng của một con chim khổng tước đầy kiêu sa…

Thế mà cũng đã gần 10 năm rồi ….

NSƯT Vũ Dậu: Một ký ức, một Hà Nội

0

Là nghệ sĩ nổi tiếng với những bài hát cách mạng: “Cô gái mở đường”, “Cô gái Sài Gòn đi tải đạn”, “Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây”, “Những ánh sao đêm”, “Đêm nay anh ở đâu” … Vũ Dậu được biết tới là nữ ca sĩ có nhan sắc yêu kiều lộng lẫy ở thời tuổi trẻ và là một trong những giọng ca nhạc nhẹ đầu tiên tại miền Bắc vào thập niên 1970, 1980 của thế kỷ trước.

Tôi đến nhà bà vào dịp gần Tết, những ngày mưa gió sụt sùi mà người miền Bắc lại cứ mong mỏi. Mưa xuân là báo hiệu xuân đã về. Bấm chuông, bà ra mở cửa. Tuy thời gian là kẻ thù của sắc đẹp nhưng ở bà vẫn lưu dấu thanh tao, trang nhã. Cái lịch lãm của người Hà Nội, dẫu có là thời gian cũng chẳng dễ gì phai nhạt đi được. Gia đình bà nhiều đời ở Hà Nội. Bà là con gái của gia đình tiểu thương, cha là chủ hãng buôn ngũ cốc.

NSƯT Vũ Dậu thời trẻ.

Ngồi giữa ngôi nhà 5 tầng rộng rãi, bà bảo: “Nhà thì to nhưng chỉ có hai ông bà già ở thôi. Châu (Nhạc sĩ Ngọc Châu) vào Sài Gòn làm việc cho Đài truyền hình 4, 5 năm nay rồi. Khánh Linh (Ca sĩ Khánh Linh) thì ở nhà chồng bên Sài Đồng, thi thoảng mới về thăm bố mẹ”.

Dừng lại một chút bà nói tiếp: “Nhà to nhưng xây được hơn 20 năm rồi nay thành nhà cũ. Bây giờ người ta thích nhà đẹp chứ không cần nhà to”. Theo bà lên tầng hai nơi gian phòng khách, trước bàn trà là hai ban thờ Phật tôn nghiêm. Liếc qua tôi thấy yên vị có cả Phật Chuẩn Đề, Phật A Di Đà, Phật Quan Thế Âm Bồ Tát…

Tiếng tụng kinh từ một chiếc đài con con vẳng ra ấm cúng. Hẳn bà là một phật tử mộ đạo. Bà kể Khánh Linh đi biểu diễn nước ngoài thấy có tượng đẹp nên mua về cho mẹ. Còn bản thân bà tìm đến với đạo Phật từ rất lâu, từ những năm 1980 nhưng để trở thành một Phật tử thật sự thì cũng đã hơn chục năm nay.

Bà theo trường phái phép tu Tịnh Độ Tông. Hằng ngày bà vẫn dành thời gian để niệm danh hiệu Đức Bổn sư A Di Đà, đọc kinh nhật tụng… tìm hiểu về thế giới triết học và tâm linh. Bà là người tin vào luật nhân quả, ác giả ác báo, hành thiện tích thiện, làm ác gặp ác. Bà tin vào cứu cánh, giải thoát và giác ngộ. Bà đến với đạo Phật để làm nơi nương náu, giãi bày và tìm sự an lạc nơi tâm hồn.

Bà bảo: “Mình cố gắng tu tập để làm sao mình có một chữ “Nhẫn”. Cái quý giá nhất của con người là phải vượt qua được chính mình. Làm sao phải không phẫn nộ khi người ta sỉ nhục, khi tức với ai phải biết kìm chế. Ngã rồi phải tự đứng dậy, phải dựa vào chính mình để sống”. Bà có thể ngồi hàng giờ say sưa về triết lí trong đạo Phật. Ở trong bà vẫn còn nhiều niềm say mê, hứng thú, đó là những bộ phim tâm lí tình cảm sâu sắc, những câu chuyện thời sự trong nước, quốc tế; sức quyến rũ của văn chương và thi ca. Có những cuốn sách bà bảo đã đọc đi đọc lại cả chục lần không biết chán và đến nay vẫn còn đọc. Đó là tác phẩm cổ điển thế giới: “Tiếng chim hót trong bụi mận gai”, “Những người khốn khổ”… Những người yêu sách thì thường luôn mơ mộng, đa cảm, hẳn là bà không ngoại lệ.

