Thứ Bảy, Tháng Tư 20, 2024
Trang chủTin TứcTin chungQuy chế tổ chức cuộc thi Độc tấu và Hòa tấu nhạc...

Quy chế tổ chức cuộc thi Độc tấu và Hòa tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc 2020

8

Thực hiện Quyết định số 121/QĐ-BVHTTDL ngày 09 tháng 01 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch phê duyệt kế hoạch công tác năm 2020 của Cục Nghệ thuật biểu diễn; Quyết định số 611/QĐ-BVHTTDL ngày 02 tháng 03 năm 2018 cua Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch phê duyệt “Đề án điều chỉnh tổ chức Cuộc thi, Liên hoan nghệ thuật chuyên nghiệp trong 03 năm 2013 – 2020”, Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Hội Nhạc sĩ Việt Nam và các đơn vị liên quan tổ chức “Cuộc thi Độc tấu và Hòa tẩu nhạc cụ dân tộc toàn quốc – 2020”.

I. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA

“Cuộc thi Độc tấu và Hòa tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc – 2020” là hoạt động nghề nghiệp nhằm tôn vinh, quảng bá, bảo tồn và phát huy các giá trị của âm nhạc Việt Nam, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Cuộc thi là dịp để các nghệ sĩ biểu diễn nhạc cụ dân tộc tại các đơn vị nghệ thuật, các giảng viên, học sinh, sinh viên đang giảng dạy, học tập chuyên ngành nhạc cụ dân tộc tại các cơ sở đào tạo nghệ thuật thể hiện khả năng cá nhân; giao lưu, trao đổi, học tập kinh nghiệm trong hoạt động nghệ thuật; bảo tồn, gìn giữ, phát huy những tinh hoa âm nhạc truyền thống Việt Nam, từ đó rút ra những bài học về công tác quản lý, đào tạo bồi dưỡng, phát triển tài năng và tìm ra những phương thức hoạt động góp phần thúc đẩy các loại hình âm nhạc truyền thống phát triển trong thời kỳ mới.

II. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM 

– Thời gian: Tổ chức trong 06 ngày, từ ngày 18 đên 23 tháng 9 năm 2020.

– Địa điểm: Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

III. ĐỐI TƯỢNG THAM DỰ

Các tổ chức, cá nhân nghệ sĩ đang giảng dạy, biểu diễn nhạc cụ dân tộc tại các đơn vị biểu diễn nghệ thuật công lập, ngoài công lập và các cơ sở đào tạo nghệ thuật trong toàn quốc.

IV. CÁC QUY ĐỊNH CỦA CUỘC THI

Các tổ chức, cá nhân nghệ sĩ tham gia Cuộc thi chấp hành đúng các quy định của pháp luật về quyền tác giả và về biêu diễn nghệ thuật hiện hành.

Tổ chức, cá nhân đăng ký tham dự Cuộc thi theo 04 Bảng.

Bảng 1: Hòa tấu dành cho các đơn vị kịch hát dân tộc

Gồm các tổ chức (dàn nhạc, nhóm nhạc) hoạt động trong loại hình sân khấu ca kịch dân tộc (Tuồng, Chèo, Cải lương, Đờn ca tài tử, Dân ca Kịch).

Nội dung thi: Các tác phẩm tham gia thi là bài bản cổ nhạc, làn điệu trong các loại hình sân khấu ca kịch dân tộc, nguyên bản hoặc được chỉnh lý, cải biên, phát triển và sáng tác mới nhưng vẫn giữ được những phong cách đặc trưng của loại hình nghệ thuật và phải được trình diễn trực tiếp bằng nhạc cụ dân tộc. Có thể sử dụng giọng ca cùng tham gia trình diễn nhưng không được giữ vai trò chính. Không sử dụng nhạc cụ điện tử, dàn nhạc đệm được thu thanh trước.

Bảng 1 dành cho hình thức hòa tấu, gồm 03 tác phẩm (thời lượng từ 3 đến 7 phút/01 tác phẩm) như sau:

– 01 tác phẩm cơ bản, làn điệu truyền thống;

– 02 tác phẩm cải biên, chỉnh lý, phát triển cơ bản, làn điệu truyền thống hoặc tác phẩm sáng tác và phối khí mới trên cơ sở phong cách đặc trưng của loại hình.