Bên ngoài khung cửa sổ, mưa bụi vẫn bay, giăng đầy trời, những câu chuyện thời thơ ấu chầm chậm quay về. NSƯT Vũ Dậu là con thứ 3 trong gia đình có 6 anh chị em. Nhà bà trước ở phố Trần Nhật Duật, gần với rạp Lạc Việt, Kim Phụng, Chuông Vàng thời xưa. Cha mẹ đều làm ngành thương nghiệp nhưng cha bà lại đặc biệt yêu văn nghệ. Ông thường dành riêng một số tiền để mua vé vào rạp cho các con xem những tích tuồng, chèo, cải lương được diễn vào ngày thứ bảy, chủ nhật hàng tuần.

Mấy chị em có tấm vé tháng nhưng vẫn thích xem nữa nên rủ nhau buổi chiều 2 giờ bách bộ đến rạp. Bọn trẻ vét đến cạn kiệt cả tiền trong túi đủ để mua vé đứng. Những vở diễn được xem đi xem lại đến thuộc lòng, đám trẻ về nhà ríu rít diễn lại tích trò như một kiểu chơi của con trẻ. Những lúc như vậy cha mẹ bà lại lặng nhìn ngắm lũ trẻ và trong nhà tràn ngập tiếng cười.

Năm 1960, Vũ Dậu vừa tròn 15 tuổi, chuẩn bị thi lên cấp III. Một cô bé con tính khí nhút nhát nhưng do sự say mê với âm nhạc quá lớn mà lại trở nên bạo dạn vô cùng. Cô trốn bố mẹ đến thi tuyển ở Đài Phát thanh Hà Nội, Đoàn Tổng cục chính trị, Đoàn ca múa Trung ương. Và cô gái bé nhỏ đã trúng luôn cả ba nơi tuyển chọn thi hát. Nhưng đến khi xét lí lịch con nhà tư sản nên mặc dù rất tiếc vì cô bé có giọng hát hay nhưng Đài Phát thanh và Đoàn Tổng cục chính trị từ chối.

Ở Đoàn ca múa Trung ương, người ta không quá khắt khe chuyện lí lịch. Người trực tiếp tuyển cô lúc đó là nhạc sĩ Chu Minh và NSND Trần Hiếu. Cô bé vừa vui sướng, vừa lo sợ về thưa với cha mẹ. Cha cô là một người tin vào số phận, ông có một lòng tin tuyệt đối vào môn khoa học tử vi, nên cả 6 người con của ông sau một thời gian cất tiếng khóc chào đời, ông đều lấy lá số tử vi cho mỗi người. Riêng cô con gái Vũ Dậu đã được dự báo, sau này nổi tiếng bằng nghề ca hát. Đến khi cô con gái cưng thẽ thọt tâm sự cùng với bố, thì bố cô ngay lập tức chấp nhận.

NSƯT Vũ Dậu và ca sĩ Khánh Linh trình diễn ca khúc “Những ánh sao đêm”.

Bà vẫn nhớ như in thuở ngày xưa ấy, hai cha con đi bộ từ nhà đến khu tàu điện Bờ Hồ để đến Cầu Giấy là sân ga cuối cùng. Tàu điện đỗ lại, hai cha con đi bộ từ Cầu Giấy vào khu văn công làm thủ tục nhập học. Đến nơi, con thì bỡ ngỡ, còn cha thì hồi hộp cứ như thể không phải con gái mà là chính mình lên nhập học.

Sau phút trấn an, cha cô đưa cô lên gặp ông Bí thư chi bộ của Đoàn, tại đây cô được đọc một loạt nội quy. Nội quy được viết dài, với một cô bé con thì nó ngồ ngộ, trong đó có đoạn trong thời gian học thì cấm không được yêu. Sau khi nghe ông Bí thư chi bộ Đoàn nói về điều luật, cha cô lại đưa con gái làm thủ tục nhận phòng, nhận giường. Xong xuôi đâu đấy ông đưa cho con gái 5 đồng bạc để ăn quà sáng rồi căn dặn: “Con ở đây với các anh các chị cố gắng học hành cho tốt, cuối tuần con về nhà với bố mẹ và anh chị em…”. Cô bé tiễn cha ra về, nhìn khi bóng của ông mờ dần rồi khuất hẳn.

Đó là lần đầu tiên cô xa nhà. Ở tập thể, cuộc sống sinh hoạt ở đoàn ca múa TW cứ như một trại lính, tiếng kẻng đi ăn cơm, kẻng sáng dậy luyện tập… Năm 1965, Mỹ đánh phá miền Bắc, cô bé ngày nào giờ đã là thiếu nữ, hai mươi tuổi được Đoàn Ca múa nhạc Trung Ương phân công đi hát vào chiến trường Quảng Bình, Vĩnh Linh cùng các đồng nghiệp khác. Hai mươi người ngồi trên một chiếc xe thùng, nhạc sĩ Nguyễn Đình Phúc làm trưởng đoàn. Trên chuyến xe đầu tiên ấy còn có nghệ sĩ múa,  NSND Chu Thúy Quỳnh.

NSƯT Vũ Dậu và chồng – Nghệ sĩ đàn bầu Phạm Ngọc Hướng.

Mọi người hay hát những bài hát của nhạc sĩ Xuân Giao, nhạc sĩ Đức Minh… Bà nhớ lại lần đầu tiên một cô tiểu thư Hà Nội đến vùng chiến tuyến ác liệt, rừng Cù Bạc, Vĩnh Linh, nơi ấy có đồng bào thiểu số Vân Kiều sinh sống. Cứ tờ mờ sáng, cả đoàn đã hành quân trong rừng, mưa ướt nhớp nháp, đường rừng trơn trượt, đến tối biểu diễn ngay trong rừng. Máy bay phản lực chốc chốc lại bay ù ù trên đầu. Mỗi lần nghe tiếng máy bay, mọi người mau chóng tắt cây đèn măng xông. Những nghệ sĩ biểu diễn trên một sân khấu là một ụ đất bằng, các chiến sĩ bộ đội ngồi xung quanh sân khấu, hoặc nếu không đủ chỗ thì các anh trèo cả lên cây để xem và nghe hát.

Nghệ sĩ biểu diễn hát vo, hoàn toàn không có micro và nhạc đệm, chỉ một cây đàn Acordion. Lúc đơn ca, khi song ca, hoặc tốp ca. Lắm khi hành quân tới 1 giờ đêm mới bắt đầu biểu diễn. Bà nhớ lại: “Chiến tranh thì không biết thế nào, cuộc sống mong manh nay sống mai chết mà chẳng ai sợ cả. Mọi người rất hồn nhiên, trong trẻo. Tiếng hát khi ấy được cất lên trong sự tươi trẻ của cả một lớp người và cả một dân tộc. Chính trong nguy nan thì tình yêu đất nước và lòng tự hào về dân tộc càng được nhân lên. Mọi người hát trong tiếng cười và lắm khi là cả những giọt nước mắt…” Đó là chuyến đi xa đầu đời và cũng là duy nhất vào miền Trung trong những năm tháng chiến tranh của NSƯT Vũ Dậu.

Mỹ đánh phá miền Bắc, Đoàn Ca múa nhạc Trung ương cử một đoàn ca nhạc riêng để chi viện cho chiến trường miền Nam, còn nhiều đoàn tỏa đi miền Bắc. Trong chiến tranh ác liệt, Đoàn ca múa cũng đã có những nghệ sĩ hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ. Những tiếng hát mãi mãi gửi lại nơi cánh rừng Trường Sơn năm ấy. Nghệ sĩ Phương Thảo hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ. Mỗi lần nghe có nghệ sĩ trong Đoàn hy sinh là mọi người cảm thấy như thắt lại một tình yêu, tình thân với đồng chí, đồng đội. Chẳng ai bảo ai nhưng họ thấy cần phải sống trách nhiệm hơn, cống hiến hơn, say mê hơn.