Có thể kết cấu thành chương trình hòa tấu. Thời lượng chương trình không dưới 15 phút.

Bảng 2: Hòa tấu dành cho các đơn vị Ca Múa Nhạc, Học viện Âm nhạc, Nhạc viện

Gồm các tổ chức (dàn nhạc, nhóm nhạc) hoạt động trong loại hình Ca nhạc dân tộc. (đơn vị biểu diễn Ca Múa Nhạc, Nhạc viện…).

Các tác phẩm trong chương trình là tác phẩm do các nhạc sĩ sáng tác dựa trên những làn điệu âm nhạc truyền thống Việt Nam được hòa âm, phối khí mới cho hòa tấu nhạc cụ dân tộc.

Các tác phẩm phải được trình diễn trực tiếp bằng nhạc cụ dân tộc. Được sử dụng nhạc cụ điện tử, vocal nhưng không tham gia với vai trò chính trong dàn nhạc. Không sử dụng dàn nhạc đệm được thu thanh trước.

Bảng 2 dành cho hình thức hòa tấu, gồm 03 tác phẩm (thời lượng từ 5 đến 7 phút/01 tác phẩm) như sau:

– 01 tác phẩm hòa tấu làn điệu dân ca truyền thống nguyên bản hoặc có thể được cải biên, phát triển;

– 01 tác phẩm sáng tác và phối khí mới của các nhạc sĩ Việt Nam trên cơ sở phong cách đặc trưng của các làn điệu dân ca các dân tộc Việt Nam;

– 01 tác phẩm nhạc nước ngoài (các nước trong khối ASEAN) được chuyển soạn, phối khí cho hòa tấu nhạc cụ dân tộc.

Có thể kết cấu thành chương trình hòa tấu. Thời lượng chương trình không dưới 15 phút.

Bảng 3: Độc tấu dành cho nghệ sĩ thuộc các đơn vị Ca Múa Nhạc, Học viện âm nhạc, Nhạc viện và các nghệ sĩ ngoài công lập

– Các loại nhạc cụ tham gia thi gồm: Bầu, Tranh, Sáo, Nhị, Nguyệt, Tam Thập Lục, Tỳ Bà, T’rưng, Bộ gõ và các nhạc cụ khác (ít phổ biến hoặc nhạc cụ chuyên biệt của văn hỏa các vùng miền);

– Ban Tổ chức sẽ tổ chức thi khi có ít nhất 07 thí sinh đăng ký thi trở lên/01 loại nhạc cụ. Nếu không đủ số lượng thí sinh, Ban Tổ chức sẽ gộp vào phần thi các nhạc cụ khác và xét giải thưởng chung;

– Mỗi thí sinh trình diễn 02 tác phẩm (thời lượng từ 04 – 07 phút/01 tác phẩm) thể hiện được tốt nhất kỹ thuật, kỹ xảo sử dụng nhạc cụ của cá nhân. Được phép sử dụng nhiều nhất 01 tác phẩm nước ngoài.

Bảng 4: Độc tấu dành cho nghệ sĩ thuộc các đơn vị kịch hát dân tộc

Các nghệ sĩ đăng ký theo 04 bộ nhạc cụ:

– Các nhạc cụ thuộc Bộ Hơi;

– Các nhạc cụ thuộc Bộ Gẩy;

– Các nhạc cụ thuộc Bộ Gõ;

– Các nhạc cụ thuộc Bộ Kéo;

Mỗi thí sinh trình diễn 02 tác phẩm (thời lượng từ 03 – 07 phút/01 tác phẩm) thể hiện được tốt nhất kỹ thuật, kỹ xảo sử dụng nhạc cụ của cá nhân. Tổ chức thi theo từng bộ nhạc cụ.

– Ban Tổ chức sẽ tổ chức thi khi có ít nhất 07 thí sinh đăng ký thi trở lên/01 bộ nhạc cụ. Nếu không đủ số lượng thí sinh, Ban Tổ chức sẽ gộp vào phần thi các nhạc cụ khác và xét giải thưởng chung.

V. HỘI ĐỒNG GIÁM KHẢO

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành lập Hội đồng Giám khảo gôm 07 thanh viên là các nhạc sĩ, nghệ sĩ, nhà nghiên cứu, quản lý nghệ thuật có uy tín, tài năng và có nhiều đóng góp trong sự nghiệp phát triển ngành nghệ thuật biêu diễn, đặc biệt là chuyên ngành biếu diễn nhạc cụ dân tộc.