Ngoài số nghệ sĩ chi viện cho chiến trường miền Nam, đoàn chia ra nhiều nhóm để biểu diễn ở khu vực miền Bắc. Vũ Dậu trong số các nghệ sĩ trong Đoàn đi lên các tỉnh phía Bắc. Những bước chân của người lính nghệ sĩ – chiến sĩ cách mạng lại lên đường mang tiếng hát để tiếp thêm nguồn sức mạnh, là một động lực tinh thần vô giá đối chọi với chiến sự ác liệt đang diễn ra. Năm 1973, Hiệp định Paris lập lại hòa bình ở miền Bắc, Vũ Dậu được đoàn cử đi Paris phục vụ Hội nghị. Đoàn không chỉ biểu diễn ở thành phố hoa lệ, nơi kinh đô của thế giới mà còn đi lưu diễn 6 tháng liền ở Algeria, Mông Cổ, Liên Xô, Trung Quốc…

Nữ nghệ sĩ nhớ lại, khi các nghệ sĩ đặt chân đến Ý, biểu diễn ở Nhà hát Opera to hơn cả Nhà hát Lớn Hà Nội, họ mặc trang phục truyền thống áo dài dân tộc, hay khăn rằn áo bà ba, biểu diễn giới thiệu về đất nước Việt Nam, để bạn bè năm châu hiểu ở đó không chỉ có chiến tranh mà còn có nền văn hóa lâu đời, đậm đà lắm. Nhà hát Opera ở Ý 5 tầng, khán giả đến xem đoàn Việt Nam biểu diễn tự động quyên tiền để gửi tặng đất nước còn đang khó khăn… Những người Đảng cộng sản Ý yêu đất nước và con người Việt Nam, và họ biết đất nước này và những con người nơi hình chữ S đã rất anh dũng trong chiến đấu…

Giờ thì đã qua 40 năm thống nhất đất nước, thời gian thấm thoát dần trôi và những kỷ niệm nay đã thành quá khứ. Kí ức khi xưa cứ ùa đến, len lỏi mãi không thôi, mà kì lạ thay lại thường hay nhớ quay quắt vào những ngày giáp Tết như hôm nay. Đó là một tuổi thơ đầy mơ mộng của một tiểu thư Hà Nội. Những ngày tháng thơ bé nơi phố cổ ngọt ngào hương hoa sữa, hay những đêm hè ríu rít râm ran mấy đứa trẻ cùng nhau diễn lại những tích trò. Những đêm đông lạnh, ông bố sau khi cho bọn trẻ đi xem ở rạp Chuông Vàng, Lạc Việt, Kim Phụng lại dẫn đi ăn phở. Những con phố ở Hà Nội khi đó yên tĩnh, lắng đọng. Hà Nội trầm mặc, hấp dẫn bởi tiếng rao lảnh lót của những người bán hàng trong đêm.

Nghệ sĩ Vũ Dậu đến bên bàn lấy quyển sổ dở trang nhật kí, đọc cho tôi nghe bài thơ bà viết: “Phố cổ tôi về phố cổ ơi/ Nơi tôi đã sống thủa thiếu thời/ Tôi về nhớ lại ngày xưa ấy/ Còn lại được gì phố cổ ơi/ Phố cổ ngày xưa tôi đã sống/ Bên mẹ cha cùng chị em mình/ Ngày nào xem hát đêm đông lạnh/ Những ngày xuân đến pháo râm ran/ Xúng xính áo hoa giầy dép mới/ Ríu rít theo cha mẹ lên chùa…”.

Kí ức xưa cũ ùa về. Những mảnh đọng của thời gian, ngoài trời mưa bụi lất phất bay, ngọt ngào như lời thì thầm của mùa xuân đang vẫy gọi.

Con đường nghệ thuật của nghệ sĩ Lê Hằng – Một khúc quanh ngoạn mục

0
Con đường nghệ thuật của nghệ sĩ Lê Hằng – Một khúc quanh ngoạn mục

Trước ngày bộ đội ta vào tiếp quản (10/10/1954) thì Hà Nội thuộc quyền quản lý của chính quyền Quốc Gia Việt Nam do ông Đỗ Quang Giai kế nhiệm ông Thẩm Hoàng Tín làm thị trưởng.

Tuy Hà Nội lúc ấy không phải là thủ đô, nhưng là thành phố lớn nhất miền Bắc mang đầy đủ tính chất của một thành phố phồn hoa. Không kể các hoạt động thường nhật của các công sở, nhà máy, xí nghiệp, nhà ga, công ty, trường học… Hà Nội có nhiều khu phố, cửa hàng, chợ buôn bán sầm uất như dọc ngang các trục đường Hàng Đào – Hàng Than, Cầu Gỗ – Cửa Nam, Hàng Khay – Tràng Tiền, Bờ Hồ – Bạch Mai, Quán Thánh – Bưởi, Hàng Bột – Ngã Tư Sở, Khâm Thiên – Cầu Giấy… và các chợ Đồng Xuân, Hàng Da, Cửa Nam, Chợ Hôm, Chợ Mơ…  Buổi tối là các quán bar, restaurant, dancing, phòng trà, cao lâu, tửu điếm nhộn nhịp phục vụ sinh hoạt giải trí chủ yếu cho sĩ quan, viên chức trung lưu Pháp Việt và tầng lớp giàu có; các rạp chiếu bóng, cải lương Kim Chung, Kim Phụng phục vụ giải trí hầu hết cho tầng lớp bình dân. Cùng phát triển với các hình thức giải trí này là một đội ngũ đông đảo ca sĩ, nhạc công, tiếp viên, gái nhảy… Thu hút tài năng của giới ca nhạc còn phải kể đến các đài phát thanh. Thời kỳ đó chính quyền Quốc gia Việt Nam có hai đài phát thanh dân sự là Đài Phát thanh Hà Nội và Đài Phát thanh Sài Gòn (lấy tên địa phương để đặt tên đài) ngoài ra, tại Hà Nội còn có đài L’Hirondelle của quân đội Pháp ở phố Hàm Long, tại thủ đô Sài Gòn còn có đài phát thanh Pháp Á của người Pháp. Là nơi tiêu thụ và truyền bá âm nhạc lớn nhất, các đài phát thanh này thường luân phiên tổ chức các cuộc thi hát ở từng miền, qua đó tìm kiếm các danh ca mới, phục vụ công việc phát thanh.

Mùa hè năm 1953, công chúng Hà Nội chứng kiến một sự kiện âm nhạc lớn, đó là buổi chung khảo cuộc thi hát do đài phát thanh Hà Nội tổ chức tại Nhà hát lớn. Đài phát thanh Hà Nội đóng trụ sở tại 58 Quán Sứ, lãnh đạo đài là hai nhạc sĩ Vũ Khánh và Thẩm Oánh, chủ sự ban âm nhạc đài là nhạc sĩ Dương Thiệu Tước (đều là thành viên sáng lập nhóm Myosotis – một trong ba, bốn nhóm trong thời kỳ đầu của tân nhạc Việt Nam) đã chỉ đạo, tổ chức, dàn dựng nghệ thuật cho cuộc thi này cùng với ban giám khảo trong đó có nhạc sĩ Hùng Lân, Vũ Văn Tuynh… đều là các nhạc sĩ tài danh. Sau khi nghe phần trình diễn của nữ thí sinh Thanh Hằng với chất giọng soprano đặc sắc, thể hiện hết sức thành công bài Đêm xuân dạ khúc của nhạc sĩ Phạm Duy, đã quyết định như sau:

Giải nhất: Thanh Hằng (nữ)

Giải nhì: Trần Ngọc (tức nhạc sĩ Tuấn Khanh sinh năm 1933)

Giải ba: Thanh Hiếu

Giải tư: Nguyễn Năng Tế

Giải năm: Thục Hiền (nữ)

Thanh Hang 05.jpg

Ngày hôm sau các nhật báo ở Hà Nội đã hết lời ca ngợi và tôn vinh Thanh Hằng là thủ khoa của cuộc thi, là ngôi sao mới trên bầu trời ca nhạc Việt Nam.