VI. TIÊU CHÍ XÉT GIẢI THƯỞNG

Hội đồng Giám kháo xét giải thưởng theo những tiêu chí cụ thể sau:

Về kỹ thuật: Hội đồng Giám khảo đánh giá chất lượng biểu diễn của các thí sinh thông qua kỹ thuật, kỹ xảo của người nghệ sĩ sử dụng nhạc cụ một cách điêu luyện, thực hiện trọn vẹn và sáng tạo các tác phẩm âm nhạc viết cho độc tấu; sự phối hợp chặt chẽ, chính xác, hài hòa giữa các nhạc cụ, thực hiện trọn vẹn và sáng tạo các tác phẩm âm nhạc viết cho hòa tấu.

Về nghệ thuật: Hội đồng Giám kháo đánh giá thí sinh thông qua chất lượng nghệ thuật của tác phẩm được biểu diễn, thể hiện đúng phong cách của từng loại hình, tác giả, tác phẩm; bộc lộ rõ nét đặc trưng âm nhạc của từng vùng, miền; xử lý nội dung tác phẩm, làn điệu âm nhạc một cách sáng tạo, tinh tế; trình diễn lôi cuốn, hấp dẫn và chuyên nghiệp; hình thức thể hiện phong phú, đa dạng.

VII. GIẢI THƯỞNG

Cơ cấu giải thưởng của Cuộc thi gồm:

Bảng 1: 01 Giải Nhất, 01 Giải Nhì, 02 Giải Ba và các Giải Khuyến khích cho các nhóm hòa tấu gắn với tên đơn vị.

Bảng 2: 01 Giải Nhất, 01 Giải Nhì, 02 Giải Ba và các Giải Khuyến khích cho các nhóm hòa tấu gắn với với tên đon vị.

Bảng 3: Nếu đủ số lượng thí sinh tham gia phần thi độc tấu cho mỗi loại nhạc cụ (07 thí sinh trở lên), Ban Tổ chức sẽ trao các giải thưởng:

– 01 Giải Nhất, 01 Giải Nhì, 01 Giải Ba và Giải Khuyến khích cho các thí sinh tham gia độc tấu Đàn Bầu;

– 01 Giải Nhất, 01 Giải Nhì, 01 Giải Ba và Giải Khuyến khích cho các thí sinh tham gia độc tẩu Đàn Tranh;

– 01 Giải Nhất, 01 Giải Nhì, 01 Giải Ba và Giải Khuyến khích cho các thí sinh tham gia độc tấu Sáo;

– 01 Giải Nhất, 01 Giải Nhì, 01 Giải Ba và Giải Khuyến khích cho các thí sinh tham gia độc tấu Nhị;

– 01 Giải Nhất, 01 Giải Nhì, 01 Giải Ba và Giải Khuyến khích cho các thí sinh tham gia độc tấu Đàn Nguyệt;

– 01 Giải Nhất, 01 Giải Nhì, 01 Giải Ba và Giải Khuyến khích cho các thí sinh tham gia độc tấu Đàn Trưng;

– 01 Giải Nhất, 01 Giải Nhì, 01 Giải Ba và Giải Khuyến khích cho các thí sinh tham gia độc tấu Tam Thập Lục;

– 01 Giải Nhất, 01 Giải Nhì, 01 Giải Ba và Giải Khuyến khích cho các thí sinh tham gia độc tấu Bộ Gõ;

– 01 Giải Nhất, 01 Giải Nhì, 01 Giải Ba và Giải Khuyến khích cho các thí sinh tham gia độc tấu Đàn Tỳ Bà;

– 01 Giải Nhất, 01 Giải Nhì, 01 Giải Ba và Giải Khuyến khích cho các thí sinh tham gia độc tấu các loại nhạc cụ khác.

Bảng 4: Nếu đủ số lượng thí sinh tham gia phần thi theo từng bộ môn (07 thí sinh trở lên), Ban Tổ chức sẽ trao các giải thưởng:

– 01 Giải Nhất, 01 Giải Nhì, 01 Giải Ba và Giải Khuyến khích cho Các thí sinh tham gia độc tấu nhạc cụ thuộc thuộc Bộ Hơi;

– 01 Giải Nhất, 01 Giải Nhì, 01 Giải Ba và Giải Khuyến khích cho Các thí sinh tham gia độc tấu nhạc cụ thuộc thuộc Bộ Gẩy;

– 01 Giải Nhất, 01 Giải Nhì, 01 Giải Ba và Giải Khuyến khích cho Các thí sinh tham gia độc tấu nhạc cụ thuộc thuộc Bộ Gõ;

– 01 Giải Nhất, 01 Giải Nhì, 01 Giải Ba và Giải Khuyến khích cho Các thí sinh tham gia độc tấu nhạc cụ thuộc thuộc Bộ Kéo;

Giải thưởng Cuộc thi gồm giấy chứng nhận giải thưởng kèm theo tiền thưởng của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Căn cứ vào cơ cấu giải thưởng và kết quả đánh giá của Hội đồng Giám khảo, giải thưởng được lấy từ điểm số cao xuống thấp, số lượng giải thưởng không nhất thiết phải đảm bảo theo cơ cấu trên nếu chất lượng nghệ thuật của các tổ chức, cá nhân tham gia Cuộc thi không đạt tiêu chí trong Quy chế này.

Các trường hợp đặc biệt, Ban Tố chức sẽ báo cáo, xin ý kiến Ban Chỉ đạo quyết định.

VIII. KINH PHÍ

Kinh phí Cuộc thi được thực hiện theo quy định tại “Đề án tổ chức các Cuộc thi, Liên hoan nghệ thuật chuyên nghiệp giai đoạn 2013 – 2020” ban hành theo Quyết định số 611/QĐ-BVHTTDL ngày 02 tháng 03 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ văn hoá, Thể thao và Du lịch.

– Ban Tổ chức lo kinh phí tổ chức, kinh phí giải thưởng, kinh phí tổ chức Hội thảo trong khuôn khổ Cuộc thi;

– Địa phương đăng cai tổ chức chịu trách nhiệm kinh phí địa điểm biểu diễn (bao gồm sân khấu, điện nước, máy lạnh, an ninh trật tự, y tế, phòng chảy chừa cháy…), trang trí khánh tiết trong và ngoài địa điểm diễn ra Cuộc thi; công tác tuyên truyền quảng cáo tại địa phương theo yêu cầu của Ban Tổ chức; tổ chức truyền hình trực tiếp đêm Khai mạc, Bế mạc trên sóng Đài Phát thanh và Truyền hình của địa phương;

– Đơn vị, cá nhân tham gia Cuộc thi lo kinh phí dàn dựng chương trình, tiết mục; kinh phí đi về, ăn ở tại địa điểm diễn ra Cuộc thi.

IX. TỔ CHỨC THỤC HIỆN

Quy chế Tổ chức được Ban Tổ chức đăng tải trên trang tin điện tử của Cục nghệ thuật biểu diễn và được gửi đến Sở Văn hóa, Thế thao và Du lịch; Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh, thành phố; Tổng Cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân; Đài Tiếng nói Việt Nam; các đơn vị Nghệ thuật trong và ngoài công lập biểu diễn loại hình âm nhạc dân tộc; các cơ sở đào tạo chuyên ngành biểu diễn âm nhạc dân tộc toàn quốc để biết và tổ chức triển khai thực hiện.

Đăng ký tham gia Cuộc thi gửi về Cục Nghệ thuật biểu diễn trước ngày 15 tháng 8 năm 2020. Địa chỉ: 32 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội.

Quy chế này thay thế cho Quy chế số 717 QC-NTBD ngày 13 tháng 12 năm 2019 của Cục Nghệ thuật biểu diễn, có hiệu lực kể từ ngày được công bố. Việc sửa đổi, bổ sung chỉ thực hiện khi có sự đồng ý bằng văn bản của Ban Tổ chức và được phép của Ban Chỉ đạo. Cục Nghệ thuật biểu diễn đề nghị Lãnh đạo các đơn vị căn cứ quy chế Tổ chức, báo cáo các cơ quan chủ quản, chuẩn bị về mọi mặt, tạo điều kiện để các nghệ sĩ tham dự “Cuộc thi Độc tấu và Hòa tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc – 2020” đạt kết quả cao.

BAN TỔ CHỨC

(Nguồn: https://hoinhacsi.vn/)

 

BÀI LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

PHỔ BIẾN

BÌNH LUẬN