Thanh Hang 07.jpg

Thanh Hằng tên thật là Lê Lệ Hào, sinh ngày 22/10/1935 tại làng Giáp Nhị – Thanh Trì – Hà Nội trong một gia đình dân nghèo thành thị, từ 11 tuổi chị đã phải vừa đi học vừa lao động kiếm sống. Sự gian khó trong cuộc sống ở một thành phố tạm bị chiếm không làm chị mất đi những khát vọng và niềm tin của tuổi trẻ vào tình yêu ca hát, chị đã vừa tự rèn luyện theo năng khiếu vừa tìm thầy học hỏi vươn lên. Khi phát hiện tài năng, nguyện vọng và ý chí của Thanh Hằng, chính nhạc sĩ Tu My đã vận động gia đình chị cho phép chị tham dự cuộc thi này.

Sau khi đoạt giải là những ngày hoạt động sôi nổi của Thanh Hằng, chị được mời biểu diễn ở nhiều sự kiện, tụ điểm ca nhạc, đài phát thanh… Chương trình nào chị cũng được công chúng nhiệt liệt hoan nghênh, cổ vũ, lần đầu tiên bước ra sân khấu rạp Olympia trong chương trình của Tráng đoàn Hướng đạo sinh Việt Nam ngày 13/6/1953 chị đã được tôn vinh như một đỉnh cao của tài năng ca hát. Thời đó, các rạp chiếu bóng lớn ở Hà Nội thường có chương trình ca nhạc 30 phút trước giờ chiếu để khuyến khích người đến mua vé xem phim, nên các nghệ sĩ – nhất là các danh ca – thường xuyên được mời tham gia những chương trình này. Thanh Hằng đã được mời biểu diễn ở nhiều rạp như Majestic (nay là rạp Tháng Tám), Eden (nay là rạp Công Nhân), Olympia (nay là rạp Hồng Hà), Ciro’s (nay là rạp Kim Đồng), về sau chủ yếu là biểu diễn ở rạp Long Biên (phố Hàng Chiếu).

Nội dung chương trình thường xuyên của chị hầu hết là những bản tình ca như: Khúc nhạc chiều mơ (Ngọc Bích) Tình xuân (Phạm Duy), Hương lúa đồng quê (Hoàng Giác), Quê hương (Hoàng Giác), Khúc ly ca (Châu Kỳ), Tan tác (Tu My) Đêm xuân dạ khúc (Phạm Duy), Thu quyến rũ (Đoàn Chuẩn – Từ Linh), Gửi gió cho mây ngàn bay (Đoàn Chuẩn – Từ Linh), Thu tàn (Đặng Văn An – Vũ Nhân), Chiều đợi chờ (Đặng Văn An), Tình mơ (Đặng Văn An – Thanh Hằng), một đoạn trong nhạc kịch Quán giang hồ (Thẩm Oánh)…

Thanh Hang 08.jpg

Đặc biệt, chị còn là đồng tác giả với nhạc sĩ Đặng Văn An bài Tình mơ xuất bản 1953 và là thành viên của ban nhạc Thanh Bình (do nhạc sĩ Vũ Nhân và nhạc sĩ Văn Huy kế tiếp nhau phụ trách).

Hoạt động nghệ thuật khoảng một năm cùng với các đàn chị và các bạn cùng trang lứa như các danh ca: Tâm Vấn, Thanh Huyền, Thanh Huê, Thu Tâm, Thục Hiền, Kim Nga, Diễm Tuyết và các danh ca của Đài Phát thanh Sài Gòn như: Kim Tước, Mai Hương, Tuyết Hằng và của Đài Pháp Á như: Lệ Thu…, Thanh Hằng đã cùng đồng nghiệp để lại ấn tượng tốt đẹp và sự mến mộ trong lòng công chúng.

Le hang 02 B.jpg

Thực hiện hiệp định Genève, quân Pháp cùng với chính quyền và quân đội Quốc Gia Việt Nam phải rút khỏi Hà Nội ngày 9/10/1954 và Hải Phòng ngày 12/5/1955 để ngày hôm sau quân ta tiếp quản hai thành phố này. Từ tháng 7 năm 1954 tình hình Hà Nội đã có nhiều biến động, kẻ địch bằng cách tuyên truyền xuyên tạc, mua chuộc, dụ dỗ, khống chế, cưỡng ép nhiều gia đình, nhân vật trí thức, văn nghệ sĩ trong đó có cả đồng nghiệp của Thanh Hằng phải di cư vào Nam. Trước sự xáo trộn đó, được sự giúp đỡ của người thân, Thanh Hằng đã quyết định ở lại miền Bắc.

Sau ngày tiếp quản, Hà Nội lại trở về vị thế thủ đô của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trước mọi bộn bề của một thành phố vừa tiếp quản, những hoạt động xã hội vẫn không ngừng trệ, trừ những tụ điểm ăn chơi, các hoạt động văn nghệ cổ vũ, động viên nhân dân xây dựng xã hội mới vẫn được khuyến khích. Đầu năm 1955, Thanh Hằng gia nhập ban nhạc Lúa Vàng cùng với các danh ca Minh Đỗ, Huyền Nga, Thanh Hiếu…, thường xuyên biểu diễn vào thứ bảy và chủ nhật tại rạp Đại Đồng phố Hàng Cót. Chương trình gồm những bài ca cách mạng, ca ngợi tình yêu quê hương đất nước và ca ngợi chế độ mới tươi đẹp.

Le hang 03.jpg

Tháng 12/1955, Thanh Hằng được tuyển vào Đội văn công sư đoàn 312 và chính thức đổi nghệ danh là Lê Hằng. Ngay từ những ngày đầu gia nhập đoàn nghệ thuật của quân đội cách mạng, danh ca 20 tuổi của Hà Nội đã sớm làm quen với quân phong, quân kỷ, với hoàn cảnh gian khổ thiếu thốn của một nửa nước vừa được giải phóng, mau chóng ổn định tư tưởng và cuộc sống, chấp hành sự phân công của cấp trên, hăng hái thực hiện và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Đội văn công sư đoàn 312 với nhiệm vụ đem nghệ thuật phục vụ bộ đội và nhân dân, chị đã cùng đồng đội đi biểu diễn phục vụ các đơn vị trung đoàn, tiểu đoàn trực thuộc và nhân dân trên các địa bàn sư đoàn đóng quân. Lời ca tiếng hát, vở kịch của đội đã để lại những ấn tượng tốt đẹp trong bộ đội và nhân dân.

Năm 1957, quân đội đã sáp nhập một số đội văn công sư đoàn, lữ đoàn thành một đơn vị mới là Đoàn Văn công Quân khu Việt Bắc (tiền thân của Đoàn nghệ thuật Quân khu I), chị đã cùng đoàn đi phục vụ chiến sĩ, đồng bào khắp các tỉnh phía bắc (Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu…) cho đến chiến trường B3 – Trường Sơn, Tây Nguyên. Sau tháng 4/1975, chị tiếp tục đi biểu diễn phục vụ Tây Nguyên lần thứ hai và khắp các tỉnh miền Nam (thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bạc Liêu, Cà Mau…). Khán giả cực kỳ yêu mến giọng hát và con người của chị, anh chị em trong Đoàn cũng hết lòng quý mến người đồng đội, đồng nghiệp xinh đẹp, duyên dáng, đoan trang và trung hậu. Do sự lớn mạnh không ngừng,  nhiệm vụ của toàn Đoàn và các nghệ sĩ, diễn viên càng nặng nề hơn, tuy quân số không nhiều nhưng bằng quyết tâm của lãnh đạo và tài năng của nghệ sĩ, riêng về phần ca nhạc Đoàn đã có một dàn nhạc một quản, đủ các bộ nhạc cụ dây, hơi, gõ… do ba nhạc trưởng: Lê Vân, Phi Vân và Cao Xuân Trứ chỉ huy. Về thanh nhạc có các solist nữ như các chị: Lê Hằng, Thúy Hà, Như Quỳ… và các solist nam như các anh: Trần Tiệp, Ly Sơn, Trịnh Quý, Ngô Đại…, cùng các ca sĩ hát tốp ca, đồng ca… Riêng Lê Hằng đã biểu diễn thành công nhiều tác phẩm như: Đóng nhanh lúa tốt (Lê Lôi – Huyền Tâm), Câu hò bên bến Hiền Lương (Hoàng Hiệp – Đằng Giao), Gửi anh lính bờ Nam (Vĩnh An), Trăng sáng đôi miền (An Chung), Trước ngày hội bắn(Trịnh Quý), Chim Poongkle (Nhật Lai), Tây Nguyên bất khuất (Văn Ký), Thắm hoa núi rừng (Đỗ Nhuận), Lời anh vọng mãi ngàn năm(Vũ Thanh), Hà Nội của ta (Vĩnh Cát), Thanh niên vui mở đường (Đỗ Nhuận), Bế Văn Đàn sống mãi (Huy Du – Trinh Đường), Nổi lửa lên em (Huy Du – Giang Lam), Nổi trống lên rừng núi ơi (Hoàng Vân), Quảng Bình quê ta ơi (Hoàng Vân), Bên hàng dương tôi hát (Đôn Truyền), Từ hơi ấm lòng bàn tay (Nguyễn Lầy – Tuấn Long), Bảy sắc cầu vồng (Nguyễn Lầy – Tuấn Long), Dừng chân bên suối (Nguyễn Lầy – Tuấn Long), lĩnh xướng trong hai bản hợp xướng: Sóng Cửa

Thanh Hang 10.jpg

Tùng (Doãn Nho), Lời Bác Hồ rung chuyển bốn phương (Nguyễn Lầy – Tuấn Long), vai Sùng Hoa – cô gái H’Mông trong ca cảnh Suối ngàn đổ về sông rộng (Nguyễn Lầy – Tuấn Long).

Thống kê tên các bài hát tiêu biểu chị đã biểu diễn nhiều lần để thấy một điều: phải là một nghệ sĩ tha thiết yêu nghề, có trách nhiệm và sự tôn trọng tác phẩm, tác giả và công chúng mới có thể nhớ đầy đủ lời và giai điệu, nghiên cứu tìm tòi nghệ thuật thể hiện với riêng từng bài để trực tiếp biểu diễn thành công trên sân khấu hàng chục bài hát của hai giai đoạn (thời trước không có chuyện hát nhép dễ dãi, đánh lừa khán giả) đó không những là bản lĩnh mà còn là lòng tự trọng của người nghệ sĩ chân chính.

Thành tích nghệ thuật của chị được đánh giá cao trong các hội diễn: tại Hội diễn nghệ thuật toàn quốc 1961, chị đã được nhận Huy chương vàng với ba tác phẩm: Xuân về hoa nở, Ru con (dân ca H’Mông), Trước ngày hội bắn (Trịnh Quý); tại Hội diễn nghệ thuật toàn quốc 1965, chị được nhận Huy chương bạc bài Trăng sáng đôi miền (An Chung). Ngoài ra, chị và đồng đội còn được đoàn cử đi biểu diễn ở một số nước như Nga, Indonesia, Nhật Bản (1968), Chilê (1971).

Thanh Hang 09 B.jpg

Kể từ lần đầu tiên bước ra sân khấu rực ánh đèn của rạp Olympia ngày 13/6/1953 đến khi nghỉ hưu năm 1985 chị đã có 32 năm liên tục ca hát. Do công lao suốt 30 năm hoạt động nghệ thuật trong quân đội, chị đã được Nhà nước và Quân đội tặng thưởng nhiều huân, huy chương cao quý. Năm 1984 chị là một trong 28 nghệ sĩ quân đội được nhà nước phong danh hiệu nghệ sĩ ưu tú đợt đầu.

Là một nghệ sĩ khởi nghiệp và thành danh trong chế độ cũ, trưởng thành và tỏa sáng trong chế độ mới, với khối lượng lớn tác phẩm chị đã biểu diễn ở cả hai giai đoạn, có thể nói Lê Hằng là nữ nghệ sĩ tài sắc vẹn toàn, sinh ra để ca hát, và chính sự thành công mỹ mãn trong nghệ thuật đã đưa chị đến vinh quang là một trong những danh ca nổi tiếng nửa cuối thế kỷ XX.

Trên con đường nghệ thuật quanh co, việc chị từ bỏ những cám dỗ trong cuộc sống của những thành phố phồn hoa để rẽ theo con đường cách mạng với sự nghiệp thành công rực rỡ, con đường nghệ thuật của Lê Hằng thực sự là một khúc quanh ngoạn mục.